K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 9 2021
Sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam trên lĩnh vực quân sự từ năm 1945 đến năm 1975

(LLCT) - Quan hệ Việt Nam - Liên Xô (cũ) trong những năm 1945-1975 là một quan hệ đặc biệt trong thời kỳ hiện đại. Liên Xô đã công nhận, đặt quan hệ ngoại giao, ủng hộ về tinh thần và viện trợ to lớn về vật chất cho quân và dân Việt Nam chiến đấu, góp phần quan trọng vào chiến thắng kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô về quân sự đối với Việt Nam là toàn diện, hiệu quả trên các lĩnh vực viện trợ vũ khí, trang thiết bị, cử đội ngũ chuyên gia quân sự hùng hậu, nhận đào tạo, huấn luyện cho hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ của Quân đội Việt Nam. Đây là biểu hiện của mối quan hệ hữu nghị đặc biệt được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng và dày công vun đắp. 

  

Từ khóa: giúp đỡ quốc tế, quan hệ Liên Xô - Việt Nam, viện trợ quân sự.

Năm 1945 đánh dấu bằng thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Tám đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, xây dựng nhà nước theo chế độ dân chủ nhân dân tiến lên CNXH do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tuy nhiên, chỉ ba tuần lễ sau khi tuyên bố độc lập, nhân dân Việt Nam lại phải đứng lên chiến đấu chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp, được các thế lực đế quốc giúp sức, bảo vệ nền độc lập mới giành được.

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời đã nhanh chóng tích cực kêu gọi và đề nghị sự công nhận, ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế, trong đó có Liên Xô. Nhưng do các lý do, điều kiện khách quan, Liên Xô chưa công nhận, đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Vì thế, Việt Nam bước vào kháng chiến trong bối cảnh chưa có được sự công nhận và ủng hộ quốc tế, phải hoàn toàn dựa vào sức mình, dựa vào nội lực nên gặp rất nhiều khó khăn. Với đường lối lãnh đạo kháng chiến đúng đắn: toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính của Đảng, toàn dân và toàn quân Việt Nam đã quyết tâm kháng chiến với tinh thần “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, đưa cuộc kháng chiến từng bước tiến lên giành được thắng lợi quan trọng. Đến cuối năm 1949, cuộc kháng chiến kiến quốc của Việt Nam đã trải qua những thời khắc gian khó nhất, đang từng bước giành được thế chủ động trong chiến dịch và chiến đấu; lực lượng vũ trang chính quy được xây dựng lên quy mô cấp đại đoàn. Cuộc kháng chiến lớn mạnh cũng đồng nghĩa với nhu cầu ngày càng lớn về vũ khí, đạn dược, trang bị vật chất. Điều cấp bách đặt ra là phải tìm thêm được sự giúp đỡ từ bên ngoài.

1. Liên Xô công nhận Việt Nam, giúp vũ khí, trang bị chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược (1950-1954)

Từ giữa tháng 1-1950, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra tuyên bố sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và cùng có lợi. Ngày 18-1-1950, Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tiếp đó, ngày 30-1-1950, Chính phủ Liên Xô ra tuyên bố công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đầu năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến hành một chuyến đi bí mật sang Trung Quốc, sau đó sang Liên Xô. Tại cuộc hội kiến với lãnh đạo Liên Xô là Xtalin (có Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc là Mao Trạch Đông đang ở thăm Liên Xô cùng tham dự) vào đầu tháng 2-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thông báo rõ tình hình cuộc kháng chiến của Việt Nam và đề nghị hai nước Liên Xô, Trung Quốc trợ giúp Việt Nam kháng chiến, nhất là trợ giúp về quân sự. Lãnh đạo Liên Xô bày tỏ quan điểm công nhận Việt Nam, nhất trí sẽ viện trợ nhưng cho rằng về mặt địa lý, Liên Xô ở xa Việt Nam, nên đề nghị Trung Quốc viện trợ quân sự cho Việt Nam, Liên Xô sẽ hoàn trả cho Trung Quốc khối lượng vũ khí, trang bị, vật chất mà Trung Quốc giúp Việt Nam.

Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp đến Liên Xô, làm cho Liên Xô hiểu rõ hơn tình hình cuộc kháng chiến của Việt Nam đang phát triển thuận lợi, việc Liên Xô ngày càng mâu thuẫn gay gắt với Mỹ, có yêu cầu và ý định mở.ộng ảnh hưởng ở châu Á (sau khi cách mạng Trung Quốc thành công) và khu vực Đông Nam Á, cùng với quan hệ giữa Liên Xô với Pháp ngày càng xấu đi khi mà Hiệp định giữa hai nước ký tháng 12-1944 không còn hiệu lực là những lý do dẫn đến việc Liên Xô công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một đất nước tuyên bố đi theo con đường xây dựng CNXH.

Câu 1: Công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985) có gì khác so với công cuộc cải tổ do Đảng ta đề xướng?-------------------Câu 2: Cho biết sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam từ 1945-1991? Ý nghĩa của sự giúp đơc đó đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta?----------------Câu 3: Phong trào giải phóng dân tộc ở châu á, châu phi và khu vực mĩ latinh chia làm mấy giai đoạn? Vai trò, vị trí, ý nghĩa của phong trào...
Đọc tiếp

Câu 1: Công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985) có gì khác so với công cuộc cải tổ do Đảng ta đề xướng?

-------------------

Câu 2: Cho biết sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam từ 1945-1991? Ý nghĩa của sự giúp đơc đó đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta?

----------------

Câu 3: Phong trào giải phóng dân tộc ở châu á, châu phi và khu vực mĩ latinh chia làm mấy giai đoạn? Vai trò, vị trí, ý nghĩa của phong trào trong sự nghiệp phát triển quan hệ quốc tế?

------------------

Câu 4: Nét khác biệt cơ bản về mục tiêu, nhiệm vụ giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu á, châu phi, mĩ latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì? Tại sao lại có sự khác biệt đó?

-----------------

Câu 5: So sánh đặc điểm giải phóng dân tộc ở châu phi và châu á sau chiến tranh thế giới thứ hai (tổ chức lãnh đạo, hình thức đấu tranh, mức độ giành độc lập, kết quả và quá trình xây dựng đất nước)

0
7 tháng 9 2017

Đáp án: C

Giải thích:

Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình thế giới, thực hiện chính sách chung sống hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, tích cực ủng hộ cuộc đất tranh chống chủ nghĩa thực dân giành độc lập của các dân tộc bị áp bức.

23 tháng 11 2017

Đáp án cần chọn là: C

Về đối ngoại, Đảng và Nhà nước Xô Viết thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới: thực hiện chính sachs chung sống hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước; đồng thời tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức

14 tháng 9 2021

Tham khảo:

 + Công nghiệp:  LX trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ, đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân và đã chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao trong nhiều lĩnh vực KH-KT

 + Nông nghiệp: Sản lượng nông phẩm tăng trung bình 16% .

 + Khoa học – Kĩ thuật:

 - 1957 LX là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo .

 - 1961 LX đã phóng con tàu vũ trụ  đưa nhà du hành Gagarin bay vòng quanh Trái đất, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

+ Chính trị: ổn định

+ Xã hội có nhiều biến đổi: Công nhân chiếm 55% lao động cả nước, 3/4 dân số có trình độ trung học và đại học.

25 tháng 10 2016

3, sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc đòi độc lập diễn ra sôi nổi ở châu Phi trước hết là khu vực Bắc Phi sau đó lan rộng ra các khu vực khác nhiều nc đã giành dc độc lập Ai CẬp ( 6-1953) An-giê-ri (1962) đậc biệt là sự kiện tuyên bố độc lập của 17 quốc gia ở châu lục này vào năm 1960 " năm châu phi" cùng vs đó là sự tan rã hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc ở châu lục này