K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 4 2023

gậy ông đập lưng ông là đáp án

15 tháng 4 2023

Xếp: Gậy ông đập lưng ông

 

25 tháng 1

uccheKhông cop thì tự bạn làm chứ !

Tui làm rồi bạn chép vô vở bạn không gọi là cop ạ?

 

25 tháng 1

Bạn tham khảo nhé!

 

Trong cuộc sống ngày nay, ai cũng có cho mình một loài cây để bầu bạn. Tôi cũng thế. Kể từ khi tôi bước vào lớp Một, tôi đã thấy nó đứng sừng sững ngay giữa sân trường. Nó là một người bạn thân thiết nhất đối với tôi suốt năm năm liền thời tiểu học, và đó chính là cây sa-kê.

 

Dáng cây cao, to đứng sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Cây cao hơn hai mét. Gần tới xuân, sa-kê cho ra một vài nụ hoa be bé. Mỗi hoa có năm cánh vàng xanh khá đẹp. Từ xa tôi đã nhìn thấy một màu xanh thẫm của lá cây sa-kê, một vài lá cây mới nhú ra thì chỉ có màu xanh non. Trông chúng thật đáng yêu làm sao! Còn những chiếc lá già cỗi thì lại có màu nâu vàng. Lá sa-kê to chừng một cuốn tập học sinh. Cứ mỗi lần có một ngọn gió nhẹ thổi ngang qua, lá sa-kê rung rinh như muốn rơi xuống mặt đất vậy. Rễ cây ngoằn ngoèo như những con rắn đang trườn trên mặt đất. Gốc cây to, ôm mấy vòng tay cũng không xuể. Chẳng biết cây sa-kê đã được bao nhiêu năm tuổi? Tôi càng nhìn càng thấy sa-kê như một ông cụ vậy. Thật xót xa làm sao!

 

Mỗi lần đến giờ ra chơi, tôi cùng đám bạn ùa nhau xuống gốc cây sa-kê ngồi. Lúc thì ngồi trò chuyện, lúc thì ôn bài. Sa-kê cũng như cây phượng vậy đấy các bạn ạ. Nó cũng gắn liền với tuổi học trò của chúng ta. Lớp tôi ai ai cũng thích ngồi tụm lại nơi gốc cây để chia sẻ bao chuyện buồn vui. Được thỏa thích giải trí lại còn được sa-kê che bóng mát, chúng tôi thấy thích lắm và thầm cảm ơn bác sa-kê rất nhiều vì điều đó. Có thể nói, sa-kê không chỉ là một người bạn gắn bó với học trò như chúng tôi, mà bản thân tôi xem nó như một người bạn tri âm tri kỉ vậy. Mỗi lần tôi vui hay buồn, tôi đều ngồi dưới gốc cây âm thầm, ủ rũ một mình. Và dường như nó cũng đang lắng nghe được lòng tôi nên cũng muốn chia sẻ bằng những cơn xào xạc của lá cây, động viên tôi rất nhiều để có thể vượt qua cơn khốn khó và buồn tủi. Tôi yêu quý sa-kê vì nó mang đến cho ngôi trường tôi một vẻ đẹp giản dị, giúp che bóng mát cho học sinh chúng tôi. Tôi cũng quý sa-kê hơn nữa vì nó cũng là nơi lưu dấu biết bao kỉ niệm vui buồn ấu thơ. Tôi rất quý trọng nó dường như còn hơn cả bản thân mình nữa.

 

17 tháng 10 2023

a. Hè về, mặt trời thả những tia nắng rực rỡ xuống mặt đất.

b. Muôn loài hoa đua nhau nở rộ.

c. Những chú chim hát véo von, tạo nên một bản hợp xướng tuyệt diệu.

No nê ; Lo lắng ; Lưu luyến ; Nức ; Não Nùng

Nào cắt cỏ, mò cua                           Chẳng nề chi khó nhọc

Nào tưới rau, mót thóc                     Chỉ một niềm ước ao

Nụ cười rất hiếm hoi                        Cháu làm chăm, học giỏi

21 tháng 1

Bài “Quả ngọt cuối mùa” của Võ Thanh An viết theo thể thơ lục bát, gồm có 14 câu thơ. Mười câu thơ đầu nói về chùm cam ngọt trong vườn và hình ảnh người bà; bốn câu thơ cuối bài thể hiện lòng thương nhớ bà, biết ơn bà của con cháu. Bài thơ có hình tượng khá đẹp mang màu sắc tục ngữ ca dao.Tình thương của bà dành cho con cháu vô cùng thắm thiết bao la. Các con các cháu ở xa, đi xa về, bà mong đợi, bà nhớ thương. Đã bước sang giêng hai rồi, nhưng chùm cam ngọt trong vườn, bà vẫn dành lại cho con cháu:

Trong vòm lá mới chồi non
Chùm cam bà giữ vẫn còn đong đưa.

Chữ “dành”, chữ “chờ’' , chữ “phần” trong hai câu thơ 3, 4 tiếp theo đã nói lên thật cảm động đức thảo hiền của người bà kính yêu: “Quả ngon dành tận cuối mùa / Chờ con, phần cháu, bà chưa trảy vào”. Ai đã đọc tục ngữ ca dao chắc sẽ hiểu được tấm lòng đôn hậu và đức hy sinh mênh mông của ông bà, cha mẹ đối với con cháu: “Cái gì thơm ngon: dành con, phần cháu / Cái gì quý báu: dành cháu, phần con” (Tục ngữ).

Quả ngọt cuối mùa sao chống được thiên tai, chim chóc, chuột bọ? Đêm đêm ngày ngày, lòng bà ngổn ngang, lo lắng. Lúc “chống gậy ra trông”, lúc “nom đoài”, lúc “ngắm đông”. Ăn không ngon, ngủ không yên, bà trải qua nhiều thao thức băn khoăn: “Bề lo sương táp, bề phòng chim ăn”.

Và hình như chùm cam ngọt cuối mùa cũng cảm thấy, cũng sẻ chia với lòng bà thơm thảo:

Quà vàng nằm giữa cành xuân
Mải mê góp mật, chuyên cần tỏa hương.

Những tiểu đối (4/4) trong phần đầu bài thơ, đặc biệt hình ảnh chùm cam ngọt và hình ảnh người bà là đẹp nhất, để lại trong tâm hồn người đọc bao ấn tượng sâu sắc, cảm động.

Hai tiếng cảm thán “Bà ơi!” cất lên trong phần hai bài thơ “Quả ngọt cuối mùa” làm cho giọng thơ ngọt ngào, chứa chan ân tình. Chữ “thương” được điệp lại hai lần tựa như giọt lệ ứa ra. Lệ ứa ra vì xúc động, vì nhớ thương bà. Những hình ảnh ẩn dụ: “tóc sương da mồi”, “lòng vàng”, hình ảnh so sánh “Bà như quả ngọt chín rồi” đã tô đậm đức hy sinh to lớn, tình thương đằm thắm của bà dành cho con cháu; đồng thời thể hiện tấm lòng kính yêu và biết ơn của con cháu trong gia đình đối với bà .(bà nội, bà ngoại) thật vô cùng thiết tha, mãnh liệt.

Một giọng thơ dịu ngọt cứ lan tỏa và rung động tâm hồn ta:

Bà ơi! thương mấy là thương
Vắng con, xa cháu, tóc sương da mồi,
Bà như quả ngọt chín rồi,
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.

“Quả ngọt cuối mùa” là một bài thơ đặc sắc. Giọng thơ ngọt ngào, điệu thơ tâm tình, hình tượng thơ mang màu sắc dân ca, ca dao. Đặc sắc nhất là cái tình đằm thắm và thiết tha, bao la và mênh mông của người bà đối với con cháu, và của con cháu đối với bà kính yêu.

Xin mượn đoạn thơ sau đây, trích trong bài “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” của Nguyễn Duy để nói lên cảm nghĩ khi đọc bài thơ “Quả ngọt cuối mùa” của Võ Thanh An:

Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ, mẹ ru con 
liệu mai sau các con còn nhớ chăng...

16 tháng 2

hello

 

20 tháng 1

Sáng mồng một Tết Đinh Mùi (09/02/1967), Bác Hồ về Tam Sơn gặp mặt đại biểu các dân tộc tỉnh Hà Bắc họp ở chùa Cảm Ứng.

Xe Bác vừa tiến vào đến nơi, Nguyễn Thế Hải học sinh lớp một đang nô đùa cùng bạn, bỗng reo lên:

- Bác Hồ! Bác Hồ!

- Bác Hồ về thăm quê hương nghìn việc tốt.

Cả nhóm thiếu nhi dừng chơi, xúm lại quây quanh xe Bác.

Đồng chí cần vụ từ trong xe bước ra nhắc nhở các em rồi mở cửa, mời Bác xuống.

Bác tươi cười nhìn các em rồi hỏi:

- Các cháu đang chơi Tết?

- Thưa Bác, vâng ạ!

- Thưa Bác, năm mới, chúng cháu kính chúc Bác mạnh khoẻ, sống lâu!…

Các em đua nhau nói những điều từ lâu mong được thưa với Bác, nhưng hồi hộp quá, nói không được nhiều…

Bác Hồ rất vui. Nghe các em nói xong, Bác bảo:

- Các cháu làm nghìn việc tốt, có nhớ và làm theo những điều Bác dặn không?

- Thưa Bác có ạ! - Nguyễn Thế Hải đứng nghiêm đọc liên hồi 5 điều Bác Hồ dạy như đọc đồng thanh ở lớp.

Tất cả đều cười nhưng ai cũng vui vì Hải đã trả lời đúng.

Khi Bác cùng các đồng chí lãnh đạo bước lên chùa. Đội thiếu nhi danh dự đã dâng hoa tặng Bác, Bác nhận bó hoa từ tay Liên đội trưởng Nguyễn Toàn Thắng rồi trao cho đồng chí cần vụ.

Bác hỏi Thắng:

- Cháu học có giỏi không? Có được phần thưởng của Bác không?

- Thưa Bác có ạ. Cháu được nhận phần thưởng của Bác hai lần: Một lần một cuốn sổ, một lần hai quả cam.

Cháu đã được phần thưởng của Bác, cháu phải giúp đỡ các bạn học thật giỏi, lao động thật giỏi… để nhiều người cùng được phần thưởng của Bác, thế mới tốt.

- Thưa Bác vâng ạ!

Đến thăm trường thiếu nhi miền Nam Nghe tin Bác đến thăm trường thiếu nhi miền Nam, các cô chú phụ trách trường tíu tít chuẩn bị, trang hoàng hội trường đón Bác.

Khi Bác đến, tất cả mọi người ùa ra đón Bác và đưa Bác đến hội trường đã được chuẩn bị cờ, hoa lộng lẫy.

Nhưng Bác đề nghị, dẫn Bác đến nhà bếp và phòng ngủ xem các cháu có được ăn no, ngủ ấm và chăm sóc chu đáo không. Sau đó, Bác lấy ra một gói kẹo lớn chia đều cho các cháu. Đang nhìn các cháu ăn kẹo, Bác chợt nhận ra có 1 cháu đang đứng ở góc phòng, nét mặt buồn xo. Bác gọi lại hỏi:

- Cháu tên là gì? Vì sao lại đứng ở đây?

- Cháu tên là Tộ. Vì cháu phạm lỗi, tay bẩn không rửa nên các cô chú phạt, không cho nhận kẹo của Bác.

Bác cười bảo bạn Tộ đi rửa tay rồi chia kẹo cho Tộ, sau đó Bác dạy:

- Từ nay, cháu phải luôn giữ gìn đôi tay cho sạch nhé. Bàn tay con người rất đáng quý.

Bạn Tộ rất cảm động trước sự chăm sóc ân cần của Bác. Từ đấy, bạn luôn giữ đôi tay sạch sẽ và rửa tay sạch trước khi ăn.

14 tháng 4 2022

nữa 

14 tháng 4 2022

là j z

19 tháng 10 2023

Buổi sớm bình minh thật đẹp biết bao. Ông mặt trời thức dậy, nở một nụ cười thật tươi chào vạn vật dưới mặt đất. Những chú gà trống cất tiếng gáy chào ngày mới.

31 tháng 1

Hai câu thở sử dụng phép tu từ "so sánh" 

Điệp ngữ "Biết" 

 Tác dụng: Nhấn mạnh hình ảnh và đồng thời tôn lên vẻ đẹp của trẻ em như là búp ở trên cành. Là độ tuổi mới tập ăn tập nói và học hành. Dễ bị tác động bởi xã hội ngoài kia. Nếu như không được học hành dạy dỗ thì sẽ có hững hậu quả khôn lường về sau.

2 câu thơ dùng biện pháp so sánh và điệp ngữ