K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a) Biện pháp tu từ: so sánh ( như )

Tác dụng : Phép so sánh đã cho thấy được cái tình nghĩa thủy chung của chung của con người với mặt trăng và với những kỉ niệm thời thơ ấu đẹp đẽ vẫn luôn khắc khoải trong tâm thức, rưng rưng đọng thành những dòng lệ.

b) Biện phép tu từ: Hoán dụ ( trái tìm )

*Thật ra, từ "trái tim" có thể nêu là phép ẩn dụ cũng không sai em nhé.

Tác dụng: Trái tim ở đây nằm bên trái, giống như người chiến sĩ ngồi trong xe bên trái tay lái vậy, chỉ cần người chiến sĩ với sự mãnh liệt và tình thần yêu nước sẽ luôn thẳng tiến trên con đường giải phóng dân tộc. Trái tim là vật để chỉ toàn thể cả đội ngũ chiến sĩ lái xe không kính, một phép hoán dụ tinh tế mà mang cả hiện thực lẫn nhân văn.

 

20 tháng 4 2020

Bptt :

* điệp ngữ ( từ ''Những mùa quả'')

từ ''Những mùa quả'' được lặp lại 2 lần làm :

+Đó là thứ “quả” mẹ vẫn chăm sóc trong khu vườn của mẹ.

+Nhấn mạnh sự trông chờ, niềm tin, hi vọng của mẹ vào những gì mà mẹ đã nhọc nhằn, lam lũ để chăm sóc. Các con chính là sự trông chờ của mẹ, thành công của các con chính là thứ “quả” mà mẹ mong chờ nhất.

* So sánh : Những mùa quả lặn rồi lại mọc như mặt trời khi như mặt trăng

-Tác dụng của phép so sánh: mọc rồi lại lặn như mặt trời, mặt trăng là quy luật của tự nhiên. Mặt trăng, mặt trời gợi lên hình ảnh của thời gian. Gợi lên thời gian tuần hoàn, gợi lên hình ảnh mẹ vẫn bao năm tần tảo sớm hôm chăm sóc cho vườn quả, cho các con mà không quản nhọc nhằn.

20 tháng 4 2020
  1. – Nghệ thuật hoán dụ: Bàn tay mẹ mỏi: chỉ sự già nua và sự ra đi của mẹ.
  • Nghệ thuật ẩn dụ quả xanh non, chỉ sự dại dột hay chưa trưởng thành của người con, câu hỏi tu từ: Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
  • Tác dụng: Tạo điểm nhấn về lòng biết ơn và sự ân hận như một thứ “tự kiểm” về sự chậm trễ thành đạt của người con chưa làm thỏa được niềm vui của mẹ.

Tham Khảo

25 tháng 11 2019

a. Biện pháp liệt kê: tiếng chim reo, trời xanh biếc, nắng tràn khắp ngả, đất thành cây, mật trào lên vị quả

Tác dụng: cho thấy mùa hè đến với âm thanh rộn rã, màu sắc rực rỡ, tràn ngập hương vị ngọt ngào.

b. Biện pháp so sánh: Những mùa quả lặn rồi lại mọc như mặt trời khi như mặt trời

Tác dụng: Diễn tả những thành quả là trái ngọt do bàn tay mẹ vun trồng, chăm sóc; thể hiện tình yêu thương, kính trọng của người con dành cho mẹ.

Câu 4. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: BA ... Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba... Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn,...
Đọc tiếp

Câu 4. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: BA ... Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba... Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi: - Có dư đồng nào không con? Tôi đáp: - Còn dư bốn ngàn ba ạ. Ba nói tiếp: - Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa.Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng. (Sưu tầm)

a. Nêu nội dung chính và ý nghĩa của truyện ngắn.

b. Nêu ngắn gọn cảm nghĩ của em về người cha trong câu chuyện. Chỉ ra 1 chi tiết thể hiện rõ nhất cảm nghĩ của em.

c. Xác định kiểu câu của các câu in đậm trong văn bản.

0
8 tháng 8 2023

BPTT nhân hóa: "Dòng sông mới điệu làm sao", "Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha"

Tác dụng: làm hình ảnh con sông trở nên sống động, đặc sắc, có hồn hơn đồng thời thể hiện nên dáng vẻ sông một cách gần gũi hơn với đọc giả. Qua đó câu thơ giàu giá trị gợi hình gợi cảm hơn.

BPTT so sánh: "Áo xanh sông mặc như là mới may."

Tác dụng: tăng giá trị diễn đạt hình ảnh và vẻ đẹp của con sông mới mẻ, nước sông trong đồng thời giúp người đọc dễ hình dung được cảnh sắc của sông. Qua đó câu thơ già sức gợi hình gợi cảm hơn.

9 tháng 8 2023

BPTT: nhân hóa "sương vô tình đậu".

Tác dụng: tăng giá trị diễn đạt hình ảnh khóc của giọt nước mặt người con thương mẹ đồng thời câu thơ thêm giàu sự độc đáo, gợi tả. Qua đó làm hay hơn nội dung thơ hấp dẫn đọc giả hơn.

Biện pháp nhân hóa: sương vô tình đậu trên mắt rưng rưng 

- Tác dụng:

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm gây ấn tượng với người đọc

+ Khiến giọt sương mang sinh khí của một con người góp phần khiến câu văn giàu hình ảnh 

4 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Ở đây tác giả đã khéo léo sử dụng phép tu từ so sánh. Hình ảnh chim con được dùng để diễn tả tâm trạng của " Tôi" và các cô cậu lần đầu tiên đến trường. Mái trường như tổ ấm, mỗi cô cậu học trò như cánh chim non đang ước mơ đc khám phá chân trời kiến thức, nhưng cũng rất lo lắng trước chân trời kiến thức mênh mông, bao la bất tận ấy.Nhờ sử dụng tài tình phép tu từ so sánh đã làm cho đoạn văn thêm hay tăng tính gợi hình gợi cảm cho đoạn văn nói riêng và bài thơ nói chung. Qua đó ,ta cảm nhận đc tấm lòng mãi biết ơn, yêu quý mái trường, thầy cô, bn bè của nhà văn. Ta thấy ngưỡng mộ trước tài năng của nhà văn. Đoạn thơ trên là minh chứng sống cho điều đó...

Biện pháp so sánh "cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối" - "một gia đình sẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ". Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình, biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc

- Khắc họa chi tiết về đám cưới của Dần bị bao phủ bởi bóng tối dự cảm cho một cuộc đời cùng cực không lối thoát.

- Nỗi đau bị chia cắt, có thể sau ngày hôm nay họ không còn là một gia đình hoàn chỉnh nữa.

24 tháng 1

Trong câu văn "cả bọn đi lủi thủi Sương Lạnh và Bóng Tối như một gia đình sẩm lẳng lặng rất díu nhau đi tìm chỗ ngủ", biện pháp tu từ được sử dụng là so sánh. Tác giả đã so sánh "cả bọn" với "một gia đình".

-> Tác dụng: Biện pháp so sánh trong câu văn này đã góp phần làm nổi bật hình ảnh của "cả bọn". Họ giống như một gia đình nhỏ bé, đang phải trải qua một nỗi buồn sâu sắc. Nỗi buồn ấy được thể hiện qua dáng vẻ lủi thủi, âm thầm, lặng lẽ. Họ không chỉ buồn vì Dần đi lấy chồng mà còn buồn vì biết rằng sau đám cưới này, gia đình họ sẽ tan tác. Ngoài ra, biện pháp so sánh còn giúp câu văn thêm sinh động, giàu hình ảnh. Nó khiến cho người đọc có thể hình dung rõ hơn về cảnh tượng của đám cưới Dần.

Đọc kỹ văn bản và thực hiện các yêu cầu: Lớn lên, tôi sống xa nhà, rồi thi vào đại học. Mặc dù cha tôi không nhớ rõ tên trường tôi học, nhưng ông lại hết sức tự hào về việc tôi thi mãi rồi cũng đỗ đạt. Ông đi khoe khắp làng... Mỗi lần tôi đi học xa, rồi sau này là đi làm xa, ông đều dậy sớm, ra ngõ đón vía, rồi đi theo tôi ra con đường cái đầu làng. Khi cha con ngồi đợi xe,...
Đọc tiếp
Đọc kỹ văn bản và thực hiện các yêu cầu: Lớn lên, tôi sống xa nhà, rồi thi vào đại học. Mặc dù cha tôi không nhớ rõ tên trường tôi học, nhưng ông lại hết sức tự hào về việc tôi thi mãi rồi cũng đỗ đạt. Ông đi khoe khắp làng... Mỗi lần tôi đi học xa, rồi sau này là đi làm xa, ông đều dậy sớm, ra ngõ đón vía, rồi đi theo tôi ra con đường cái đầu làng. Khi cha con ngồi đợi xe, ông lôi thuốc lào ra hút, vẫn cứ trầm ngâm như thế, dáng ông lẫn vào bóng tối. Khi tôi chào ông để bước lên xe, chỉ nghe thấy có một tiếng: “Ừ...”. Ông không nói gì thêm, không dặn tôi đi đường cẩn thận, không bảo tôi giữ gìn sức khỏe, cũng không dạy tôi đi ra phải sống thế nào cho hợp lòng người... Xe chạy khuất rồi tôi vẫn cứ hình dung ra dáng cha tôi bần thần đứng trong bóng tối, rồi lủi thủi đi vào làng. ( Theo Đặng Khương trong “Điều quý giá cha để lại cho chúng tôi” ) a) Nêu nội dung chính của văn bản trên. (1 điểm) b) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. (0.5 điểm) c) Xác định một thán từ có trong văn bản và nêu tác dụng của thán từ đó. (1 điểm d) Khi xe chạy khuất, nhân vật tôi đã hình dung ra điều gì về cha của mình? (1 điểm) e) Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy viết đoạn văn từ 5-7 dòng nói lên suy nghĩ về điều đó. (1.5 điểm)
0
4 tháng 7 2021

THAM KHẢO

Tác dụng : Trong câu văn trên , tác giả đã rất thành công trong việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh : "họ như con chim non đứng bê bờ tổ, nhìn quang trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ." ,so sánh nhân vật "họ" với con chim non ."Họ" chỉ những cô cậu học trò ngày đầu tới lớp. Tác giả so sánh "họ" với "những con chim non" nhấn mạnh sự non nớt, ngây thơ của những cô cậu học trò lần đầu tới lớp thực sự là rất muốn nâng cánh lên để trải nghiệm nhưng lại còn ngập ngừng e sợ điều gì đó .