Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
+câu 1
- Những nét chính về tổ chức thành bang A-ten:
+ Bộ máy nhà nước A-ten được tổ chức theo kiểu dân chủ chủ nô, đây là thành bang quan trọng nhất, tiêu biểu cho chế độ dân chủ ở Hy Lạp cổ đại. Để bảo vệ nền dân chủ và ngăn chặn những âm mưu đảo chính.
+ Nhà nước A-ten gồm có 4 cơ quan chính: Đại hội nhân dân, Hội đồng 10 tư lệnh, Hội đồng 500 người và Tòa án 6000 thẩm phán.
câu 2:
- Ưu điểm của nhà nước thành bang:
+ Không như ở phương Đông, quyền lực tối cao tập trung trong tay hoàng đế (chế độ quân chủ chuyên chế), ở Aten (Hi Lạp) quyền lực cao nhất thuộc về Đại hội nhân dân.
+ Tất cả những công dân 18 tuổi trở nên (chỉ giành cho nam giới), đều được tham gia. Cơ quan này có quyền thảo luận những vấn đề quan trọng nhất của đất nước như giảng hòa hay tuyên chiến, đề ra các dự luật, bầu chọn và cử các viên chức nhà nước như chức chấp chính quan hay tư lệnh quân đội.
+ Ngoài ra, còn có Hội đồng 500 người, mà tất cả các công dân tự do (nam) từ 18 tuổi trở lên đều được tham gia. Đây là cơ quan hành chính cao nhất. Số đại biểu của mỗi tiểu khu cử lên được căn cứ theo tỉ lệ dân số nhiều hay ít.
+ Ở A-ten, còn quy định chế độ “bỏ phiếu bằng vỏ sò”. Có nghĩa là mọi công dân A-ten đều có thể ghi tên những người, kể cả quan chức bị nghi ngờ phản trắc. Nếu có 6000 vỏ sò cùng ghi tên một người thì trong vòng 10 ngày họ bị trục xuất khỏi thành bang, của cải bị niêm phong.
Tham Khảo:
Nhà nước Hy Lạp cổ đại xuất hiện dưới danh những quốc gia thành bang (polis). Các quốc gia thành bang hình thành là do điều kiện tự nhiên (rừng núi đã tạo ra những khu vực với đường biên giới tự nhiên khép kín, biệt lập) và xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế công thương nghiệp, mậu dịch hàng hải của chính Hy Lạp.
Hạt nhân cơ bản của mỗi thành bang là một thành thị, vừa là trung tâm chính trị, vừa là trung tâm kinh tế công thương nghiệp và một vài vùng phụ cận.
Diện tích của một bang không lớn (không quá 8000km2) với khoảng từ 30 đến 40 vạn dân. Mỗi thành bang đều có đặc trưng của một nhà nước hoàn chỉnh (đường biên giới lãnh thổ, chính quyền, quân đội, luật pháp, hệ thống kinh tế, tiền tệ riêng.
Là nền chuyên chính của giai cấp quý tộc chủ nô, thiết chế chính trị, tổ chức nhà nước tựu chung phát triển theo hai thể chế: Cộng hòa quý tộc tiêu biểu là thành bang Spart và cộng hòa dân chủ (dân chủ đích thực) tiêu biểu là thành bang Athens.
+ Ở nhà nước Spart (sau khi người Spart-Đôrien chinh phục dân Akêen), mọi công dân Spart nam từ 18 tuổi trở lên đều là thành viên của Đại hội công dân: Đại hội công dân bầu mỗi năm một lần, quyết định mọi công việc của nhà nước. Từ Đại hội công dân bầu ra một cơ quan thứ hai là Hội đồng trưởng lão, gồm những công dân Spart nam từ 30 tuổi trở lên. Hội đồng trưởng lão lại bầu ra hai vị vua (sở dĩ họ bầu ra hai vua vì muốn hạn chế tối đa sự chuyên quyền). Thực chất, Spart là một thành bang bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế, một nhà nước quân phiệt, tàn bạo và kìm hãm sự phát triển xu hướng dân chủ ở các thành bang khác.
+ Nhà nước Athens hình thành trên cơ sở tự nguyện của 4 bộ lạc hợp thành, không có sự can thiệp, xâm lược của thế lực bên ngoài. Chính vì vậy, nhà nước Athens được xây dựng theo hướng dân chủ chủ nô, trải qua các cuộc cải cách của Têdê, Xôlông, Clixten, Ephiantét, Pêricơlét đã trở thành mô hình nhà nước điển hình của thế giới cổ đại. Nhà nước Athens cũng có Đại hội công dân gồm các công dân tự do nam từ 18 tuổi trở lên. Hàng năm, Đại hội công dân sẽ bầu ra Hội đồng 400 người (mỗi bộ lạc 100 người) có chức năng như cơ quan lập pháp. Hội đồng 400 người sẽ bầu ra các Chấp chính quan có chức năng như cơ quan hành pháp. Dưới thời của Pêricơlét thế kỷ V tr. CN, ba cơ quan này tiếp tục bầu ra Tòa án tối cao gồm 6000 người nhằm thực hiện chức năng tư pháp.
=> Ưu điểm: có thể nói, Athens được thành lập trên cơ sở liên minh tự nguyện, bình đẳng của 4 bộ lạc tạo thành, do đó không có sự áp bức của bộ lạc này đối với bộ lạc kia. Thiết chế nhà nước Athens là một thể chế dân chủ hết sức đề cao và bảo đảm những quyền lợi kinh tế, chính trị của những công dân tự do. Thiết chế đó được phát triển trong hòa bình, do đó mức độ dân chủ được phát huy cao nhất trong các thành bang của Hy Lạp là chế độ chiếm nô điển hình thời cổ đại. Vì thế, người ta cho rằng, dân chủ là sản phẩm của người Hy Lạp.
Nhà nước thành bang: Là một hệ thống chính trị gồm một thành phố độc lập, có chủ quyền đối với lãnh thổ tiếp giáp, đóng vai trò là trung tâm đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa
Nhà nước đế chế: Là một tổ chức chính trị trong đó Nhà nước hoặc Quốc gia áp đặt quyền lực của mình lên các quốc gia khác.
(Nhà nước thành bang là cô mình cho, còn nhà nước đế chế là mình lấy trên mạng nhé!)
___HT___
nhà nước thành bang
Thành bang (tiếng Anh: city-state), thị quốc, thành quốc hay thành phố-quốc gia là một thực thể độc lập hoặc tự trị, không do một chính quyền địa phương khác quản lý cho dù lãnh thổ của chính quyền đó bao gồm thực thể này và có thể là vùng lãnh thổ bao quanh nó.[1][2] Encyclopædia Britannica định nghĩa thành bang là một hệ thống chính trị bao gồm một thành phố độc lập có chủ quyền đối với lãnh thổ tiếp giáp và đóng vai trò là trung tâm và nhà lãnh đạo đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa.[3] Thuật ngữ tiếng Anh city-state bắt nguồn từ xứ Anh[3] và được sử dụng lần đầu vào năm 1847.[4] Thuật ngữ thành bang (城邦) là một từ Hán-Việt.
nhà nước đế chế
Đế quốc thông thường là chỉ các quốc gia lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng quốc tế sâu rộng, thống trị nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn hoặc chi phối được nhiều quốc gia. ... Đế quốc là một nước thống trị nhiều nước, và các nước bị thống trị được gọi là thuộc địa.
Tham Khảo
Câu 1
Tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp:
Các thành bang ở Hy Lạp ra đời từ thế kỉ VIII đến hết thế kỉ VI TCN, trong đó lớn nhất là bang Xpác-ta và A-ten.Các bang có đường biên giới lãnh thổ, có chính quyền, quân đội, luật pháp, hệ thống kinh tế, tiền tệ và thần bảo hộ riêng.Thiết chế chính trị, tổ chức nhà nước mỗi bang không giống nhau.Các tầng lớp xã hội trong thành bang A-ten:
quý tộc chủ nônông dânngười làm công thương nghiệp (chủ xưởng, chủ thuyền, thương nhân...)Câu 2:Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã: – Cả Hy Lạp và La Mã đều biết làm ra lịch dương – Hy Lạp sáng tạo ra hệ thống chữ cái trên cơ sở mẫu tự cổ. La Mã dựa vào hệ thống chữ Hy Lạp tạp ra mẫu tự La-tin. – Người La Mã dùng chữ để viết số, gọi là số La Mã.Câu 3Cấu trúc đơn nhất và cấu trúc liên bang đều xác lập ở nhà nước có chủ quyền quốc gia, tức quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.Cả hai đều có một hệ thống cơ quan nhà nước và một hệ thống pháp luật áp dụng chung trên toàn bộ lãnh thổ.Công dân ở mỗi cấu trúc nhà nước đều có quốc tịch chung của nhà nước đó.Đế quốc La Mã (tiếng Latinh: Imperium Rōmānum, tiếng Latin cổ: [ɪmˈpɛ.ri.ũː roːˈmaː.nũː]; tiếng Hy Lạp Koine: Βασιλεία τῶν Ῥωμαίων, tr. Basileia tōn Rhōmaiōn) là chính quyền nối chế độ cộng hoà của La Mã cổ lấy hoàng đế làm lãnh tụ, thống trị lãnh thổ khắp quanh Địa Trung Hải ở châu Âu, Bắc Phi và Tây Á. Từ lúc Caesar Augustus lên ngôi đến Khủng hoảng thế kỷ 3, Đế quốc do một hoàng đế trị, lấy Ý làm mẫu quốc, La Mã làm kinh đô (27 TCN – 286). Về sau được chia thành Đế quốc Tây La Mã, ban đầu đóng đô ở Milan, sau này ở Ravenna, và Đế quốc Đông La Mã, ban đầu ở Nicomedia, sau này ở Constantinopolis, do nhiều hoàng đế cùng trị. Trên danh nghĩa thì La Mã vẫn là thủ đô của cả Đông lẫn Tây đến năm 476 CN, lúc kinh đô cả nước dời về Constantinopolis (người Hy Lạp cổ đại gọi là Byzantium) sau khi Ravenna thất thủ dưới rợ German của Odoacer và hoàng đế Tây phần Romulus Augustus bị lật đổ. Sự sụp đổ của Đế quốc Tây La Mã cùng sự Hy Lạp hóa Đế quốc Đông La Mã, giới sử học thường lấy làm giao điểm của cổ đại cổ điển và thời kỳ Trung Cổ.
Tham khảo
Tại Trong Nhà nước La Mã lại phát triển thành một Nhà nước đế chế, trong khi các nhà nuóc thành bang ở Hy Lạp lại không có lịch sử từng tồn tại nhiều thành bang. Cổ xưa nhất phải kể đến các thành bang Uruk và Ur của người Sumer; Thebes và Memphis của người Ai Cập cổ đại; Týros và Sidon của người người Phoenicia; Garamantes của người Berber; các thành bang Hy Lạp như Athens, Sparta, Thebes và Korinthos; Cộng hòa La Mã (từ một thành bang mà vươn lên thành siêu cường trên thế giới
Tham khảo: ⇒⇒ Tại Trong Nhà nước La Mã lại phát triển thành một Nhà nước đế chế, trong khi các nhà nuóc thành bang ở Hy Lạp lại không có lịch sử từng tồn tại nhiều thành bang. Cổ xưa nhất phải kể đến các thành bang Uruk và Ur của người Sumer; Thebes và Memphis của người Ai Cập cổ đại; Týros và Sidon của người người Phoenicia; Garamantes của người Berber; các thành bang Hy Lạp như Athens, Sparta, Thebes và Korinthos; Cộng hòa La Mã (từ một thành bang mà vươn lên thành siêu cường)