Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Năm 944, Ngô Quyền mất, anh/em vợ là Dương Tam Kha cướp ngôi của nhà Ngô, xưng Dương Bình Vương. Các nơi không chịu thuần phục, nhiều thủ lĩnh nổi lên cát cứ các vùng thường đem quân đánh lẫn nhau.
Con trưởng của Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập bỏ trốn. Dương Tam Kha nhận Ngô Xương Văn - con thứ của Ngô Quyền - làm con nuôi. Năm 950, Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha, trở thành Nam Tấn Vương. Ngô Xương Ngập được đưa về, cũng làm vua, là Thiên Sách Vương. Đó là thời Hậu Ngô Vương.
Năm 954, Ngô Xương Ngập chết. Đến năm 965, Ngô Xương Văn chết, con Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Xí nối nghiệp. Nhưng vì thế lực suy yếu nên lui về giữ đất Bình Kiều. Quý tộc nhà Ngô, các tướng nhà Ngô cùng các thủ lĩnh địa phương đều nổi dậy chiếm cứ một vùng. Bắt đầu từ đó hình thành thế mà sử sách gọi là loạn 12 sứ quân.
Thời kỳ đó Đinh Bộ Lĩnh tập hợp dân chúng ở vùng Hoa Lư, cùng với con trưởng là Đinh Liễn sang đầu quân trong đạo binh của sứ quân Trần Minh Công tức Trần Lãm ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình). Chỉ trong vài năm, Đinh Bộ Lĩnh lần lượt đánh thắng các sứ quân được xưng tụng là Vạn Thắng Vương.
Năm Mậu Thìn 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, và định đô ở Hoa Lư (nay thuộc Ninh Bình).
Nhà Đinh bắt đầu năm 968, sau khi Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước và kết thúc năm 980 khi con của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Phế Đế nhường cho Lê Hoàn.
* Hoàn Cảnh: Vào cuối thế kỉ XIV các cuộc đấu tranh của nông dân đã làm cho nhà Trần suy yếu, làng xã tiêu đều, dân binh giảm sút.
- Nhà Trần không đủ sức để điều hành mọi công việc
- Xuất hiện một nhân vật mới - Hồ Quý Ly
- Năm 1400 nhà Hồ thành lập
* Những cải cách về Hồ Quý Ly
- Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải
họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
- Về quân sự: thực hiện một số biện pháp tăng cường quân sự và quốc phòng. Làm lại sổ đinh để tăng quân số, sản xuất vũ khí, xây dựng một số thành kiên cố
* Những điểm tiến bộ trong cải cách cua Hô Quý Ly
Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.
Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
lê lợi đã đuổi quân xâm lược Minh sau 20 năm thống trị nước ta
quang trung dùng kế thần tốc quét sạch 29 vạn quân thanh khỏi nước ta chưa đầy 1 tháng
* Công lao của Ngô Quyền :
- Người tổ chức và lãnh đạo quân ta làm nên chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938, kết thúc hơn một ngàn năm Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ của Tổ Quốc
- Ngô Quyền xưng vương, đặt nền móng cho một quốc gia độc lập đã khẳng định nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng, của người Việt làm chủ và quyết định vận mệnh của mình.
* Công lao của Đinh Bộ Lĩnh :
- Là người có công lớn trong việc dẹp loạn 12 sứ quân.
- Việc đặt tên nước chọn kinh đô và không dùng niên hiệu của hoàng đế trung Quốc đã khẳng định đất nước ta là “nước Việt lớn”, nhà Đinh có ý thức xây dựng nền độc lập tự chủ
* Công lao của Lê Hoàn:
- Người tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 giành thắng lợi, có ý nghĩa lịch sử to lớn.
=> Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn là những vị anh hùng của dân tộc, được nhân dân kính trọng, nhiều nơi có đền thờ.
+ Thời Ngô-Đinh-Tiền Lê đạo phật phát triển nhất.
+ Vì Các nhà sư từng là người có học vì thế được nhà vua trọng dụng
+ Cảm nhận của em là : Qua hình 10 và hình 11 em thấy được bàn tay tài hoa, khéo léo về nghệ thuật điêu khắc đá tạo nên di sản chùa Nhất Trụ
Chúc bạn học tốt nhé !
Câu 2:+Nguyên nhân: Do yêu cầu phát triển của sản xuất đã làm nảy sunh nhu cầu về thị trường vàng bạc, nguyên liệu
Những tiến bộ về kỉ thuật hàng hải : la bàn, hải đồ(bản đồ), kỉ thuật đóng tàu thuyền là điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý
Các cuộc phát kiến địa lý lớn là:
B. Đi A-xơ qua điểm cực nam Châu Phi(1847)
Va- xcô đơ Gam-maddeens Tây Nam Ấn Độ (1498)
C. Cô-lôm-bô tìm ra Châu Mĩ(1492)
Ph. Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất(1519-->1522)
Chúc bạn học tốt !
Câu 3: Năm 1257, vua Mông Cổ quyết định mở cuộc tấn công lớn vào nước Nam Tống (ở phía nam Trung Quốc), nhằm xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc. Để đạt được tham vọng đó, vua Mông Cổ sai tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy hơn 3 vạn quân xâm lược Đại Việt, rồi từ Đại Việt đánh thẳng lên phía nam Trung Quốc để phối hợp với các cánh quân từ phía bắc xuống. Đó là việc thực hiện kế hoạch "gọng kìm" để tiêu diệt Nam Tống và xâm lược Đại Việt v.v...
Trước khi kéo quân vào xâm lược, tướng Mông cổ cho sứ giả đưa thư đe doạ và dụ hàng vua Trần. Ba lần sứ giả Mông cổ đến Thăng Long đều bị vua Trần ra lệnh bắt giam vào ngục.
tick mk nha! hihihihiiiiiiiii
Nhà Tiền Lê (Lê Hoàn) được thành lập trong bối cảnh đất nước ta đứng trước họa ngoại xâm của quân Tống . Lúc đó Vua Đinh (Đinh Tiên Hoàng ) đã mất mà thế tử Đinh Toàn (toản) còn quá nhỏ, thái hậu Dương Vân Nga lại không thể phủ rèm nhiếp chính; vả lại lúc đó, 10 đạo quân đều tập trung trong tay của Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, nên Thái hậu Dương Vân Nga phải nhường ngôi cho Lê Hoàn để lãnh đạo nhân dân đánh Tống !
Nhà Tiền Lê (Lê Hoàn) được thành lập trong bối cảnh đất nước ta đứng trước họa ngoại xâm của quân Tống . Lúc đó Vua Đinh (Đinh Tiên Hoàng ) đã mất mà thế tử Đinh Toàn (toản) còn quá nhỏ, thái hậu Dương Vân Nga lại không thể phủ rèm nhiếp chính; vả lại lúc đó, 10 đạo quân đều tập trung trong tay của Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, nên Thái hậu Dương Vân Nga phải nhường ngôi cho Lê Hoàn để lãnh đạo nhân dân đánh Tống !