Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Sơ đồ dạng chữ thể hiện các giai đoạn sinh sản hữu tính ở động vật có xương sống: Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng → Giai đoạn thụ tinh → Giai đoạn phát triển phôi hình thành cơ thể mới.
- Ví dụ:
+ Động vật đẻ trứng: Chim bồ câu trống và chim bồ câu mái giao phối với nhau. Tinh trùng chim trống kết hợp với trứng ở chim mái tạo thành hợp tử trong trứng chim được đẻ ra. Khi được ấp đủ nhiệt độ trong thời gian nhất định, hợp tử sẽ phát triển thành phôi rồi phôi phân hóa phát triển thành con non. Con non sau đó sẽ phá vỡ vỏ trứng chui ra ngoài.
+ Động vật đẻ con: Ở chó, tinh trùng con đực kết hợp với trứng con cái trong quá trình giao phối sẽ tạo thành hợp tử. Trong tử cung của con mẹ, hợp tử phát triển thành phôi rồi phân hóa tạo nên cơ thể con non. Con non khi đã phát triển đầy đủ sẽ được con mẹ sinh ra.
Mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật:
- Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có tác động qua lại với sinh sản, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp tạo ra năng lượng và vật chất để thực hiện sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản. Ngược lại, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản cũng tạo động lực để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
- Ngoài ra, các quá trình sinh sản, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển cũng có mối quan hệ qua lại với nhau.
Tham Khảo:
Phân loại truyền thống chia động vật có xương sống thành 7 lớp, dựa trên các diễn giải truyền thống của các đặc điểm giải phẫu và sinh lý học tổng thể.
- Các động vật có ở trong hình: Chim bồ nông, con sư tử, con voi, con thỏ, con tê giác, con hươu cao cổ, con ngựa vằn, con lợn rừng, con cá sấu, con vịt, con hà mã.
- Có nhiều cách để phân loại các động vật như dựa vào môi trường sống (trên cạn, dưới nước, nửa cạn nửa nước), dựa vào số chân (4 chân, 2 chân), dựa vào khả năng bay (biết bay, không biết bay), dựa vào khả năng bơi lội (biết bơi, không biết bơi),…
Ví dụ:
+ Nhóm động vật sống trên cạn: con tê giác, con sư tử, con voi, con thỏ, con hươu cao cổ, con ngựa vằn, con lợn rừng …
+ Nhóm động vật có thể sống dưới nước: con vịt, con hà mã, con cá sấu …
+ Nhóm động vật biết bay: con bồ nông …
Các hoạt động sống đặc trưng | Biểu hiện | Vai trò |
Trao đổi chất và năng lượng | - Trao đổi nước, trao đổi khí,… | - Cung cấp năng lượng và vật chất cho các hoạt động sống. |
Cảm ứng | - Hướng sáng, hướng đất, hướng tiếp xúc,… | - Giúp cơ thể phản ứng với các kích thích của môi trường, đảm bảo sự tồn tại. |
Sinh trưởng và phát triển | - Tăng lên về kích thước và khối lượng, phát sinh các cơ quan trong cơ thể. | - Giúp sinh vật lớn lên, hoàn thiện các chức năng sống. |
Sinh sản | - Đẻ con, đẻ trứng,… | - Giúp sinh vật duy trì nòi giống. |
Những ưu điểm của hình thức mang thai và sinh con ở động vật có vú với hình thức đẻ trứng ở các động vật khác:
- Quá trình thụ tinh sẽ diễn ra trong cơ quan sinh sản của con cái → Hiệu suất thụ tinh sẽ cao hơn so với hình thức đẻ trứng mà sự thụ tinh xảy ra ở bên ngoài cơ thể con cái.
- Con non sẽ có môi trường sống lí tưởng khi ở trong cơ thể mẹ (được cung cấp chất dinh dưỡng liên tục, điều kiện nhiệt độ thích hợp, được bảo vệ khỏi kẻ thù) → Tỉ lệ sống sót của con non cao.
Tên động vật | Tên tập tính | Cách thể hiện tập tính |
Con hổ | Săn mồi | Ẩn nấp rình mồi, rượt đuổi, vồ mồi. |
Chó sói | Bảo vệ lãnh thổ | Dùng nước tiểu đánh dấu lãnh thổ. |
Gà trống | Sinh sản | Dùng màu lông, tiếng gáy để khoe mẽ trước con cái. |
Cá hồi | Di cư | Cá bơi vượt các đại dương để sinh sản. |