Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo: Liên Xô đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70) trên tất cả các lĩnh vực. Có những thành tựu thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Tính ưu việt được thể hiện ở chỗ:
+ Mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con người khỏi mọi ách bóc lột về kinh tế và nô dịch về tinh thần, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện.
+ Cơ sở vật chất của CNXH được tạo ra bởi một lực lượng sản xuất tiên tiến, hiện đại.
+ CNXH là từng bước xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
+ CNXH tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao dộng mới với năng suất cao.
+ CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.
+ Nhà nước trong CNXH là nhà nước dân chủ kiểu mới, thể hiện bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động.
+ Trong xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN), các quan hệ giai cấp - dân tộc - quốc tế được giải quyết phù hợp.
trong đó có ý nghĩa quan trọng bậc nhất là sự ra đời của máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động.
Máy tính điện tử được đánh giá là một trong những thành tựu kĩ thuật quan trọng nhất của thế kỉ XX.
4. Cách mạng là xóa bỏ cái cũ để thay thế bằng cái mới tiến bộ hơn, là một sự thay đổi sâu sắc, thường xảy ra trong một thời gian tương đối ngắn. Các cuộc cách mạng có thể dẫn đến thay đổi trong các thể chế chính trị – xã hội, hoặc thay đổi lớn trong một nền kinh tế hay văn hóa
1.
-Người lãnh đạo: Tôn Trung Sơn
-Mục tiêu của Hội là đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.
-Kết quả :
+ Đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
-Ý nghĩa: Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á
-Hạn chế:
+Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, một trong những vấn đề cơ bản của cách mạng. Chính vì vậy, họ không động viên được đông đảo quần chúng nông dân tham gia.
+Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp. Việc đem toàn bộ chính quyền cách mạng giao cho Lê Nguyên Hồng, và sau nữa là Viên Thế Khải, là một minh chứng.
+Không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, tức là không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc. Để rồi họ câu kết với Viên, giúp Viên củng cố thế lực, quay lại đoạt công và chống phá cách mạng.
_ thể hiện tính ưu việt của XHCN trong mọi lĩnh vực
_sự tồn tại và lớn mạnh của LX ảnh hưởng tới lịch trình pt của thế giới
Đúng thì like giùm mk nha :))
Tham Khảo
Ý nghĩa lịch sử:
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã chấm dứt ách thống trị gần một thế kỉ của thực dân Pháp.
- Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng.
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
+ Có sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
+ Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có Mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng.
+ Lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh, hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
Tham khảo:
1. Nguyên nhân thắng lợi:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc cho độc lập, tự do.
+ Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
+ Quá trình chuẩn bị trong suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng 1930 - 1935, 1936 - 1939, 1939 - 1945.
+ Trong những ngày Tổng khởi nghĩa toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng lòng, không sợ hy sinh, gian khổ, quyết tâm giành độc lâp, tự do.
- Nguyên nhân khách quan: chiến thắng của Hồng quân Liên xô và quân Đồng minh đã cố vũ tinh thần và niềm tin cho nhân dân ta.
2. Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với Việt Nam:
+ Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp, ách thống trị của phát xít Nhật và lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ.
+ Đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo.
- Đối với thế giới:
+ Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến thắng thế giới thứ hai, chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
+ Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Ngày 08/8 đánh dấu chặng đường 50 năm hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). ASEAN đạt được thành tựu về kinh tế và duy trì ổn định nhưng cũng đối mặt thách thức về sự đồng thuận và quan hệ với cường quốc.
Từ một tổ chức với 5 thành viên đầu tiên gồm Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Philippines, ASEAN đã kết nạp thêm Brunei (1984), Việt Nam (1995), Lào và Myanmar (1997) và Campuchia (1999).
"ASEAN đã tạo ra môi trường an ninh ổn định trong khu vực, tăng cường sự tin tưởng giữa các quốc gia thành viên và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hiệp hội cũng giúp củng cố quan hệ của khu vực với các cường quốc và tổ chức quốc tế", Barry Desker, chuyên gia tại trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, nhận xét.
Năm 2016, tổng GDP của ASEAN đứng thứ sáu trên thế giới và đứng thứ ba ở châu Á với 2,55 nghìn tỷ USD, tăng gấp 4 lần so với năm 1999, năm ASEAN kết nạp thành viên cuối cùng. Dự báo ASEAN sẽ vươn lên ở vị trí thứ năm thế giới vào năm 2020.
Kể từ năm 1967, tốc độ tăng trưởng GDP của ASEAN luôn dương, trừ năm 1998 - đỉnh điểm khủng hoảng tài chính châu Á. Từ năm 1999, tốc độ tăng trưởng GDP của ASEAN dao động từ 2,5% đến 7,5%.
Trong thập kỷ đầu của ASEAN, GDP bình quân đầu người tiến triển chậm. Sau khi phục hồi từ khủng hoảng tài chính châu Á, chỉ số này tăng mạnh từ năm 2002 đến năm 2014, chỉ giảm nhẹ trong năm 2009 (phản ánh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 - 2008). Sự sụt giảm nhẹ cũng được ghi nhận vào năm 2015 trước khi chỉ số tăng đến mức 4.021 USD năm 2016.
Thị trường nội khối ASEAN đóng vai trò lớn trong sự phát triển thương mại của hiệp hội. ASEAN đã đưa vào Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) nhằm mục tiêu cắt giảm loại bỏ các hàng rào thuế quan, tăng hiệu quả thương mại và tăng cường liên kết kinh tế giữa các nước thành viên. Năm 2015, cơ bản các mặt hàng được xóa bỏ thuế quan và 7% tổng số dòng thuế được linh hoạt đến năm 2018.
Theo Endy M. Bayuni, tổng biên tập Jakarta Post, đóng góp quan trọng nhất mà hiệp hội đem đến là 5 thập niên hòa bình giúp cho các nước thành viên có thời gian tập trung nguồn lực xây dựng quốc gia và phát triển kinh tế. ASEAN đã duy trì ổn định ở khu vực Đông Nam Á thông qua thúc đẩy quan hệ hòa bình giữa các quốc gia thành viên. Mặc dù có những tranh chấp, mâu thuẫn giữa các nước, ASEAN đã ngăn được các khác biệt song phương biến thành xung đột lớn.
ASEAN còn thường xuyên ở vị trí chèo lái cho một số sáng kiến ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các cuộc họp của ASEAN được mở rộng với các nhánh như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) nhằm đưa tất cả lãnh đạo cường quốc thế giới và khu vực châu Á ngồi với nhau thảo luận về an ninh chính trị và kinh tế.
Không chỉ vậy, trong khi chủ nghĩa khu vực có vẻ đã bị ảnh hưởng ở những nơi khác, từ việc Anh rời Liên minh Châu Âu cho đến cuộc khủng hoảng ngoại giao ở vùng Vịnh, ASEAN vẫn tiếp tục thể hiện sự thống nhất và ổn định.
"ASEAN được cho là tổ chức khu vực thành công nhất thế giới", Bayuni nhận định.
Thách thức
Năm 2015, Cộng đồng ASEAN được thành lập với mục đích đưa hiệp hội trở thành "một nhóm hài hòa các dân tộc Đông Nam Á, gắn bó trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau".
Tuy nhiên, Bayuni chỉ ra vấn đề rằng người dân trong khu vực không cảm nhận được tinh thần cộng đồng đó. Theo ông, chính phủ các nước hiếm khi nói về ASEAN như một cộng đồng. Trong bài phát biểu, họ vẫn chỉ gọi tên là ASEAN. Trong hầu hết cuộc khảo sát, người dân khu vực gần như chưa biết nhiều về ý tưởng cộng đồng và chưa hiểu rõ lợi ích mà nó mang lại.
Ông cho rằng "phải đến khi các quốc gia thành viên quyết định sống cùng nhau với một số nguyên tắc và giá trị chung" thì cộng đồng ASEAN mới thật sự có ý nghĩa.
Thách thức từ bên ngoài cũng là những điểm đáng chú ý. Một số nhà phân tích cho rằng ảnh hưởng của ASEAN ngày càng hạn chế khi đối mặt với áp lực từ Trung Quốc. Các sáng kiến kinh tế của Trung Quốc như Vành đai và Con đường rất hấp dẫn với các nước Đông Nam Á. Chính sách an ninh của Trung Quốc cũng rất khó đối trọng. Hơn nữa, họ thường tác động một số nước để ngăn hội nghị ASEAN ra tuyên bố chung chỉ trích các chính sách của Bắc Kinh, đặc biệt là trong vấn đề Biển Đông, theo John Blaxland, chuyên gia về an ninh quốc tế và nghiên cứu tình báo tại viện ANU Đông Nam Á.
Thách thức trong việc đảm bảo an ninh, an toàn tại Biển Đông, nơi có những diễn biến phức tạp như đơn phương bồi đắp, cải tạo đất và quân sự hóa, là vấn đề nổi cộm. ASEAN và Trung Quốc cuối tuần qua đạt được bước tiến mới, khi nhất trí về dự thảo khung Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Nhưng theo cây bút Laura Zhou của SCMP đây chỉ là khởi đầu cho tiến trình thương lượng sau này. Việc tìm kiếm sự đồng thuận giữa các nước ASEAN hay giữa ASEAN với Trung Quốc trong việc thúc đẩy để văn kiện này có tính ràng buộc về pháp lý, với sự tuân thủ nghiêm túc của các nước liên quan, cũng sẽ là thách thức không nhỏ.
Đồng thuận là nguyên tắc cốt lõi của ASEAN nhưng khác biệt lợi ích giữa các thành viên ngày càng xuất hiện nhiều. Nguyên tắc đồng thuận cho phép mọi quốc gia thành viên, dù lớn hay nhỏ, có tiếng nói như nhau trong quá trình ra quyết định, chính vì vậy, mọi thành viên đều có quyền phủ quyết. Việc đạt được đồng thuận trong các vấn đề nóng ngày càng trở nên khó khăn, đặt ra thách thức với sự đoàn kết của khối.
Theo DW, Avery Poole, chuyên gia từ Đại học Melbourne cho rằng chính quyền mới của Trump cũng đặt ra thách thức với ASEAN. Nhiều người lo ngại rằng dưới thời Trump, Mỹ sẽ rút ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Nếu vậy, sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực có thể gây ra lo ngại.
"Sự tham gia của Trung Quốc trong đầu tư và thương mại được chào đón bởi hầu hết quốc gia Đông Nam Á, nhưng họ không muốn Trung Quốc hoặc bất kỳ cường quốc nào trở nên quá chi phối", Poole nhận xét.
ASEAN sẽ cần nỗ lực cân bằng ảnh hưởng của hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc để bảo vệ lợi ích riêng của mình.
Tuy nhiên, Poole nhấn mạnh rằng không nên quá lo lắng về vấn đề này. "Có thể những dự đoán về việc Mỹ rút ảnh hưởng trong khu vực đã bị phóng đại. Các cố vấn quân sự và chiến lược của Mỹ chắc chắn nhìn thấy tầm quan trọng từ sự hiện diện của Mỹ trong khu vực", ông nói.
Cảm ơn bạn về câu trả lời,nhưng mik vẫn muốn ngắn gọn hơn 1 chút.Nhưng câu trả lời của bạn cũng giúp ích lắm ạ
+ Khoa học tự nhiên: Đạt nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực Toán, Lý, Hóa, Sinh… được ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất, phục vụ cuộc sống…
+ Công cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động…
+ Vật liệu mới: Tìm ra những vật liệu mới thay thế những vật liệu tự nhiên dần vơi cạn: Pô-li-me, ti tan,…
+ Năng lượng mới: Tìm và sử dụng ngày càng phổ biến những nguồn năng lượng mới như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều…
+ “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp: Điện khí hóa, cơ giới hóa, hóa học hóa… năng suất cây trồng tăng, khắc phục tình trạng thiếu ăn kéo dài…
+ Giao thông vận tải thông tin liên lạc: máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao; những phương tiện thông tin liên lạc, phát sóng vô tuyến hiện đại qua vệ tinh…
+ Vũ trụ: phóng thành công vệ tinh nhân tạo, đưa con người lên Mặt Trăng, thực hiện các chuyến bay dài ngày trong vũ trụ…