K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 5 2017

Cách tả người anh hùng của Nguyễn Du có hai đặc điểm cần phải lưu ý, đó là hình tượng nhân vật vừa có tính ước lệ vừa mang tầm vóc của con người vũ trụ. Kiểu mẫu người anh hùng vốn đã là nhân vật truyền thống của văn học trung đại. Nó có một khuôn mẫu riêng đã được các nhà văn tổng kết trong quá trình sáng tạo. Theo những khuôn mẫu miêu tả này thì hai phương diện ước lệ và cảm hứng vũ trụ vốn gắn bó chặt chẽ với nhau khi các nhà văn chấp bút thể hiện hình ảnh những nhân vật anh hùng. Ở nhân vật Từ Hải cũng vậy. Các cụm từ như "lòng bốn phương" vốn đã mang nội hàm diễn tả lí tưởng con người vũ trụ. Hoặc cụm từ "trông vời trời bể mênh mang" vừa có tính ước lệ (không tả cái nhìn cụ thể) lại vừa tạo nên ấn tượng về tầm vóc phi phàm của Từ Hải. Cũng như thế, có thể phân tích các hình tượng khác như: bốn bể, chim bằng, gió mây.

Vẫn theo cách thể hiện này thì người anh hùng còn có một nét đặc trưng nữa là suy nghĩ và hành động ngắn gọn, dứt khoát. Họ chủ yếu được quan sát và miêu tả nhiều hơn ở khía cạnh lí trí, phần tình cảm có vẻ giản đơn và ít nhiều nhòa nhạt hơn.

16 tháng 11 2018

- Khắc họa hình ảnh người anh hùng oai hùng thông qua hình ảnh ước lệ tượng trưng, thủ pháp lý tưởng hóa nhân vật

    + Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong

    + Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.

- Mở ra hình ảnh cánh chim bằng mạnh mẽ, tự do trên bầu trời.

- Nhà thơ sử dụng từ ngữ chỉ bậc trượng phu: thoát, quyết, dứt, lòng bốn phương, tinh binh, phi thường, bốn bể, dặm khơi

- Ngôn ngữ đối thoại kết hợp với biện pháp miêu tả, có tính nhân xưng, ước lệ góp phần làm khuynh hướng lí tưởng hóa trong ngòi bút Nguyễn Du thêm nổi bật. Từ Hải hiện lên vẻ phi thường

- Anh hùng, tráng sĩ mẫu nhân vật lí tưởng truyền thống của văn học trung đại

- Nguyễn Du tả Từ Hải với những nét riêng biệt, lý tưởng phẩm chất anh hùng, khiến nhân vật không cách biệt với đời thường.

12 tháng 4 2018

Phần cuối đoạn trích chú ý nhiều đến việc miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng của người dân cả hai buôn làng. Điều này nêu lên một số đặc điểm lớn của sử thi và tư tưởng của nhân dân như:

    + Sau khi Mtao Mxây – tù trưởng kém cỏi hơn thua trận, tôi tớ ở làng không hề lo sợ mà phấn khởi, vui mừng và ngay lập tức theo Đăm Săn – tù trưởng tài giỏi hơn về buôn làng mới.

⇒ Điều này thể hiện tính chất của cuộc chiến tranh thị tộc trong xã hội Ê-đê: Cuộc chiến không gây ảnh hưởng xấu đến xã hội mà giúp cho các bộ tộc nhỏ, rời rạc có thể hợp lại để tạo nên tập thể lớn mạnh.

    + Sự ủng hộ của cả hai phía dân làng cũng thể hiện tư tưởng của dân gian về tầm vóc lịch sử của người anh hùng: mong muốn có được người lãnh đạo tài giỏi, ngợi ca công lao của người anh hùng đã có công thống nhất các buôn làng.

27 tháng 6 2018

Cảnh Đăm San múa khiên, đoạn cuối tả hình ảnh, sức khỏe chàng

- Trong ba đoạn, nổi bật nhất nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi:

   + Thủ pháp so sánh:

Chàng múa trên cao gió như bão

Chàng múa dưới thấp, gió như lốc

Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực

- Thủ pháp phóng đại: “Một lần xốc tới, chàng vợt một đồi tranh”, khi chàng múa nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh dễ bật tung…

- Thủ pháp trùng điệp: Nội dung và cách thức thể hiện. Các hành động, đặc điểm của Đăm San luyến láy nhiều lần tạo nên sự kì vĩ, lớn lao

   + Chàng vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây

- Sự kết hợp linh hoạt của các biện pháp nghệ thuật cùng trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian, góp phần tôn lên vẻ đẹp của người anh hùng sử thi

22 tháng 1 2018

- Sử dụng ngữ liệu: đoạn trích kể lại cuộc chiến giữa Đam- Săn với Mtao- Mxây

- Yếu tố miêu tả mà khung cảnh của cuộc chiến, hình ảnh của các nhân vật, diễn biến cuộc chiến hiện ra chân thật, sinh động tới từng chi tiết, người đọc có thể dễ dàng tưởng tượng được

- Yếu tố biểu cảm thể hiện cảm xúc của các nhân vật, và cộng đồng, khiến cuộc chiến trở nên hoành tráng.

Hình ảnh người anh hùng được nâng lên

b, Đoạn trích trong truyện ngắn Lẵng quả thông của C. Pau-tôp-xki người kể chuyện quan sát, tưởng tượng và suy ngẫm

   + Vẻ đẹp của mùa thu, hình ảnh nhân vật em bé con ông gác rừng

   + Để giúp người đọc có những cảm nhận riêng, tác giả không trực tiếp miêu tả mà gợi liên tưởng cho người đọc “ nếu như có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo”

   + Gợi suy ngẫm “những chiếc lá nhân tạo nó sẽ rất thô kệch…”

   + Những câu văn miêu tả vẻ đẹp tự nhiên của mùa thu làm chúng ta cảm nhận độc đáo, lí thú hơn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

- Được thể hiện qua lời nói của Ra-ma, dù thương vợ và lòng đau như cắt nhưng vì danh dự, chàng phải buộc tội Xi-ta, tuyên bố từ bỏ nàng vì không còn giữ trọn vẹn danh tiết và phẩm hạnh: “...Nay ta phải nghi ngờ tư cách của nàng...trông thấy nàng, ta không chịu nổi... ta không ưng có nàng nữa....”

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

* Hoàn cảnh 

- Trước khi đi xung phong

+ Có mối tình đẹp đẽ, trong trẻo với chú San. 

+ Nhưng phải chia tay nhau vì chú San đi học nghề ở nước ngoài. Còn dì thì xung phong làm cô y sĩ Trường Sơn.

→ Mỗi người mỗi ngả

- Khi từ chiến trường bom đạn chờ về 

+ Dì bị đạn phạt vào chân, phải đi tập tễnh.

+ Chú San thì đã lấy vợ đúng vào ngày dì trở về

→ Tình cảnh đáng thương, trớ trêu, tủi thân của dì.

* Ngoại hình

- Trước khi đi xung phong

+ Tóc dì đen dài, óng mượt

+ "Dì đẹp gái nhất làng, có khối trai làng ra bến sông ngó trộm dì mày tắm”

- Khi từ chiến trường bom đạn chờ về 

+ Mái tóc dì xơ và thưa hơn nhiều

→ Bom đạn chiến tranh đã lấy đi tuổi thanh xuân, tươi đẹp của những người con gái đôi mươi.

* Phẩm chất tính cách 

- Dứt khoát, cương quyết

+ Thái độ của dì Mây rất cương quyết, thể hiện sự bản lĩnh kiên cường của người phụ nữ. Dì nhất quyết không đồng ý trước lời đề nghị “Mây, chúng ta sẽ làm lại” của chú San. 

+ Trước sự thể đã rồi dì nhận phần thiệt thòi về mình, dì chỉ muốn một người đàn bà khổ.

- Vượt lên hoàn cảnh 

+ Mặc dù phải dùng chân giả nhưng dì vẫn giúp ông chèo đò 

+ Vẫn sống tiếp sau cú sốc đau đớn về tinh thần.

- Yêu thương con người và tốt bụng

+ Không khi nào dì Mây lấy tiền đò của những lứa học sinh đi học cấp 3 trường huyện.

- Khi dì Mây giúp cô Thanh (vợ chú San) vượt cạn, khi cô Thanh đẻ thiếu tháng lại tràng hoa quấn cổ à phẩm chất tốt bụng, tính cách thương người, luôn nghĩ tới người khác của dì Mây. Mặc dù ở vào hoàn cảnh của dì việc làm đó chẳng hề dễ dàng, nhưng dì vẫn không chút e ngại, chần chừ, suy nghĩ gì mà lập tức tới giúp đỡ cô Thanh vượt qua cơn nguy hiểm, để mẹ tròn con vuông.

→ Có thể thấy dì Mây hiện lên với rất nhiều những phẩm chất cao thượng, tốt đẹp, dì đại diện cho những người con gái bước ra từ chiến tranh, mạnh mẽ kiên cường, nhưng đầy tình yêu thương, vị tha sâu sắc

29 tháng 8 2023

 Dì Mây từ chiến trường trở về đúng vào ngày người yêu đi lấy vợ. Trước đây tóc cô dài đến gót chân, xinh đẹp nhất làng đã dũng cảm xung phong ra chiến trường. Cô trở về trong sự lãng quên của gia đình, của người thân và cả của người yêu. Chiến tranh đã lấy của cô đi tuổi trẻ, nhan sắc và cả tình yêu. Vết thương trên người mỗi khi trái gió là lại đau nhức. Cô trở về chỉ còn một mình cô bên chiếc nạng gỗ, bên con búp bê không biết nói. Không chịu được cảnh trớ trêu ấy, Mây đã bỏ ra căn chòi bên bờ để ở, sống với những nỗi buồn thầm lặng không biết bao giờ nguôi ngoai.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 8 2023

Nhân vật người anh hùng trong sử thi được miêu tả là đại diện cho cộng đồng, danh dự cộng đồng thường được đặt trên danh dự cá nhân, điều đó được thể hiện trong đoạn trích Ra-ma là:

* Hoàn cảnh của cuộc tái hợp với Xi-ta:

- Xi-ta đứng trước mọi người trong cộng đồng như một bị cáo

- Ra-ma ngự trên ngôi như một vị thủ lĩnh, một quan tòa có quyền kết án.

- Ra-ma trong tư cách kép: Một người chồng - một người anh hùng, một đức vua

- Ra-ma trong ràng buộc kép: bổn phận người chồng nhưng vẫn phải giữ tròn bổn phận của một đức vua, anh hùng

* Tâm trạng Ra-ma

+ Trước khi Xi-ta lên giàn hỏa thiêu:

- Khi đứng trước cộng đồng:

  + Khẳng định chiến thắng và tài nghệ của mình

  + Tuyên dương công trạng những người giúp đỡ mình

→ Lời lẽ rành mạch, tự hào

- Khi đứng trước Xi-ta

Lời nói:

  + Xưng hô: ta-phu nhân; cách xưng hô trịnh trọng nhưng rất xa cách

  + Nhấn mạnh mục đích chiến đấu không phải vì danh dự, phẩm giá của bản thân và cộng đồng “ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta”

  + Bộc lộ nghi ngờ, ghen tuông về trinh tiết của Xi-ta: “nàng đã lưu lại lâu trong nhà kẻ xa lạ, đôi mắt tội lỗi của hắn hau háu nhìn nàng”

  + Lăng nhục Xi-ta, không nhận làm vợ và đuổi nàng đi: “ta không ưng nàng nữa, ta không cần đến nàng nữa”

→ Lời nói lạnh lùng, tàn nhẫn

Dáng vẻ, hành động;

  + Thấy người vợ xinh đẹp “lòng Ra-ma đau như cắt”

  + Ra-ma đức hạnh nghe người nọ người kia thì thào bàn tán, ngồi suy nghĩ ủ ê, thầm rỏ nước mắt

→ Thái độ đau đớn, xót xa

→ Sự đối lập trong lời nói, dáng vẻ, hành động buộc Ra-ma phải chọn giữa một bên là bổn phận của một quốc vương, một bên là tình yêu, hạnh phúc cá nhân

+ Khi Xi-ta lên giàn hỏa thiêu

- Kiên quyết không nói một lời, ngồi câm lặng “mắt dán xuống đất”

- Ra-ma tê dại “nom chàng khủng khiếp như thần chết”

→ Giữa tình yêu và danh dự, chàng đã chọn danh dự, một con người hi sinh hạnh phúc cá nhân để bảo vệ đạo đức xã hội.

19 tháng 6 2017

a, Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa

- Tác giả tập trung khắc họa hình tượng nhân vật Lê Lợi- lãnh tụ nghĩa quân: căm giặc nước, đau lòng, quên ăn, suy xét, đắn đo, trằn trọc, đăm đăm, dốc lòng, gắng chí

- Một loại những từ ngữ khắc họa phẩm chất, ý chí của lãnh tụ: căm thù giặc, có hoài bão, có ý chí tiêu diệt kẻ thù cứu nước

- Khó khăn buổi đầu:

    + Thiếu quân, thiếu lương thực, thiếu nhân tài

    + Kẻ thù có lực lượng lớn mạnh, hung bạo, được trang bị đầy đủ

- Sử dụng chiến thuật quân sự:

    + Nhân dân bốn cõi một nhà

    + Tướng và quân sĩ đồng lòng

    + Đồng lòng, đoàn kết, vận dụng mưu kế quân sự tài giỏi, dùng lối đánh bất ngờ, nhanh gọn

→ Hình tượng Lê Lợi, tác giả Nguyễn Trãi khắc họa được ý chí quyết tâm chống ngoại xâm, tinh thần đoàn kết đồng lòng vượt khó của dân tộc

b, Giai đoạn phản công- Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa

- Những trận tiến quân ra Bắc: Trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động

- Chiến dịch diệt chi viện: Trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang

* Nghệ thuật:

- Sử dụng nhiều động từ mạnh, nhiều hình ảnh phóng đại, lối so sánh với hình tượng thiên nhiên lớn lao

- Hình ảnh quân thù:

- Kết cục bi thảm của những tướng giặc ham sống, sợ chết, hèn nhát: nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân, tim đập chân run...

→ Hình ảnh quân thù được miêu tả bằng chi tiết cụ thể, kết hợp những ảnh mang tính tượng trưng, phép đối lập

Qua đó nêu bật khí thế hào hùng, thắng lợi vẻ vang, bản chất nhân đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn