K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 2 2018

Trong đời sống tinh thần đa dạng và phong phú của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng, sâu đậm nhất. Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao, dân ca: Công cha như núi Thái Sơn, Con có cha như nhà có nóc, Phụ tử tình thâm…

Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Mọi việc lớn như làm nhà, tậu ruộng, tậu trâu, dựng vợ gả chồng cho con cái… thường là do người cha quyết định. Trách nhiệm của người cha rất nặng nề. Con cái ngoan hay hư, chủ yếu là tùy thuộc vào sự bảo ban dạy dỗ của người cha. Bên cạnh người mẹ dịu dàng là người cha nghiêm khắc. Dẫu cách thức biểu hiện tình thương yêu có khác nhau nhưng bậc cha mẹ nào cũng mong muốn nuôi dạy con cái trưởng thành về mọi mặt, đúng như dân gian đã nói: Con hơn cha là nhà có phúc. Trong lúc mẹ hằng ngày chẳng quản vất vả nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo thì người cha, ngoài những thứ đó ra còn phải nghĩ đến việc dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để các con học được những bài học thiết thực khi bước vào đời. Thật hạnh phúc cho những đứa con được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ!

Có biết bao người cha chấp nhận thiệt thòi về mình, dành tất cả thuận lợi cho con cái. Em đọc trên báo và xem truyền hình thấy những người cha lam lũ, quần quật làm những việc như: quét rác, đội than, đội trấu, đạp xích lô… không từ nan bất cứ chuyện gì, miễn là lương thiện đế kiếm tiền nuôi đàn con ăn học đến nơi đến chốn. Gần nhà em có một bác người Quảng Ngãi, tuổi hơn năm chục, làm nghề mài dao kéo. Ngày ngày, bác rong ruổi khắp nơi trên chiếc xe đạp cà tàng với vài hòn đá mài và thùng nước nhỏ. Bác vào thành phố đã hơn ba năm, kể từ khi anh con trai lớn thi đậu đại học Bách khoa. Mỗi lúc kể về những đứa con ngoan, bác cười rất mãn nguyện, đôi mắt ánh lên vẻ tự hào: – Nhà bác nghèo lắm! Được mấy đứa con, đứa nào cũng ham học và học giỏi. Năm nay, cô con gái thứ hai cũng đậu Đại học Sư phạm. Bác ráng làm kiếm ngày vài chục ngàn, cha con đùm túm nuôi nhau. Mình chẳng có chi cho các con thì cho chúng cái chữ, cái nghề!

Em thấy ở bác có những nét rất giống cha em, một người thợ cơ khí bình thường, quanh năm làm việc với máy móc, dầu mỡ. Đôi bàn tay cha chai sần, thô ráp, mạnh mẽ nhưng ấm áp lạ thường. Có thể nói rằng trong gia đình em, cha làm nhiều nhất và hưởng thụ ít nhất; Cha giống mẹ ở chỗ nhường nhịn hết cho đàn con những miếng ngon miếng lành, còn mình chỉ cơm dưa cơm mắm qua ngày.

Đức tính nổi bật của cha em là cần cù chịu khó, hết lòng vì vợ con. Tuy công việc thường xuyên bận bịu, cha vẫn cố dành thời gian quan tâm săn sóc đến việc học hành của các con. Cha em ít lời, chỉ nói những câu nào đáng nói như nhắc nhở, uốn nắn khuyết điểm hay động viên, khen ngợi khi các con làm được điều tốt, điều hay. Cha dạy chúng em lòng tự trọng và tính tự lập. Có lần cha bảo: – Đã là người thì phải có ý chí, không được ngại khó ngại khổ.

Càng khó càng phải làm bằng được. Em quý nhất cha em ở thái độ tôn trọng mọi người, tôn trọng vợ con. Có việc gì không vừa ý, cha bình tĩnh phân tích chứ không la lối, chửi bới. Bởi thế nên dù tính cha nghiêm khắc mà vẫn dễ gần, từ vợ con đến hàng xóm láng giềng đều nể phục. Cứ nghe những lời cha nói, nhìn những việc cha làm, em học được rất nhiều điều hay, điều tốt. Cha thường bảo con cái lấy bố mẹ làm gương nên cha rất giữ gìn ý tứ.

Chúng em yêu kính cha, cố gắng chăm học, chăm làm để cha mẹ vui lòng. Đó cũng là cách đáp đền chữ hiếu cụ thể và thiết thực nhất. Cảm ơn nhạc sĩ Phạm Trọng cầu đã nói giúp tuổi thơ chúng em những suy nghĩ tốt đẹp về cha mẹ: Cha sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa, cho con cài lên ngực. Cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con… Ngày mai con khôn lớn, bay đi khắp mọi miền. Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương!

24 tháng 2 2018

Tham khảo

Có thể khi còn nhỏ chưa hiểu chuyện ta thấy cha là người ngiêm khắc,cứng rắn chứ không dịu dàng âu yếm như mẹ nen nhiều bạn còn giận và xa lánh ba.nhưng thường khi càng lớn cách nhìn vè ba của chúng ta sẽ sáng suốt hơn.Tôi dã hiểu và thương ba nhiều hơn bởi tôi biết lúc nào cha cũng nghĩ cho tôi va tất cả là vì tôi.Giờ tôi đã lớn,cha đã để tôi dần trưởng thành.Ông đã không xét nét từng việc tôi lam như trước mà nói chuyện với tôi như một người lớn.Ông đã để tôi tự quyết định và phải tự làm hết công việc của mình,Tuy nhiên ô cũng luôn đưa r những lời khuyên,những kinh nghiệm quý báu để hướng tôi tới đường lối đúng đắn.Thật lòng tôi co cảm giác thấy chút e sợ.Trước những lựa chọn của chính mình,tôi phải tự tìm hiểu,phải suy nghĩ,phải quyết định và tìm ra cách để thực hiện nó.Đó không phải là một việc đơn giản.Thế mới biết cha mình trước kia đã phải dốc lòng dốc sức thế nào mới đưa ra được quyết định cho tôi và tôi tin những gì ông mang lại cho tôi là tốt nhất,hoàn hảo nhất.

Với mọi người tôi không cần biết họ nghĩ về cha tôi ra làm xao nhưng với tôi cha là số một.Tôi chưa bao giờ so sánh cha mẹ mình với cha mẹ người khác.Tôi thấy những gì mà mình được hưởng từ ba mẹ thật là hạnh phúc.Đặc biệt là có một nóc nhà như cha tôi.Tình cha thật là vĩ đại,nó không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải nhìn bằng trái tim và tình yêu thương dành cho đấng sinh thành.Ở trong không gian bao la đầy ắp tình thương của người cha tôi tha hồ vùng vẫy nhảy múa và luôn được an tâm.Đó la một nguồn sức mạnh tiềm ẩn vững chắc cho sự phát triển bay cao bay xa của tôi.Dù tôi có vấp ngã hay sai trái thì khi ngoảnh lại sẽ vẫn nhận được tình cảm thương yêu của cha,ánh mắt đầy hi vọng,cái gật đầu đầy tin tưởng để tôi có thể tiếp tục bước đi.

Không một từ ngữ hay một điều gì có thể nói hết sự vĩ đại ấy.”Công cha như núi thái sơn”-một câu tục ngữ để nói ve công lao của người cha hay “khuc hat TINH CHA-NGỌC SƠN”cũng chỉ là sự mô phỏng tượng trưng chứ không phải là tất cả.Trái Đất của chúng ta rộng lớn thật nhưng ta còn có thể đo được độ lớn của nó nhưng tấm lòng của cha dành cho con thì đố ai đo nổi?.Là những người con như tôi và các bạn hãy yêu thương cha mình bởi không một người đàn ông nao trên thế giới tốt hơn cha ruột của minh cả.Ai là người dạy ta cách đối nhân xử thế? ai là người ngồi cả trưa quạt cho ta ngủ khi mất điện,ai dậy ta bản lĩnh và cách nhìn cuộc sống.Đó chỉ có thể là cha tôi cha các bạn.

Trên đời cại gì cũng có hai mặt,có đen thì sẽ có trắng.Đa số chúng ta có những người cha vĩ đại nhưng trong xã hội đầy rẫy những người cha không tốt,đối xử tệ bạc với con cái,bắt con cái đi ăn xin đánh giầy để lấy tiền uống rượu….Nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ trong xã hội ,đó là những người cha vô lương tâm ,không có ý chí,những người chụi thua số phận cấp nhận đứng dưới đáy của xã hội.Nhưng dì thế nào cha vẫn là cha dù xấu dù tốt.Rồi có ngày những người cha như vậy sẽ biết hối lỗi và sống khác đi.

Núi cao to sông chảy dài thế nào ta cũng không thể hình dung được tình yêu thương của cha mẹ.Điều đó đã trở thành đạo lí và bổn phận của con cái chúng ta phải biết ghi nhớ công ơn chca mẹ,vâng lời cha mẹ,cố gắng học tập tốt để cha mẹ vui lòng.

Tình cha-Một đề tài không mới nhưng chỉ cần nó xuất hiện ở bất cứ nơi đâu,bất cứ lúc nào thì nó cũng sẽ đánh động hàng triệu trái tim hồi tưởng lại ý nghĩa của nó.không một cái gì có thể đánh đổi được tình cảm của cha dành cho con:”bạn không cần phải đắn đo phân tích xem cha chúng ta là người như thế nào vì lúc nào cha cũng thật vĩ đại.

30 tháng 11 2021

Tham khảo:

Trong đời sống tinh thần đa dạng và phong phú của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng, sâu đậm nhất. Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao, dân ca: Công cha như núi Thái Sơn, Con có cha như nhà có nóc, Phụ tử tình thâm…Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Mọi việc lớn như làm nhà, tậu ruộng, tậu trâu, dựng vợ gả chồng cho con cái… thường là do người cha quyết định. Trách nhiệm của người cha rất nặng nề. Con cái ngoan hay hư, chủ yếu là tùy thuộc vào sự bảo ban dạy dỗ của người cha. Bên cạnh người mẹ dịu dàng là người cha nghiêm khắc. Dẫu cách thức biểu hiện tình thương yêu có khác nhau nhưng bậc cha mẹ nào cũng mong muốn nuôi dạy con cái trưởng thành về mọi mặt, đúng như dân gian đã nói: Con hơn cha là nhà có phúc. Trong lúc mẹ hằng ngày chẳng quản vất vả nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo thì người cha, ngoài những thứ đó ra còn phải nghĩ đến việc dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để các con học được những bài học thiết thực khi bước vào đời. Thật hạnh phúc cho những đứa con được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ!

3 tháng 11 2017

Trong cuộc sống, ta gặp gỡ nhiều người, cảm thấy thoải mái khi bên cạnh họ, ta giới thiệu với mọi người rằng đây là bạn ta.

Vào một giây phút nào đó trong cuộc sống, ta tìm được một người có thể thay đổi cuộc sống của ta dù chỉ một phần nhỏ. Đó là một người không chỉ là bên ta khi vui, khi thành công mà còn là người không rời bỏ ta khi buồn, lúc lâm nguy hay khi thất bại, khi những người xung quanh đã rời bỏ ta mà đi. Và ta gọi đó là một người bạn - một người bạn thân, một người bạn thật sự. Và ta tin rằng: "Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi".

Trong cuộc sống, ta gặp gỡ nhiều người, cảm thấy thoải mái khi bên cạnh họ, ta giới thiệu với mọi người rằng đây là bạn ta. Nhưng thực ra họ chỉ mới là những người quen biết. Có thể mời những người này đến nhà, cùng nhau đi chơi, cùng chia sẻ một số thứ. Nhưng không phải ai trong số họ cũng có thể trở thành người chia sẻ cuộc sống cùng với ta.

Bạn - hiểu đơn giản thì đó là người mà ta quen biết. Tuy nhiên không phải bất cứ ai ta quen cũng là bạn của ta. Một khi đã coi ai đã là bạn tức là người đó với ta phải có quan hệ thân thiết, gần gũi ở một mức độ nào đó, là người đồng cảm và chia sẻ với ta. Ấy là chưa kể những người bạn thân, những người luôn lắng nghe khi ta có chuyện rắc rối, luôn bên ta lúc ta khó khăn và giúp ta vượt qua cơn hoạn nạn. Chỉ có người bạn thân thật sự mới là người ta có thể cùng sẻ chia cuộc sống. Đó là người ta yêu quý, quan tâm và thường xuyên chia sẻ với họ những vui buồn và ngược lại. Đó là một người bạn khiến ta cảm thấy an tâm khi ở bên cạnh bởi lẽ ta biết chắc họ quan tâm đến ta, luôn ở bên ta những khi ta gặp khó khăn, buồn phiền. Đó cũng là người ngăn ta mắc sai lầm hoặc giúp ta sửa chữa khi ta phạm lỗi. Đó là người luôn gắn bó và ủng hộ ta.

Họ nắm lấy tay ta để tiếp thêm sức mạnh và niềm tin. Họ dõi theo từng bước chân của ta trên đường đời, ngược lại, ta cũng dõi theo cuộc sống của họ và học hỏi từ đó. Vâng, chỉ có người bạn thân thiết và chân thành đó mới có thể là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi". Để cuối cùng, sau bao thăng trầm của cuộc sống ta chợt nhận ra rằng ta có rất nhiều người quen nhưng ta không có nhiều bạn - những người bạn thân thật sự.

Khi ta ngã quỵ và thế giới quanh ta dường như quá đen tối, trống rỗng, người bạn ấy sẽ nâng ta lên và làm cho thế giới bỗng sáng lên và lấp đầy những trống rỗng ấy. Người bạn ấy có thể dắt ta qua những giây phút khó khăn của cuộc sống, nắm lấy tay ta và nói rằng mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp. Cuộc sống không phải luôn trải hoa hồng, đôi khi ta phải đối mặt với những khó khăn tưởng như không thể vượt qua được, những thất bại tưởng nhủ có thể lam ta gục ngã. Ấy là khi ta hiểu rõ giá trị của tình bạn hơn hết. Bên cạnh gia đình, tình vêu, thì tình bạn chân thành là chỗ dựa vững chắc cho mỗi người trong cuộc sống. Người bạn thật sự là người biết khích lệ, động viên khi ta đang vươn lên, biết mừng vui khi ta hạnh phúc, biết bật khóc sẻ chia khi ta đau buồn, biết tìm đến ta khi ta cô đơn. Nếu cuộc đời khắc nghiệt khiến ước mơ, niềm tin của ta trong vùng giông bão thì bờ vai của một người bạn luôn là chỗ tựa an toàn cho ta. Những người bạn thật sự sống dựa vào nhau bằng niềm tin mạnh mẽ nhất. Chính niềm tin ấy khiến chúng ta có thể chia sẻ cùng nhau cả những điều tốt đẹp lẫn khó khăn nhất trong đời bằng nụ cười.

Có những người bạn đã đến bên ta, trao cho ta niềm tin, nghị lực, làm chỗ dựa cho ta khi mọi người đã quay lưng lại với ta, khi số phận dường như không mỉm cười với ta.

Bạn là người đến bên ta khi mọi người đã bỏ ta đi". Ai cũng mong mình có được một người bạn như vậy trong đời. Vậy ta phải làm gì để có một người ban như thế? "Cách duy nhất để có bạn tốt là chính bản thân mình phải là một người bạn chân thành"(Eurupide). Tô Hữu viết rằng :

"Lẽ nào vay mà không trả?

Sống là cho đâu chi nhận cho riêng mình. ”

Trong bất kì mỗì quan hệ nào cũng cần đến sự cho - nhận. Đặc biệt đối với tình bạn vì đó là một cuộc giao lưu vô vụ lợi của những người bình đẳng, không ai chỉ cho hoặc chỉ nhận. Ta hãy đối xử với bạn bè, yêu thương, quan tâm đến họ như chính bản thân mình. Hãy giúp đỡ mà không đòi hỏi trả công vì đến một lúc nào đó ta sẽ nhận lại được sự giúp đỡ của họ trong cuộc sống, và thường thì nó nhiều hơn những gì ta nghĩ mình có thể nhận được. Hãy san sẻ mà không toan tính, cho đi mà không chờ nhận lại. Hãy trao yêu thương từ đáy lòng chứ không phải vì những âm mưu vụ lợi, để đó là tình cảm của trái tim chứ không phái toan tính của lý trí... Một mối quan hệ lâu dài là những bài học phải học suốt đời. Học cách yêu thương và quan tâm đến người bạn của mình. Học cách tha thứ cho lỗi lầm và giúp họ tránh những sai lầm như vậy. Học cách chấp nhận khuyết điểm của người khác... Tình bạn đôi khi là những điều giản đơn mà đôi khi cuộc sống bộn bề làm ta quên đi mất. Đôi khi đó chỉ là ánh nhìn động viên, một cái siết tay lúc mềm yếu, hay một bờ vai, một sự yên lặng để lắng nghe tất cả nỗi lòng của bạn bè. Tình bạn không có khuôn mẫu cũng không có chuẩn mực nhất định để thể hiện. Nhưng luôn có những điều nhỏ nhặt, những tình cảm chân thành kết nốì những người bạn với nhau.

Có được một ngưòi bạn thân đã khó, giữ được tình bạn ấy còn khó hơn. Bạn hãy nắm một nắm cát đầy trong tay đi. Bạn biết không, nắm cát trong lòng bàn tay của bạn cũng giống như bạn bè của bạn vậy. Những hạt cát quá xa lòng bàn tay bạn sẽ theo kẽ hở giữa những ngón tay bạn mà rơi ra ngoài. Nếu bạn càng siết chặt bàn tay thì chúng càng rơi ra nhiều hơn. Chỉ có những hạt cát nằm giữa lòng bàn tay bạn, được giữ chặt trong đó mới còn lại mà thôi. Đó chính là những người bạn thân thiết mà chúng ta thật sự cần, những người bạn này sẽ ở lại với ta dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Nhưng, bạn thấy đó, những hạt cát này rất ít và dễ dàng rơi ra nếu ta không biết giữ gìn. Hãy giữ gìn và nâng niu chúng bằng tình cảm của mình. Chúng sẽ ở bên cạnh bạn và không rơi đi đâu.Cũng giống như cát, muốn giữ được bạn không phải nắm thật chặt mà phải biết nâng niu, trân trọng với tất cả sự yêu mến và tôn trọng.

Thực tế cuộc sống quanh ta đã chỉ ra rằng trong nhiều trường hợp có nhiều người đến với ta nhưng không phải là bạn ta. Chẳng hạn như khi bạn là một người giàu có, thành đạt, tương lai rộng mở, quanh bạn có nhiều người tìm đến nhưng có phải tất cả những người trong số họ đều là bạn của bạn? Họ  đến vì những mục đích gì? Cầu cạnh, nhờ vả, lợi dụng và biết đâu đấy, ngày khi bạn sa cơ họ lại chẳng lạnh lùng bỏ đi, không chút bận tâm. Vậy mới nói: " Bạn là người đến bên ta khi mọi người đã bỏ ta đi."

Tuy nhiên, trong thực tế cũng chỉ ra rằng có trường hợp mọi người quanh bạn bỏ đi và có người tìm đến với bạn nhưng không vì mục đích chia sẻ, giúp đỡ, không có mục đích tốt thì họ cũng không thể được coi là bạn.

Trong cuộc sống của chúng ta, có nhiều điều dễ dàng đến rồi đi, nhanh chóng và mỏng manh như một làn khói, dễ tan vỡ như lâu đài cát trước những cơn sóng gào. Chỉ có tình cảm là điều duy nhất có thể vượt qua mọi bão giông cuộc đời, là nền tảng, là gốc rễ cho mọi niềm vui và nguồn hạnh phúc. Và không có gì tuyệt vời hơn được trao gửi tình cảm của mình cho một người khác, và rồi cảm nhận được sự bình yên khi gọi nhau là bạn

3 tháng 11 2017

Trong cuộc sống, ta gặp gỡ nhiều người, cảm thấy thoải mái khi bên cạnh họ, ta giới thiệu với mọi người rằng đây là bạn ta.

Vào một giây phút nào đó trong cuộc sống, ta tìm được một người có thể thay đổi cuộc sống của ta dù chỉ một phần nhỏ. Đó là một người không chỉ là bên ta khi vui, khi thành công mà còn là người không rời bỏ ta khi buồn, lúc lâm nguy hay khi thất bại, khi những người xung quanh đã rời bỏ ta mà đi. Và ta gọi đó là một người bạn - một người bạn thân, một người bạn thật sự. Và ta tin rằng: "Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi".

Trong cuộc sống, ta gặp gỡ nhiều người, cảm thấy thoải mái khi bên cạnh họ, ta giới thiệu với mọi người rằng đây là bạn ta. Nhưng thực ra họ chỉ mới là những người quen biết. Có thể mời những người này đến nhà, cùng nhau đi chơi, cùng chia sẻ một số thứ. Nhưng không phải ai trong số họ cũng có thể trở thành người chia sẻ cuộc sống cùng với ta.

Bạn - hiểu đơn giản thì đó là người mà ta quen biết. Tuy nhiên không phải bất cứ ai ta quen cũng là bạn của ta. Một khi đã coi ai đã là bạn tức là người đó với ta phải có quan hệ thân thiết, gần gũi ở một mức độ nào đó, là người đồng cảm và chia sẻ với ta. Ấy là chưa kể những người bạn thân, những người luôn lắng nghe khi ta có chuyện rắc rối, luôn bên ta lúc ta khó khăn và giúp ta vượt qua cơn hoạn nạn. Chỉ có người bạn thân thật sự mới là người ta có thể cùng sẻ chia cuộc sống. Đó là người ta yêu quý, quan tâm và thường xuyên chia sẻ với họ những vui buồn và ngược lại. Đó là một người bạn khiến ta cảm thấy an tâm khi ở bên cạnh bởi lẽ ta biết chắc họ quan tâm đến ta, luôn ở bên ta những khi ta gặp khó khăn, buồn phiền. Đó cũng là người ngăn ta mắc sai lầm hoặc giúp ta sửa chữa khi ta phạm lỗi. Đó là người luôn gắn bó và ủng hộ ta.

Họ nắm lấy tay ta để tiếp thêm sức mạnh và niềm tin. Họ dõi theo từng bước chân của ta trên đường đời, ngược lại, ta cũng dõi theo cuộc sống của họ và học hỏi từ đó. Vâng, chỉ có người bạn thân thiết và chân thành đó mới có thể là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi". Để cuối cùng, sau bao thăng trầm của cuộc sống ta chợt nhận ra rằng ta có rất nhiều người quen nhưng ta không có nhiều bạn - những người bạn thân thật sự.

Khi ta ngã quỵ và thế giới quanh ta dường như quá đen tối, trống rỗng, người bạn ấy sẽ nâng ta lên và làm cho thế giới bỗng sáng lên và lấp đầy những trống rỗng ấy. Người bạn ấy có thể dắt ta qua những giây phút khó khăn của cuộc sống, nắm lấy tay ta và nói rằng mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp. Cuộc sống không phải luôn trải hoa hồng, đôi khi ta phải đối mặt với những khó khăn tưởng như không thể vượt qua được, những thất bại tưởng nhủ có thể lam ta gục ngã. Ấy là khi ta hiểu rõ giá trị của tình bạn hơn hết. Bên cạnh gia đình, tình vêu, thì tình bạn chân thành là chỗ dựa vững chắc cho mỗi người trong cuộc sống. Người bạn thật sự là người biết khích lệ, động viên khi ta đang vươn lên, biết mừng vui khi ta hạnh phúc, biết bật khóc sẻ chia khi ta đau buồn, biết tìm đến ta khi ta cô đơn. Nếu cuộc đời khắc nghiệt khiến ước mơ, niềm tin của ta trong vùng giông bão thì bờ vai của một người bạn luôn là chỗ tựa an toàn cho ta. Những người bạn thật sự sống dựa vào nhau bằng niềm tin mạnh mẽ nhất. Chính niềm tin ấy khiến chúng ta có thể chia sẻ cùng nhau cả những điều tốt đẹp lẫn khó khăn nhất trong đời bằng nụ cười.

Có những người bạn đã đến bên ta, trao cho ta niềm tin, nghị lực, làm chỗ dựa cho ta khi mọi người đã quay lưng lại với ta, khi số phận dường như không mỉm cười với ta.

Bạn là người đến bên ta khi mọi người đã bỏ ta đi". Ai cũng mong mình có được một người bạn như vậy trong đời. Vậy ta phải làm gì để có một người ban như thế? "Cách duy nhất để có bạn tốt là chính bản thân mình phải là một người bạn chân thành"(Eurupide). Tô Hữu viết rằng :

"Lẽ nào vay mà không trả?

Sống là cho đâu chi nhận cho riêng mình. ”

Trong bất kì mỗì quan hệ nào cũng cần đến sự cho - nhận. Đặc biệt đối với tình bạn vì đó là một cuộc giao lưu vô vụ lợi của những người bình đẳng, không ai chỉ cho hoặc chỉ nhận. Ta hãy đối xử với bạn bè, yêu thương, quan tâm đến họ như chính bản thân mình. Hãy giúp đỡ mà không đòi hỏi trả công vì đến một lúc nào đó ta sẽ nhận lại được sự giúp đỡ của họ trong cuộc sống, và thường thì nó nhiều hơn những gì ta nghĩ mình có thể nhận được. Hãy san sẻ mà không toan tính, cho đi mà không chờ nhận lại. Hãy trao yêu thương từ đáy lòng chứ không phải vì những âm mưu vụ lợi, để đó là tình cảm của trái tim chứ không phái toan tính của lý trí... Một mối quan hệ lâu dài là những bài học phải học suốt đời. Học cách yêu thương và quan tâm đến người bạn của mình. Học cách tha thứ cho lỗi lầm và giúp họ tránh những sai lầm như vậy. Học cách chấp nhận khuyết điểm của người khác... Tình bạn đôi khi là những điều giản đơn mà đôi khi cuộc sống bộn bề làm ta quên đi mất. Đôi khi đó chỉ là ánh nhìn động viên, một cái siết tay lúc mềm yếu, hay một bờ vai, một sự yên lặng để lắng nghe tất cả nỗi lòng của bạn bè. Tình bạn không có khuôn mẫu cũng không có chuẩn mực nhất định để thể hiện. Nhưng luôn có những điều nhỏ nhặt, những tình cảm chân thành kết nốì những người bạn với nhau.

Có được một ngưòi bạn thân đã khó, giữ được tình bạn ấy còn khó hơn. Bạn hãy nắm một nắm cát đầy trong tay đi. Bạn biết không, nắm cát trong lòng bàn tay của bạn cũng giống như bạn bè của bạn vậy. Những hạt cát quá xa lòng bàn tay bạn sẽ theo kẽ hở giữa những ngón tay bạn mà rơi ra ngoài. Nếu bạn càng siết chặt bàn tay thì chúng càng rơi ra nhiều hơn. Chỉ có những hạt cát nằm giữa lòng bàn tay bạn, được giữ chặt trong đó mới còn lại mà thôi. Đó chính là những người bạn thân thiết mà chúng ta thật sự cần, những người bạn này sẽ ở lại với ta dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Nhưng, bạn thấy đó, những hạt cát này rất ít và dễ dàng rơi ra nếu ta không biết giữ gìn. Hãy giữ gìn và nâng niu chúng bằng tình cảm của mình. Chúng sẽ ở bên cạnh bạn và không rơi đi đâu.Cũng giống như cát, muốn giữ được bạn không phải nắm thật chặt mà phải biết nâng niu, trân trọng với tất cả sự yêu mến và tôn trọng.

Thực tế cuộc sống quanh ta đã chỉ ra rằng trong nhiều trường hợp có nhiều người đến với ta nhưng không phải là bạn ta. Chẳng hạn như khi bạn là một người giàu có, thành đạt, tương lai rộng mở, quanh bạn có nhiều người tìm đến nhưng có phải tất cả những người trong số họ đều là bạn của bạn? Họ  đến vì những mục đích gì? Cầu cạnh, nhờ vả, lợi dụng và biết đâu đấy, ngày khi bạn sa cơ họ lại chẳng lạnh lùng bỏ đi, không chút bận tâm. Vậy mới nói: " Bạn là người đến bên ta khi mọi người đã bỏ ta đi."

Tuy nhiên, trong thực tế cũng chỉ ra rằng có trường hợp mọi người quanh bạn bỏ đi và có người tìm đến với bạn nhưng không vì mục đích chia sẻ, giúp đỡ, không có mục đích tốt thì họ cũng không thể được coi là bạn.

Trong cuộc sống của chúng ta, có nhiều điều dễ dàng đến rồi đi, nhanh chóng và mỏng manh như một làn khói, dễ tan vỡ như lâu đài cát trước những cơn sóng gào. Chỉ có tình cảm là điều duy nhất có thể vượt qua mọi bão giông cuộc đời, là nền tảng, là gốc rễ cho mọi niềm vui và nguồn hạnh phúc. Và không có gì tuyệt vời hơn được trao gửi tình cảm của mình cho một người khác, và rồi cảm nhận được sự bình yên khi gọi nhau là bạn



 

13 tháng 4 2019

Không có gì nghệ thuật hơn bản thân lòng yêu quý con người.” Đó là chân lí cuộc sống và cũng là chân lí của văn học. Nếu ví văn chương là con diều bay bổng trên trời cao bao la thì tình thương yêu chính là làn gió mát để nâng con diều ấy bay cao, bay xa đến những thăng hoa nghệ thuật và trường tồn với thời gian. Đọc những tác phẩm từ mọi thời, của mọi nhà văn, ta lại càng cảm nhận sâu sắc cái chân lí vĩnh cửu và xanh tươi ấy.

Mấy ai đã từng cố định nghĩa văn học là gì. Văn học được xác lập nhờ mối rung cảm thầm kín giữa con người và cuộc sống. Sống trong dòng chảy ngọt ngào của văn học, con người tắm mình trong tình cảm của nhà văn và của chính mình, Nhà văn phải luôn luôn đến với cuộc sống, để cảm nhận, khám phá, thẩm định nó. Văn học ra đời từ cuộc sống, văn học phải quay trở về để khám phá thể hiện lại cuộc sống. Song nếu chỉ dừng lại ở đó, ,văn học chưa là văn học, nó chỉ là cuốn biên niên sử thuần túy. Văn học chỉ thật sự là văn học khi nào từ cuộc sống ấy mà bật lên nét “cảm”, sự rung động của trái tim nghệ sĩ. Nhiệm vụ thiêng liêng của văn học chính là nuôi dưỡng tình thương trong con người, là đề cao tình thương và lên án những gì chà đạp lên giá trị nhân bản ấy.

Thế kỉ XV, đại thi hào Nguyễn Du viết “Đoạn trường tân thanh”. Trong đó, ta bắt gặp những sự thối nát, những cảnh trái ngang, nhưng hơn hết vẫn là một tấm lòng chan chứa nhân ái, yêu thương con người của Nguyễn Du. Truyện Kiều của ông có những hiện thực của “những điều trông thấy” nhưng phải được chắt ra từ những giọt nước mắt “đau đớn lòng”. Đó vừa là sự khẳng định, vừa là sự tiếp nối niềm tin về nhân cách và bản chất tốt đẹp của con người. Nếu sống thờ ơ ghẻ lạnh như một kẻ hành hương bàng quan, quyết Nguyễn Du không thể hòa vào với cuộc đời dâu bể của nàng Kiều để rung lên những tình cảm sâu lắng nhất. Ông đã đồng cảm với nàng Kiều và phát hiện ra cái cao thượng trong số phận tưởng chừng đã bị đạp xuống đáy sâu nhân cách ấy, cái trinh bạch trong con người Kiều giữa xã hội

Trong dòng văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám, Nam Cao qua “Chí Phèo” đã nói một lời thanh minh, một sự khẳng định về phẩm chất tốt đẹp đối với người nông dân trong bi kịch tha hoá. Nhà văn đã cho tình thương - chứ không phải điều gì khác - trở thành một ngọn lửa sưởi ấm trái tim con quỷ làng Vũ Đại. Ông dựng lên mối tình giữa hắn và Thị Nở, với giây phút thức tỉnh hiếm hoi khi lần đầu tiên cảm nhận hai chữ “tình thương”. Với tiếng thét nhức nhối tâm can: “Ai cho tao lương thiện”, cho người đọc nhận ra cái phần Người trong một kẻ tưởng như đã mất hết cả nhân hình và nhân tính.

Nhà văn Thạch Lam thì dùng những trang viết giàu chất thơ để nói lên khao khát của những người dân phố huyện khắc khoải đợi chờ ánh sáng của một thế giới khác hơn đến với cuộc sống tù túng, tẻ nhạt của mình (Hai đứa trẻ). Nguyên Hồng thì khắc hoạ những “rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại” của cậu bé ngày được gặp lại mợ trong “những ngày thơ ấu.” Ở đấy dường như không còn chỉ là vấn đề trái tim, mà là cái nhìn sắc sảo đã quyện hoà vào trong xúc cảm. Người nghệ sĩ phải có tình thương thì mới có thể sáng tác văn học, bởi chỉ có tình thương thì người ta mới vượt qua những bề nổi thông thường để phát hiện trong mỗi thân phận người những nỗi niềm sâu kín, những cảm xúc đa chiều đến vậy.

Và như thế, có một sự chuyển hóa trong tình yêu của tha nhân vào trong nỗi đau của người cầm bút. Và như thế, chính sự bận lòng với nhân tình thế thái, với thăng giáng lịch sử ấy đã biến tình cảm của con người thành tình cảm của một thời đại. Chỉ có thể từ tình thương yêu, nồng mặn gắn bó máu thịt với cuộc đời thì văn học mới mãi mãi đứng vững. Đó là thiên chức, là chiều sâu của văn học.Viết về cái xấu xa để cảnh tỉnh, báo động giúp con người sống với bản tính tốt đẹp của mình. Viết về cái tốt để nâng đỡ cái thiên lương của con người, để cuộc đời có nhiều công bằng và yêu thương hơn. Có những tác phẩm ríu ran với niềm vui cuộc sống, có những trang văn quằn quại với nỗi đau của cuộc đòi. Nhưng tất cả cũng chỉ nhằm mục đích là muốn thắp lên trong mỗi trái tim con người ngọn lửa của tình yêu thương, để một lần nữa chứng mình“thắng lợi của trái tim người trước cái ác.”, để một lần nữa chứng minh, gửi gắm trong văn chương nhiều nhất vẫn là tấm lòng nhân ái, là chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc và bền vững.

Càng hiểu thêm về cái gạch nối hữu cơ giữa văn học và lòng nhân ái, ta lại càng cảm thấy những gì mà mình đã học được chỉ như hạt cát giữa biển văn học mênh mông. Phải có đọc thêm, đọc thêm nữa, ta mới càng thấm thía hơn rằng cuộc đời thực không hề thơ mộng,không lãng mạn, không tuyệt đối, không lí tưởng mà còn biết bao nhiêu trái ngang, bộn bề, nhưng như thế thì nó lại càng đáng quý, đáng yêu hơn. Ta lại càng cảm thấy, mình đã học nghèo nàn biết bao nhiêu về văn chương - một môn học mà nếu thiếu nó thì người ta sẽ trở nên “câm lặng trước thế giới, bất lực trong tình cảm”. Ấy vậy mà, khi kết quả thi được như ta mong đợi, với vài lời nhận xét tốt trong ô điểm, ta đã vội chấp nhận và thoả mãn, ta có ngờ đâu đó chỉ là sự bắt đầu trên con đường học văn. Văn chương đâu phải chỉ là sự trình bày kiến thức, là một trò chơi trí tuệ, là sự phô diễn chữ nghĩa, là đúc câu luyện chữ. Và ta còn phải học, học nhiều lắm để thật sự viết ra được những dòng văn chương cất từ chất liệu cuộc đời, dùng ngôn ngữ mà nói hộ những tiếng lòng nín bặt, những nỗi đau câm lặng mà nhiều khi một con người suốt đời không thể bày tỏ. Những dòng văn được xây dựng từ lòng yêu thương con người khắc khoải và nồng đượm, để từ đó mà vun đắp cho những giá trị tinh thần chân chính và bền vững.

Và ta biết rằng, nếu một ngày nào đó, bài văn của ta chẳng được ai đếm xỉa, điểm thấp và chỉ toàn lời chê bai, ta vẫn sẽ học văn, sẽ thích văn và vẫn sẽ cầm viết. Bởi vì văn học đã là một món quà. Văn học đã dạy cho ta cách để trái tim mình luôn hướng về tha nhân ngoài kia còn đang chờ đợi ta, văn học đã dạy cho ta cách để đôi mắt luôn lắng dõi cho những số phận bất hạnh hơn ta, dạy cho ta cách lắng nghe tiếng đời đang xao động mỗi ngày, tiếng khóc thầm và tiếng cười hi vọng, dạy cho ta cách dùng tất cả lòng nhiệt thành và sự may mắn ta đã được nhận để quay trở lại kia, quay trở lại với cuộc đời nắng gió và những kiếp người nhọc nhằn lo toan, để giúp đỡ, quan tâm và hỗ trợ.

Và nếu ta cũng không thể viết, nếu trí ta bất lực không thể viết được một tác phẩm ra hồn, thì ta vẫn yêu văn và đọc văn. Bởi vì cuộc đời sao mà chông gai quá và mỗi con người đều đang bước trên những bậc thang chênh vênh. …. Ta chỉ mong sao, với những gì ta học được từ những tiết học văn, với những gì ta đọc được trong những tác phẩm văn học, ta sẽ luôn vin vào những điều tốt đẹp để bước qua được những thiếu sót, những hèn hạ trong bản thân mình. Để hoàn thiện mình mỗi ngày. Để rèn luyện trở thành một người tốt. Một người biết mang lại niềm vui. Một người có ích cho cuộc đời. Một người hành động vì tình thương. Một người hiểu hơn điều gì hết, rằng: học văn, trước tiên là học viết một từ ghép tuyệt đẹp “Nhân ái”.

13 tháng 4 2019

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một phong tục, đạo lý của riêng mình. Đó là cái họ tự hào, bảo vệ, giữ gìn từ thế hệ này sang thế hệ khác. Xem lại bảo tàng truyền thống Việt Nam, tình đoàn kết yêu thương con người từ lâu đã hình thành và tồn tại vĩnh hằng trông mỗi chúng ta.

Mỗi chúng ta ai cũng có một con tim để yêu thương. Tình thương, tình nhân ái là phẩm chất cao đẹp của con người. Đó là tình cảm rộng lớn đối với bạn bè, đồng chí, là những cử chỉ tốt đẹp mà ta dành cho những người xung quanh hàng ngày. Mặt khác, tình thương là sự mở mang lòng mình để đến với những người cùng khổ, chia sẽ với họ những gì ta có thể. Tình thương là sự lắng nghe, lắng nghe những gì người cùng khổ nói và lắng nghe con tim mình muốn đáp lại như thế nào. Không chỉ vậy, tình thương còn thể hiện trong văn chương. Như nhà văn Hoài Thanh đã nói “nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình thương và lòng vị tha. Trước hết văn học của ta đề cập đến tình cảm trong gia đình, bởi gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là chiếc nôi khởi nguồn và nuôi dưỡng của lòng nhân ái. Trong đó thì tình mẫu tử thì cao quí hơn cả. hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu” đã cho chúng ta thấy rằng: “tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là mối dây bền chặt không gì chia cắt được”. Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu sự hành hạ của bà cô, cha mất mẹ phải đi tha hương cầu thực, ấy vậy mà cậu không hề oán giận mẹ mình, ngược lại vô cùng kính yêu, nhớ thương mẹ. Câu chuyện đã làm rung động biết bao trái tim của độc giả. Không chỉ phản ảnh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Tiểu thuyết “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là minh chứng rõ nét cho điều này. Nhân vật “chị Dậu” được tác giả khắc họa thành một người phụ nữ điển hình nhất trong những năm 30-40. Chị là một người vợ thương chồng, yêu con, luôn ân cần, nhẹ nhàng chăm sóc cho chồng dù trong hoàn cảnh khó khăn, nguy khốn như thế nào. Chị Dậu đã liều mình, đánh trả tên lý trưởng để bảo vệ cho chồng, một việc mà ngay cả đàn ông trong làng cũng chưa dám làm. Thật đúng với câu ca dao:

“Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn”

Và chắc hẳn những người nào đã và đang học cấp 2 cũng đều biết đến chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Thật cảm động khi chứng kiến hai anh em Thành và Thủy chia tay nhau đầy nước mắt. Qua đó, văn học đã gởi đến chúng ta một tình cảm gắn bó giữa hai anh em với nhau trong gia đình:

“Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”

Từ tình yêu thương trong gia đình, mở rộng ra ngoài xã hội thì có tình yêu đôi lứa, tình bạn bè…hay nói chung là tình yêu thương đồng loại mà văn học cũng như người xưa luôn đề cập đến qua các câu ca dao như:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Hoặc câu:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Cùng với nghĩa đó, người xưa lại nghĩ ra truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” giúp ta hiểu rõ hơn về từ “Đồng bào”. Theo truyền thuyết thì mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đã sinh ra một trăm trứng và nở ra trăm con, năm mươi người con xuống biển sau này trở thành người miền xuôi, còn năm mươi người con khác lên núi sau này trở thành người dân tộc miền núi. Trước khi đi, Lạc Long Quân có dặn Âu Cơ rằng: sau này có gì khó khăn giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó cho thấy người xưa còn nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương, tương trợ nhau. Mỗi khi miền nào trên đất nước ta có hoạn nạn, thiên tai lũ lụt thì những nơi khác đều hướng về nơi ấy, chung sức chung lòng quyên góp, ủng hộ vật chất lẫn tinh thần.

Ngoài đời sống là thế, còn trong những câu chuyện cổ tích thì sao? Truyện cổ tích không đơn thuần chỉ là những câu chuyện hư cấu, tưởng tượng mà thông qua đó cha ông ta muốn gởi gắm những suy nghĩ, tình cảm thể hiện những ước mơ, niềm tin về công lí. Và hơn thế nữa là tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta, được lột tả một cách sâu sắc qua câu chuyện cổ tích “Thạch Sanh” quen thuộc.

Nhân vật Thạch Sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Không những thế, khi mười tám nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng lại mang cơm thết đãi họ trước khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến “Bài cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả:

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”

Rồi câu chuyện “Sọ Dừa” cũng không kém phần ý nghĩa. Tình thương người được thể hiện qua tình cảm của cô con gái út đối với Sọ Dừa. Cô út vẫn đưa cơm, chăm sóc Sọ Dừa một cách tận tinh mà không hề quan tâm đến hình dáng xấu xí của chàng. Điều này nhắc nhở chúng ta không nên phân biệt đối xử với người tàn tật, có hình dáng xấu xí, đánh giá con người qua vẻ bề ngoài bởi vì: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Con người thật sự của mỗi người chính là ở trong tâm hồn, tấm lòng của họ.

Bên cạnh việc ca ngợi những con người “Thương người như thể thương thân”, văn học cũng phê phán những kẻ ích kỉ vô lương tâm. Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong câu chuyện “Những ngày thơ ấu”, một người độc ác “Ngoài thon thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Bà cô nỡ lòng nào lại nói xấu, sỉ nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé – đứa cháu ruột của mình, lẽ ra bà cô phải đối xử tốt với bé Hồng để bù đắp lại những mất mát mà bé phải gánh chịu. Hay trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác bất nhân của tên cai lệ và người nhà lí tưởng. Chúng thẳng tay đánh đập những người thiếu sưu, đến những phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu mà chúng cũng chẳng tha. Thật là một bọn mất hết tính người. Còn những cấp bậc quan trên thì sao? Ông quan trong truyện “Sống chết mặc bay” là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong lúc nguy cấp, nhân dân đội gió dầm mưa để cứu đê thì quan lại ngồi ung dung đánh tổ tôm. Trước tình hình đó, ngoại trừ những tên lòng lang dạ sói như tên quan hộ đê thì có ai mà không thương xót đồng bào huyết mạch. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ mà hắn còn không quan tâm, bảo lính đuổi ra ngoài. Thật là lũ người bất nhân vô lương tâm phải không các bạn? Đến cuối truyện, khi quan lớn ù ván bài to thì cả làng ngập nước, nhà cửa bị cuốn trôi hết, tình cảnh trông thật bi thảm. Thật đau xót cho số phận người dân thời ấy.

Qua những tác phẩm văn học trên, chúng ta có thể thấy được rằng: Văn học Việt Nam luôn đề cao lòng nhân ái, ngợi ca tình yêu thương con người và cũng lên án kịch liệt những kẻ vô trách nhiệm, thờ ơ, độc ác, ích kỉ…Đây là minh chứng rõ nét cho tư tưởng nhân đạo, tình yêu thương cao cả…đã trở thành truyền thống cao cả quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như trong học tập để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:

“Còn gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”

Thế nhưng, bên cạnh cách sống tốt đẹp ấy cũng còn không ít kẻ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân. Họ sống sung sướng trên sự đau khổ của người khác. Họ ngoảnh mặt làm ngơ trước cảnh “màn trời chiếu đất” của đồng bào. Đó là những biểu hiện suy thoái về đạo đức nhân cách. Họ đáng để cho người đời phê phán và lên án.

Yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau là một lối sống đẹp, biết trọng nhân nghĩa. Ta phải biết đặt tình thương ấy đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh. Đừng để cho những kẻ lười biếng thụ động lợi dụng lòng tốt của ta mà trở nên ỷ lại, sống bám vào người khác. Ta cũng nên hiểu rằng giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống tức là ta đã góp phần làm cho đất nước tiến đến phồn vinh, hạnh phúc. Việc làm này xuất phát từ tấm chân tình, từ lòng thương yêu người, thương yêu đồng loại mới đáng trân trọng.

Nói tóm lại, người dân Việt Nam chúng ta có quyền tự hào về tất cả những gì cao đẹp được ông bà xưa truyền lại, nhất là ở tình đoàn kết thương người.

18 tháng 9 2021

Lòng yêu thương là một trong những phẩm chất cao đẹp của không chỉ mỗi cá nhân mà của cả nhân loại. Đối với tuổi trẻ, những con người đang bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, cần trau dồi trí tuệ nhưng nhất định không thể bỏ quên một giá trị cơ bản nhất khi làm người, đó là biết trân trọng giá trị của tình yêu thương.Tình yêu thương là những( trợ từ) xúc cảm phát ra tự đáy tâm hồn biểu hiện sự chia sẻ, thấu hiểu, đồng cảm với đồng loại. Nếu không biết yêu thương những cảnh đời bất hạnh; nếu không biết trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp và không biết nghiêm khắc rèn luyện, trau dồi nhân phẩm mình; không biết để cho trái tim mình trỗi lên những xúc cảm yêu thương thì đó là người có trái tim “tật nguyền” về cảm xúc hay nói cách khác là vô cảm. Vâng!( thán từ) Từ muôn đời nay, mối quan hệ giữa mẫu tử, phụ tử bao giờ cũng thiết lập bởi tình yêu thương và vì thế nó trở thành những tình cảm thiêng liêng bậc nhất của nhân loại. Cũng chính vì thế, mà mối tình cảm ấy đã đi vào đời sống văn chương và nó trở thành những vần thơ, những câu chuyện giàu tính nhân văn nhất. Bài thơ “Thư gửi mẹ” của Ê-xê-nhin – thi hào Nga đã lay động biết bao nhiêu trái tim con người. Câu chuyện Chử Đồng Tử trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam làm ta nhớ mãi về tấm lòng của Chử Cù Văn – người cha hết mực thương còn. Và còn biết bao câu chuyện về tình yêu thương khác nữa đã làm ngời sáng giá trị của tình người, tình đời. Mỗi mùa hè đến, những sinh viên với chiếc áo xanh của niềm tin và hi vọng đã lặn lội khắp nơi giúp đỡ những đồng bào khó khăn trên khắp dải đất này đã trở thành biểu tượng sáng đẹp về tình yêu thương, biết sống vì yêu thương. Câu chuyện Nguyễn Hữu Ân đã chia "Chiếc bánh thời gian" của mình để chăm sóc những bệnh nhân là hình ảnh đẹp mà tuổi trẻ cần học tập. Bên cạnh những thanh niên biết vun đắp, biết đối nhân xử thế bằng tình yêu thương, thì vẫn còn một số ít đang sống hờ hững, lạnh lùng, vô cảm với xung quanh. Lối sống ích kỉ ấy là một hiện tượng cần lên án, vì nó đi ngược lại với truyền thống trọng tình, quý nghĩa của cha ông ta. Ngày nay, sống trong xã hội. vân minh hơn, thì tình thương càng phải được, đề cao hơn. Đó là điều tuổi trẻ cần ý thức và nhận ra trách nhiệm sống của mình. Tuổi trẻ là đối tượng phải mang cho mình nhiều trọng trách nhất đối với chính bản thân, gia đình và xã hội. Vì thế, trong muôn vàn điều phải học trong kho tàng tri thức của nhân loại phải nhận thức đúng đắn tình thương là đỉnh cao của văn minh nhân loại. Hãy biết sống sẻ chia, cảm thông, thấu hiểu và hướng về cộng đồng, để hoàn thiện nhân cách mình và trở thành những công dân có ích nhé!( tình thái từ).

Cuộc sống của con người rất ngắn ngủi, chúng ta ai cũng chỉ có một vòng tuần hoàn của riêng mình. Chính vì thế, chúng ta hãy sử dụng quãng thời gian đó và sống thật có ích. Hãy yêu thương và chia sẻ, ta sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc. Mỗi chúng ta hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh, vì như thế chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người, cuộc sống này sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn. Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Ngoài ra, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Nhưng chắc hẳn chúng ta ai cũng biết, trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ, mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… những người này sẽ không có được tình yêu thương, sự quan tâm và giúp đỡ của người khác. Mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất trên đời, chúng ta hãy sống trọn vẹn yêu thương, hết mình với con đường mình đã chọn để sau này không có gì phải hối tiếc.

Xin k bn nhá!

11 tháng 5 2021

        Cuộc sống có vô vàn những điều mới lạ, và trong đó có những thứ khiến con người cảm thấy vô cùng quý giá, trân trọng, không có bất kỳ thứ gì có thể đóng đếm hay mua được bằng tiền. Đó chính là tình yêu thương. Tình yêu thương giúp con người trở nên hạnh phúc, vui vẻ, một con người biết yêu thương chính là người có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn.

Tình yêu thương là gì? Đó chính là sự sẽ chia mà mỗi người dành cho nhau, một thứ tình cảm thiêng liêng xuất phát từ nơi con tim. Đó chính là sự đồng cảm, và một tinh thần đồng loại mà con người dành cho con người. Tình yêu thương có vô vàn hình trạng, nó như một viên đá ngũ sắc lung linh. Tuy nó vô hình nhưng lại hữu hình, luôn xuất hiện vào cuộc sống hằng ngày. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra hay không thể nhận ra bởi tình yêu thương nó vô cùng đơn giản, và gần gũi. Bố mẹ bạn yêu bạn, anh chị người thân bạn chăm sóc cho bạn, bạn bè bạn lo lắng cho bạn…. Tình yêu thương chính là tình thân, tình nghĩa. Mỗi chúng ta đều sinh ra may mắn được sống trong tình yêu của cha của mẹ, chúng ta được gắn kết bởi tình yêu nồng nàn từ cha mẹ, từ người mang chung dòng máu với ta. Và khi chập chững vào lớp học, chúng ta biết đến tình yêu thương mới đó chính là tình bạn. Những người bạn là người xa lạ, được gắn kết với chúng ta bởi sự sẽ chia, bởi niềm vui và nổi buồn, bởi các cuộc trò chuyện, bởi sự giúp đỡ. Và cứ thế, trên đường đời sẽ xuất hiện rất nhiều tình yêu thương. Trong đó có một loại tình cảm, được gọi là tình yêu, đó là sự đồng điệu của hai tâm hồn, một chủ đề mà các nhà thơ như Xuân Diệu, Huy Cận, Xuân Quỳnh, Puskin,…. họ viết lên những câu thơ, những bài tình ca ngọt ngào để ca ngời tình yêu, mang đến một sự thăng hoa bất tận. Và còn có một tình yêu đất nước, dân tộc, chúng ta sống trên cùng một tổ quốc, cùng một mảnh đất, chung tiếng nói và màu da vì thế, chúng ta dành tình cảm đồng thân đó cho nhau.

 Tình yêu thương giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa được. nó trìu tượng đến mức khó hiểu. Nhìn đứa trẻ mồ côi nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn, nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình li tán, của cãi mất mát…..chúng ta cảm thấy sao xót xa, sao đau lòng quá. Tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt quá, nhưng trái tim con người là thế, tình yêu thương là vô tận. Và rồi, vì yêu vì thương chúng ta sẵn sàng giúp đỡ, bỏ tâm huyết chăm lo xây dựng các nhà tình thương tình nghĩa, để bao bọc các em nhỏ mồ côi, để cho các cụ già neo đơn có một mái nhà, để những người tàn tật, những trẻ em bị mặc bệnh hiểm nghèo có thể được chữa trị,…Dù là âm thầm giúp đỡ, hay công khai giúp đỡ, họ đều không cần mọi người biết đến, không cần mọi người tuyên dương, ghi danh. Chỉ cần nơi nào có tình yêu thương, nơi đấy thật ấm áp, và hạnh phúc.

Nhưng có biết bao người lại quên mất đi tình yêu thương, họ bị sự ồn ào của cuộc sống, bị lu mờ bởi vật chất nên để tình yêu thương nguội lạnh. Vì cái tôi, vì cuộc sống đơn điệu của bản thân  mà họ bỏ mặc những thứ xung quanh. Có nhiều người đã mắc căn bệnh “Vô Cảm”, bị dửng dưng trước những hoàn cảnh đáng thương, sợ giúp đỡ người khác, sợ bị mang vạ vào thân…. Vì vậy, họ không biết nói tiếng sẻ chia, cứ khư khư trong vỏ bọc của riêng mình. Và từ đó, luôn sống trong ngờ vực, đố kị, ganh ghét,…Chúng ta nên phê phán, nên chỉ cho họ thấy sống là cần biết cho đi, chứ không chỉ là sự nhận lại, để họ có thể được hòa nhập vào thế giới tràn ngập yêu thương.

Thật tuyệt vời vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẻ cho đời màu sắc của hòa bình, của hạnh phúc. Tình yêu thương chính là một phẩm chất đạo đức nhân cách cao quý mà ai ai cũng nên có và phát huy.

Tương thân tương ái là một đạo lý cao đẹp, là truyền thống của người Việt Nam chúng ta. Truyền thống ấy được thể hiện thông qua nhiều những câu ca dao, tục ngữ chẳng hạn như “lá lành đùm lá rách”. Tình thương giữa con người với con người vì thế mà được đề cao. Trong văn học, tình thương cũng luôn được nhắc tới như một lẽ tất yếu. Con người quả thực chẳng thể nào sống mà không có tình thương.

Khởi nguồn của văn học với những truyền thuyết, chúng ta đã biết đến dân tộc Việt Nam được sinh ra từ cái bọc trăm trứng. Như vậy, tất cả chúng ta đều là anh em một nhà mà đã là anh em một nhà thì cần phải yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Sau này, để tiếp tục cho người đời sau hiểu về tình thương giữa con người với nhau thì người xưa lại tiếp tục đúc kết lại thành những câu ca dao. Rồi tiếp sau đó là những mẩu truyện ngắn, những tác phẩm văn chương đặc sắc.

Khi nói về tình cảm giữa anh em trong một nhà, chúng ta có thể nhớ đến ngay câu ca dao: “Anh em như thể tay chân, Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”. Câu ca dao nói về sự gắn bó khăng khít giữa anh em trong một gia đình giống như tay với chân nên cần phải biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Thậm chí ngay cả với những người không cùng chung huyết thống như đều là anh em trong một nước thì cũng cần phải đoàn kết thương yêu nhau như câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Hay như câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” cũng là ý nói người dân sống trong cùng một đất nước thì phải biết thương yêu lẫn nhau.

Sau này, những tác phẩm văn chương lớn hơn cũng xoay quanh tình thương của con người. Văn chương thể hiện tình thương mà trước hết đó là tình cảm giữa những con người trong gia đình. Đọc Những ngày thơ ấu, chúng ta thấy được tình mẫu tử thiêng liêng giữa bé Hồng và mẹ của mình. Mẹ, người đã sinh thành ra chúng ta, chỉ một tiếng gọi ấy thôi cũng đủ khiến cho bao người phải xúc động. Ngay cả khi mẹ của cậu phải bỏ lại cậu để đi tha hương cầu thực thì tình yêu mà bé Hồng dành cho mẹ cũng không bao giờ nguôi. Cậu bé yêu mẹ, thương mẹ và kính mẹ.

Cùng với tình mẫu tử, văn chương cũng ca ngợi tình cảm vợ chồng. Người xưa có câu “Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn” cho ta thấy sức mạnh của tình nghĩa vợ chồng lớn đến nhường nào. Trong văn học, ta cũng thấy được có những mối tình vợ chồng sâu đậm, khăng khít. Chẳng hạn như tình cảm của chị Dậu dành cho chồng của mình. Là phụ nữ chân yếu tay mềm nhưng khi thấy chồng bị đánh, chị đã dám lao mình vào để bảo vệ chồng. Hành đồng ấy của chị mới cao đẹp làm sao.

Một thứ tình cảm nữa không thể không nhắc đến là tình cảm của anh em trong một nhà như trong câu chuyện Cuộc chia tay của những con búp bê. Ngay cả những con búp bê cũng không nỡ xa nhau mà hai anh em Thành và Thuỷ lại phải chia ly. Thật khiến cho người đọc xúc động biết bao.

Rồi thì tình làng nghĩa xóm cũng được ca ngợi nhiều trong văn học. Người xưa có câu “hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau” hay “bán anh em xa mua láng giềng gần” ý nói những người sống gần gũi với nhau thì nên giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn. Chính những lúc khó khăn chúng ta mới thấy rằng người bên cạnh mình là người quan trọng nhất. Tuy không phải là anh em mà lại gần gũi hơn cả anh em.

Qua những dẫn chứng trên đây, chúng ta có thể thấy rằng văn học và tình thương gần như là một. Văn học là sự phản ánh của tình thương. Văn học cho con người ta nhìn thấy tình thương, xích người ta lại gần với nhau hơn. Nhờ có văn học, tâm hồn của con người mới được rộng mở. Từ ấy, chúng ta biết yêu, biết thương và biết trân trọng cuộc đời này.

27 tháng 4 2021

Bạn dựa dàn ý mà làm nhé:

Mở bài

- Giới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc.


Tinh thần đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của người Việt Nam, trải qua bao thế hệ, lịch sử. Tinh thần ấy cho đến nay vẫn luôn được kế thừa và phát huy trong xã hội. Và, trong trận đại dịch COVID-19 vừa qua, tiunh thần ấy lại được thăp sáng, trở thành phong trào vô cùng rộng lớn, mạnh mẽ.

Thân bài

- Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc


Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn. Tình thần ấy được mô tả qua nhiều câu ca dao, tục ngữ ngàn xưa của ông bà ta: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn” hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”…

- Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc.

+ Đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc đất nước, là việc nên làm, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội.

 

+ Tinh thần đoàn kết dân tộc khiến con người biết bao dung, biết cách cho, nhường nhịn và sẻ chia.


+ Tinh thần đoàn kết giúp đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp. Mỗi người biết cách nhìn cuộc sống một cách tích cực hơn. Chúng ta có thể nhìn thấy truyền thống dân tộc ấy được phát huy trong tình hình chống “giặc” COVID-19.


- Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể.


Dịch bệnh COVID-19 đã càn quét, gây ảnh hưởng về sức khỏe, kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Là một nước nằm trong vùng ảnh hưởng của dịch bệnh, Việt Nam đã có những cách xử lý tuyệt vời, làm thế giới thán phục. Có thể nói, chính nhờ sức mạnh của tinh thần đoàn kết đã giúp đát nước ta bước đầu chiến thắng trên mặt trận chống virus SARS-CoV2.


+ Ngay từ lúc dịch bệnh bùng phát, giữa bối cảnh nhiều quốc gia hoang mang lo lắng, chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm, thể hiện trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ công dân, tạo điều kiện đón họ trở về từ vùng dịch. Phương ngôn của Thủ tướng chính phủ lúc đó chính là “Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỉ lại phía sau, trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19”.


+ Các hoạt động thiện nguyện, “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.


+ Cây ATM phát gạo miễn phí. Các thành phố lớn, quy tụ đông đảo những người lao động nhập cư tỏng đại dịch bị thất nghiệp đã được các bạn trẻ, mạnh thường quân quan tâm, hỗ trợ. Trong thời gian cách lý, nhiều nhóm thiện nguyện đã tổ chức địa điểm phát đồ ăn, nước uống. Hay ở Sài Gòn, những tiệm kinh doanh ăn uống tự nguyện dống của, tập trung phục vụ nấu cơm chay ngày 2 bữa, phát cho dân nghèo…

 

+ Sự hi sinh của các bác sĩ tuyến đầu chống dịch COVID-19.


+ Học sinh, sinh viên các trường đại học phát khẩu trang, nước rửa tay cho người dân.


+ Phong trào giải cứu dưa hấu, giải cứu tôm hùm,... khắp các tỉnh thành.


- Phê phán những hành động xấu


Bên cạnh những việc làm tốt đẹp, thể hiện tinh thần đoàn kết đó, có không ít trường hợp ích kỉ, lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi cá nhân.


+ Nâng mức giá khẩu trang, dung dịch rửa tay lên cao để kiếm chác lợi nhuận.


+ Tệ hại hơn nữa là kinh doanh khẩu trang giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ.


+ Tung tin đồn thất thiệt về dịch bệnh, gây hoang mang dư luận…


- Phát huy tinh thần đoàn kết

Qua những hành động tốt đẹp, ý nghĩa đó giúp ta thêm yêu, tự hào về dân tộc hơn. Là người con của Việt Nam, chúng ta cần nhắc nhở bản thân phải giữ gìn và nhân rộng tinh thần ấy.

Kết bài

- Khẳng định, đúc kết lại vấn đề.