Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo: Câu tục ngữ “Có chí thì nên” tức là ý muốn khuyên dạy con người về tầm quan trọng của ý chí trong việc thực hiện những ước mơ, những khát vọng, thường là việc to lớn như thế nào khó khăn đến cỡ nào, chỉ cần bản thân chúng ta có ý chí, có nghị lực, kiên cường vượt qua mọi thử thách gian lao, quyết không nản chí.
THAM KHẢO:
Câu tục ngữ “Có chí thì nên” tức là ý muốn khuyên dạy con người về tầm quan trọng của ý chí trong việc thực hiện những ước mơ, những khát vọng, thường là việc to lớn như thế nào khó khăn đến cỡ nào, chỉ cần bản thân chúng ta có ý chí, có nghị lực, kiên cường vượt qua mọi thử thách gian lao, quyết không nản chí.
Tham khảo nha:
Ông bà ta có câu: Có chí thì nên. “Chí” chính là chí hướng, là hoài bão, là nghị lực. Chỉ cần có đủ những thứ ấy, ắt sẽ làm nên chuyện. Thực vậy, trong cuộc sống này, để đạt được thành công, hoàn thành được ước mơ, thì ta buộc phải đối mặt với những cam go, thử thách, khó nhọc. Phải vượt qua những điều ấy, thì mới chạm tay được đến thành công. Và để làm được, thì ta cần phải có nghị lực, có ý chí kiên cường. Tựa như một học sinh, để đạt được thành tích tốt thì phải chăm chỉ học tập, vượt qua những cám dỗ của bao thú vui khác. Ngược lại, nếu như sống mà không có nghị lực, không có chí hướng, cứ gặp khó khăn là từ bỏ, thấy vất vả là chán nản, thì mãi sẽ không bao giờ hoàn thành được việc gì, chứ đừng nói đến thành công. Ý chí, nghị lực không tự nhiên sinh ra, và nó cũng không phải là mãi mãi. Chúng ta cần phải khơi dậy và nuôi dưỡng nó trong chính mình. Như tạo dựng ước mơ, để ra những mục tiêu ngắn… Cứ như thế, dần hình thành một quy luật trong mình. Như vậy, câu tục ngữ Có chí thì nên thực sự là một bài học ý nghĩa mà ông cha truyền lại cho chúng ta.
Tham khảo nha bạn :
Ngày nay, có biết bao nhiêu người vừa mới gặp khó khăn là đã từ bỏ, nản chí. Thế nhưng bên cạnh đó còn có những con người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”
gày nay, có biết bao nhiêu người vừa mới gặp khó khăn là đã từ bỏ, nản chí. Thế nhưng bên cạnh đó còn có những con người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”.
“Có chí thì nên”: một bài học giáo dục cho con trẻ rất hay của người xưa, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ hiện nay. Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu cầu tiến ngày càng nhiều trong xã hội. Dường như chính bản thân họ, đúng hơn là sự tự giác, tự thân vận động đã bị mất đi trong cái tiện nghi đầy đủ. Vì lẻ đó mà học lại sống một cách an nhàn, thiếu sự nỗ lực, ý chí cầu tiến. Và sẽ tai hại hơn khi chính họ chưa được rèn luyện, được dạy cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến. Mặc khác còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ tất cả mọi thứ. Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh, một khía cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ từ tạo ra. Một cái vỏ bọc của sự bi quan. Họ chỉ thấy cái xấu, cái bất lợi trước mắt nhưng lại quên đi lợi ích lâu dài. Bên cạnh đó lại có những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ cuộc. Chuyện này đã quá quen thuộc. Việc từ bỏ nhanh chóng ấy là do người đó thiếu sự tự tin, cầu tiến, họ sợ thất bại, họ không dám nhìn nhận sự thật dù có thể là phủ phàng. Và cũng đôi khi có nhiều người đã nổ lực hết sức mình để vượt qua thử thách nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn. Điều đó lại càng dẫn đến việc người ấy sẽ bị áp lực đè nặng, để rồi nản chí, dừng cuộc đua nửa chừng trong khi bản thân học chỉ mới đi một phần ba chặng đường. Thật ra chẳng có gì mới lạ cả. Con người từ cổ chí kim vẫn chạy đường trường trên cái lối mòn, ngặt nghèo này. Bù lại-và cũng chính từ đó mà ra?- xã hội loài người vẫn luôn trọng vọng những ai đạt được mục đích của mình, và mục đích càng cao lại càng thêm vinh dự. Cái chính yếu và được đề cao vẫn lài cái quyết tâm, chừng nào còn bền gan trên đường; cho dù đã thất thểu, hay chỉ còn thoi thóp; thì tệ lắm cũng vẫn được người đời khen tặng là có chí hướng, có nghị lực. Vì vậy, chúng ta cứ cố gắng hết sức của mình, hãy sử dụn chính khả năng, con người thật của ta thì dù có thất bại đi chăng nữa, chúng ta cũng vui long. Điều đó đâu đáng để ta buồn, có thật bại mới có thành công, có nghị lực mới đạt được kết quả.
Bàn về ý nghĩa, tầm quan trọng của ý chí, nghị lực, em vô cùng tin tưởng vào sự đúng đắn của câu tục ngữ Có chí thì nên.
Câu tục ngữ đã trực tiếp khẳng định sức mạnh của ý chí. Rằng nếu có ý chí kiên cường, có nghị lực bền vững thì ta ắt sẽ thành công. Bởi vì mỗi khi gặp khó khăn, gian lao, thử thách ta rất dễ chán nản và có suy nghĩ bỏ cuộc. Chính ý chí kiên định sẽ vực ta dậy, tôi luyện cho ta tinh thần vững chãi để tiếp tục bước đi trên con đường chinh phục ước mơ.
Tựa như khi phải học thuộc một bài thơ thật dài, nhìn thôi là đã muốn bỏ cuộc. Thì ý chí sẽ giục dã ta kiên trì hơn, nỗ lực hơn, tiếp thêm cho ta động lực ngồi vào bàn và học thuộc bài thơ ấy. Hay như năm xưa, trong những năm tháng kháng chiến, bao khó khăn, thiếu thốn và hi sinh cũng đâu chùn được bước chân của các anh chiến sĩ. Bất chấp tất cả, họ vẫn lao ra tiền tuyến, cầm súng và chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc. Tất cả là vì họ có ý chí sắt đá kiên trung.
Từ đó, ta có thể khẳng định được rằng ý chí là nhân tố quan trọng không thể thiếu được trên con đường chinh phục thành công. Đúng như ông cha ta vẫn thường nói “Có chí thì nên”
Tham khảo
“Chí” ở đây tức là ý chí, là nghị lực của con người vượt qua mọi khó khăn trắc trở để hướng tới những lý tưởng, hoài bão, tốt đẹp, là một sức mạnh tinh thần mà mỗi con người đều cần thiết phải trang bị cho mình, thì mới có thể vững bước trên đường đời. “Nên” có nghĩa là thành công, thành đạt, hoàn thành được mục tiêu ước vọng mà bản thân con người đã đặt ra. Như vậy toàn bộ câu tục ngữ “Có chí thì nên” tức là ý muốn khuyên dạy con người về tầm quan trọng của ý chí trong việc thực hiện những ước mơ, những khát vọng, thường là việc to lớn như thế nào khó khăn đến cỡ nào, chỉ cần bản thân chúng ta có ý chí, có nghị lực, kiên cường vượt qua mọi thử thách gian lao, quyết không bỏ cuộc thì chắc chắn sẽ có được thành công, được kết quả tốt đẹp ngoài mong đợi.
Như vậy tại sao trong cuộc sống muốn thành công con người lại cần phải có một ý chí vững mạnh, lòng quyết tâm không đổi dời? Đó là bởi vì, phàm là tất cả mọi khát khao, ước vọng của con người đều cần phải cố gắng nỗ lực mới có được, sống trên đời không ai cho không ai cái gì, cũng không bao giờ có chuyện “há miệng chờ sung” dễ dàng. Chúng ta rõ ràng không thể mãi dựa dẫm vào cha mẹ, gia đình, mà buộc bản thân chúng ta phải tự tạo lập cho mình một con đường, một tương lai tốt đẹp, phải có cuộc sống độc lập và tự chủ, sống có ý nghĩa giữa trần đời. Thế nhưng việc trưởng thành và đạt đến được mục tiêu và lý tưởng là cả một quá trình dài và có nhiều chông gai thách thức, một khi ước vọng của ta càng to lớn, phi thường thì những khó khăn lại càng nhiều hơn gấp bội. Chính vì vậy nếu bản thân không có được ý chí mạnh mẽ và sự quyết tâm to lớn, chúng ta sẽ dễ dàng từ bỏ ngay khi mọi chuyện vừa mới bắt đầu, mà nếu đã từ bỏ thì làm gì có thành công nào cho chúng ta nữa. Đặc biệt trong cuộc sống chúng ta vẫn thường hay nghe câu “Thất bại là mẹ thành công”, chỉ rõ một điều rằng có những thành công được sinh ra từ rất nhiều lần thất bại liên tiếp. Mà hiển nhiên rằng thất bại là điều không ai mong muốn, nó sẽ mang đến cho con người ta những cảm xúc tiêu cực, chán nản và thất vọng, dễ khiến người ta buông xuôi nhất, Chính những lúc như thế này đây thì sức mạnh của ý chí chính là thứ kéo con người ta vực dậy sau thất bại, đôn đốc tạo động lực cho chúng ta bắt đầu lại một lần nữa, khiến chúng ta có niềm tin về những thành công đang chờ đợi phía trước. Trái lại những ai thiếu ý chí, thiếu nghị lực có lẽ ngay từ lần thất bại đầu tiên họ đã mặc định rằng bản thân mình vĩnh viễn không thể thành công được. Nhưng bản thân họ lại không hề ý thức được rằng trong cuộc sống thất bại và thành công chiếm tỉ lệ ngang nhau, trong 100 người thì chỉ có một vài người may mắn thành công ngay lần đầu mà thôi, số còn lại là dựa vào sức mạnh của ý chí, niềm tin, và nghị lực phi thường, biết vực dậy sau vấp ngã, biết tổng kết đúc rút kinh nghiệm từ những thất bại mà họ gặp phải thành một bí kíp chuẩn bị cho những thành công sau này. Mà phàm càng là những thành công khó có được phải chịu nhiều gian lao, vất vả thì lại càng đáng quý, đáng trân trọng và bản thân chúng ta cũng có được nhiều kinh nghiệm sâu sắc, những bài học quý giá từ những gì ta đã trải qua hơn là những thứ đạt được quá dễ dàng. Để lấy ví dụ cho câu tục ngữ “Có chí thì nên” này thì có lẽ đã có quá nhiều tấm gương nổi tiếng, đơn cử như Hồ Chí Minh với hơn 30 năm trời buôn ba nơi hải ngoại, nhiều lần bị thực dân, và các thế lực thù địch bắt giam, kết án, phải chịu sống trong những hoàn cảnh ngặt nghèo gian khó “Sớm ra bờ suối, tối vào hang/Cháo bẹ rau măng đã sẵn sàng”. Thử hỏi rằng nếu không có một ý chí mạnh mẽ một nghị lực phi thường, và tấm lòng yêu nước thương dân kiên trung không dời đổi thì làm sao có được một đất nước Việt Nam tươi đẹp như ngày hôm nay. Mà như Bác nói nguyện vọng của Bác, lý tưởng của Bác là khiến cho nhân dân được ấm no, đất nước được độc lập, như vậy có thể thấy thành Hồ Chủ tịch đã tạo dựng cho cả non sông Việt Nam cũng như chính bản thân mình những thành tựu rực rỡ và vĩ đại. Tuy nhiên để có được những thành công ấy, cả Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam đã phải đánh đổi bằng rất nhiều những thất bại và xương máu, cùng với việc lấy ý chí kiên cường, tinh thần lạc quan làm động lực, thúc đẩy suốt mấy chục năm trời. Một tấm gương khác có thể kể đến Cao Bá Quát người lúc còn nhỏ đi học nổi danh là viết chữ xấu như gà bới, vì quá xấu hổ ông đã nhiều đêm thức muộn để luyện chữ sao cho thật đẹp, thậm chí tự cột ngược tóc lên trần nhà, cùm chân vào bàn học để ép mình luyện chữ. Cứ như thế sau nhiều năm khổ luyện không ngừng nghỉ ông đã luyện được nét chữ “rồng bay phượng múa” tiếng thơm lan xa khắp vùng, nhiều người ngưỡng mộ đến tìm xin chữ đem về nhà treo. Ngoài ra có thể kể đến một tấm gương khác ấy là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, người bị liệt cả hai tay thế nhưng với lòng hiếu học, ông quyết không từ bỏ, kiên trì luyện viết bằng chân cuối cùng trở thành một nhà giáo, và người truyền động lực cho nhiều các thế hệ trẻ cho đến tận hôm nay.