Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ, cháu, chú bé. Tác giả thay đổi cách gọi vì quan hệ của tác giả và Lượm vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí,vừa là của một nhà thơ với một chiến sĩ đã hy sinh. Trong đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là "Chú bé" vì lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả. Lượm đã là của mọi người, mọi nhà, Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hy sinh vì quê hương, đất nước.
Sự đan xen các mối quan hệ như thế khiến cho tình cảm của tác giả thêm thắm thiết và sâu sắc, gắn bó. Bài thơ vì thế càng thêm cảm động.
Tick cho mk nha!!!
Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn: mặt trận, đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn:
"Vụt qua mặt trận
Sợ chi hiểm nghèo?"
Hi sinh: bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ, tay năm chặt bông mà hồn bay giữa đòng ngào ngạt mùi thơm sữa lúa:
"Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng"
=> Hình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục.
Thơ ca Việt Nam đã ca ngợi nhiều về những con người đất Việt ngã xuống để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Nhưng trong số đó, hình ảnh mà em cảm thấy thán phục và cần noi gương chính là nhân vật Lượm trong bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu.
Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn. Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn. Đặc biệt, cậu luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời. Mồm cậu luôn huýt sáo như những con chim chích đang hót vang lưng trời. Tuy công việc liên lạc rất nguy hiểm nhưng cậu rất yêu thích nó. Lượm rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ. Cậu nhảy nhót trên đường, vừa chạy nhảy vừa mỉm cười. Ngày qua ngày, Lượm như một con chim đang hướng tới mặt trời rực rỡ.
Lượm không sợ nguy hiểm. Cậu đã vượt qua bom đạn để đưa những bức thư khẩn cực kỳ quan trọng cho các đơn vị khác. Một hôm nọ, trên đường cậu đi liên lạc. Những bông lúa chín vàng đã làm cậu ngây ngất trong mùi thơm ngọt ngào. Cái mũ ca nô của chú bé nhấp nhô trên đồng. Lượm bị phát hiện.. Đạn bay vun vút như đan chéo vào nhau đuổi theo chú bé. Chú bé ngã xuống, tay vẫn nắm chặt bông lúa thơm ngát.
Hình ảnh chú bé Lượm thật xứng đáng là một tấm gương sáng cho các thế hệ thiếu nhi đồng trong hiện tại và trong tương lai noi theo.
Tham khảo:
Trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm, hình ảnh Lượm hiện lên rất sinh động, cụ thể và rõ nét qua các chi tiết miêu tả của tác giả. Em hãy tìm các chi tiết tả trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói của Lượm, vừa đúng là một chiến sĩ liên lạc thực thụ lại vẫn mang nét hồn nhiên, vui tươi, tinh nghịch của một chú bé.
Đoạn thơ với thể thơ bốn tiếng, nhịp nhanh, sử dụng nhiều từ láy (loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh,...) góp phần thể hiện hình ảnh đáng yêu của Lượm - một chú bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến.Câu thơ "Lượm ơi, còn không ?" đặt ở cuối bài thơ như một câu hỏi của nhà thơ, vừa đau xót vừa ngỡ ngàng, không muốn tin rằng Lượm đã không còn nữa. Hai khổ thơ cuối tái hiện hình ảnh Lượm nhanh nhẹn, vui tươi, hồn nhiên như đã trả lời cho câu hỏi trên bằng sự khăng định : Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi trong lòng nhà thơ và còn mãi với quê hương, đất nước.
Tham khảo đoạn văn sau :
Đọc bài thơ, hình ảnh chú bé liên lạc hiện lên với dáng vẻ nhanh nhẹn, tháo vát, hồn nhiên, đáng mến. Lượm say mê tham gia kháng chiến, bất chấp nguy hiểm. Rồi một hôm, vẫn như mọi lần, Lượm bỏ thư vào bao, khoác lên vai, bước nhanh trên con đường quê. Nhưng con đường Lượm đi đâu phải là con đường vàng nắng của chú chim chích trong buổi bình yên ! Lượm phải vượt qua nơi chiến sự ác liệt, đầy nguy hiểm. "Đạn bay vèo vèo" qua đầu nhưng Lượm không sợ. Cái bóng nhỏ bé của Lượm "Vụt qua mặt trận" để hoàn thành nhiệm vụ chuyển thư "Thượng khẩn":
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng...
Nhưng:
Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi !
chú ngã xuống, dòng máu đỏ tươi thấm đẫm làn áo vải. Lượm đã ngã xuống nhưng trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm nằm như đang chìm vào giấc ngủ say sưa trên thảm lúa. Tưởng như Lượm vẫn để lại trên môi nụ cười thanh thản, nụ cười ngây thơ và đáng yêu. Lượm vẫn còn mãi trong lòng dân tộc, trong mỗi chúng ta.
Trong bài Mưa, thể thơ tự do với những câu thơ ngắn (từ một đến bốn chữ, phần lớn là hai chữ) và nhịp nhanh, dồn dập cùng những động từ chỉ hoạt động khẩn trương đã góp phần quan trọng miêu tả cơn mưa rào mùa hè.Một số trường hợp sử dụng phép nhân hoá có giá trị đặc sắc trong bài thơ : ông trời mặc áo giáp đen ra trận, muôn nghìn cây mía múa gươm, kiến hành quân, bụi tre tần ngần gỡ tóc, hàng bưởi đu đưa bế lũ con đầu tròn trọc lốc.
Trong ba ví dụ đầu, hình ảnh nhân hoá đã tạo nên khung cảnh một cuộc chiến đấu với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương : Ông trời mặc áo giáp đen là cảnh những đám mây đen phủ cả bầu trời. Muôn nghìn cây mía lá nhọn, sắc, lay động mạnh trong gió được hình dung như những lưỡi gươm khua lên trong tay các chiến sĩ của một đội quân đông đảo. Kiến đi từng đàn vội vã và có hàng lối như một đoàn quân đang hành quân khẩn trương. Phép so sánh, nhân hoá ở đây vừa chính xác vừa độc đáo, lại phù hợp với không khí thời chiến (khi tác giả viết bài thơ này).
Hình ảnh trong bốn câu thơ cuối bài được tạo lập theo cách vừa tả thực vừa tượng trưng : Người cha đi cày về dưới trời mưa đã được tác giả nhìn như là đội sấm, chớp, đội cả trời mưa. Các câu thơ này đã dựng lên được hình ảnh con người không hề nhỏ bé trước sức mạnh của thiên nhiên, mà có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên, vũ trụ.
Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Lượm là bài thơ tự sự - trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chu bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Hình ảnh nhân vật Lượm xuyên suốt trong bài thơ.
Trong năm khổ thơ đầu, bằng cái nhìn trìu mến thân thương, tác giả đã miêu tả một chú bé rất đáng yêu:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...
Nhắc đến Lượm, người đọc nhớ đến hai khổ thơ này, bởi đây là hai khổ thơ đầy ấn tượng về một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, xinh xinh, nhanh nhẹn hồn nhiên, nhí nhảnh vui tươi. Những từ láy loát choắt, xinh xinh, thoăn thoát, nghênh nghềnh được dùng rất gợi hình gợi cảm, cùng với thể thơ bốn chữ và nhịp thơ nhanh, tạo âm hưởng vui tươi, nhí nhảnh rất phù hợp với một chú bé như Lượm. Một hình ảnh so sánh đẹp như con chim chích - nhảy trên đường vàng... gợi lên trước mắt chúng ta một chú bé hồn nhiên yêu đời. Thật thú vị! Nhà thơ Lê Đức Thọ cũng có bài thơ Em bé liên lạc, ông cũng hình dung em như một con chim non vui tươi ở những câu kết:
Ngày mai trên quãng đường trắng
Có em bé lại dẫn đường bên anh.
Miệng cười chân bước nhanh nhanh,
Như con chim nhỏ trên cành vui tươi.
Có lẽ không còn hình ảnh nào có thể thay thế cho được hình ảnh con chim nhỏ và chỉ có hình ảnh này mới thể hiện được vẻ đẹp trẻ thơ của chú bé liên lạc. Bao trùm lên tất cả là cái tình của nhà thơ, cái nhìn trìu mến, thân thương của tác giả đối với chú bé. Phải yêu quí Lượm lắm thì mới miêu tả Lượm hay đến như vậy!
Người đọc yêu biết bao cái cười híp mí, má đỏ bồ quân của chú, nhưng càng yêu hơn niềm vui được tham gia kháng chiến của chú bé:
Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà!
Nhà thơ miêu tả Lượm vui như con chim sổ lồng. Cái ý đi làm liên lạc thích hơn ở nhà, đúng là niềm vui của con chim sổ lồng. Đó là niềm vui chung của cả thế hệ trẻ sau Cách mạng tháng Tám, chứ không riêng gì của chú bé Lượm
Đáng yêu hơn là tiếng chào: Thôi chào đồng chí vừa tinh nghịch dí dỏm, lại vừa đứng đắn nghiêm trang, bởi em đã tham gia kháng chiến như mọi người, như chú của em vậy. Trong tiếng chào ấy ta thấy vang lên một niềm tự hào kiêu hãnh rất trẻ con, và rất đáng yêu-của Lượm.
Ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn giữ nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, thì bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ bốn tiếng được ngắt làm hai dòng, bị gãy đôi như một tiếng nấc:
Ra thế
Lượm ơi!
Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà thơ hình dung ngay ra cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ:
Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề “thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo?
Để rồi lại nghẹn ngào gọi em một lần nữa:
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!
Lượm đã hy sinh anh dũng như một chiến sĩ thực thụ ở trên, nhà thơ còn gọi em bằng cháu, và ở đây khi kể lại cảnh Lượm hy sinh. Tố Hữu đã gọi chú bàng những lời xưng hô trang trọng: Chú đồng chí nhỏ và có tới hai lần gọi như thế. Việc làm của em, sự hy sinh cao đẹp của em khiến em xứng đáng được nhà thơ gọi như thế. Phải chăng đó là lòng cảm phục của một cán bộ cách mạng đối với một em thiếu nhi anh hùng.
Nhưng rồi cuối cùng, tình cảm công dân ấy lại quay về tình chú - cháu. Nhà thơ lại gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ cua em giữa đồng lúa quê hương:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...
Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:
Lượm ơi còn không?
Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Nếu không có cái tình với Lượm thì nhà thơ làm sao lại day dứt thế được!
Câu hỏi ngân vang ấy, tưởng chừng như không có câu trả lời, nhưng chính tác giả đã trả lời bằng hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng.
Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.
Với thể thơ bốn chữ, một thể thơ dân gian truyền thống phù hợp với lối kể chuyện có nhịp kể nhanh. Với cách ngắt đôi câu thơ đột ngột, và nghệ thuật tách câu thơ thành một khổ thơ riêng rất độc đáo, kết hợp với cách sử dụng câu hỏi tu từ, câu cảm thán... Lượm thật sự là một bài thơ hay, cảm động về một tấm gương bé bỏng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
hok tốt nhé!!
Tố Hữu là một trong những nhà thơ cách mạng xuất sắc của nền văn học nước nhà, những tác phẩm của ông luôn chứa đựng tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, ca ngợi những chiến sĩ cách mạng, những con người đã chiến đấu hết mình để giành lấy nền độc lập dân tộc. Lượm không phải là bài thơ xuất sắc nhất nhưng nó lại mang một vẻ đẹp trong sáng, giản dị về một người anh hùng đặc biệt, đem đến những giá trị tinh thần to lớn cho lớp thanh niên yêu nước, là bài ca hồn nhiên cổ vũ cho cách mạng Việt Nam.
Mở đầu bài thơ Tố Hữu đã gặp cậu bé Lượm trong một hoàn cảnh đặc biệt, đó là "Ngày Huế đổ máu", khi Huế bắt đầu cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược lần hai, lúc này tác giả có dịp ra Hà Nội và tình cờ gặp Lượm một cậu bé liên lạc, dũng cảm. Trong đôi mắt của nhà thơ Lượm hiện lên với một vẻ tinh nghịch, đáng yêu, dáng người nhỏ "loắt choắt", đeo một cái "xắc" nhỏ "xinh xinh", đôi chân nhanh nhẹn "thoăn thoắt" cái đầu lúc nào cũng ngó nghiêng "nghênh nghênh". Tác giả dùng những từ láy đặc biệt như vậy để miêu tả dáng vẻ của nhân vật Lượm khiến cho hình ảnh cậu trở nên sinh động gần gũi, những câu thơ 5 chữ trở nên nhịp nhàng, vui tươi, phù hợp với độ tuổi của nhân vật Lượm hơn. Lượm luôn hồn nhiên, vô tư như những đứa trẻ khác, cái miệng nhỏ xinh "huýt sáo vang" tạo nên những khúc nhạc nhí nhảnh, đôi chân nhỏ nhắn nhảy chân sáo trên con đường làng thân thuộc, khiến Tố Hữu liên tưởng đến loài chim chích nhỏ nhắn và đáng yêu.
Đi qua vài nét về ngoại hình chúng ta đã phần nào hình dung được về nhân vật lượm, nhưng cái chính làm nên nét đẹp của nhân vật ấy lại là tâm hồn của cậu bé. Tuy còn nhỏ nhưng Lượm lại đã xông pha đi làm liên lạc, vận chuyển thư từ cho bộ đội ta, một việc làm cần sự thông minh, nhanh nhạy và lòng dũng cảm mà không phải đứa trẻ nào cũng có được. Ẩn chứa trong thân hình bé nhỏ ấy là một tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, tuy em tuổi còn nhỏ nhưng cũng chẳng thua kém bất kỳ người trưởng thành nào. Công việc em đang làm đã góp phần rất to lớn cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, chính tỏ ý thức giác ngộ cách mạng trong Lượm đã xuất hiện từ rất sớm, đánh dấu một tài năng, một tâm hồn lớn đáng ngưỡng mộ và tự hào. Với bản thân Lượm, công việc nàykhông chỉ là nhiệm vụ mà nó còn là một niềm vui, niềm đam mê, Lượm không thích ở nhà quẩn quanh với con gà con chó, Lượm muốn làm một cái gì đó cho quê hương, đất nước để xứng đáng với lời dạy của Bác: "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình".
Hình ảnh Lượm đưa thư "Vụt qua mặt trận/Đạn bay vèo vèo" đầy hung hiểm chứng minh khí chất anh hùng và lòng dũng cảm của cậu bé chẳng ngại gian khó, quên mình vì nhiệm vụ "thượng khẩn" thì "Sợ chi hiểm nghèo", cứ chạy qua ngay trước mắt địch mà không hề nao núng, liệu có được mấy đứa trẻ lại can trường, gan dạ đến thế? Bỗng Tố Hữu bật thốt lên trong sửng sốt và đau đớn "Thôi rồi, Lượm ơi", Lượm đã anh dũng hi sinh vì nhiệm vụ, hình ảnh "Một dòng máu tươi" như đánh thẳng vào trái tim người đọc, khiến dòng nước mắt chỉ trực trào ra, thương tiếc cho người chiến sĩ nhỏ tuổi anh hùng. Em đã hi sinh khi tuổi đời còn xanh đến thế, thân em nằm trên lúa, đôi tay còn nắm chặt lấy bông đầy lưu luyến, em chưa muốn đi, em vẫn chưa làm được gì nhiều cho cách mạng cho quê hương mà, thật tàn nhẫn và đau thương quá. Xung quanh phảng phất hương thơm của sữa lúa, hồn em "bay giữa đồng", Lượm cố nán lại nhìn quê hương nơi em từng đánh đổi cả mạng sống để bảo vệ lần cuối rồi ra đi trong nỗi tiếc thương của những người ở lại, trong đó có tác giả. Lượm mất đi rồi, những dòng thơ cuối tuy lặp lại những câu thơ đầu bài, nhưng lại mang một sắc thái khác, đau thương khôn tả, đấy là những hoài niệm về một cậu bé hồn nhiên, vui tươi thuở ban đầu, nay đã về với đất mẹ thân yêu. Tuy đau thương nhưng cái chết của Lượm là cái chết anh hùng và đầy tự hào, không hề bi lụy, vật vã, Lượm hi sinh đã để lại cho những người ở lại một bài học to lớn, một tấm gương sáng mãi muôn đời về lòng dũng cảm cùng tinh thần cách mạng sâu sắc, mãi mãi vì một nền độc lập hoàn toàn cho dân tộc.
Lượm là một bài thơ hay, chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc từ vui tươi hồn nhiên đến nỗi tiếc thương vô ngần cho một cuộc đời còn non trẻ. Với giọng thơ nhịp nhàng, có vần có điệu, Tố Hữu đã dựng nên hình ảnh cậu bé liên lạc đầy sinh động, ca ngợi tinh thần đấu tranh bất khuất kiên cường của dân tộc Việt Nam ta, đặc biệt là lớp thanh thiếu niên, những con người tuổi đời còn rất trẻ nhưng lòng dũng cảm, yêu nước và tinh thần cách mạng chẳng hề thua kém bất kì ai. Lượm xứng đáng là tấm gương sáng cho các thế hệ học sinh chúng ta học tập và noi theo.