K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mỗi quần thể sinh vật được các đặc trưng bởi nhiều yếu tố như tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ,...

*Tỉ lệ giới tính:

-Là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực:cái của quần thể đó.

-Tỉ lệ này thay đổi tùy thuộc nhóm tuổi và sự tử vong giữa giới cái và đực xảy ra không đồng đều nhau.

VD: Ở rắn, thằn lằn có tỉ lệ con cái cao hơn con đực vào mùa sinh sản. Sau mùa này, tỉ lệ giữa đực và cái tương đương nhau. Ngỗng và vịt có tỉ lệ đực:cái là 60:40.

-Tỉ lệ đực:cái của một quần thể nói lên tiềm năng sinh sản của quần thể.

*Thành phần nhóm tuổi:

-Tỉ lệ các nhóm tuổi là đặc trưng riêng của mỗi quần thể, nó biểu thị khả năng phát triển của quần thể đó.

-Những cá thể trong một quần thể được chia thành 3 nhóm tuổi gồm:

+Nhóm tuổi trước sinh sản.

+Nhóm tuổi sinh sản.

+Nhóm tuổi sau sinh sản.

-Để biểu diễn cho tỉ lệ của 1 nhóm tuổi của 1 quần thể, người ta dùng biểu đồ tháp tuổi theo 3 dạng cơ bản sau:

Hỏi đáp Sinh học

*Mật độ quần thể:

-Mật độ cá thể trong quần thể là số lượng các thể có trong 1 đơn vị diện tích hoặc 1 đơn vị thể tích.

VD: 4 cây bèo Nhật Bản/1m2 mặt hồ, 2 con nai/1ha rừng.

-Mật độ của quần thể bị thay đổi phụ thuộc bởi:

+Nhịp ngày đêm, tuần trăng, mùa, năm và chu kì sống của sinh vật.

+Các sự cố bất thường như động đất, cháy rừng, bão lũ, dịch bệnh,...

+Nguồn thức ăn dồi dào mật độ sẽ tăng và ngược lại.

7 tháng 3 2019

Em tham khảo câu trả lời ở link dưới nha!

https://hoc24.vn/ly-thuyet/bai-48-quan-the-nguoi.1889/

16 tháng 4 2019

quần thể người còn có những đặc điểm khác mà quần thể sinh vật không có: pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa.

Thế nào là quần thể sinh vật?

-  Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, những cá thể trong loài có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới

Hãy kể tên những đặc trưng cơ bản của quần thể?

- Những đặc trưng cơ bản của quần thể là tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ của quần thể, sự phân bố các thể, kích thước quần thể sinh vật

Vì sao nói mật độ quần thể được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể?

-  Mật độ cá thể cá thể được coi là một đặc trưng của quần thể vì mật độ cá thể có ảnh hưởng tới nhiều yếu tố khác như mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, khả năng sinh sản và tử vong của cá thể từ đó ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể (kích thước quần thể). (Nguồn: Hoidap247)

26 tháng 3 2020

Những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật là tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và mật độ quần thể (chi tiết bạn có thể tra GG nhen).

Đặc trưng quan trọng nhất là mật độ. Vì nó ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống, tỉ lệ gặp nhau giữa cá thể đực và cái, mức độ lây lan của dịch bệnh, sự cạnh tranh giữa các cá thể...

24 tháng 3 2021

Những đặc trưng cơ bản của quần thể.

1. Tỉ lệ giới tính.

- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái.

- Tỉ lệ giới tính thay đổi theo lứa tuổi và phụ thuộc vào tỉ lệ tử vong.

- Tỉ lệ giới tính đảm bảo hiệu quả sinh sản.

2. Thành phần nhóm tuổi.

- Nghiên cứu thành phần nhóm tuổi cho ta thấy sự phát triển của quần thể trong tương lai.

3. Mật độ quần thể

- Mật độ là số lượng hay khối lượng SV có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích.

- VD:

  Mật độ muỗi: 10 con/ 1m2

  Mật độ rau cải: 40 cây/ 1m2

- Mật độ quần thể phụ thuộc vào: + chu kì sống SV, nguồn thức ăn của quần thể, yếu tố thời tiết, hạn hán, lũ lụt

 

Vì sao nói đặc trưng về thành phần nhóm tuổi quyết định các đặc trưng còn lại của cơ thể người ?

- Vì ở mỗi nhóm tuổi nhất định cơ thể người đều có 1 sự đặc trưng riên so với nhóm tuổi khác .

+ Nhóm tuổi trước sinh sản: từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi.

+ Nhóm tuổi sinh sản và lao động: từ 15 đến 64 tuổi.

+ Nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc: từ 65 tuổi trở lên.

 

22 tháng 3 2021

Cảm ơn nhiều ạ

9 tháng 4 2018

-Các cá thể trong quần thể có những mối quan hệ là: hỗ trợ và cạnh tranh.

+Quan hệ hỗ trợ: Khi sinh vật sống với nhau có diện tích hay thể tích hợp lí, có nguồn sống (thức ăn, nơi ở, đực cái) đầy đủ, các sinh vật trong nhóm được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn hơn.

+Quan hệ cạnh tranh: Khi gặp điều kiện bất lợi như: số lượng cá thể quá cao dẫn đến thiếu thức ăn, nơi ở, tranh giành cá thể cái trong mùa sinh sản. Khi cạnh tranh gay gắt dẫn đến một số cá thẻ phải tách ra khỏi nhóm. Sự cách li này giúp làm giảm sự cạnh tranh giữa các cá thể, ngăn ngừa sự gia tăng số lượng cá thể và cạn kiệt nguồn thức ăn.

-Những đặc trưng cơ bản của quần thể là: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và mật độ quần thể. Đặc trưng mật độ quần thể là quan trọng nhất. Vì ảnh hưởng đến mức sử dụng nguồn sống, tần số gặp nhau giữa đực và cái lớn, sự sinh sản và tử vong đưa về mức cân bằng.

-Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng là: Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật. Cơ chế điều hòa mật độ quần thể trong trường hợp mật độ xuống thấp hoặc tăng cao duy trì trạng thái cân bằng của quần thể:

+ Khi mật độ cá thể quá cao, điều kiện sống suy giảm, trong quần thể xuất hiện những dấu hiệu làm giảm số lượng cá thể như hiện tượng di cư của một bộ phận cá thể trong quần thể, giảm khả năng sinh sản và mắn đẻ của các cá thể cái, giảm mức sống sót của các cá thể non và già,...

+ Khi mật độ cá thể giảm tới mức thấp nhất định, quần thể có cơ chế điều chỉnh số lượng theo hướng ngược lại, khả năng sinh sản và khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể tăng cao hơn.

9 tháng 4 2018

Các cá thể trong quần thể có những mối quan hệ nào ? Kết quả và ý nghĩa của các mối quan hệ đó ?

Các cá thể trong quần có các mối quan hệ :

- Quan hệ hỗ trợ : sống quần tụ, hình thành bầy đàn hay xã hội. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

Hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện “hiệu quả nhóm”.

- Quan hệ cạnh tranh : quan hệ cạnh tranh xảy ra khi các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác..., các con đực tranh giành con cái. Một số trường hợp kí sinh cùng loài hay ăn thịt đồng loại. Cá mập thụ tinh trong, phôi phát triển trong buồng trứng, các phôi nở trước ăn trứng chưa nở và phôi nở sau, do đó, lứa con, non ra đời chỉ một vài con, nhưng rất khỏe mạnh.

Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và sự phát triển của quần thể.

Nêu những đặc trưng cơ bản của quần thể ? Đặc trưng nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?

Những đặc trưng cơ bản của quần thể :

- Tỉ lệ giới tính.

- Thành phần nhóm tuổi.

- Mật độ cá thể.

Đặc trưng mật độ cá thể là quan trọng nhất vì :

- Mật độ quần thể quyết định cả 2 tính chất còn lại là tỷ lệ giới tính và thành phần nhóm tuổi.
- Mật độ quần thể ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn sống, ảnh hưởng đến tần số gặp nhau giữa con đực và con cái, từ đó ảnh hưởng đến sức sinh sản, sự tử vong, trạng thái cân bằng của quần thể.

Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào ?

Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sông cùa sinh vật. Cơ chế điều hòa mật độ quần thể trong trường hợp mật độ xuông thấp hoặc tãng cao duy trì trạng thái cân bằng của quần thể:

+ Khi mật độ cá thể quá cao, điều kiện sống suy giảm, trong quần thể xuất hiện nhừng dâu hiệu làm giảm số lượng cá thể như hiện tượng di cư của một bộ phận cá thể trong quần thể, giảm khả nãng sinh sản và mắn đẻ của các cá thể cái, giảm mức sống sót của các cá thể non và già,...

+ Khi mật độ cá thể giảm tới mức thấp nhất định, quần thể có cơ chế điều chỉnh số lượng theo hướng ngược lại, khả năng sinh sản và khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể tăng cao hơn.

21 tháng 3 2020

- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

- Những đặc trưng cơ bản của quần thể

+Cấu trúc giới tính, cấu trúc sinh sản.

+Thành phần nhóm tuổi.

+Sự phân bố cá thể

+Kích thước và mật độ

+Sức sinh sản và sự tử vong.

- Quần xã sinh vật là một tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất và do vậy, quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.

- Quần xã có các đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần các loài sinh vật. số lượng các loài được đánh giá qua những chỉ số về độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp... của các loài đó trong quần xã. Thành phần các loài sinh vật được thể hiện qua việc xác định loài ưu thế, loài đặc trưng...
-

Giống: là cùng nằm trong một quần xã sinh vật.
Khác :
Loài ưu thế là một loài hoặc các nhóm có ảnh hưởng xác định lên quần xã, quyết định số lượng, kích thước, năng suất và các thông số của chúng.
Loài ưu thế tích cực tham gia vào sự điều chỉnh, vào quá trình trao đổi vật chất và năng lượng giữa quần xã với môi trường xung quanh. Chính vì vậy, nó có ảnh hưởng đến môi trường, từ đó ảnh hưởng đến các loài khác trong quần xã.
Ví dụ: Bò rừng Bison là loài chiếm ưu thế trong quần xã đồng cỏ lớn ở Bắc Mỹ

Loài đặc trưng là Trong số các quần thể ưu thế thường có 1 quần thể tiêu biểu nhất cho quần xã.
vd: quần thể cây dừa trong quần xã sinh vật ở bến tre.