Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Qua câu chuyện, em có suy nghĩ về tính cách của các nhân vật trong câu chuyện:
+ Với nhà từ thiện: ông là người có niềm tin vào những điều tốt đẹp, niềm tin vào việc sẽ có người làm điều tốt như mình dù ở nơi nghèo khó như khu ổ chuột.
+ Với cậu bé: cậu bé là người chân thật, trung thực và tốt bụng. Dù rơi vào hoàn cảnh túng thiếu, nghèo khó nhưng cậu vẫn không để mất phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn, tính cách của mình.
+ Với người trợ lí: ông là người đa nghi, khó tin tưởng vào người khác. Coi những người xung quanh là những người dễ nổi lòng tham. Nghi ngờ và đánh giá phẩm hạnh của người khác thông qua vẻ bề ngoài, hoàn cảnh của họ.
a. Đoạn mở đầu câu chuyện: "Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già khọm đứng ngay trước mặt tôi".
b. Các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy.
- Sự việc 1: Tác giả đang đi trên phố
Kết quả: Gặp người ăn xin đáng thương
- Sự việc 2: Ông lão chìa tay và cầu xin cứu giúp
Kết quả: Tác giả lục túi tìm đồ nhưng không có tài sản gì đáng giá
- Sự việc 3: Ông lão vẫn đợi và chìa tay ra
Kết quả: Tác giả nắm chặt đôi bàn tay run lẩy bẩy và ông lão cảm ơn
c. Đoạn văn nêu suy nghĩ, cảm xúc của tác giả: "Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão".
a.
- Phần giới thiệu câu chuyện: Từ ngày còn bé, qua giọng kể ấm áp của bà, em đã rất thích câu chuyện "Tích Chu".
- Phần kể lại nội dung câu chuyện:
+ Mở đầu câu chuyện: "Chuyện kể rằng" ... "cậu bé chỉ mải rong chơi".
+ Diễn biến câu chuyện: "Lần đó, bà sốt cao".... "rồi vội vàng đi ngay".
+ Kết thúc câu chuyện: "Trải qua nhiều ngày đêm" .... "yêu thương, chăm sóc bà"
- Phần nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện: Câu chuyện bà kể đã lâu nhưng hình ảnh cậu bé Tích Chu băng rừng, lội suối tìm nước suối tiên đem về cho bà uống vẫn còn đọng lại trong tâm trí em như một lời nhắc nhở về lòng hiếu thảo.
b.
- Sự việc 1: Bà bị ốm nhưng không có ai chăm sóc.
Kết quả: Bà biến thành chim.
- Sự việc 2: Tích Chu đi tìm và tha thiết gọi chim.
Kết quả: Chim vẫn vỗ cánh bay đi.
- Sự việc 3: Tích Chu gặp bà tiên.
Kết quả: Tích Chu được dạy cách để bà trở lại thành người.
- Sự việc 4: Tích Chu Tìm lên đường tìm nước suối tiên cứu bà.
Kết quả: Bà trở lại thành người.
c. Các sự việc ở phần diễn biến được kể theo trình tự thời gian, không gian
- Câu mở đoạn: "Chiếc ví" là câu chuyện mà em rất thích, vì nội dung thú vị và có ý nghĩa sâu sắc.
- Câu kết đoạn: Qua câu chuyện, em hiểu rằng trung thực là phẩm chất rất đáng quý và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài của họ.
Học sinh trao đổi về câu chuyện và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của Giáo viên
1.
Em đã đọc, đã nghe một số câu chuyện nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu như: Sự tích hồ Ba Bể, Người ăn xin,...
2.
1. Mở bài:
Tên truyện: Người ăn xin
Nhân vật: cậu bé và người ăn xi
2. Thân bài:
Cụ ăn xin co ro đưa bàn tay xin cậu giúp đỡ
Cậu bé muốn giúp cụ nhưng trong người không có gì cả
Cậu bé đành nắm lấy bàn tay xin lỗi cụ
Cụ già cảm ơn trong nỗi xúc động
3. Kết bài:
Chú bé và ông lão đều nhận được điều gì đó từ nhau.
Câu chuyện hết sức xúc động và có ý nghĩa giúp chúng ta thấy được tình yêu thương con người luôn quanh ta.
-nói về lòng trung thực và sự gan dạ của cậu bé.
-Y nghĩa:
Đề cao lòng trung thực: Trung thực là một đức tính quý báu, không chỉ giúp ta được tin tưởng mà còn mang lại những thành quả xứng đáng.
Dũng cảm đối mặt với sự thật: Dám thừa nhận thất bại hay lỗi lầm của mình là một hành động đòi hỏi sự dũng cảm.
Phản ánh giá trị đạo đức: Câu chuyện khuyến khích con người sống ngay thẳng, không gian dối, vì sự trung thực sẽ được đánh giá cao hơn bất kỳ mưu mẹo nào.
AAaawwwwwwwwaaaaaaaaaaaa