Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nhé !!!
Đọc sách có rất nhiều mặt lợi ích nhưng ngược lại, không đọc sách cũng có không ít những tác hại. Thật vậy, không đọc sách giống như bạn đang bó hẹp lại kiến thức của chính mình, từ làm giảm tầm nhìn của mình với cuộc sống đang ngày một phát triển như ngày nay. Tâm hồn bạn cũng theo đó mà cằn cỗi, khô cạn vì chẳng được chăm sóc, bồi đắp… Bạn sẽ giống như những con ếch mãi chỉ biết vùng sáng nhỏ bé trong cái giếng của chính mình. Đọc sách là một điều vô cùng bổ ích nhưng rất nhiều ngườ vẫn chưa biết cách đọc sách cũng như chọn lựa sách sao cho đúng. Họ thường đọc bừa bãi, đọc lướt để rồi những thứ đã đọc trôi đi nhanh chóng mà không đọng lại chút gì. Hãy biết cách chọn lựa cho mình những cuốn sách phù hợp với bản thân, phù hợp với lứa tuổi và nghề nghiệp của mình. Hãy dành một khoảng thời gian thật tập trung để đọc, để nghiền ngẫm những thứ mà sách dạy. Sau đó, hãy biết cách áp dụng những thứ được học từ sách vào cuộc sống. Có như vậy, giá trị của việc đọc sách mới thực sự phát huy hết tác dụng.
Những khó khăn của đọc sách là : -Cần lựa chọn sách sao cho phù hợp
-Cần dịch được những từ ngữ viết
tắt,viết bằng tiếng nước ngoài,...
-Cần nắm bắt được nội dung
Bản thân bn gặp cái gì thì tự ghi nha!
Việc đọc sách hiện nay có các khó khăn:
– Thế giới ngày nay thông tin bùng nổ, lượng sách khổng lồ khiến con người bối rối trước kho tàng tri thức đồ sộ của loài người
– Vì lượng sách nhiều dễ khiến con người ta không chuyên sâu, ăn tươi nuốt sống, không kịp tiêu hóa, không biết suy ngẫm
– Nó khiến người đọc khó lựa chọn, lãng phí thời gian vào những cuốn sách vô nghĩa
Khó khăn trong quá trình đọc sách :
+ Một là, sách nhiều khiến người ta đọc không chuyên sâu
+ Hai là, sách nhiều khiến người ta lạc hướng
Những khó khăn đó vẫn đang tồn tại trong thực tế.
Ví dụ : Ngày nay, sách tràn lan trên mạng, sách lậu rất nhiều. Việc người mua nhầm sách là chuyện rất đỗi bình thường. Do đó làm cho người đọc cảm thấy chán nản, không tin tưởng vào sách nhiều vì bị mất thời gian và lạc hướng.
Chắc hẳn, ai cũng biết đọc sách là quá trình thu nạp tri thức tốt nhất, giúp chúng ta có những hiểu biết chính xác nhất về cuộc sống. Nhưng thật đáng buồn khi ngày nay các bạn trẻ lại đọc những cuốn sách không chọn lọc. Những tri thức các bạn đọc có thể chỉ toàn là những tư tưởng độc hại rồi dần ăn sâu vào tư duy của chúng ta. Ví dụ như sách xuyên tạc lịch sử mang tính chất phản động chống phá nhà nước. Khi chúng ta đọc quá nhiều về nó, tâm trí ta dễ dàng bị tẩy não bởi những lí luận bên trong. Và dần ta hình thành những suy nghĩ tiêu cực về đảng và nhà nước ta. Vì vậy, chúng ta cần chọn sách mà đọc. Sách là nguồn tri thức nhưng không phải đâu cũng là nguồn tri thức đáng tin cậy để chúng ta đọc hiểu, thẩm thấu và biến nó trở thành kiến thức của mình...
a) Cách chọn sách:
- Không cốt lấy nhiều, chọn cho tinh, cho kĩ.
- Nên hướng vào 2 loại:
+ Sách phổ thông: cuốn đọc phổ thông và đại học - đọc đủ.
+ Sách chuyên môn: chọn, đọc suốt đời.
b) Cách đọc:
- Đọc chuyên sâu: ít mà lấy, trầm ngâm suy nghĩ, tích luỹ dần dần.
- Đọc không chuyên sâu: qua loa - lên án gay gắt.
Chọn đáp án: F → Những khó khăn trong việc đọc sách:
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu:
+ Ngày trước sách ít, “có người đọc đến bạc đầu mới hết một quyển kinh” nhưng đọc nghiền ngẫm nên đã thấm vào xương tủy.
+ Ngày nay, những học giả trẻ đọc nhiều sách nhưng chỉ “lướt qua”, như vậy chỉ là “hư danh nông cạn”.
- Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng:
+ Trước một số lượng lớn sách sẽ khiến con người “tham nhiều mà không thực chất”, không phân biệt được những “tác phẩm cơ bản đích thực” với “những cuốn sách vô thưởng vô phạt”.
Học sinh đọc kỹ văn bản từ chỗ “Đọc sách không cốt lấy nhiều” cho đến hết. Suy nghĩ và phân tích theo các ý chính sau :
- Theo tác giả bài viết cần lựa chọn sách để đọc như thế nào, mối quan hệ giữa loại sách thông thường, loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình và loại sách tài liệu cơ bản, chuyên sâu ra sao ?
- Lời bàn thật cụ thể của tác giả về cách đọc sách (thái độ, tinh thần, phương pháp khi đọc).
Theo tác giả, đọc sách có hiệu quả cần có những phương pháp đọc hợp lí, đúng đắn:
- Không nên đọc lướt mà phải đọc có hệ thống, vừa đọc vừa suy ngâm“ trầm ngâm tích lũy tưởng tượng”, thì những tri thức trong sách ta mới có thể thông hiểu. Đặc biệt là những cuốn sách có giá trị thì càng phải đào sâu suy nghĩ.
- Không nên đọc sách một cách tràn lan, đọc sách có hệ thống quyển nào cũng đọc, cần đọc có trọng tâm, và coi việc đọc sách là một quá trình rèn luyện, tích lũy lâu dài.
⇒ Tác giả đã sử dụng những lí lẽ, dẫn chứng vừa gần gũi, thân thuộc vừa đầy tính thuyết phục để đưa ra những lời khuyên sâu sắc cho người đọc sách. Cũng theo tác giả, đọc sách không phải chỉ đơn giản là đọc để lấy tri thức. Đọc sách còn là cách để rèn luyện tâm tính, học cách làm người.
- Ý nghĩa của việc đọc sách
• Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn- con đường tích lũy và nâng cao tri thức.
• Đọc sách là sự chuẩn bị để làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.
⇒ Đọc sách có ý nghĩa lớn lao, lâu dài đối với con người.
- Phương pháp đọc sách.
• Đọc cho kỹ, đọc đi đọc lại nhiều lần đến thuộc lòng.
• Đọc với sự say mê, ngẫm nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy và kiên định mục đích.
• Đọc có kế hoạch, hệ thống, không đọc tràn lan.
• Đọc về kiến thức phổ thông và kiến thức chuyên sâu.
• Đọc sách còn là việc rèn luyện tư cách, chuyện học làm người, rèn đức kiên trì, nhẫn nại.