Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Sử dụng hiệu quả điệp ngữ từ “Tiếng gà trưa”, có tác dụng nối mạch cảm xúc, gợi nhắc kỉ niệm lần lượt hiện về.
- Viết theo thể thơ 5 chữ phù hợp với việc vừa kể chuyện vừa bộc lộ tâm tình.
Bạn tham khảo nha
nghệ thuật:
+)cách diễn đạt t/cảm tự nhiên
+)sử dụng h/ảnh thơ bình dị,chân thực
+)điệp''tiếng gà trưa''nối mạch cảm xúc gợi nhắc kỉ niệm.
+)thể thơ ngũ ngôn(5 chữ) phù hợp vừa kể chuyện vừa bộc lộ cảm xúc
⇒nội dung
1)tiếng gà trưa gợi những kỉ niệm đẹp tuổi thơ,t/cảm gđ đã làm sâu sắc hơn tình yêu quê hương,tổ quốc
2)những kỉ niệm về người bà tràn ngập tình yêu thương làm cho người lính thêm vững bước trên con đường ra mặt trận
uộc sống muôn hình vạn trạng không thể thiếu sự đóng góp của văn chương. Để đề cao vai trò và tác dụng tích cực của vản chương đối với đời sống tâm hồn con người Hoài Thanh khẳng định: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có".
Trong những chức năng cùa văn chương, người ta chú ý nhất đến chức năng truyền cảm. Nghĩa là văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc cho ta. Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, một câu chuyện cổ tích đến từ nước Nga rất xa xôi và tất nhiên có khá nhiều tình tiết xa lạ đối với chúng ta về văn hóa và phong tục. Thế nhưng chúng ta vẫn xúc động trước lối sống đầy ân nghĩa của chú cá vàng và vẫn căm ghét trước sự tham lam của mụ vợ. Chúng ta thường nghe nói: lòng tham của con người là vô đáy. Nhưng có lẽ đối với nhiều người, phải đọc đến tác phẩm này, chúng ta mới lần lượt hình dung về sự vô đáy của lòng tham.
Chúng ta lại nhớ đến "Bài học đường đời đầu tiên" nhớ đến chú Dế Mèn vốn hay cà khịa, hung hăng và hống hách. Trò nghịch ngợm tinh quái của Mèn đã khiến chị Chốc trút cờn giận tày đình lên người Dế Choắt. Nỗi đau và sự ân hận của Dế Mèn vì thế mà cũng là một bài học lớn đối với mỗi chúng ta. Nó răn dạy chúng ta, nhắc nhở chúng ta hãy trận trọng trong mỗi lời ăn tiếng nói và trong mỗi hành động của mình.
Những bài học, những cảm xúc mà chúng ta vừa mới nêu ra, có thể với một số người, nó bắt đầu từ cuộc sống thế nhưng với rất nhiều người nó được "truyền sang” từ những tác phẩm văn chương. Vì thế mà dân gian ta mới có câu sách là người bạn lớn. Nó dạy ta những bài học nhân sinh và nghĩa lý ở đời.
Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.
Một dẫn chứng khác đó là truyễn thuyết " Con Rồng Cháu Tiên ". Ai cũng biết mình là dòng giống Lạc Hồng nhưng truyện thuyết đó còn đem đến cho ta niềm tự hào không phải chỉ về Cha Rồng Mẹ Tiên mà còn tự hào về anh em chúng ta " Khi sinh ra đều đẹp đẽ hồng hào khỏe mạnh" và hơn thế nữa câu chuyện nhắc nhở chúng ta biết yêu thương đoàn kết giữa các dân tộc trong cùng đất nước bởi vì "Chúng ta là anh em ruột thịt".
Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.
Chép lại đoạn thơ cuối:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
-Biện pháp tu từ: Điệp ngữ: vì (4 lần)
Tác dụng: nhấn mạnh nguyên nhân cháu chiến đấu
Trong đoạn thơ cuối của bài thơ Tiếng gà trưa, nhà thơ Xuân Quỳnh có viết:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cx vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ(lặp lại từ "vì" 4 lần) nhằm mục đích nhấn mạnh nguyên nhân người cháu(cx là người chiến sĩ) ra trận chiến đấu:Vì xóm làng, vì Tổ quốc, vì bà, vì tiếng gà cục tác.
Tham khảo:
Biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ
Tác dụng:Việc nhắc lại câu thơ " Đêm nay Bác không ngủ ". Muốn nói lên được tình cảm của bác trong câu thơ của mỗi khổ thơ. Câu thơ ấy thể hiện Bác là một con người yêu thương dân, lo lắng cho dân. Một lòng muốn bảo vệ nước. Bác thương các chiến sĩ, vì muốn trận đấu ngày mai giành thắng lợi, Bác ân cần chăm sóc họ. Tình thường bao la rộng lớn như biển cả. Nhà thơ muốn mọi người hiểu về tấm lòng, về con người cũng như tính cách của Bác.
" Trăng lồng cổ thụ // bóng lồng hoa "
Câu thơ thứ 2 trong bài cảnh khuya sử dụng nghệ thuật : tiểu đối , điệp từ , nhân hóa.
Tác dụng : Hiện lên cảnh trăng chiến khu với cảnh vật hoà quyện, ấm áp, quấn quýt.
=> Câu 1 và 2: Bức tranh thiên nhiên đẹp, lung linh, gần gũi, sống động, huyền ảo.
Sông núi nước Nam
-Thể thơ ngắn gọn,xúc tích.
-cảm xúc dồn nén trong hình thức nghị luận trình bày ý kiến
-lựa chọn ngôn ngữ, giọng hùng hồn,đanh thép, dõng dạc.
Sông núi nước Nam:
- Là lời khẳng định chủ quyền, lãnh thổ của nước Nam
-Ý chí kiên quyết bảo vệ độc lập dân tộc.
Nghệ thuật:
- Giọng điệu dồn nén cảm xúc, dõng dạc, dứt khoát
- Ngôn ngữ lựa chọn
Phò giá về kinh:
- Hào khí của dân tộc ta ở thời nhà Trần được tái hiện qua sự kiện lịch sử chống giặc Mông- Nguyên chiến thắng Hàm Tử- Chương Dương
- Phương châm giữ nước vững bền
Nghệ thuật :
- Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào
- Cảm xúc dồn nén bên trong tư tưởng
cảm mơn bn