K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2017

Dinh dưỡng:

Tua miệng thủy tức chứa nhiều tế bào gai có chức năng tự vệ và bắt mồi. Khi đói, thủy tức vươn dài đưa tua miệng khắp xung quanh. Khi chạm phải mồi (chẳng hạn rận nước) thì lập tức tế bào gai ở tua miệng phóng ra làm tê liệt con mồi. Vòi tua có gai dính con mồi đưa vào miệng rồi nuốt vào bụng rồi thực hiện quá trình tiêu hóa ngoại bào.

Thủy tức thải bã ra ngoài qua lỗ miệng.

Sự trao đổi khí thực hiện qua thành cơ thể

Sinh sản:

Khi điều kiện thuận lợi, thủy tức sinh sản vô tính bằng đâm chồi, nhưng khi điều kiện sống khó khăn thì chúng chuyển sang sinh sản hữu tính. Hợp tử được hình thành có vỏ bọc bảo vệ, sống tiềm sinh cho đến khi có điều kiện thuận lợi trở lại thì tiếp tục phát triển.

  • Sinh sản vô tính: Các chồi mọc lên từ vùng sinh chồi ở giữa cơ thể. Lúc đầu là một mấu lồi, sau đó lớn dần lên rồi xuất hiện lỗ miệng và tua miệng của con non, thủy tức non sau đó tách khỏi cơ thể mẹ thành một cơ thể độc lập và hình thành cơ thể trưởng thành.
  • Tái sinh: Thủy tức có khả năng tái tạo toàn bộ cơ thể khi chỉ còn 1 bộ phận trong điều kiện môi trường đặc biệt.
  • Sinh sản hữu tính: Tế bào trứng được tinh trùng của thủy tức đực đến thụ tinh. Sau khi thụ tinh, trứng phân cắt nhiều lần rồi tạo ra thủy tức con. Sinh sản hữu tính thường xảy ra khi thiếu thức ăn, ở mùa lạnh.
23 tháng 10 2017

Câu 1: Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh

- Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống

- Phần lớn dị dưỡng

- Di chuyển bằng chân giả, lông bơi, roi bơi hay tiêu giảm

- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi

2. Các bước xử lí và mổ giun đất

- Xử lí mẫu

+ Rửa sạch đất ở cơ thể giun

+ Làm giun chết trong hơi ete hay cồn loãng

+ Để giun lên khay mổ và quan sát

- Mổ giun: em xem trong SGK trang 57

Câu 3:

Thủy tức Sứa
Cấu tạo ngoài

- Cơ thể hình trụ dài

- Phần dưới là đế, bám vào giá thể

- Phần trên có lỗ miệng có tua miệng tỏa ra, trên tua miệng có tế bào gai để tự vệ và tấn công

- Cơ thể hình dù

- Có miệng nằm ở dưới trên có tua miệng chứa tế bào gai

Di chuyển - Di chuyển nhờ tua miệng theo kiểu sâu đo hoặc lộn đầu - Di chuyển bằng cách co bóp dù

23 tháng 10 2017

Câu 4: Giun tròn có đặc điểm tiến hóa hơn giun dẹp là

- Bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức

- Ống tiêu hóa bắt đầu phân hóa thành các bộ phân khác nhau như: miệng, hầu, hậu môn

Câu 5: Trùng roi di chuyển nhờ roi bằng cách xoáy roi vào nước giúp cơ thể di chuyển về phía trước

Câu 6: Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh

- Giác bám phát triển: bám chặt được vào nơi kí sinh ở cơ thể vật chủ

- Cơ dọc, cơ vòng phát triển: chun dãn, phồng dẹp chui rúc, luồn lách trong cơ thể kí sinh

- Hầu có cơ khỏe: hút được nhiều chất dinh dưỡng ở nơi kí sinh

- Ruột phân nhiều nhánh nhỏ: hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng

- Đẻ nhiều trứng và trải qua nhiều vật chủ trung gian: phát tán ấu trùng và đảm bảo được số lượng ấu trùng kí sinh trong cơ thể vật chủ

Câu 7:

  Trùng sốt rét Trùng kiết lị
Dinh dưỡng Kí sinh trong hồng cầu, hấp thụ chất dinh dưỡng có trong hồng cầu qua bề mặt cơ thể Nuốt hồng cầu
Di chuyển Ko có cơ quan di chuyển, di chuyển nhờ hồng cầu Di chuyển bằng chân giả
Cấu tạo Kích thước nhỏ, ko có bộ phận di chuyển và các ko bào Giống trùng biến hình, có chân giả ngắn
Sinh sản Vô tính bẳng cách phân đôi Vô tính bằng cách phân đôi
     

Câu 8:

- Tác hại của giun đũa: Kí sinh ở ruột non người, nhất là trẻ em

+ Gây đau bụng

+ Đôi khi tắc ruột và tắc ống mật

- Biện pháp:

+ Ăn chín uống sôi

+ Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

+ Vệ sinh cơ thể, môi trường, nhà cửa ... sạch sẽ

+ Uống thuốc tẩy giun định kì 2 lần / năm

 

17 tháng 12 2018

: Sự sinh sản vô tính mọc chồi ở thủy tức và san hô cơ bản là giống nhau. Chúng chỉ khác nhau ở chỗ: ở thủy tức khi trưởng thành chồi tách ra để sống độc lập. Còn ở san hô, chồi vẫn dính với cơ thể mẹ và tiếp tục phát triển để tạo thành tập đoàn.

29 tháng 11 2019

loi ich giun dat doi dat trong nhu the nao

17 tháng 12 2020

Châu chấu phàm ăn, đẻ nhiều (đẻ nhiều lứa trong năm và nhiều trứng trong một lứa). Nhờ đó, chúng sinh sản rất nhanh và thường gây hại lớn cho cây cối, mùa màng 

24 tháng 9 2016

(1): trứng phân cắt nhiều lần, cuối cùng tạo thành thuỷ tức con

(2): lại cơ thể toàn vẹn chỉ từ một bộ phận cơ thể cắt ra

20 tháng 10 2016

- Cấu tạo ngoài:

+ Hình trụ dài

+ Phần dưới là đế --> bám

+ Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng

+ Đối xứng tỏa tròn

- Cách di chuyển:Có 2 cách

+ Di chuyển kiểu sâu đo

+ Di chuyển kiểu lộn đầu

 

30 tháng 12 2016

- CẤU TẠO NGOÀI
Cơ thế giun đũa dài bằng chiếc đũa (khoảng 25cm). Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể luôn căng tròn, có tác dụng như bộ áo giáp, giúp giun đũa không bị tiêu huỷ bời các dịch tiêu hoá trong ruột non người

- CẤU TẠO TRONG
Cơ thế giun đũa hình ống. Thành cơ thể có lớp biểu bi và lớp cơ dọc phát triển. Bên trong là khoang cơ thể chưa chính thức. Trong khoang có : ống tiêu hoá bắt đầu từ lồ miệng ở phía rước cơ thể giữa ba môi bé, kết thúc ở lỗ hậu môn ; các tuyến sinh dục dài và cuộn khúc như túi chỉ trắng ớ xung quanh ruột

-DI CHUYỂN:Cơ thể chi có cơ dọc phát triển nên giun đũa di chuyển hạn chế, chúng chi cong cơ thể lại và duỗi ra. cấu tạo này thích hợp với động tác chui rúc trong môi trường kí sinh.

2 tháng 11 2017

Vì chúng đều có:

-Cơ thể đối xứng tỏa tròn.

-Ruột dạng túi.

-Cấu tạo thành cơ thể gồm hai lớp tế bào.

-Tế bào gai để phòng vệ và tấn công.

18 tháng 3 2017

1. Tiêu hoá

Hệ tiêu hoá của thú gồm các bộ phận giống như những động vật có xương sống ở cạn . Ruột dài với manh tràng lớn (ruột tịt) là nơi tiêu hoá xenlulôzơ.

18 tháng 3 2017

Tuần hoàn và hô hấp

Các bộ phận quan trọng của hệ tuần hoàn và hô hấp là tim và phổi được bảo vệ trong khoang ngực.
Hệ tuần hoàn gồm tim 4 ngăn cùng với hệ mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn . Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi đảm bảo sự trao đồi chất mạnh ở thú. Thú là động vật hằng nhiệt.