Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lòng yêu nước vốn là một chủ đề quen thuộc trong kho tàng văn học Việt Nam. Thật vậy đã có rất nhiều tác phẩm viết về lòng yêu nước và một trong số đó phải kể đến đó là "Sông núi nước Nam". Tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, với giọng thơ hào hùng thể hiện lòng tự tôn dân tộc và quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Bài thơ "Sông núi nước Nam" ra đời trong thời nhà Lí, khi đất nước đang phải đối đầu chống lại cuộc xâm lược của quân Tống, mở đầu bài thơ tác giả đã đặt bút:
Em tham khảo:
Lòng yêu nước vốn là một chủ đề quen thuộc trong kho tàng văn học Việt Nam. Thật vậy đã có rất nhiều tác phẩm viết về lòng yêu nước và một trong số đó phải kể đến đó là "Sông núi nước Nam". Tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, với giọng thơ hào hùng thể hiện lòng tự tôn dân tộc và quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Bài thơ "Sông núi nước Nam" ra đời trong thời nhà Lí, khi đất nước đang phải đối đầu chống lại cuộc xâm lược của quân Tống, mở đầu bài thơ tác giả đã đặt bút:
“Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
Dịch nghĩa:
“Sông núi nước Nam vua nam ở
Rành rành định phận tại sách trời”
Hai câu thơ trên đã khẳng định chủ quyền dân tộc là điều thiêng liêng hơn cả và điều này đã được quy định tại sách trời, là thứ mà không một dân tộc, thế lực nào được chà đạp, được phép tước đoạt của dân tộc khác. Trong câu thơ tác giả đã khéo léo sử dụng hình ảnh hoán dụ "vua Nam ở" để đại diện cho toàn bộ dân tộc ta đã sinh sống ở nước Nam từ ngàn đời nay và đó là sự thật rành rành không thể phủ nhận. Và hai từ "tiệt nhiên" càng khẳng định rõ hơn điều này. Chủ quyền dân tộc ta là bất di bất dịch không thể thay đổi, là điều hiển nhiên, là cái đương nhiên vốn đã được quy định tại "thiên thư" nơi tập trung tri thức của trời đất. Hai câu thơ không chỉ khẳng định sự thật đanh thép về chủ quyền dân tộc mà còn thể hiện lòng tự tôn, tự hào dân tộc sâu sắc của tác giả.
Chủ quyền đất nước vô cùng thiêng liêng và cao cả vì vậy đó là điều mà con dân nước Nam không thể để mất. Thật vậy ở hai câu sau tác giả đã khẳng định quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Dịch nghĩa:
“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”
Mỗi dân tộc đều có quyền tự do, đều có quyền được bình đẳng vậy tại sao lại có những kẻ muốn lăm le xâm lược, đẩy dân tộc khác vào đường cùng. Và cụm từ "thủ bại hư" đã khẳng định rằng những kẻ với lòng tham vô đáy, độc địa thâm hiểm như thế sẽ bị trừng trị thích đáng, và kết cục cho những kẻ coi thường đạo lí, đi ngược lại với chính nghĩa sẽ vô cùng thê thảm. Hai câu thơ trên vừa là lời cảnh cáo sâu sắc dành cho lũ giặc xâm lược, những kẻ muốn chà đạp lên hạnh phúc, tự do của người khác vừa thể hiện quyết tâm đoàn kết đánh giặc của dân tộc thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước.
"Sông núi nước Nam" vang trên sông Như Nguyệt được coi như một bài thơ thần có giá trị to lớn trong việc răn đe, đánh đuổi kẻ thù. Qua bài thơ ta cũng cảm nhận được lòng nồng nàn yêu nước, lòng tự tôn và tinh thần đoàn kết dân tộc trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Dù thời gian qua đi nhưng giá trị và sức ảnh hưởng của tác phẩm không hề thay đổi, nó vẫn là bản tuyên ngôn đầy hào hùng và đanh thép đầu tiên của đất nước ta.
Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí- Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.
Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.
Ở nứơc ta, thời trung đại đã có một nền thơ văn rất phong phú và hấp dẫn. Thơ trung đại Việt Nam đựơc viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiều thể như thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu bảy chữ),ngũ ngôn tứ tuyẹt (bốn câu, mỗi câu năm chữ), thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy chữ)... Bài thơ "Sông núi nước Nam" sử dụng thể thất ngôn tứ tuyệt. Tuy bài thơ chỉ vỏn vẻn bốn câu nhưng ẩn chứa những hàm ý sâu sắc. Ngay từ câu đầu tiên, tác giả đã khẳng định:"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"(Sông núi nứơc Nam vua Nam ở)Câu thơ có hai vế là "Nam quốc sơn hà" và "Nam đế cư". Ở vế đâu, tác giả nói về giang sơn đất nước, còn vế sau thì lại nói về chủ quyền của giang sơn đó. Ngay từ đầu, tác giả đã vẽ phong cảnh của nước Nam ta, như một bức tranh sơn thuỷ tuyệt vời sông với núi. Và non sông gấm vóc ấy đã có chủ:"Nam đế cư". Điều đó đã đựơc khẳng định như một chân lý:"Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"(Vằng vặc sách trời chia xứ sở)Câu thơ một lần nữa khẳng định rằng lãnh thổ nước Nam ta đã có từ rất lâu và nó là thành quả xương máu của cha ông để lại. Cái đất nước muôn quý ngàn yêuấy luôn luôn phải đựơc giữ gìn trứơc hoạ ngoại xâm. Chính tấm lòng yêu Tổ quốc thiết tha đã khiến tác giả giận dữ thốt lên:"Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm"(Giặc dữ cớ soa phạm đến đây)Tác giả đã tức giận, căm thù trứơc một điều trái lẽ tự nhiên. Xưa nay, bọn xâm lược chỉ có một lí do lớn nhất khi đi đánh chiếm nước khác là mở rộng lãnh thổ, xoá tên của nước đó ra khỏi bản đồ thế giới. Chính vì điều đó đã gợi lên lòng căm thù sâu sác trong lòng người dân nứơc Việt Nam. Lòng căm thù đựơc dồn nén đã trở thành sức mạnh của một lời thề:"Nhữ đẳng hành khan thủ bạn hư"(C nhất định phải tan vỡ)Một lời thề mãi mãi khắc sâu trong lòng người dân nứơc Nam. Đó là lời thề sẽ đánh tan tác kẻ thù hung hãn để giữ yên quê hương xứ sở. Câu thơ chỉ có bản chữ mà có sức gợi rất lớn. Nó khiến ta liên tưởng đến cả một truyền thống bất khuất hào hùng cảu dân tộc. Truyền thống ấy bắt nguồn từ lòng yêu nứơc sâu nặng đã nhấn chìm mọi kẻ thù xâm lược. Lịch sử Việt Nam rạng ngời nhữngchiến công Lý Thường Kiệt thắng Tống, Trần Hưng Đạo với hào khí Đông A phá tan giặc Mông Nguyên, Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi... Và hơn thế nữa, chúng ta đã chiến thắng hai kẻ thù sừng sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để Quốc kỳ mãi kiêu hãnh trên nến trời xanh thẳm. Bài thơ khép lại nhưng ý thơ thì cứ lan toả mãi...Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc, đanh thép, "Sông núi nước Nam" là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nuớc và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đ1o trứơc mọi kẻ thù xâm lược.
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Tương truyền, Lí Thường Kiệt sáng tác bài thơ này trong một trận quân ta chiến đấu chông quân Tống xâm lược. Tác giả không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một nhà thơ nổi tiếng.
Cuối năm 1076, mấy chục vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết cầm đầu sang cướp nước ta. Quân ta dưới quyền chỉ huy của Lí Thường Kiệt đã chiến đấu dũng cảm, chặn chân chúng lại ở phòng tuyến bên sông Như Nguyệt. Truyền thuyết kể rằng một đêm nọ, quân sĩ nghe văng vẳng trong đền thờ Trương Hông và Trương Hát (hai tướng quân của Triệu Quang Phục đã hi sinh vì nước) có tiếng ngâm bài thơ này. Điều đó ý nói thần linh và tổ tiên phù hộ cho quân ta. Bài thơ đã góp phần khích lệ binh sĩ quyết tâm đánh tan quân giặc, buộc chúng phải rút lui nhục nhã vào tháng 3 năm 1077.
Từ trước đến nay, người ta thường cho rằng vị tướng Lí Thường Kiệt làm bài thơ này với mục đích động viên khí thế binh sĩ của mình. Tất nhiên là thế, nhưng câu thứ tư (Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm) lại rõ ràng là lời cảnh cáo quân giặc. Thì ra đối tượng nghe thơ không chỉ là quân ta mà còn là quân địch. Chính vì thế mà bài thơ được coi là một văn bản địch vận nhằm lung lay ý chí chiến đấu của đối phương.
Tác giả khẳng định: Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.
Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.
Bài thơ lưu lại từ xưa không có tựa đề. Các sách thường lấy mấy từ Nam quốc sơn hà trong câu đầu làm tựa đề cho bài thơ. (Dịch là Sông núi nước Nam):
Sông núi Nam Việt vua Nam ở,
Vằng vặc sách trời chìa xứ sở.
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây !
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
Câu thứ nhất nêu lên chân lí: Sông núi Nam Việt vua Nam ở. Lẽ ra phải nói là dân Nam ở thì đúng hơn nhưng thời bấy giờ, vua đại diện cho quốc gia, dân tộc. Chân lí ấy thật đơn sơ, hiển nhiên nhưng nhân dân tã phải gian khổ đấu tranh bao đời chống ngoại xâm mới giành lại được.
Từ khi nước nhà có chủ quyền cho đến năm 1076, dân tộc Việt đã nhiều lần khẳng định chân lí ấy bằng sức mạnh quân sự của mình. Lũ giặc phương Bắc quen thói hống hách, trịch thượng, luôn nuôi tham vọng cướp nước nên chúng khăng khăng không chấp nhận.
Ý nghĩa câu thơ không dừng lại ở đó. Tác giả xứng danh là nước Nam với chủ ý gạt bỏ thái độ khinh miệt coi nước ta là quận huyện tồn tại trong đầu óc lũ cướp nước bấy lâu nay. Đặt nước mình (Nam quốc) ngang hàng với (Bắc quốc). Xưng vua Nam (Nam đế) cũng là bác bỏ thái độ ngông nghênh của bọn vua chúa phương Bắc hay tự xứng là thiên tử (con trời), coi thường vua các nước chư hầu và gọi họ là vương. Các từ nước Nam, vua Nam vang lên đầy kiêu hãnh, thể hiện thái độ tự hào, tự tôn cùng tư thế hiên ngang làm chủ đất nước của dân tộc Việt. Đó không phải là lời nói suông. Chiến dịch tấn công ào ạt của quân ta vào căn cứ của quân cướp nước mấy tháng trước đó là một bằng chứng hùng hồn. Do đó, chân lí nói trên càng có cơ sở thực tế vững chắc.
Ngày ấy, triều đình nhà Tống lấy cớ ta dám quấy nhiễu vùng biên ải nên phải dấy binh hỏi tội. Đầu năm 1076, quân ta đã tiêu diệt các căn cứ lương thảo, vũ khí, quân đội… chuẩn bị cho cuộc xâm lược của chúng ngay bên đất chúng. Cho nên chủ tướng họ Lí nhắc lại chân lí này để quân dân nước Nam đang chiến đấu nắm chắc thêm lưỡi gươm giết giặc, mặt khác để vạch trần bộ mặt phi nghĩa của quân thù và đánh mạnh vào tinh thần chúng.
Câu thứ hai: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Vằng vặc sách trời chia xứ sở) khẳng định chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trên sách trời. Sách trời đã chia cho vua Nam có riêng bờ cõi.
Người xưa quan niệm rằng các vùng đất đai dưới mặt đất ứng với các vùng sao trên trời. Nước nào có vua nước đó. Điều đó là do trời định nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh khiến cho chân lí nêu ở câu trên càng tăng thêm giá trị.
Câu thơ thứ ba: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm ? (Giặc dữ cớ sao phạm đến đây ?) là câu hỏi đối với binh tướng giặc. Chủ quyền độc lập của nước Nam không chỉ là chuyện của con người mà còn là chuyện vằng vặc (rõ ràng, minh bạch) trên sách trời, không thể chối cãi, ai cũng phải biết, phải tôn trọng. Vậy cớ sao quân giặc kia lại dám xâm phạm tới? Câu hỏi thể hiện thái độ vừa ngạc nhiên vừa khinh bỉ của tác giả. Ngạc nhiên tại sao tướng sĩ của một nước tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời? Khinh bỉ vì coi chúng là nghịch lỗ, tức lũ giặc cướp ngỗ ngược, ngang tàng.
Gọi chúng là nghịch lỗ tức là tác giả đã đặt dân tộc Việt vào tư thế chủ nhà và tin rằng mình có đủ sức mạnh để bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền độc lập.
Tác giả tăng cường sức khẳng định cho chân lí hiển nhiên đã nêu ở trên bằng nghệ thuật đối lập giữa cái phi nghĩa của lũ giặc dữ với cái chính nghĩa của nước Nam và sự phân chia minh bạch ở sách trời.
Câu thứ tư: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Chúng mày nhất định phải tan vỡ), ý thơ vẫn tiếp tục thể hiện thái độ khinh bỉ quân giặc và niềm tin sắt đá vào chiến thắng tất yếu của quân ta.
Ở trên, tác giả gọi quân xâm lược là giặc, là nghịch lỗ thì đến câu này, ông gọi đích danh như có chúng trước mặt: chúng mày. Cách xưng hô không khác gì người trên với kẻ dưới nhưng không hàm ý thân mật, đồng thời nghiêm khắc cảnh cáo chúng: nhất định phải tan vỡ. Y như là sự việc đã sắp đặt trước, chỉ chờ kết quả. Kết quả sẽ ra sao? Đó là chúng mày không chỉ thua, mà thua to và thất bại thảm hại. Mười vạn quân giặc do hai tướng giỏi chỉ huy, quân ta dâu phải dễ đánh bại nhưng, vì hành động của chúng phi nghĩa nên tất yếu chúng sẽ bại vong. Ngoài ý cảnh cáo giặc, câu thơ còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh quân dân ta trên dưới đồng lòng và một niềm tự hào cao vút.
Câu thơ nguyên văn bằng chữ Hán: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư có nghĩa là: Rồi xem, chúng bay sẽ tự chuốc lấy phần thất bại thảm hại. Thất bại ghê gớm của giặc là điều không thể tránh khỏi bởi chúng là kẻ dám xâm phạm tới điều thiêng liêng nhất của đạo trời và lòng người.
Một lần nữa, chân lí về chủ quyền độc lập rất thuận lòng người, hợp ý trời của nước Nam đã được tác giả khẳng định bằng tạt cả sức mạnh của lòng yêu nước, căm thù giặc.
Bài Thơ thần ra đời trong một hoàn cảnh cụ thể và nhằm vào một mục đích cụ thể. Cuộc đối đầu giữa quân ta và quân địch trước phòng tuyến sông Như Nguyệt đang ở thế gạy go ác liệt. Để tăng thêm sức mạnh cho quân ta và đánh một đòn chí mạng vào tinh thần quân địch, bài thơ ấy đã vang lên đúng lúc và được lan truyền nhanh chóng. Có thể tưởng tượng rằng lúc ấy quân dân ta như được hun đúc trong ánh lửa thiêng, máu sôi lên và khí thế giết giặc ngùn ngụt ngất trời.
Tính chất chân lí của bài thơ có giá trị vĩnh hằng bởi nó khẳng định chủ quyền độc lập của nước Nam là bất khả xâm phạm. Tác dụng to lớn, mạnh mẽ của bài thơ không chỉ bó hẹp trong hoàn cảnh lúc bấy giờ mà còn kéo dài vô tận. Hơn mười một thế kỉ, quân xâm lược phương Bắc cố tình thôn tính nước ta nhưng dân tộc ta đã đồng lòng đứng lên chiến đấu đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi để bảo vệ chủ quyền ấy.
Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó.
Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan ý chí xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam.
Em tham khảo:
Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Vào năm 1077 quân Tống xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, và cũng từ đó mà bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó. Tác giả khẳng định hùng hồn "Nam quốc sơn hà nam đế cư" đó được coi như là điều đơn giản, điều hiển nhiên. Nhưng chân lý dó được đánh đổi bằng mồ hôi, xương máu của nhân dân nước ta. Tác giả còn khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định đất nước ta là một đất nước độc lập có lãnh thổ, chủ quyền. Những câu thơ vang lên như là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc độc lập chủ quyền. Và cuối cùng khi mà tất cả đã được định ở sách trời, thế nên tất cả những kẻ xâm lược đều là làm trái với trời đất. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta là chính nghĩa khi mà đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền với sức mạnh cổ vũ quân dân và cảnh tỉnh kẻ thù.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
tôi mong các bn ko làm như vậy
"Sông núi nước Nam"- Lý Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Vào năm 1077 quân Tống xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, và cũng từ đó mà bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó. Tác giả khẳng định hùng hồn " Nam quốc sơn hà nam đế cư" đó được coi như là điều đơn giản, điều hiển nhiên. Nhưng chân lý dó được đánh đổ bằng mồ hôi, xương máu của nhân dân nước ta. Tác giả còn khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định đất nước ta là một đất nước độc lập có lãnh thổ, chủ quyền. Những câu thơ văn lên nhưng là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc độc lập chủ quyền. Và cuối cùng khi mà tất cả đã được định ở sách trời, thế nên tất cả những kẻ xâm lược đều là làm trái với trời đất. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta là chính nghĩa khi mà đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền với sức mạnh cổ vũ quân dân và cảnh tỉnh kẻ thù.
"Sông núi nước Nam"- Lý Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Vào năm 1077 quân Tống xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, và cũng từ đó mà bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó. Tác giả khẳng định hùng hồn " Nam quốc sơn hà nam đế cư" đó được coi như là điều đơn giản, điều hiển nhiên. Nhưng chân lý dó được đánh đổ bằng mồ hôi, xương máu của nhân dân nước ta. Tác giả còn khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định đất nước ta là một đất nước độc lập có lãnh thổ, chủ quyền. Những câu thơ văn lên nhưng là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc độc lập chủ quyền. Và cuối cùng khi mà tất cả đã được định ở sách trời, thế nên tất cả những kẻ xâm lược đều là làm trái với trời đất. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta là chính nghĩa khi mà đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền với sức mạnh cổ vũ quân dân và cảnh tỉnh kẻ thù.
Đạo hiếu làm con đối với cha mẹ là một đạo lí đúng đắn muôn đời. Chúng ta được sinh ra trong vòng tay dịu dàng của mẹ, lớn lên trong dòng kiến thức uyên bác của cha. Chín tháng cưu mang mẹ chịu nhiều gian khổ, rồi lại phải đẻ đau, rồi phải chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào để nuôi ta khôn lớn. Ngày qua ngày cha phải làm lụng vất vả để cung cấp cho ta đầy đủ vật chất, bồi dưỡng cho ta về tinh thần. Ta lớn lên trong sự dưỡng dục, trong sự yêu thương lo lắng của cha mẹ. Quả thật công lao ấy cao ngất trời và mênh mông vô tận như nước trong nguồn. Chúng ta không thể quên điều ấy được. Mỗi người đều có nguồn có cội “Con người có tổ có tông”. Vì vậy, hiếu với cha mẹ là một chân lí, là điều cơ bản nhất trong đạo làm người. Cha mẹ hết lòng vì con cái, hi sinh cả cuộc đời cho con cái thì bổn phận làm con ta phải chân thành biết ơn và tôn kính cha mẹ. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình tốt đẹp sẽ góp phần xây dựng bảo vệ kỉ cương, đạo lí của xã hội. Hiện nay, khoa học đang ngày càng tiến bộ nhưng đạo lí này vẫn là nền tảng của đạo đức, là cơ sở của mọi quan hệ trong gia đình và xã hội.Lòng biết ơn cha mẹ được thể hiện qua thái độ, lời nói và việc làm của chúng ta. Một con người có hiếu trước hết là phải có thái độ yêu thương, kính trọng cha mẹ. Một lời nói lễ phép, một thái độ vâng lời, một cử chỉ nhỏ săn sóc mẹ cha.. đều là biểu hiện cụ thể của chữ hiếu. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong con đền đáp lại còng lao ấy, song nghĩa vụ thiêng liêng của con cái là phải biết giúp đỡ, chăm lo phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi cao sức yếu. Dù ta có báo đáp đến đâu cũng không xứng đáng với còng lao to lớn như biển trời của cha mẹ. Vì vậy đạo làm con phải có hiếu với cha mẹ là đạo lí, là nhân cách làm người.
BÀI LÀM 2
Là người hạnh phúc được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, ai chẳng vô vàn yêu quý cha mẹ, nhưng như thế chưa đủ, ta còn phải làm gì để đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ?
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Hai câu cuối nhắc nhở chúng ta bổn phận làm con. Khi còn nhỏ ta phải biết ngoan ngoãn, lễ phép và vâng theo những lời cha mẹ dạy dỗ, chỉ bảo. Sự quan tâm ân cần hỏi han của ta sẽ gỉúp cha mẹ thêm vui lòng và dịu đi những buồn phiền lo toan trong cuộc sống. Đến lúc ta được cha mẹ tạo điều kiện cho đi học và vui chơi, ta phải tự giác học tập thật tốt, rèn luyện đạo đức thật tốt. Những lúc rỗi rãi, ngoài công việc học tập, ta phải thường xuyên giúp đỡ cha mẹ những công việc vừa sức, giảm bớt nỗi mệt nhọc của cha mẹ. Và khi ta càng lớn lên thì cha mẹ ngày càng già yếu đi. Vì vậy, khi ta trưởng thành có thể tự lo cho cuộc sống, ta phải hết lòng phụng dưỡng cha mẹ và luôn luôn đem lại niềm vui cho cha mẹ. Công ơn của cha mẹ như trời biển nên những việc ta làm không thể đền đáp đủ được. Chính vì thế, bằng tình cảm biết ơn cha mẹ tự đáy lòng, ta phải cố gắng hết sức và chân thành tự nguyện phụng dưỡng cha mẹ.
… Cậu bé Trần Đăng Khoa có tài làm thơ đã biểu lộ nỗi buồn lo của cậu bé khi mẹ ốm:
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan
và khi thấy mẹ hồi phục sức khỏe, em những muốn làm nhiều điều vui cho mẹ chóng khỏe hơn:
Mẹ vui, con có quản gì
Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca
Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con đóng cả ba vai chèo
Vì con, mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
Con mong mẹ khỏe dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say
Những nhân vật thiếu nhi hiếu thảo trong văn học đã giúp ta hiểu thêm về tấm lòng bao la của tình mẹ cha và bển phận của người làm con. Qua câu ca dao, ta cũng thấu hiểu được ý nghĩa sâu sắc của tấm lòng yêu thương con vô bờ bến của cha mẹ. Câu ca dao là hành trang đầu tiên về đạo lí làm người và sẽ theo ta mãi mãi trên đường đời
Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy thấm đẫm trong tâm hồn dân tộc và dạt dào lai láng trên những trang thơ văn.
Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) là một áng thơ như thế!
Sông núi nước Nam không phải là sáng tác duy nhất thời Lí -Trần khơi nguồn từ cảm xúc về đất nước, về dân tộc. Gắn bó với một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt - thời đại hào hùng đấu tranh chống ngoại xâm, dường như đất nước và dân tộc là mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà thơ. Và do đó, tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc đã trở thành cảm hứng chủ đạo cho các sáng tác văn chương thời kì này.
Nhìn lại các sáng tác thời Lí - Trần, tuy tình cảm đất nước bộc lộ ở những khía cạnh khác nhau, trong những thời điểm khác nhau, nhưng đều rất sâu sắc. Trong Chiếu dời đô, nỗi lo lắng cho vận số của đất nước, dân tộc, hạnh phúc của muôn dân, trăm họ là niềm trăn trở lớn nhất của vị hoàng đế đầu tiên của triều Lí. Ở Hịch tướng sĩ, lòng căm thù giặc, nỗi xót đau trước cảnh đất nước bị giày xéo tàn phá, ý chí sẵn sàng xả thân vì nước trào dâng mãnh liệt trong lòng vị thân vương họ Trần. Còn trong Phò giá về kinh, lại là hào khí chiến thắng của dân tộc và khát vọng về một nền thái bình muôn thuở cho đất nước của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải.
Ra đời trong máu lửa của cuộc kháng chiến chống Tống, Sông núi nước Nam là tuyên ngôn của Đại Việt về độc lập, chủ quyền đất nước. Đây là tuyên ngôn của hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước mình.
Ta hãy đọc kĩ lại bản tuyên ngôn để cảm nhận được tình cảm mãnh liệt, sục sôi của một dân tộc:
Nam Quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Dịch:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ.
(Theo Lê Thước và Nam Trân dịch)
Sông núi nước Nam là của người Nam, đó là tư tưởng của hai câu thơ đầu của bài thơ. Tư tưởng này đối với chúng ta ngày nay tự nhiên như cơm ăn, nước uống. Nhưng ngày ấy, cái thời mà bọn phong kiến phương Bắc đã từng biến nước ta thành quận huyện và đang cố sức khôi phục lại địa vị thống trị, thì tư tưởng ấy mới thực sự thiêng liêng và có ý nghĩa biết chừng nào! Lòng tự tôn dân tộc hun đúc qua mấy mươi thế kỉ đã hoá thành tư thế đứng thẳng làm người, mặt đối mặt với kẻ thù. Đọc câu thơ, lòng ta không khỏi rưng rưng xúc động.
Nếu nhìn từ góc độ nguyên tác Hán tự, ta thật kinh ngạc. Câu thơ như một làn roi quất thẳng vào bộ mặt bá vương hợm hĩnh của triều đình phong kiến Trung Quốc - kẻ đang phát động chiến tranh xâm lược để thực hiện mưu đồ bá chủ. Lần đầu tiên trong lịch sử bành trướng, chúng gặp phải ý chí quật cường đến thế, một tinh thần khẳng khái đến thế! Chúng đã có Bắc Quốc (Trung Quốc) thì ta cũng có Nam Quốc chúng có Bắc đế thì ta cũng có Nam đế; nào có thua kém gì nhau! Từ ngôn từ và ý thơ thế hiện một niềm tự hào cao độ về đất nước và dân tộc mình. Đây là niềm tự hào mà mỗi thần dân Đại Việt đều có trong cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù.
Lòng tự hào ấy, hơn ba thế kỉ sau được Nguyễn Trãi nhấn mạnh thêm:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Li, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
(Bình Ngô đại cáo)
Như vậy ý thức độc lập tự chủ đâu phải là mới thai nghén
Hôm nay, nó đã hình thành từ rất lâu trong tiềm thức của mỗi người dân đất Việt, có lẽ là từ thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang. Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử, qua rất nhiều biến cố đau thương, nhưng ý chí độc lập không bao giờ bị dập tắt. Máu xương của cha ông đã đổ mấy ngàn năm chẳng phải là để giành lại xã tắc đó sao? Ngày hôm nay, một lần nữa, tinh thần dó được phát biểu thành một tuyên ngôn hùng hồn, đanh thép. Hơn nữa, là niềm tin sắt đá vào sự thắng lợi tất yếu của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
(Giặc dữ cớ sao phạm tới đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ).
Dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc thù. Đó chính là biểu hiện tập trung nhất, cao độ nhất của lòng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.
Sau này, trong văn chương nước nhà, ta còn bắt gặp không ít những áng thơ văn dạt dào sâu lắng tình yêu quê hương đất nước mình như thế trong đó Sông núi nước Nam mãi xứng đáng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất về lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
I. Mở bài
- Gíơi thiệu : Từ ngày xưa, dân tộc VN đã đứng lên chống giặc ngoại xâm rất oanh liệt kiên cường. Tự hào thay ông cha ta đã đưa đất nước bước sang 1 trang sử mới: Đó là thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm PK phương Bắc, một kỉ nguyên mới mở ra. Bài Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh thể hiện rõ điều đó
- Ấn tượng chung : Đó là bài ca hào hùng về lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc , là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta . Bài thơ viết bằng chữ Hán , bản dịch thơ như sau
:
- Chép thơ :
“ Sông núi nước Nam , vua Nam ở
Vằng vặc sách trời , chia xứ sở
Gịăc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ ”
II. Thân bài
* Cảm nhận chung : Bài thơ làm theo thể thơ Thất ngôn Tứ tuyệt Đườn luật , có giọng điệu dõng dặc , dứt khoát , lời lẽ hàm súc . Ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống từ thế kỉ XI , bài thơ còn sống mãi đến ngày nay
Cảm xúc 1 : Đọc hai câu thơ đầu , em hết sức tự hào vì lời khẳng định chủ quyền lạnh thổ của người dân nước Nam cất lên thật dõng dạc :
“ Sông núi nước Nam , vua Nam ở
Vằng vặc sách trời , chia xứ sở
- Nhịp thơ 4/3 tạo nên giọng điệu dứt khoát . Lối xưng “Đế” trong lời thơ “Nam đế cư” ( vua Nam ở ) đã thê hiện một tư thế ngẩng cao đầu , tự tin đứng ngang hang với một nước lớn như Trung Hoa . Tác giả bài thơ đã nêu cao chân lí lớn lao , vĩnh viễn , thiêng liêng nhất : nước Nam là của người nam
- Sức khẳng định của chân lí ấy them phần mạnh mẽ , thuyết phục ở câu thơ thứ hai :
“ Vằng vặc sách trời , chia xứ sở”
Trong thơ có hình ảnh của thần linh , Trời Đất . “Sách trời” đã phân định rõ rang quyền làm chủ đất đai của người Nam , thật thiêng liêng biết bao ! Đây chính là tuyên ngôn khẳng định chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập của dân tộc . Lời thơ đã khơi dậy trong lòng mỗi chúng ta niềm tự hào . Tự hào vì dân tộc ta tuy nhỏ bé nhưng không chịu khuất phục trước bọn giặc phương Bắc lớn mạnh
Cảm xúc 2 : Hai câu thơ sau đã khiến em xúc động trước tình yêu nước mãnh liệt , ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của ông cha ta :
“ Gịăc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ ”
- Câu thơ “ Gịăc dữ cớ sao phạm đến đây ” là lời hỏi tội kẻ thù xâm lược . Trong bản phiên âm chữ Hán tác giả gọi bọn xâm lược là “nghịch lỗ lai” , là lũ cướp nước mọi rợ với thái độ khinh thường và đặt ta ở tư thế làm chủ , khẳng định chính nghĩa thuộc về ta
- Câu thơ cuối bài “ Chúng mày nhất định phải tan vỡ ” là lời thách thức , thông báo kẻ thù nhất định sẽ phải tam vỡ nếu cố tình xâm phạm chủ quyền đất nướ ta và đồng thời bày tỏ ý chí quyết tâm chiến đấu bảo vệ độc lập nước nhà
* Liên tưởng : Bài thơ thiên về biểu ý nhưng khi nghiền ngẫm từng câu thơ , em àng xúc động trước tình cảm yêu nước mãnh liệt của ông cha ta . Tình cảm mãnh liệt rấy nén kín vào bên trong ý tưởng . Em thấy mình như đang sống cùng lịch sử thời đạt nhà Lý chống quân Tống xâm lược . Vào một đêm nọ, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ Trương Hốn , Trương Hát - hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục có tiếng ngâm thơ sang sảng, dõng dạc, đanh thép đã khiến nhuệ khí của quân ta tăng cao và làm quân giặc hồn xiêu phách lạc. Quân dân nhà Lý thừa thắng xông lên đuổi giặc Tống ra khỏi bờ bãi đất nước và chúng phải chuốc lấy thất bại nặng nề
III. Kết bài
- Bài thơ Sông núi nước Nam xứng đáng là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên , là điểm son chói ngời trong trang sử trong trang sử dựng nước và giữ nước rất mực hào hùng của dân tộc Việt . Thật xúc động , tự hào khi được học bài thơ có ý nghĩa và giá trị lịch sử lớn lao như thế
- Em như thấy lời nhắc nhở mình hãy sống xứng đáng với những trang sử oanh liệt của ông cha thời trước
I ) Mở bài
- Dẫn ý vào đề : có biết bao bài thơ viết trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, trong đó, Sông núi nước Nam là một bài thơ đặc biệt được ví như Tuyên Ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta.
- Tác giả : chưa rõ là ai nhưng chắc chắn rất kiệt xuất và có lòng yêu nước mãnh liệt
- Cảm xúc chung : giọng thơ dõng dạc đã khiến em bị ấn tượng mạnh mẽ
II ) Thân Bài
a/ Hai câu đầu
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
- Đây là một lời khẳng định rõ ràng, chắc nịch : Sông núi, giang sơn nước Nam là của người Nam
- “ tại thiên thư ” : ý nói điều này đã được định đoạt từ trước -> khẳng định sự phân chia rõ ràng, dứt khoát -> thể hiện chủ quyền về lãnh thổ đất nước
- “ đế ” -> tự đặt vua nước ta ngang hàng với vua phương Bắc -> khẳng định nền độc lập của nước ta, vua còn thì nước còn -> đưa ra một chân lý xác đáng với giọng thơ đanh thép.
=> Với ngôn ngữ trân trọng, ý thơ mạnh mẽ đanh thép, hai câu thơ khẳng định một chủ quyền chắc chắn, vững vàng
b/ Hai câu sau
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
- Giọng thơ phù hợp với tâm trạng tác giả : căm hờn, oán hận lũ xâm lăng bạo tàn -> đó cũng như chính thái độ, tâm trạng của dân tộc ta-> lời thách thức đối với bọn giặc cướp nước.
- Từ lập luận vững chắc đó, tác giả hạ một câu
Chúng mày nhất định phải tan vỡ
- Đó là quy luật tất yếu của những kẻ xâm lăng -> thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết chống giặc -> Niềm tự hào về đất nước, dận tộc Đại Việt
=> Khẳng định chiến thắng của quân dân ta và cái thua tất yếu của quân giặc nếu thực hiện mộng xâm lược nước ta
III ) Kết bài
- Đây là một bài thơ bất hủ, sống mãi trong tim những thế hệ dân tộc Việt Nam
- Bài thơ là tiếng nói của dân tộc Đại Việt, là tiếng lòng của mỗi ngườivề tổ quốc thân yêu