K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 9 2021

Tham khảo:

- Là một nước lớn, đông dân ở miền Nam châu Á. Trước năm 1945 là thuộc địa của Anh. Bị thực dân Anh bóc lột nặng nề, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân Ấn Độ dã bùng nổ nhưng đều bị đàn áp. Từ cuối thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.
 
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đòi độc lập dâng cao trong cả nước, điển hình nhất là cuộc khởi nghĩa của thuỷ binh Bom Bay năm 1946.
 
- Năm 1947, hơn 40 vạn công nhân ở Cancutta lại bãi công và lan nhanh đến các thành phố lớn. Phong trào đấu tranh của nông dân chống địa chủ đòi giảm tô cũng phát triển mạnh. Tình hình ấy buộc thực dân Anh phải thay đổi chính sách thuộc địa. Năm 1947, Anh phải thương lượng với các đại biểu của 2 đảng lớn ở Ấn Độ là Đảng Quốc đại và Liên đoàn Hồi giáo Đê Li. Kết quả: Hai tổ chức này đã chấp nhận kế hoạch Maobatxơn do Anh khởi thảo. Theo kế hoạch này thì Ấn Độ được tách ra làm 2 quốc gia có chủ quyển dựa theo tôn giáo: đó là Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo vào Pakixtan của những người theo Hồi giáo (bao gồm Đông Pakixtan và Tây Pakixtan cách xa nhau ở hai phía của lãnh thổ Ấn Độ). Năm 1971 Đông Pakixtan tách ra thành lập một quốc gia riêng: nước Cộng hòa Bănglađet. Mặc dù biết đó là một thủ đoạn của đế quốc Anh nhằm xoa dịu phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, nhưng nhân dân Ấn Độ vẫn coi dây là một bước tiến trên con đường đấu tranh tiến tới độc lập hoàn toàn. Vì vậy, Đảng Quốc đại vẫn lãnh đạo nhân dân tiếp tục đấu tranh đòi xoá bỏ quy chế tự trị để thành lập một quốc gia độc lập.
- Từ năm 1991. Ấn Độ bắt đầu công cuộc cải cách kinh tế, trong đó ưu tiên hàng đầu việc cải tổ kinh tế nhà nước, nhằm biến Ấn Độ thành một quốc gia vững mạnh.
 
 

23 tháng 11 2017

Đáp án cần chọn là: C

Về đối ngoại, Đảng và Nhà nước Xô Viết thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới: thực hiện chính sachs chung sống hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước; đồng thời tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức

30 tháng 9 2017

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại lệ thuộc vào Mĩ, tiêu biểu là kí kết Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (tháng 9-1951 ), chấp nhận đặt dưới sự bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để Mĩ đóng quân, xây dựng nhiều căn cứ quân sự trên đất Nhật và sau đó gia hạn Hiệp ước này vào các năm 1960, 1970, 1996, 1997 làm cho chi phí ; của Nhật giảm (chỉ chiếm 1% GDP).

- Từ nhiều thập kỉ qua, Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính sách và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.

30 tháng 12 2023

Tham khảo

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ. Đến những năm 50, phần lớn các nước châu Á đã giành độc lập.

- Gần suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định, bởi các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là khu vực Đông Nam Á và Tây Á.

- Sau “chiến tranh lạnh”, ở một số nước châu Á đã xảy ra những cuộc cung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ, hoặc cá phong trào li khai với những hành động khủng bố tệ hại.

- Nhiều nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Sin-ga-po, Thái Lan...

14 tháng 9 2021
Sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam trên lĩnh vực quân sự từ năm 1945 đến năm 1975

(LLCT) - Quan hệ Việt Nam - Liên Xô (cũ) trong những năm 1945-1975 là một quan hệ đặc biệt trong thời kỳ hiện đại. Liên Xô đã công nhận, đặt quan hệ ngoại giao, ủng hộ về tinh thần và viện trợ to lớn về vật chất cho quân và dân Việt Nam chiến đấu, góp phần quan trọng vào chiến thắng kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô về quân sự đối với Việt Nam là toàn diện, hiệu quả trên các lĩnh vực viện trợ vũ khí, trang thiết bị, cử đội ngũ chuyên gia quân sự hùng hậu, nhận đào tạo, huấn luyện cho hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ của Quân đội Việt Nam. Đây là biểu hiện của mối quan hệ hữu nghị đặc biệt được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng và dày công vun đắp. 

  

Từ khóa: giúp đỡ quốc tế, quan hệ Liên Xô - Việt Nam, viện trợ quân sự.

Năm 1945 đánh dấu bằng thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Tám đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, xây dựng nhà nước theo chế độ dân chủ nhân dân tiến lên CNXH do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tuy nhiên, chỉ ba tuần lễ sau khi tuyên bố độc lập, nhân dân Việt Nam lại phải đứng lên chiến đấu chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp, được các thế lực đế quốc giúp sức, bảo vệ nền độc lập mới giành được.

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời đã nhanh chóng tích cực kêu gọi và đề nghị sự công nhận, ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế, trong đó có Liên Xô. Nhưng do các lý do, điều kiện khách quan, Liên Xô chưa công nhận, đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Vì thế, Việt Nam bước vào kháng chiến trong bối cảnh chưa có được sự công nhận và ủng hộ quốc tế, phải hoàn toàn dựa vào sức mình, dựa vào nội lực nên gặp rất nhiều khó khăn. Với đường lối lãnh đạo kháng chiến đúng đắn: toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính của Đảng, toàn dân và toàn quân Việt Nam đã quyết tâm kháng chiến với tinh thần “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, đưa cuộc kháng chiến từng bước tiến lên giành được thắng lợi quan trọng. Đến cuối năm 1949, cuộc kháng chiến kiến quốc của Việt Nam đã trải qua những thời khắc gian khó nhất, đang từng bước giành được thế chủ động trong chiến dịch và chiến đấu; lực lượng vũ trang chính quy được xây dựng lên quy mô cấp đại đoàn. Cuộc kháng chiến lớn mạnh cũng đồng nghĩa với nhu cầu ngày càng lớn về vũ khí, đạn dược, trang bị vật chất. Điều cấp bách đặt ra là phải tìm thêm được sự giúp đỡ từ bên ngoài.

1. Liên Xô công nhận Việt Nam, giúp vũ khí, trang bị chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược (1950-1954)

Từ giữa tháng 1-1950, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra tuyên bố sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và cùng có lợi. Ngày 18-1-1950, Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tiếp đó, ngày 30-1-1950, Chính phủ Liên Xô ra tuyên bố công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đầu năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến hành một chuyến đi bí mật sang Trung Quốc, sau đó sang Liên Xô. Tại cuộc hội kiến với lãnh đạo Liên Xô là Xtalin (có Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc là Mao Trạch Đông đang ở thăm Liên Xô cùng tham dự) vào đầu tháng 2-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thông báo rõ tình hình cuộc kháng chiến của Việt Nam và đề nghị hai nước Liên Xô, Trung Quốc trợ giúp Việt Nam kháng chiến, nhất là trợ giúp về quân sự. Lãnh đạo Liên Xô bày tỏ quan điểm công nhận Việt Nam, nhất trí sẽ viện trợ nhưng cho rằng về mặt địa lý, Liên Xô ở xa Việt Nam, nên đề nghị Trung Quốc viện trợ quân sự cho Việt Nam, Liên Xô sẽ hoàn trả cho Trung Quốc khối lượng vũ khí, trang bị, vật chất mà Trung Quốc giúp Việt Nam.

Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp đến Liên Xô, làm cho Liên Xô hiểu rõ hơn tình hình cuộc kháng chiến của Việt Nam đang phát triển thuận lợi, việc Liên Xô ngày càng mâu thuẫn gay gắt với Mỹ, có yêu cầu và ý định mở.ộng ảnh hưởng ở châu Á (sau khi cách mạng Trung Quốc thành công) và khu vực Đông Nam Á, cùng với quan hệ giữa Liên Xô với Pháp ngày càng xấu đi khi mà Hiệp định giữa hai nước ký tháng 12-1944 không còn hiệu lực là những lý do dẫn đến việc Liên Xô công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một đất nước tuyên bố đi theo con đường xây dựng CNXH.