K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2018

Giải thích: Mục 1, SGK/167 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: D

21 tháng 8 2018

Đáp án A

11 tháng 2 2019

Chọn C

17 tháng 10 2018

HƯỚNG DẪN

Căn cứ vào trang bản đồ dân tộc của Atlat Địa lí Việt Nam để tìm các dẫn chứng cụ thể

- Giống nhau: đều là nơi tập trung chủ yếu của các dân tộc ít người và có nhiều dân tộc sống đan xen nhau.

- Khác nhau:

+ Các dân tộc ít người khác nhau: kể tên các dân tộc ít người ở mỗi vùng.

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều dân tộc sống đan xen nhau hơn.

25 tháng 6 2019

Chọn C

18 tháng 10 2019

Đáp án A

24 tháng 3 2019

a) Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên để phát triên cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên

*Thuận lợi

-Đất badan có tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn

-Khí hậu có lính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi tới 4 - 5 tháng). Mùa khô kéo dài lại là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm. Do ảnh hưởng của độ cao, nên trong khi các cao nguyên 400 - 500m khí hậu khá nóng, thì các cao nguyên cao trên 1000m khí hậu rất mát mẻ. Vì thế, ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè...) khá thuận lợi

-Tài nguyên nước: Một số sông tương đối lớn có giá trị về thuỷ lợi, đặc biệt là sông Xrê Pôk. Nguồn nước ngầm rất có giá trị về nước tươi trong mùa khô

*Khó khăn

-Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất

-Đất đai bị xói mòn trong mùa mưa nếu lớp phủ thực vật bị phá họai

b) Tình hình sản xuất và phân bố các cây công nghiệp ờ Tây Nguyên

-Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là 632,9 nghìn ha, chiếm 42,9% diện tích cả nước (năm 2001)

-Cà phê

+Là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích 480,8 nghìn ha, chiếm 85,1% diện tích cà phê cả nước. Sản lượng 761,6 nghìn tấn, chiếm 90,6% sản lượng cà phê (nhân) cả nước

+Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất

+Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đốì cao, khí hậu mát hơn, ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng; còn cà phê vôi được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk

+Cà phê Buôn Ma Thuộc nổi tiếng có chất lượng cao

-Chè

+Diện tích: 24,2 nghìn ha, chiếm 24,6% diện tích chè cả nước. Sản lượng: 20,5 nghìn tấn, chiếm 27,1% sản lượng chè (búp khô) cả nước

+Chè được trồng chủ yếu ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước

-Cao su

+Đây là vùng trồng cao su lớn thứ hai cả nước, sau Đông Nam Bộ. Diện tích: 82,4 nghìn ha, chiếm 19,8% diện tích cao su cả nước. Sản lượng: 53,5 nghìn tấn, chiếm 17,1% sản lượng cao su (mủ khô) cả nước

+Cao su được trồng chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk

-Điều

+Diện tích: 22,4 nghìn ha, chiếm 12,3% diện tích điều cả nước. Sản lượng: 7,8 nghìn tấn, chiếm 10,7% sản lưựng điều cả nước

+Điều có mặt ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng

-Hồ tiêu: có quy mô nhỏ, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông

c) Các giải pháp chính

-Giải pháp về nguồn lao dộng

+Tây Nguyên là vùng thưa dân, lực lượng lao động thiếu. Vì vậy, để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên, cần thu hút lao động từ các vùng khác đến, đặc biệt là lao động có trình độ

+Sử dụng lao động tại chỗ, tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc

-Giải pháp về đầu tư

+Đầu tư vào việc nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là mạng lưới giao thông vận tải

+Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật (hệ thống thuỷ lợi để tưới nước trong mùa khô, các trạm trại cây giống, các dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, các cơ sở chế biến,...)

-Giải pháp về tổ chức, quản lí

+Củng cố hệ thống các nông trường quốc doanh, tạo ra mô hình trồng và chế biến cây công nghiệp

+Phát triển mô hình trang trại, kinh tế vườn trồng cà phê, hồ tiêu,...

-Các giải pháp khác

+Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là đầu tư nước ngoài

+Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho người sản xuất

+Chú ý đến hệ thống chính sách khuyến khích người lao động

+Mở rộng thị trường xuất khẩu

9 tháng 4 2017

Đáp án A

4 tháng 7 2018

HƯỚNG DẪN

- Nước ta có 54 thành phần dân tộc, thuộc các ngữ hệ: Nam Á, Hmông - Dao, Thái - Kađai, Nam Đảo, Hán Tạng.

- Đặc điểm phân bố:

+ Dân tộc Kinh: Phân bố rộng khắp cả nước, song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, ven biển và trung du.

+ Các dân tộc ít người:

• Các dân tộc ít người ở miền núi phía bắc: Phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (có đến 30 dân tộc); người Tày, Nùng sống tập trung đông ở tả ngạn sông Hồng; người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả...

• Các dân tộc ít người ở Trường Sơn - Tây Nguyên: Trên 20 dân tộc ít người, cư trú thành vùng khá rõ rệt (người Ê-đê ở Đắk Lắk, người Gia-rai ở Kon Tum và Gia Lai, người Cơ-ho chủ yếu ở Lâm Đồng...).

• Các dân tộc ít người ở cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Người Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh.

+ Sự phân bố xen kẽ nhiều nhóm dân tộc trên cùng một lãnh thổ: Trung du và miền núi phía bắc là nơi cư trú của 30 dân tộc ít người khác nhau, Trường Sơn và Tây Nguyên là nơi cư trú của trên 20 dân tộc ít người khác nhau.

+ Phân bố theo độ cao (các dân tộc vùng thấp, rẻo giữa, rẻo cao): Người Dao sinh sống chủ yếu ở các sườn từ 700 - 1000m; trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông.

- Sự đa dạng về tộc người là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội: Các dân tộc đều có kinh nghiệm trong khai thác lãnh thổ, sử dụng tài nguyên, có tập quán sản xuất; nền văn hóa của các dân tộc rất phong phú, đa dạng, là vốn quý cho phát triển xã hội.