K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Do hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều, một số thợ thủ công đã đưa hàng hoá của mình đến những nơi có đông người qua lại để bán và lập xưởng sản xuất. Từ đó họ lập ra các thị trấn, sau trở thành các thành phố lớn, gọi là các thành thị trung đại.
Như thế, trong thành thị, cư dân chủ yếu là những thợ thủ công và thương nhân. Họ lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán. Hằng năm, họ còn tổ chức những hội chợ lớn để triển lãm, trao đổi và buôn bán sản phẩm.

8 tháng 10 2017

Ở các thành thị, dân cư chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân. Họ cùng nhau lập ra các phường hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán. Hằng năm, họ còn tổ chức những hội chợ lớn để triển lãm, trao đổi và buôn bán sản phẩm.

#Tham_khảo

- Cư dân chủ yếu sống trong thành thị là thợ thủ công và thương nhân. - Họ lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán. Hằng năm, họ còn tổ chức những hội chợ để triển lãm, trao đổi và buôn bán sản phẩm.

18 tháng 5 2021

#TK

- Cư dân chủ yếu sống trong thành thị là thợ thủ công và thương nhân.

- Họ lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán. Hằng năm, họ còn tổ chức những hội chợ để triển lãm, trao đổi và buôn bán sản phẩm.

23 tháng 3 2018

Trong thành thị, cư dân chủ yếu là những thợ thủ công và thương nhân. Họ lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán. Hằng năm, họ còn tổ chức những hội chợ để triển lãm, trao đổi và buôn bán sản phẩm.

6 tháng 9 2017

- Cư dân ở thành thị trung đại là thợ thủ công và thương nhân.

- Họ lập xưởng sản xuất và trao đổi buôn bán.

6 tháng 9 2017

trong thành thị, cư dân chủ yếu là những thợ thủ công và thương nhân. Họ lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán. Hằng năm, họ còn tổ chức những hội chợ lớn để triển lãm, trao đổi và buôn bán sản phẩm.

27 tháng 7 2019

+ lãnh chúa đc hình thành từ những tầng lớp xã hội cổ là : tướng lĩnh quân , quý tộc

+ nông nô : do nô lệ và nông dân => nông nô . nông nô phụ thuộc vào quý tộc

_ thành thị trung đại đã xuất hiện là : cuối thế kỉ XI , hàng thủ công sản xuất ra càng nhiều , một số thợ thủ công đã đưa ra hàng hóa của mình đến những nơi có nhiều người qua lại để bán

=> lập các thị trấn và sau đó là thành thị

+ người sống trong thành thị là : thương nhân , thợ thủ công

+ họ làm nghề buôn bán và triển lãm sản phẩm của mình

27 tháng 7 2019

đúng nha

18 tháng 12 2017

Lời giải:

Cư dân sống chủ yếu trong các thành thị là những thợ thủ công và thương nhân. Họ lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán

Đáp án cần chọn là: C

2 tháng 9 2016

1) Là người dân châu Á, em rất vui khi được gặp gỡ, giao lưu với người châu Âu tại các nước châu Á sau các cuộc phát kiến địa lý.

2) Nếu sống ở thế kỉ XV, em tán thành hướng tìm con đường sang phương Đông của Cô-lôm-bô. Vì đó là 1 bước tiến rất lớn cho sau này.

Câu 3 mink k0 bít

4 tháng 9 2017

3.Các nhà hàng hải châu Âu đã mua lụa ở châu Á vì ở các nước châu Âu họ không sản xuất ra lụa nên phải mua mặt hàng này ở châu Á để trao đổi,buôn bán lục với những mặt hàng mà họ làm ra.

4 tháng 1 2022

C

4 tháng 1 2022

Cư dân sống chủ yếu trong các thành thị trung đại là những bộ phận nào?  

A. Nông nô và lãnh chúa.

B. Bình dân thành thị.

C. Thợ thủ công và thương nhân.

D. Nông dân và thợ thủ công.

Dân tộc ta có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo”, nét đẹp ấy đã được bao thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát triển.Từ xưa, ca dao đã có câu:Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đạo lý và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất...
Đọc tiếp

Dân tộc ta có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo”, nét đẹp ấy đã được bao thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát triển.


Từ xưa, ca dao đã có câu:

Muốn sang thì bắc cầu kiều
 

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
 

Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đạo lý và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là cho các thế hệ học trò của mình, giúp họ trở nên người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước.
 

Bác Hồ đã từng nói: “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”.
 

 

Nhà giáo được vinh danh là “Kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học được vinh danh là “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Ngày nay, có biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác – những người đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản khó khăn, gian khổ, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Những người thầy ấy luôn được coi trọng. Tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, thành tình cảm tự nhiên của mỗi người chúng ta.
 

Mỗi năm, khi sắp đến ngày 20-11 lòng chúng tôi lại dâng lên những cảm xúc khó tả, những mong nhớ, nuối tiếc về thời đi học đã qua, những kỷ niệm về thầy cô và những người bạn học đã mãi mãi đi xa để giữ lấy bình yên cho Tổ Quốc. Ngày 20-11 là ngày ân tình, thầy cô giáo chúng tôi đón nhận tình cảm của toàn xã hội, tình cảm chân thành của học trò làm chúng tôi thật sự xúc động, thấy ấm lòng hơn khi nhìn những ánh mắt trong sáng, những câu nói, nụ cười thân thương, sự quan tâm lo lắng của các em làm chúng tôi quên đi bao mệt mỏi của bộn bề công việc, những lo toan trong cuộc sống hàng ngày.
 

Ngày nay, chúng ta đang sống, làm việc trong những điều kiện thuận lợi hơn trước, song cũng rất nhiều thách thức đang đặt ra cho các nhà giáo như: vấn đề đổi mới căn bản nền giáo dục đại học Việt Nam, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong hội nhập, đào tạo theo nhu cầu xã hội... Hơn ai hết, với vai trò là người thầy “Thay Đảng rèn người”, chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình phải bồi dưỡng tri thức, làm chủ công nghệ, khắc phục những khó khăn bằng sức lực, trí tuệ và lòng yêu nghề. Điều đó đòi hỏi mỗi nhà giáo phải có bản lĩnh, vừa giữ được phẩm chất tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn, về nghiệp vụ sư phạm sao cho phù hợp.
 

Những thành tựu mà trường Đại học Hà Tĩnh đã đạt được, cho đến nay đã ghi đậm dấu ấn, công lao của bao nhà giáo. Trường của chúng ta đã và đang phát triển mạnh mẽ, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, đội ngũ gần 300 cán bộ, giảng viên, và hơn 9.000 HSSV của cả trường với tâm huyết, năng lực, ý thức trách nhiệm và tinh thần nỗ lực đang là chủ thể, là lực lượng to lớn tạo ra sự chuyển biến phát triển của nền giáo dục nước nhà.
 

Mỗi ngày đi qua, trên gương mặt của mỗi thầy cô, hằn sâu bao nhọc nhằn, bao vất vả của đời thường, nhưng chỉ có ánh mắt vẫn sáng lên một niềm tin, một tình yêu đối với nghề vô bờ bến. Chúng tôi là những cán bộ, giảng viên của trường Đại học Hà Tĩnh, xin hứa sẽ tiếp tục thắp sáng niềm tin ấy, thắp sáng lý tưởng cao quý mà các thế hệ thầy cô đã giữ gìn; sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được, nỗ lực vượt khó, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp sức đào tạo thế hệ trẻ có phẩm chất, có năng lực, có khát vọng để tiếp bước cha anh dựng xây đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
 

Nhân ngày 20/11, xin trân trọng gửi tới các thầy, cô giáo, những lời chúc tốt đẹp, những bó hoa tươi thắm nhất! Hướng về các thầy, các cô với tấm lòng thành kính, những học trò hôm qua và những học trò hôm nay đã, đang và sẽ luôn khắc ghi trong lòng đạo lý: Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo.
 

Chúng ta yêu nghề giáo và trọn đời thủy chung, son sắt với nghề:
 

"Viên phấn trắng hướng cuộc đời bay bổng
 

Mực đỏ chấm bài là máu chảy từ tim".

3
23 tháng 11 2016

sao

9 tháng 7 2020

- Nghề gốm

- Nghề mây tre đan

- Sơn mài

- Khảm trai

-Chạm khắc đá

- Thêu ren

=> Có 1 số được lưu truyền tới ngày nay, trong đó có 1 số nghề đã trở thành mặt hàng không thể thiếu trên thị trường trong nước và quốc tế.