Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
việt nam nằm ở đới khí hậu nhiệt đới
nhiệt đới có đặc điểm là nắng nhiều mưa nhiều nên khiến VN là nước có đa dạng sinh học cao
- Trên bản đồ thế giới, nước Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
+ Bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào và Campuchia trên đất liền.
+ Đông và Nam giáp Biển Đông, có biên giới biển với các nước Trung Quốc, Philippin, Malaysia. Đông Nam. Giáp vịnh Thái Lan có biên giới biển với Campuchia, Thái Lan
- Phần trên đất liền nằm trong khung của hệ tọa độ địa lý sau : điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở vĩ độ 8o37’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở kinh độ 102o10’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lý của nước ta còn kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6o50’B và từ khoảng kinh độ 101oĐ đến trên 117o20’Đ tại Biển Đông.
Như vậy, Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương rộng lớn. Kinh tuyến 105oĐ chạy qua đất nước khiến đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực giờ (múi giờ) thứ 7 tính từ giờ gốc (còn gọi là giờ quốc tế - GMT).
- Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
+ Vùng đất là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo ở nước ta với tổng diện tích là 331.212 Km2 (Niên giám thống kê 2006).
+ Việt Nam có chủ quyền trên một vùng biển khá rộng, khoảng trên một triệu Km2 tại Biển Đông.
+ Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian không giới hạn độ cao, bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
a) Vị trí địa lí
- Nước Việt Nam nằm ở phía rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
-Trên đất liền, nước ta giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Camphuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Thái Lan.
- Hệ tọa độ địa lí:
+ Phần đất liền:
● Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
● Điểm cực Nam ở vĩ độ 8o34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
● Điểm cực Tây ở kinh độ 102o09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
● Điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài với khoảng vĩ độ 6o50’B và từ khoảng kinh độ 101o Đ đến 117o20’Đ tại Biển Đông.
- Kinh tuyến 105o Đ chạy qua lãnh thổ nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.
b)Phạm vi lãnh thổ
-Bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
- Vùng đất : gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo, có tổng diện tích là 331 212 km2.
- Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế có diện tích khoảng 1 triêu km2 và thềm lục địa.
- Vùng trời Việt Nam là không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
- Chúc bạn học tốt !
- Đây là câu trả lời của mình :
:) 1, Giới hạn là từ xích đạo đến vòng cực,gồm eo đất Trung Mĩ, các quần đảo trong biển Ca-ri-bê và toàn bộ lục địa Nam Mĩ.
2, Phụ thuộc chặt chẽ vào nước ngoài.
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
+ Địa hình đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích
+ Đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích của cả nước, núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm khoảng 1%.
- Hướng nghiêng chung của địa hình là hướng tây bắc – đông nam, đồng thời là hướng chính của các dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn và các hệ thống sông lớn. Hướng vòng cung là hướng của các dãy núi, các sông của vùng núi Đông Bắc và là hướng chung của địa hình Nam Trường Sơn.
- Cấu trúc địa hình nước ta rất đa dạng và phân chia thành các khu vực.
+ Khu vực đồi núi: bao gồm địa hình núi, chia thành 4 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trường Sơn, Nam Trường Sơn và địa hình bán bình nguyên, đồi trung du.
+ Khu vực đồng bằng: có hai đồng bằng lớn và dải đồng bằng ven biển.
- Địa hình nước ta là đặc trưng địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa với quá trình xâm thực và bồi tụ diễn ra mạnh mẽ.
- Địa hình nước ta chịu tác động mạnh mẽ của con người.
- Tây Trang (Điện Biên), Pa Háng (Sơn La), Na mèo (Thanh Hóa), Nậm Cắn (Nghệ An), Cầu Treo (Hà Tỉnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị)
- Bờ Y (Kon Tum), Lệ Thanh (Gia Lai), Hoa Lư (Đăk Nông), Xa Mát, Mộc Bài (Tây Ninh), Vĩnh Xương (An Giang), Xà Xía (Kiên Giang).
-Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
+Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.
+Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.
- Cấu trúc địa khá đa dạng.
+ Địa hình nước ta có cấu trúc được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ nét theo độ cao, thấp dân từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng.
+Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
- Hướng tây bắc-đông nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
- Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam).
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
+ Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.
+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.
Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: con người làm giảm diện tích rừng tự nhiên dẫn đến quá trình xâm lược, bóc mòn ở đồi núi tăng: tạo thêm nhiều dạng địa hình mới (đê sông, đê biển,…)
a) Đặc điểm :
- Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam (diễn ra trong khoảng 2 tỉ năm, kết thúc cách đây 542 triệu năm).
- Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay (chủ yếu tập trung ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn và Trung Trung Bộ).
- Các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai và đơn điệu (cùng với sự xuất hiện thạch quyển, lớp khí còn rất mỏng, thuỷ quyển mới hình thành và sự sống ra đời, nhưng còn sơ khai nguyên thuỷ).
b) Ý nghĩa : Đây là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam.
. Đặc điểm của giai đoạn Tiền Cambri:
- Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam
+ Diễn ra trong 2 đại Thái cổ và Nguyên sinh
+ Thời gian diễn ra khoảng 2 tỷ năm và kết thúc cách đây 542 triệu năm.
- Diễn ra trong 1 phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay, tập trung ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn và Trung Trung Bộ
- Các điều kiện cổ địa lý còn rất sơ khai và đơn điệu (mới có sự xuất hiện của thạch quyển, khí quyển, thủy quyển; các sinh vật còn rất sơ khai, nguyên thủy: tảo, động vật thân mềm)
Ý nghĩa:
- Đây là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam
- Phần lãnh thổ được hình thành là các đơn vị nền móng cổ: Khối Vòm song Chảy, Hoàng Liên Sơn, địa khối sông Mã, Kon Tum.
- Bão từ Biển Đông thổi vào nước ta.
- Bão di chuyển vào nước ta theo hướng đông – tây, vào tháng 9 với tần suất 1,3 đến 1,7 cơn bão/tháng; vào tháng 10 với tần suất từ 1 đến 1,3 cơn bão/ tháng.
- Bão di chuyển vào nước ta theo hướng đông – tây bắc, vào tháng 8 với tần suất từ 1 đến 1,3 cơn bão tháng; vào tháng 6,7 với tần suất từ 0,3 đến 1 cơn bão/tháng.
- Bão di chuyển vào nước ta còn theo hướng đông – tây nam, vào tháng 11 và 12 với tần suất từ 0,3 đến 1 cơn bão/tháng.
a. Ý nghĩa tự nhiên.
- Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương; liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương; trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng quý giá.
- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo.
- Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai; bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm nên cần có biện pháp phòng chống tích cực và chủ động.
b. Ý nghĩa kinh tế, văn hóa – xã hội và quốc phòng.
- Về kinh tế.
+ Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế.
+ Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho Lào, các khu vực đông bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc.
Chính vì vậy, vị trí địa lý thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Về văn hóa – xã hội.
Vị trí địa lí đã tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Về an ninh quốc phòng.
+ Nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới.
+ Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa sống còn trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
Ý nghĩa của vị trí địa lý Việt Nam :
- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa : giàu nhiệt, ẩm và ánh sáng, khí hậu có hai mùa rõ rệt là mùa đông bớt nóng và khô, mùa hạ nóng và mưa nhiều.
- Nằm trên vành đai sinh khoáng Châu Á-Thái Bình Dương và là nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư sinh vật nên có nguồn tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú.
- Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên : theo Bắc-Nam, Đông-Tây, thấp-cao.
* Khó khăn : Thường chịu nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh…