K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 7 2018

Giải thích: Mức sống của các dân tộc trên đất nước ta còn chênh lệch là do trình độ sản xuất của các dân tộc khác nhau. Người dân tộc thiểu số hoạt động chủ yếu trong ngành nông nghiệp lạc hậu, tự cung – tự cấp nên thu nhập rất thấp, trong khi đó người dân tộc Kinh hoạt động chủ yếu trong ngành công nghiệp, dịch vụ,… có thu nhập rất cao.

Đáp án: D

20 tháng 10 2019

Nhận xét không đúng về sự gia tăng dân số thành thị ở nước ta là Phản ánh quá trình di dân tự do từ nông thôn ra thành thị vì quá trình đô thị hóa ở nước ta chủ yếu do công nghiệp hóa, do mở rộng địa giới đô thị là chính

=> Chọn đáp án D

13 tháng 4 2019

Đáp án: B

Giải thích: SGK/67, địa lí 12 cơ bản.

20 tháng 2 2018

Giải thích: Mục 1, SGK/167 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: D

11 tháng 8 2017

Chọn: D.

Tây Nguyên là địa bàn phân bố chính của các dân tộc: Bana, Êđê.

 

2 tháng 7 2017

Việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, vì:

- Trong điều kiện hiện nay của đất nước, việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống dân cư, về thực chất là đẩy mạnh hơn nữa khai thác tài nguyên thiên nhiên.

- Trong thực tế, nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt: gỗ rừng và lâm sản, đất nông nghiệp, khoáng sản, đang bị khai thác quá mức. Diện tích đất trống, đồi trọc ngày một tăng, thiên tai diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn. Sự suy giảm chât lượng môi trường sinh thái tác động xấu đến nguồn nước các dòng sông, hồ nước của các nhà máy thuỷ điện; nguồn nước cung cấp cho Đồng bằng sông Hồng cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp.

4 tháng 7 2018

HƯỚNG DẪN

- Nước ta có 54 thành phần dân tộc, thuộc các ngữ hệ: Nam Á, Hmông - Dao, Thái - Kađai, Nam Đảo, Hán Tạng.

- Đặc điểm phân bố:

+ Dân tộc Kinh: Phân bố rộng khắp cả nước, song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, ven biển và trung du.

+ Các dân tộc ít người:

• Các dân tộc ít người ở miền núi phía bắc: Phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (có đến 30 dân tộc); người Tày, Nùng sống tập trung đông ở tả ngạn sông Hồng; người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả...

• Các dân tộc ít người ở Trường Sơn - Tây Nguyên: Trên 20 dân tộc ít người, cư trú thành vùng khá rõ rệt (người Ê-đê ở Đắk Lắk, người Gia-rai ở Kon Tum và Gia Lai, người Cơ-ho chủ yếu ở Lâm Đồng...).

• Các dân tộc ít người ở cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Người Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh.

+ Sự phân bố xen kẽ nhiều nhóm dân tộc trên cùng một lãnh thổ: Trung du và miền núi phía bắc là nơi cư trú của 30 dân tộc ít người khác nhau, Trường Sơn và Tây Nguyên là nơi cư trú của trên 20 dân tộc ít người khác nhau.

+ Phân bố theo độ cao (các dân tộc vùng thấp, rẻo giữa, rẻo cao): Người Dao sinh sống chủ yếu ở các sườn từ 700 - 1000m; trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông.

- Sự đa dạng về tộc người là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội: Các dân tộc đều có kinh nghiệm trong khai thác lãnh thổ, sử dụng tài nguyên, có tập quán sản xuất; nền văn hóa của các dân tộc rất phong phú, đa dạng, là vốn quý cho phát triển xã hội.

Câu 1: Biểu hiện nào sau đây thể hiện nước ta đông dân?A. Nhiều dân tộc.             B. Cơ cấu trẻ.                   C. Quy mô lớn.                D. Tăng nhanh.Câu 2: Các đô thị lớn của nước ta tập trung chủ yếu ởA. đồng bằng.                   B. trung du.                      C. miền núi.                      D. cao nguyên.Câu 3: Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm của đô thị hóa nước ta?A. Trình độ đô thị...
Đọc tiếp

Câu 1: Biểu hiện nào sau đây thể hiện nước ta đông dân?

A. Nhiều dân tộc.             

B. Cơ cấu trẻ.                   

C. Quy mô lớn.                

D. Tăng nhanh.

Câu 2: Các đô thị lớn của nước ta tập trung chủ yếu ở

A. đồng bằng.                   

B. trung du.                      

C. miền núi.                      

D. cao nguyên.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm của đô thị hóa nước ta?

A. Trình độ đô thị hóa còn thấp.                                 

B. Phân bố các đô thị rất đồng đều.

C. Tỉ lệ dân thành thị tăng lên.                                    

D. Quá trình đô thị hóa diễn ra sớm.

Câu 4: Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt vào nửa cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng

A. bùng nổ dân số.                                                      

B. ô nhiễm môi trường.

C. già hóa dân cư.                                                       

D. tăng trưởng kinh tế chậm.

Câu 5: Phát biểu không đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay?

A. Nhiều kinh nghiệm trong nông nghiệp.                  

B. Phân bố chủ yếu ở thành thị.

C. Chất lượng lao động ngày càng tăng.       

D. Số lượng dồi dào, tăng nhanh

3
11 tháng 3 2022

Câu 1: Biểu hiện nào sau đây thể hiện nước ta đông dân?

A. Nhiều dân tộc.             

B. Cơ cấu trẻ.                   

C. Quy mô lớn.                

D. Tăng nhanh.

Câu 2: Các đô thị lớn của nước ta tập trung chủ yếu ở

A. đồng bằng.                   

B. trung du.                      

C. miền núi.                      

D. cao nguyên.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm của đô thị hóa nước ta?

A. Trình độ đô thị hóa còn thấp.                                 

B. Phân bố các đô thị rất đồng đều.

C. Tỉ lệ dân thành thị tăng lên.                                    

D. Quá trình đô thị hóa diễn ra sớm.

Câu 4: Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt vào nửa cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng

A. bùng nổ dân số.                                                      

B. ô nhiễm môi trường.

C. già hóa dân cư.                                                       

D. tăng trưởng kinh tế chậm.

Câu 5: Phát biểu không đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay?

A. Nhiều kinh nghiệm trong nông nghiệp.                  

B. Phân bố chủ yếu ở thành thị.

C. Chất lượng lao động ngày càng tăng.       

D. Số lượng dồi dào, tăng nhanh

11 tháng 3 2022

C

A

B

A

B