Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời đó là:
- Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.
- Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.
- Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.
- Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.
- Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,...
- Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.
- Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.
- Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.
2
Lời giải chi tiết
- Thời gian: phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi nổ ra sau đồng bằng nhưng lại tồn tại bền bỉ và kéo dài.
- Quy mô: diễn ra rộng khắp ở cả Nam Kì, Trung Kì, Tây Nguyên, Tây Bắc,…
- Ý nghĩa: Phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi đã trực tiếp góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.
- Nguyên nhân thất bại: Hoạt động riêng lẻ, thiếu liên kết nên dễ bị tiêu diệt.
Trả lời :
1. Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời đó là:
- Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.
- Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.
- Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.
- Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.
- Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,...
- Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.
- Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.
- Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.
2.Lời giải chi tiết
- Thời gian: phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi nổ ra sau đồng bằng nhưng lại tồn tại bền bỉ và kéo dài.
- Quy mô: diễn ra rộng khắp ở cả Nam Kì, Trung Kì, Tây Nguyên, Tây Bắc,…
- Ý nghĩa: Phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi đã trực tiếp góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.
- Nguyên nhân thất bại: Hoạt động riêng lẻ, thiếu liên kết nên dễ bị tiêu diệt.
- Phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp ở vùng trung du và miền núi nổ ra muộn nhưng lại kéo dài (phong trào diễn ra đồng thời với cuộc xâm lược, bình định của Pháp).
- Phong trào diễn ra rộng khắp như ớ Nam Kì, Trung Kì, Tây Nguyên, Tây Bắc.
- Phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi đã trực tiếp góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.
Tham Khảo !
- Thời gian: phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi nổ ra sau đồng bằng nhưng lại tồn tại bền bỉ và kéo dài.
- Quy mô: diễn ra rộng khắp ở cả Nam Kì, Trung Kì, Tây Nguyên, Tây Bắc,…
- Ý nghĩa: Phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi đã trực tiếp góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.
- Nguyên nhân thất bại: Hoạt động riêng lẻ, thiếu liên kết nên dễ bị tiêu diệt.
tham khảo:
- Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi diễn ra muộn hơn nhưng phát triển mạnh mẽ, diễn ra bề bỉ và lâu dài.
- Diễn ra ở khắp các vùng miền núi.
- Có sự tham gia của các dân tộc thiểu số như Thái, Mường, Mông, Dao, Hoa, Khơ- me và các dân tộc Tây Nguyên.
- Hỗ trợ cho các cuộc đấu tranh của đồng bào ở vùng đồng bằng
- Góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của Pháp.
Như sau :
Nhận xét về phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX :
- Phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp ở vùng trung du và miền núi nổ ra muộn nhưng lại kéo dài (phong trào diễn ra đồng thời với cuộc xâm lược, bình định của Pháp).
- Phong trào diễn ra rộng khắp như ớ Nam Kì, Trung Kì, Tây Nguyên. Tây Bắc.
- Phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi đã trực tiếp góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.
Nhận xét về phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX :
- Phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp ở vùng trung du và miền núi nổ ra muộn nhưng lại kéo dài (phong trào diễn ra đồng thời với cuộc xâm lược, bình định của Pháp).
- Phong trào diễn ra rộng khắp như ớ Nam Kì, Trung Kì, Tây Nguyên. Tây Bắc.
- Phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi đã trực tiếp góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.
Các cuộc khởi nghĩa chống Pháp của đồng bào miền núi là:
+)Ở Nam Kỳ có cuộc đấu tranh của người Thượng, người Khơme, người Xtiêng.
+)Ở miền Trung có cuộc đấu tranh do Hà Văn Mao(người Mường) và Cầm Bá Thước (người Thái lãnh đạo)
+)Ở Đông Bắc Kỳ, bùng nổ phong trào của người Dao, người Hoa.
+)Ở vùng Tây Bắc, đồng bào các dân tộc Thái, Mường,Mông........đã tập hợp dưới ngọn cờ của Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giaps, lập căn cứ kháng Pháp ở Lai Châu, Sơn La và hoạt động mạnh lên lưu vực sông Đà.
Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa vũ trang kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX từ năm 1884 đến năm 1913.
Đáp án cần chọn là: B
tham khảo
Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, truyền thống đó lại trỗi dậy, tạo thành sức mạnh vô địch đập tan bè lũ cướp nước và bán nước, bảo vệ sự trường tồn của đất nước. Lịch sử chỉ ra rằng, để truyền thống yêu nước trở thành mạch nguồn sức mạnh, giai cấp lãnh đạo phải có đường lối chính trị đúng đắn, tin vào sức mạnh của quần chúng, lấy lợi ích của dân tộc làm thượng tôn, thực sự là ngọn cờ dẫn dắt, tập hợp toàn dân tộc tạo thành một khối thống nhất chống lại kẻ thù chung. Ngược lại, nếu truyền thống yêu nước không được khơi dậy và phát huy trở thành sức mạnh của dân tộc thì mất nước là điều khó tránh khỏi. Thực tế bài học từ cuộc kháng Pháp xâm lược cuối thế kỷ 19, thời Nguyễn là một minh chứng.
Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tiến công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Với truyền thống yêu nước nồng nàn và ý chí kiên cường, bất khuất, trong suốt nửa cuối thế kỷ 19 (1858-1896), đông đảo nhân dân trên khắp mọi miền đất nước đã anh dũng chiến đấu, tích cực cùng quan quân triều đình hoặc tự mình đứng lên chống thực dân Pháp.
Ngay từ khi thực dân Pháp đánh chiếm Đà Nẵng, nhân dân nơi đây, đặc biệt là các đội dân binh đã luôn tích cực ủng hộ, phối hợp với quân triều đình do danh tướng Nguyễn Tri Phương chỉ huy, chống lại quân xâm lược. Khi thực dân Pháp không thực hiện được âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh”, buộc phải chuyển hướng tiến đánh Nam Kỳ (tháng 2-1859), đông đảo nhân dân Nam Kỳ đã tích cực tham gia chống Pháp, kể cả sau khi triều đình ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (năm 1862) thừa nhận việc cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ thuộc nước Pháp. Quân Pháp luôn phải đối mặt với những “trung tâm kháng chiến ở khắp mọi nơi, chia nhỏ ra vô cùng, hầu như có bao nhiêu người An Nam thì có bấy nhiêu trung tâm kháng chiến”[1].
Sau khi chiếm xong Nam Kỳ (năm 1867), thực dân Pháp hai lần đánh ra Bắc Kỳ vào các năm 1873, 1882-1883. Năm 1874, triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất, chính thức thừa nhận chủ quyền của Pháp đối với 6 tỉnh Nam Kỳ. Sau khi đánh thẳng vào Huế, đổ bộ lên cửa Thuận An, thực dân Pháp từng bước gây áp lực buộc triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước Hác-măng (ngày 25-8-1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (ngày 6-6-1884). Đến đây, triều đình nhà Nguyễn hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp xâm lược. Mặc dù vậy, phong trào chống Pháp của nhân dân ta vẫn tiếp tục dâng cao và phát triển sang một giai đoạn mới: Chống Pháp đi đôi với việc chống triều đình đầu hàng. Bất chấp sức mạnh của kẻ thù và sự phản kháng của triều đình Huế, hưởng ứng lời kêu gọi Cần Vương, nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc tiếp tục vùng lên chống Pháp. Bên cạnh đó là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân, tất cả đều chung một mục đích đứng dậy chống giặc, cứu nước.
Như vậy, cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược của triều đình nhà Nguyễn ngay từ đầu đã luôn có sự ủng hộ, phối hợp của nhân dân. Trên thực tế, quan quân nhà Nguyễn cũng đã giành được một số thắng lợi. Cuộc chiến đấu ở mặt trận Đà Nẵng đã gây cho Pháp nhiều tổn thất, buộc chúng phải từ bỏ chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” và chuyển hướng vào Gia Định. Tại Gia Định, từ giữa tháng 2 đến tháng 3-1859, quân dân ta tiếp tục gây cho Pháp nhiều khó khăn, buộc chúng phải rút đại bộ phận ra ứng cứu cho lực lượng nguy khốn ở Đà Nẵng. Đáng kể nhất là chiến thắng trong hai trận Cầu Giấy (ngày 21-12-1873 và 19-5-1883), quân triều đình do Hoàng Tá Viêm chỉ huy phối hợp với quân Lưu Vĩnh Phúc chiến đấu đập tan hai cuộc hành quân của Pháp, hai tên chỉ huy là trung tá F.Garnier và đại tá H.Rivière tử trận.
Sau mỗi thắng lợi, quân dân ta phấn khởi, sẵn sàng xông lên tiêu diệt quân xâm lược. Bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, phong trào chống Pháp nổi lên khắp nơi, như: Trương Định ở Gò Công; Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá, Hà Tiên; Thiên Hộ Dương (Vũ Duy Dương) ở Đồng Tháp Mười; Phong trào Cần Vương do Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi khởi xướng với các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, như; Khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hóa), Khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên), Khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh); các cuộc đấu tranh tự phát của nông dân... Các văn thân, sĩ phu yêu nước, những người đứng đầu các cuộc đấu tranh đã dựa vào dân, tin tưởng vào sức mạnh và ý chí quật cường của nhân dân, trở thành ngọn cờ quy tụ, đoàn kết nhân dân chống Pháp. Truyền thống yêu nước quật cường của dân tộc trỗi dậy mạnh mẽ, nhân dân khắp cả nước tích cực đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược, bảo vệ đất nước.
Trong khi đó, đối lập với phong trào đấu tranh của nhân dân, triều đình nhà Nguyễn với tư tưởng “chủ hòa” chi phối đã không dám hiệu triệu quan quân và đông đảo nhân dân thừa thắng xốc tới, trái lại còn ra lệnh cho quan quân lui binh và từng bước bắt tay hòa hoãn, ký với Pháp những điều ước bất lợi, đi đến đầu hàng Pháp, chống lại dân, từ bỏ vai trò lãnh đạo, bỏ rơi, thậm chí ngăn cản, phá hoại phong trào chống Pháp của nhân dân. Nhiều đề nghị cải cách nhằm canh tân đất nước, đưa đất nước thoát khỏi họa xâm lăng bị triều đình Nguyễn khước từ. Những vấn đề cốt tử để giữ nước như cố kết nhân tâm, khơi dậy và phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước của nhân dân, canh tân đất nước, chấn chỉnh quân đội, mở rộng giao lưu với các nước văn minh… đã không được triều đình Nguyễn thực hiện. Thái độ, hành động đó của triều đình nhà Nguyễn thể hiện rõ sự suy yếu, mất lòng dân, không quy tụ và phát huy được truyền thống yêu nước bất khuất của nhân dân dưới ngọn cờ chống Pháp.
Mặc dù nhân dân khắp từ Nam chí Bắc liên tục vùng lên chiến đấu và thực dân Pháp phải mất gần 4 thập kỷ (1858-1896) mới hoàn thành công cuộc đánh chiếm và bình định Việt Nam, nhưng do các phong trào đấu tranh chủ yếu tự phát, thiếu sự tổ chức và lãnh đạo thống nhất, nên chưa thúc đẩy, động viên và khai thác triệt để sức mạnh của dân tộc. Dù đã viết nên những trang sử hết sức oanh liệt, nhưng cuộc kháng Pháp cuối thế kỷ 19 dưới triều Nguyễn đã “chỉ có thể dấy lên rồi tắt, chính vì thiếu lực lượng lãnh đạo đủ năng lực”[2]. Ngoài những nguyên nhân khách quan của thời đại, đây chính là nguyên nhân chủ quan, cơ bản, có vai trò quyết định nhất, thể hiện trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước; đồng thời cũng là bài học sâu sắc về đường lối cứu nước nhằm quy tụ, cố kết nhân tâm, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc.
Từ bài học lịch sử trong cuộc kháng Pháp cuối thế kỷ 19, để khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) hiện nay, cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:
Một là, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam-ngọn cờ quy tụ, tập hợp lực lượng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân nhằm khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc
Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (năm 1930) và đóng vai trò lãnh đạo cách mạng nước ta, các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân ta từ giữa thế kỷ 19 tuy diễn ra liên tục nhưng đều thất bại; nguyên nhân là do chưa có một đội tiền phong lãnh đạo với đường lối chính trị đúng đắn, nhằm khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, chống lại kẻ thù chung. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, với đường lối cách mạng đúng đắn, khoa học dựa trên cơ sở nền tảng lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đoàn kết một lòng, tạo nên một lực lượng to lớn và rộng khắp, anh dũng đấu tranh, đưa sự nghiệp cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; của các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc; của sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước quá độ đi lên CNXH. Sự lãnh đạo của Đảng trở thành tất yếu, là cơ sở bảo đảm cho mọi thắng lợi của cách mạng nước ta.
Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực có những diễn biến phức tạp, khó lường; xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi, thời cơ mới, chúng ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu chống phá cách mạng với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Đặc biệt, chúng ra sức tuyên truyền, xuyên tạc hòng hạ thấp, đi tới phủ nhận vai trò và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam; đòi đa nguyên, đa đảng, phi chính trị hóa quân đội, tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng... Chính vì vậy, cần tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam là một tất yếu khách quan, là sự lựa chọn của chính lịch sử dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và sự nghiệp quốc phòng, an ninh.
Từ bài học lịch sử của cuộc kháng Pháp xâm lược cuối thế kỷ 19 và thực tiễn hơn 80 năm lãnh đạo cách mạng, để Đảng ta tiếp tục làm tròn sứ mệnh cao cả của mình trước dân tộc, trước nhân dân, là ngọn cờ tập hợp và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, mọi chủ trương, chính sách của Đảng phải xuất phát từ lợi ích tối cao của quốc gia-dân tộc, của nhân dân. Đặc biệt, trong sự nghiệp cách mạng hiện nay, cùng với phát huy nội lực, cần tiếp tục kiên định thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Muốn vậy, phải chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu; nâng cao bản lĩnh, trí tuệ, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, để Đảng thực sự “là đạo đức, là văn minh”. Cần tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Nghị quyết Trung ương 7, khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X cùng các chỉ thị, nghị quyết của Quân ủy Trung ương về công tác xây dựng Đảng, tập trung xây dựng Đảng bộ Quân đội trong sạch, vững mạnh ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ.
Hai là, củng cố và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam cho thấy ý nghĩa to lớn, quyết định của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong việc khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, thực hiện đánh giặc “toàn dân”, “toàn diện”. Một trong những nguyên nhân thất bại của cuộc kháng Pháp cuối thế kỷ 19 chính là do triều đình nhà Nguyễn đã không quy tụ và phát huy được sức mạnh đại đoàn kết, truyền thống yêu nước của nhân dân. Chính vì vậy, từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng xây dựng và phát huy vai trò của Mặt trận dân tộc thống nhất với nhiều hình thức, biện pháp phong phú, phù hợp với từng giai đoạn cách mạng. Đảng xác định việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở đồng thuận xã hội là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; nguồn sức mạnh tổng hợp, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm mọi thắng lợi của cách mạng. Hơn 80 năm lãnh đạo cách mạng nước ta, Đảng đã xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững chắc, từ đó phát huy cao độ lòng yêu nước, chí căm thù giặc, tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của toàn dân, toàn quân, quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Bằng sức mạnh tổng hợp đó, quân và dân ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, càng đánh càng mạnh, càng thắng lớn và giành những thắng lợi quyết định cả trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, để củng cố và phát huy vai trò của MTTQ, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị về vị trí, tầm quan trọng của sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Quan tâm xây dựng MTTQ Việt Nam và các đoàn thể quần chúng vững mạnh, thực sự là ngọn cờ tập hợp, dẫn dắt quần chúng và làm tốt chức năng phản biện xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, sức mạnh vật chất, tinh thần của nhân dân, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội và củng cố mối quan hệ đoàn kết toàn dân tộc. Đối với cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân, cần tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Phong trào Thi đua Quyết thắng, tạo chuyển biến mạnh mẽ trên các lĩnh vực công tác, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng quân đội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới.
Ba là, xây dựng nền quốc phòng toàn dân (QPTD) vững mạnh, củng cố “thế trận lòng dân”, thực hiện “quân với dân một ý chí”
Từ những bài học lịch sử trong quá khứ, trong đó có bài học từ cuộc kháng Pháp xâm lược thời Nguyễn, có thể khẳng định, nền QPTD và thế trận chiến tranh nhân dân (CTND) là yếu tố có ý nghĩa quyết định tạo nên sức mạnh tổng hợp để phát huy tinh thần yêu nước, giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Chính vì vậy, xây dựng nền QPTD, thế trận CTND vững mạnh là chủ trương chiến lược xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta; là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị, trong đó Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt. Đó cũng chính là việc “lo giữ nước từ khi nước chưa nguy” đã được cha ông ta thực hiện thành công trong lịch sử.
Trong những năm qua, trên cơ sở quán triệt, thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về xây dựng nền QPTD, thế trận CTND, như: Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22-9-2008 của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới; Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết Đại hội XII của Đảng… các cấp, các ngành, các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nền QPTD gắn với thế trận CTND ngày càng vững chắc. Trên cơ sở đó, trong giai đoạn tiếp theo, cần tiếp tục xây dựng khu vực phòng thủ trên từng địa bàn chiến lược theo hướng “vững toàn diện, mạnh trọng điểm”; xây dựng thế trận QPTD gắn với thế trận an ninh nhân dân, trong đó đặc biệt coi trọng xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc. Đẩy mạnh và thực hiện tốt công tác dân vận, tạo cơ sở để xây dựng mối quan hệ gắn bó đoàn kết quân-dân, thực hiện “quân với dân một ý chí”. Quán triệt, triển khai thực hiện tốt nội dung chiến lược quân sự, chiến lược quốc phòng Việt Nam. Tập trung xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân, nhất là Quân đội nhân dân vững mạnh, làm nòng cốt cho toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Phát huy sức mạnh toàn dân, toàn xã hội, gắn với thế trận QPTD; có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phải được chuẩn bị từ thời bình, có khả năng sẵn sàng chuyển hóa thành thế trận CTND bảo vệ Tổ quốc khi có chiến tranh xảy ra, bảo đảm giành thắng lợi trong mọi tình huống.
Bốn là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc và ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia cho toàn quân, toàn dân
Ý thức sâu sắc về vai trò và sức mạnh của truyền thống yêu nước trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cách mạng. Yêu nước không chỉ ở nhận thức, ở khẩu hiệu tuyên truyền chung chung mà phải thể hiện ở hành động thiết thực, cụ thể. Người yêu cầu: “Phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”[3]; phải “đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta”[4].
Làm theo tư tưởng của Người, trong bối cảnh tình hình hiện nay, để tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, không thể không khơi dậy và nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc về đất nước Việt Nam tươi đẹp, về trang sử hào hùng của dân tộc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại trong đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, cũng thẳng thắn nhìn nhận những bài học và nguyên nhân không thành công về việc khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước trong quá khứ để rút kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai.
Để thực hiện điều đó, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước trong đông đảo nhân dân, cán bộ và bộ đội bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động, cụ thể, phù hợp với từng đối tượng, trong đó đặc biệt coi trọng giáo dục trong nhà trường, giáo dục thông qua các tổ chức chính trị-xã hội và các phương tiện truyền thông; qua đó, nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, thực hiện chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Mỗi người dân cần được bồi dưỡng và nâng cao ý thức về việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xác định đó là nhiệm vụ thiêng liêng, là trách nhiệm cao cả đối với non sông đất nước. Toàn quân cần thực hiện có hiệu quả Đề án “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới”, gắn với thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 87-CT/QUTW của Thường vụ Quân ủy Trung ương về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”. Từ đó, nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng và tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ, biến thành sức mạnh vật chất to lớn, sẵn sàng cùng toàn dân đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của kẻ thù, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Từ cuộc kháng Pháp xâm lược cuối thế kỷ 19 thời Nguyễn, bài học khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước càng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta cần tiếp tục phát huy khí phách quật cường, truyền thống yêu nước anh dũng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, đưa sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” tiếp tục giành được những thắng lợi to lớn hơn nữa, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Refer
Câu 1 :
- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): Thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn.
- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): Chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
- Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.
=> Qua những hiệp ước trên, ta thấy triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta.
Câu 2 :
- Lãnh đạo khởi nghĩa đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.
- Lực lượng tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân , nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).
- Các cuộc khởi nghĩa bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến, không phát triển thành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn quốc.
- Mặc dù chiến đấu dũng cảm nhưng cuối cùng phong trào vẫn thất bại, chứng tỏ sự non kém của những người lãnh đạo, đòng thời phản ánh sự bất cập của ngọn cờ phong kiến trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.
- Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quí báu.
Câu 3:
Khởi nghĩa của Nguyễn Văn Giáp ở Sơn Tây và Tây Bắc (1883-1887)
Nghĩa hội Quảng Nam của Nguyễn Duy Hiệu.
Khởi nghĩa Hương Khê (1885–1896) của Phan Đình Phùng, Cao Thắng ở Hương Khê, Hà Tĩnh.
Khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn ở Nghệ An.
Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương, vì:
- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
THAM KHẢO:
câu 1)
- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): Thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn.
- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): Chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
- Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.
=> Qua những hiệp ước trên, ta thấy triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta.
câu 2)
Phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX đều có điểm chung:
- Mục đích: chống Pháp, chống triều đình phong kiến.
- Lãnh đạo: đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.
- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).
- Quy mô: diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc
- Hình thức: đấu tranh vũ trang, ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị,...
- Tính chất: do hệ tư tưởng phong kiến chi phối, mang tính “Cần Vương”
- Kết quả: Đều thất bại
- Ý nghĩa: Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm qúy báu.
câu 3)
1-Khởi nghĩa Bãi Sậy ( 1883 – 1892 )
2-Khởi nghĩa Ba Đình ( 1886 – 1887 )
3-Khởi nghĩa Hương Khê ( 1885 – 1896 )
4-Khởi nghĩa Yên Thế ( 1884 – 1913 )
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương :
- Về ý thức trung quân của Phan Đình Phùng và những người lãnh đạo. Phan Đình Phùng từng làm quan Ngự sử trong triều đình Huế. Với tình cương trực, thẳng thắn, ông đã phản đối việc phế lập của phe chủ chiến nên ông đã bị cách chức, đuổi về quê. Tuy vậy, năm 1885. Ông vẫn hưởng ứng khởi nghĩa và trở thành lãnh tụ uy tín nhất trong phong trào Cần vương.
- Khởi nghĩa Hương Khê được chuẩn bị và tổ chức tương đối chặt chẽ: Nghĩa quân đã có 3 năm (từ 1885 đến 1888) để lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thảo...
- Lực lượng nghĩa quân được chia thành 15 thứ quân. Mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người... Nghĩa quân còn tự chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp.
- Khởi nghĩa Hương Khê có quy mô rộng lớn. Nghĩa quân hoạt động trên địa bàn rộng (gồm 4 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An. Hà Tĩnh, Quảng Bình) với lối đánh linh hoạt (phòng ngự, chủ động tấn công, đánh đồn, diệt viện...).
- Ở Nam Kì có cuộc đấu tranh của người Thượng, người Khơ me, người Xtiêng.
- Ở miền Trung có cuộc đấu tranh do Hà Văn Mao (người Mường) và Cầm Bá Thước (người Thái) lãnh đạo.
- Ở Tây Nguyên, các tù trưởng như Nơ-tranạ Ciư. Ama Con, Ama Giư-hao... đã kêu gọi nhân dân rào làng chiến đấu suốt từ năm 1889 đến năm 1905.
- Ở vùng Tây Bắc, đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông,... đã tập hợp dưới ngọn cờ của Nguyễn Quang Bích. Nguyễn Vãn Giáp, lập căn cứ kháng Pháp ở Lai Châu. Sơn La và hoạt động mạnh trên lưu vực sông Đà....
- Ở vùng Đông Bắc Bắc Kì, bùng nổ phong trào của người Dao, người Hoa, tiêu biểu nhất là đội quân của Lưu Kì.