Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tháng 1- 1785,Nguyễn Huệ được lệnh tiến công vào Gia Định.Nguyễn Huệ đóng đại bản danh ở Mĩ Tho,chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút(Châu Thành -Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.
Bố trí xong trận địa,mờ sáng ngày 19-1-1785,Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục.Thủy binh ta từ Rạch Gầm-Xoài Mút và Thới Sơn đồng loạt đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.
Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt,chiến thuyền của quan Xiêm tan xác hoặc đốt cháy.Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết,chỉ còn vài nghìn tên sống sót bỏ chạy về nước.Nguyễn Ánh thoát chết,sang Xiêm lưu vong.
Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vô quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
- Phát kiến địa lí được coi như một “cuộc cách mạng thực sự” trong lĩnh vực giao thông và tri thức: lần đầu tiên con người hình dung được hình ảnh chính xác về hành tinh, về bề rộng và hình thái Trái Đất.
- Nó có đóng góp quyết định về lí luận cũng như thực tiễn cho sự phát hiện ra loài người ở mọi nơi trên thế giới đều giống nhau.
- Phát kiến địa lí đã đem lại cho loài người những hiểu biết về những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới.
- Phát kiến địa lí cũng thúc đẩy nền thương nghiệp ở châu Âu phát triển, làm cho đời sống thành thị ở khu vực này trở nên phồn vinh.Tuy nhiên, các cuộc phát kiến địa lí còn dẫn đến nạn buôn bán nô lệ và chế độ thực dân, gây nhiều đau khổ cho nhân dân các nước thuộc địa
Những khởi nghĩa đó thất bại vì
-Ko đủ lực lượng
-Một số cuộc khởi nghĩa chưa có sự đoàn kết
-Một số cuộc khởi nghĩa còn bị bọn quan lại uy hiếp,âm mưu giết chủ tướng
Trong khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVIII, phong trào nông dân ở Đàng Ngoài bùng lên khắp các trấn đồng bằng và vùng Thanh - Nghệ.
Những cuộc khởi nghĩa lớn là khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737), khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770), khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751), đặc biệt là khởi nghĩa Nguyễn Hữu cầu (1741 - 1751) và khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769).
Nguyễn Hữu Cầu (còn gọi là quận He) là một thủ lĩnh kiệt xuất của phong trào nông dân đương thời. Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc, uy hiếp kinh thành Thăng Long, rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hoá, Nghệ An.
Nghĩa quân nêu khẩu hiệu "Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo", được dân chúng nhiệt tình hưởng ứng.
Hoàng Công Chất là người đứng đầu cuộc khởi nghĩa ở vùng Sơn Nam. Sau một thời gian hoạt động ở đồng bằng, Hoàng Công Chất chuyển lên Tây Bắc. Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa là vùng Điện Biên. Tại đây, các dân tộc Tây Bắc đã hết lòng ủng hộ Hoàng Công Chất. Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống trong các bản mường.
Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử. Nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền của nghĩa quân đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.
Nêu nguyên nhân diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân đằng ngoài thế kỷ XVIII:
- Giữa thế kỉ XVIII, vua Lê - chúa Trịnh ăn chơi xa xỉ, quanh năm hội hè yến tiệc.
- Quan lại, binh lính ra sức đục khoét nhân dân.
Kể tên một số cuộc khởi nghĩa nông dân đằng ngoài tiêu biểu trong thế kỷ XVIII và xác định địa bàn diễn ra các cuộc khởi nghĩa đó trên lược đồ
Cuộc khởi nghĩa | Địa bàn |
khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (năm 1737) |
Sơn Tây |
khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738-1770) | vùng Thanh Hóa và vùng Nghệ An |
khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740-1751) | Tam Đảo, Sơn Tây, Tuyên Quang |
khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751) | Hải Phòng, Kinh Bắc, Sơn Nam, Nghệ An. |
khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739-1769) | Điện Biên |
khởi nghĩa Vũ Đình Dung | Sơn Nam |
khởi nghĩa Nguyễn Tuyển - Nguyễn Cừ | |
Nhận xét về phong trào nông dân Đàng Ngoài the lở XVIII
Dựa vào diễn biến các cuộc khởi nghĩa (các địa phương nổ ra khởi nghĩa, các địa phương có hoạt động của nghĩa quân, thời gian tồn tại các cuộc khởi nghĩa, khẩu hiệu đấu tranh của nghĩa quân) để nêu lên tính chất chống phonq kiến (chính quyền Lê — Trịnh, địa chủ, quan lại) quyết liệt và quy mô rộng lớn của phong trào.
Nguyên nhân diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII:
- Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp. Vua Lê chỉ là bù nhìn. phủ chúa nắm mọi quyền hành , cai trị độc đoán , quanh năm tổ chức hội hè, yến tiệc, phung phí tiền của . Quan lại , địa chủ và cả binh lính ra sức hoành hành , đục khoét nhân dân. Ruộng đất của nông dân bị quan lại, địa chủ lấn chiếm. Sản xuất nông nghiệp bị đình đốn . Hạn hán , lũ lụt , mất mùa liên tiếp xảy ra .Gánh nặng của các loại thuế khóa làm cho công thương nghiệp sa sút , phố chợ điêu tàn . Nạn đói khủng khiếp đã xảy ra làm cho hàng chục vạn người nông dân chết đói , người sống thì lìa bỏ quê hương, phiêu tán khắp nơi => Thảm cảnh đó đã thúc đẩy nông dân Đàng Ngoài nổi dậy chống lại chính quyền phong kiến.
Kể tên một số cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài tiểu biểu và xác định địa bàn diễn ra các cuộc khởi nghĩa đó:
- Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng ( 1737) nổ ra ở Tây Sơn.
- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu ( 1741 - 1751) : Nghệ An, Hải Dương, Hải Phòng, Kinh Bắc.
- Khởi nghĩa Hoàng Công Chất ( 1739 - 1769) : Tây Bắc.
- Khởi nghĩa Nguyên Danh Phương ( 1740 - 1751) : VĨnh Phúc sau phát triển ra Sơn Tây , Tuyên Quang.
- Khởi nghĩa Lê Duy Mật ( 1738 - 1770) : Thanh Hóa, Nghệ An.
Nhận xét về phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII:
- Các cuộc khởi nghĩa này đều thất bại vì diễn ra rời rạc, không liên kết thành một phong trào lớn , do đó, họ Trịnh đã lợi dụng để tiêu diệt từng cuộc khởi nghĩa một cách khốc liệt . Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVIII với ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền đã làm cho chính quyền phong kiến Đàng Ngoài lung lay.
Nhận xét:
- Tính chất: quyết liệt, kéo dài.
- Quy mô: rộng lớn.