K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2021

Tham khảo

Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) là anh hùng dân tộc, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Làm tướng, ông biết dẹp bỏ "thù nhà" dốc lòng báo đền "nợ nước" góp công lớn ba lần đánh bại quân Nguyên. Ông còn là tác giả của hai bộ binh thư và đặc biệt bài "Hịch tướng sĩ" nổi tiếng còn lưu truyền đến ngày nay.

25 tháng 11 2021

Tham khảo!

– 1300), tên thật là Trần Quốc Tuấn (chữ Hán:陳國峻), tước hiệu Hưng Đạo đại vương, là một nhà chính trị, nhà quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông được biết đến trong lịch sử Việt Nam với việc chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông năm 1285 và năm 1288.

12 tháng 12 2016

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một trong số những vị anh hùng .Điểm nổi bật ở Ông là tấm lòng thiết tha yêu nước của Tấm lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện cao độ khi ông tố cáo tội ác của quân thù bằng lời lẽ đanh thép. Trước nạn ngoại xâm, quốc gia dân tộc đang lâm nguy. Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn, mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột.Không chỉ căm thù giặc mà trần Quốc Tuấn còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc.Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hy sinh bản thân vì nước vì dân.
Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, họ còn phải biết yêu thương binh sĩ. Và Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình: “không có mặc thì ta cho cơm, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ra cấp bổng, đi thủy thì cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa”. Thật là cảm động thay cho tình sâu nghĩa nặng của ông đối với binh sĩ.
Toàn bộ văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã chứng minh được một điều rằng: ông là một vị tướng kiệt suất tài ba, không những giỏi về quân sự mà còn văn chương xuất chúng, mấy ai sánh được. Ngoài ra ông còn thấm đẫm một niềm thương dân sâu sắc, là tiêu biểu cho lòng yêu nước lúc bấy giờ. Tác phẩm này của ông xứng đáng là một ánh thiên cổ hùng văn trong nền văn học nước nhà. Tên tuổi của Ông đã gắn liền với những chiến công hiển hách của dân tộc.

19 tháng 12 2016

Cũng đứng trên cương vị của một vị chủ soái, Trần Quốc Tuấn vừa chân tình chỉ bảo vừa nghiêm khắc phê phán những thói ăn chơi hưởng lạc tầm thường của tướng sĩ, vui trọi gà, cờ bạc, thích rượu ngon, mê tiếng hát, ham săn bắn, lo làm giàu, quyến luyến vợ con… Theo quan niệm của Trần Quốc Tuấn, thái độ bàng quan không chỉ là sự thờ ơ nông cạn mà còn là sự vong ân bội nghĩa trước mối ân tình của chủ tướng. Sự ham chơi hưởng lạc không chỉ là vấn đề nhân cách mà còn là sự vô trách nhiệm khi vận mệnh đất nước đang ngàn cân treo sợi tóc. Trần Quốc Tuấn cũng chỉ rõ cho họ thấy hậu quả tai hại khôn lường : nước mất nhà tan, thanh danh mai một, tiếng xấu để đời, đó là cảnh đau xót biết chừng nào.

Sự phê phán nghiêm khắc của Trần Quốc Tuấn bắt nguồn sâu xa từ lòng yêu thương chân thành với tướng sĩ và từ tình yêu Tổ quốc thiết tha cháy bỏng của ông. Tất cả là nhắm để đánh bạt những tư tưởng dao động, bàng quan giành thế áp đảo cho tinh thần quyết chiến quyết thắng. Quyết chiến quyết thắng kẻ thù chính là tư tưởng chủ đạo của bài Hịch, là thước đo cao nhất, tập trung nhất tư tưởng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.

2 tháng 1 2018

*Khái quát về nhân vật: Trần Nhân Tông

-Sinh-mất: 7/12/1258 - 16/12/1308

-Là vị hoàng đế thứ 3 của vương triều Trần nước Đại Việt

-Trị từ: 1278-1293

-Làm Thái Thượng Hoàng từ năm 1293 cho tới khi mất.

-Ông được nhiều sử gia đánh giá là một vị vua anh minh, đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững của nước Việt cuối thế kỷ 13, cũng như việc bảo vệ nền độc lập và mở rộng cương thổ đất nước.Là một thiền sư lớn của Phật giáo Việt Nam thời trung đại.

-Là con trai trưởng của Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông đã được truyền ngôi vào tháng 11 năm 1278 – lúc ông chưa đầy 20 tuổi.

-Ông đã phải đương đầu với hiểm họa xâm lược từ đế quốc Mông-Nguyên hùng mạnh ở phương Bắc.

- Năm 1293, ông truyền ngôi cho thái tử Trần Thuyên (tức vua Trần Anh Tông) và lên làm Thái thượng hoàng. Sau đó Nhân Tông xuất gia tu hành theo đạo Phật và lấy hiệu Trúc Lâm đại sĩ ; nhưng ông vẫn tham gia điều hành chính sự, đánh dẹp quân Ai Lao xâm phạm biên giới và mở rộng bờ cõi về phương Nam bằng phương pháp ngoại giao. Trần Nhân Tông cũng chính là vị tổ sáng lập của Thiền phái Trúc Lâm, một dòng thiền Phật giáo mang bản sắc văn hóa Việt Nam và tinh thần nhập thế.

2 tháng 1 2018

*Khái quát về nhân vật Trần Quốc Tuấn:

-Tên: Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo).

-Năm sinh và năm mất: 1228-1300 (72 tuổi).

-Quê: Phủ Thiên Trường (nay thuộc xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định).

-Trần Quốc Tuấn ra đời khi họ Trần vừa thay thế nhà Lý làm vua trong một đất nước đói kém, loạn lạc. Trần Thủ Độ, một tôn thất tài giỏi đã xắp đặt bầy mưu giữ cho thế nước trông chênh thành bền vững.

- Là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông nổi bật với việc chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên-Mông năm 1285, 1288.

-Hưng Đạo vương là con của Khâm Minh Đại vương Trần Liễu, anh vua Trần Thái Tông.

- Năm 1257, ông được Thái Tông phong làm tướng chỉ huy các lực lượng ở biên giới đánh quân Mông Cổ xâm lược. Sau đó ông lui về thái ấp ở Vạn Kiếp. Đến tháng 10 âm lịch năm 1283, nhà Nguyên-Mông Cổ đe dọa đánh Đại Việt lần hai, Hưng Đạo vương được thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông (em họ và cháu họ ông) phong làm Quốc công tiết chế thống lĩnh quân đội cả nước. Trên cương vị này, năm 1285, ông lãnh đạo quân sĩ chặn đánh đội quân xâm lược của Trấn Nam Vương Thoát Hoan.

-Hai vua Trần, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và Hưng Đạo vương phản công mạnh mẽ, phá tan quân Nguyên trong các trận Hàm Tử, Chương Dương, Trường Yên, Vạn Kiếp,..., quét sạch quân Nguyên khỏi biên giới.

-Năm 1288, quân Nguyên trở lại xâm lược Đại Việt. Hưng Đạo vương tiếp tục làm Quốc công tiết chế; ông khẳng định với nhà vua: "Năm nay đánh giặc nhàn". Ông đã dùng lại kế cũ của Ngô Quyền, đánh bại hoàn toàn thủy quân của các tướng Phàn Tiếp, Ô Mã Nhi trong trận Bạch Đằng. Quân Nguyên lại phải chạy về nước. Tháng 4 âm lịch năm 1289, vua Nhân Tông gia phong ông làm Hưng Đạo Đại vương. Sau đó ông lui về Vạn Kiếp đến khi mất năm 1300; trước khi mất, ông khuyên vua Trần Anh Tông: "Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc". Sinh thời ông có viết các tác phẩm Hịch tướng sĩ, Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư nhằm động viên quân sĩ, phân tích nghệ thuật quân sự.

20 tháng 12 2016

Nếu đọc lại Chiếu dời đô, ta thấy Lý Công Uẩn đã trình bày trước đại chúng về đạo quản lý đất nước của nhà cầm quyền. Đó là việc triều đình luôn nhằm mục đích vì nước vì dân, vì lợi ích lâu dài của đất nước, của dân tộc. Di chúc Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh "khoan thư sức dân". Nhà cầm quyền thời bình, nhiệm vụ quan trọng nhất là phải lo cho đời sống của dân, cấm kỵ nhất là làm cho dân thêm khổ cực, có như vậy thì vào thời chiến mới đủ người, đủ của, đủ ý chí để bảo vệ biên cương. Cho nên, khi chiến thắng rồi các triều Lý - Trần không bắt dân lên núi xẻ đá, vào rừng đẵn gỗ, xuống biển mò ngọc để xây dựng cung điện, đền đài, lăng tẩm... Bởi Việt Nam không có cái kiểu văn minh dùng xương máu của dân để xây lên những cung điện, đền đài nguy nga vĩ đại. Điều này được minh chứng rất rõ khi vua Lý Nhân Tông lúc sắp lâm chung vẫn không thôi lo lắng cho quốc gia, dân tộc, cảm thông với dân. Di chiếu Người để lại: "Trẫm nhắm mắt, việc tang chế trong ba ngày phải bỏ áo chở, thôi hẳn xót thương, việc chôn cất cứ theo lối tằn tiện, không nên xây lăng mộ riêng".

Một chế độ vững mạnh với những chiến công lẫy lừng và bước đến tột đỉnh vinh quang, như triều Lý - Trần, thế tất cũng có thể xây được nền văn minh tinh thần, vật chất tương xứng với tầm vóc của mình. Nhưng vì thương dân nên không chú ý đến di sản vật chất. Bộc lộ rõ nhất là Thượng hoàng Trần Nghệ Tông khi còn ở ngôi báu, sử ghi: "Vua xuống chiếu rằng việc xây dựng cung thất cốt sao giản dị, mộc mạc, chỉ lấy các tản quan trong tôn thất phục dịch, không được phiền đến dân" (Đại việt sử ký toàn thư).

20 tháng 12 2016

Cụm từ 'rễ sâu bền gốc" là cụm từ thiết yếu. Cho thấy 1 quân đội,1 đất nước sẽ không bao giờ dành được thắng lợi khi không có sự hợp tác, tinh thần đoàn kết của dân. Vì vậy chăm lo,quan tâm cho dân là 1 việc làm hết sức quan trọng. Được xem như cách giữ nước hay nhất mà quân đội nhà Trần đã thực hiện và là tấm gương sáng sau này

19 tháng 5 2016

Công lao đóng của Trần Quốc Tuấn :

- Ông được vua Trần giao cho trọng trách Quốc công tiết chế chỉ huy cuộc kháng chiến.

- Trần Quốc Tuấn là một nhà lí luận quân sự tài ba. Ông là tác giả của Bộ binh thư nổi tiếng : " Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tong bí huyền thư"

- Trước thế giặc mạnh, ông đều cho lui binh để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ để phản công với tinh thần : "nếu bệ hạ hàng giặc thì trước hết hãy chém đầu thần". Câu nói đó đã thể hiện ý chí kiên cường của ông.

- Khi quân địch ở Thăng Long gặp khó khăn, tuyệt vọng phải rút lui. Trần Quốc Tuấn đã quyết mở cuộc phản công và tiến hành mai phục trên sông Bạch Đằng, tạo nên chiến thắng quyết định số phận quân xâm lược.

18 tháng 5 2016

Những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên:

- Nghĩ ra cách đánh sáng tạo

- Nhà quân sự tài ba

- Tổng chỉ huy quân đội

- Tác giả của bài '' Hịch tướng sĩ ''

10 tháng 1 2017

Những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong 3 lần kháng chiến chống Mông-Nguyên:

- Là tổng chỉ huy quân đội trong 2 cuộc kháng chiến lần thứ 2 và thứ 3 chống quân Mông-Nguyên.

-Viết "Hịch tướng sĩ" để động viên tinh thần chiến đấu.

-Viết 2 bộ binh thư nổi tiếng là "Binh thư yếu lược" và "Vạn kiếp tông bí truyền" để huấn luyện võ nghệ và binh pháp cho quân đội nhà Trần.

-Vạch ra những chủ trương, chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo để chiến thắng kẻ thù.

Chúc bạn học tốt. Nếu đúng thì tick cho mk nha!vuivuivui

9 tháng 2 2017

ông đều được vua Trần cử làm tướng ra trận. Đặc biệt trong cuộc chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới sự lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên - Mông ra khỏi đất nước.
Sau khi kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ ba thành công, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lui về sống ở Vạn Kiếp. Ông đã dựa vào địa thế vùng Vạn Kiếp mà Kiếp Bạc là trung tâm để lập phủ đệ và quân doanh làm phòng tuyến chiến lược giữ mặt đông-bắc của Đại Việt. Ông còn cho trồng các loại cây thuốc để chữa bệnh cho binh sĩ và nhân dân trong vùng.

21 tháng 12 2020

câu nói của Trần Quốc Tuấn: "Khoan thư sức dân, để làm kế rễ sâu bền gốc, đó là thượng sách giữ nước"

1 tháng 11 2020

Câu 2

– Đinh Bộ Lĩnh là con ông Đinh Công Trứ, ở Hoa Lư (Ninh Bình)

– Nhờ nhân dân ủng hộ, Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ sứ quân Phạm Bạch Hổ, lần lược tiến đánh các sứ quân khác, đánh đâu thắng đấy , được nhân dân tôn là Vạn Thắng Vương

– Năm 967 đất nước thống nhất ,yên bình

– Chúng ta học được từ Đinh Bộ Lĩnh lòng yêu nước , trí thông minh, anh dũng, tuổi nhỏ nhưng có ý chí lớn, muốn làm nhiều việc giúp ích cho đất nước

17 tháng 4 2020

Trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, Trần Quốc Tuấn đã có nhiều đóng góp to lớn, có thể kể như:

- Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.

- Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

- Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.

- Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.

- Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.

22 tháng 12 2016

* Công lao của Trần Quốc Tuấn trong ba lần chống quân Mông - Nguyên là :

- Nghĩ ra cách đánh sáng tạo, đường lối chiến thuật đúng đắn

- Nhà quân sự tài ba của Đại Việt

- Tổng chỉ huy quân đội

- Tác giả của bài '' Hịch tướng sĩ ''

- Những câu nói mang tính khẳng định tinh thần yêu nước da diết của Trần Quốc Tuấn