K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2021

Cách 1.

11 tháng 4 2021

lực tác dụng vào đinh của đầu búa ...

 

25 tháng 8 2019

Búa đập vào đinh làm ngập sâu vào gỗ. Đinh ngập sâu vào gỗ là nhờ năng lượng của búa. Đó là động năng.

13 tháng 11 2021

A

Bài 1:a,người ta dùng một cái đinh để đục lỗ trên một bức tường . Nếu diện tích tiếp xúc của mũi đinh là 0,4mm2, áp lực búa tác dụng vào đinh là 60N,thì áp suất do mũi đinh tác dụng lên tấm tôn là bao nhiêu b,Vẫn giữ nguyên diện tích tiếp xúc như trên.Nếu áp suất tác dụng lên mũi đinh là 10 000 000 Pa.Hãy tính áp lực  mà búa tác dụng lên đinh c,Biết áp suất tác dụng lên búa là 15.107 Pa.Nếu áp lực tác dụng lên búa...
Đọc tiếp

Bài 1:

a,người ta dùng một cái đinh để đục lỗ trên một bức tường . Nếu diện tích tiếp xúc của mũi đinh là 0,4mm2, áp lực búa tác dụng vào đinh là 60N,thì áp suất do mũi đinh tác dụng lên tấm tôn là bao nhiêu

 

b,Vẫn giữ nguyên diện tích tiếp xúc như trên.Nếu áp suất tác dụng lên mũi đinh là 10 000 000 Pa.Hãy tính áp lực  mà búa tác dụng lên đinh

 

c,Biết áp suất tác dụng lên búa là 15.107 Pa.Nếu áp lực tác dụng lên búa giảm đi 20N so với câu "a",thì diện tích tiếp xúc của đinh với bức tường là bao nhiêu?

 

Bài 2:Một cái hộp sắt được móc vào lực kế để do lực theo phương thẳng đứng.Khi cái hộp ở trong không khí,lực kế chỉ 5,8N.Khi cái hộp được nhúng chìm trong nước,lực kế chỉ 4,6N.Biết trọng lượng riêng của nước là 10N/m3.Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét của không khí.

a,Tính độ lớn của lực đẩy Acsimet?

b,Hãy tính thể tích của cái hộp sắt đó?

              MNG HÃY GIÚP MK VS!!!!! <3333

              MK CẢM ƠN MNG NHÌU NHÌU <3333

               

2
10 tháng 12 2021

Bài 1:

a. \(p=\dfrac{F}{S}=\dfrac{60}{0,4}=150\left(Pa\right)\)

b. Ta có: \(p=\dfrac{F}{S}=>F=S\cdot p=0,4\cdot10000000=4000000\left(N\right)\)

c. Ta có: \(F'=F-20=60-20=40N\)

\(p'=\dfrac{F'}{S'}=>S'=\dfrac{F'}{p'}=\dfrac{40}{15\cdot10^7}\approx2,7\cdot10^{-7}m^2\)

10 tháng 12 2021

Bài 2:

a. \(F_A=P-P'=5,8-4,6=1,2\left(N\right)\)

b. Ta có: \(F_A=dV=>V=\dfrac{F_A}{d}=\dfrac{1,2}{10000}=1,2\cdot10^{-4}m^3\)

Câu 1. Trong các lực sau đây thì lực nào không phải là áp lực? A. Trọng lượng của máy kéo.                                           B. Lực kéo khúc gỗ. C. Lực của ngón tay tác dụng lên đầu đinh.                     D.Lực của mũi đinh tác dụng lên bảng gỗ. Câu 2. Cách nào dưới đây làm giảm áp suất? A.    Tăng độ lớn của áp lực.                                             B. Giảm diện tích mặt bị ép. C. Tăng độ lớn...
Đọc tiếp

Câu 1. Trong các lực sau đây thì lực nào không phải là áp lực?

A. Trọng lượng của máy kéo.                                           B. Lực kéo khúc gỗ.

C. Lực của ngón tay tác dụng lên đầu đinh.                     D.Lực của mũi đinh tác dụng lên bảng gỗ.

Câu 2. Cách nào dưới đây làm giảm áp suất?

A.    Tăng độ lớn của áp lực.                                             B. Giảm diện tích mặt bị ép.

C. Tăng độ lớn của áp lực, đồng thời giảm diện tích bị ép.

D. Giảm độ lớn áp lực, đồng thời tăng diện tích mặt bị ép.

Câu 3. Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị đo áp suất?

A. J/s.                                B. Pa.                          C. N/m2.                                  D. mmHg.

Câu 4. Áp suất lên mặt sàn lớn nhất trong trường hợp nào dưới đây?

A. Người đứng cả hai chân.                B. Người đứng cả hai chân, tay cầm một cái xẻng.

C. Người đứng co một chân.              D. Người đứng trên một tấm ván to và co một chân.

Câu 5. một quả nặng làm bằng sắt nặng 50g, có thể tích 25 cm3 được nhúng chìm trong nước. Trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3 . Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật là:

A. 0,5 N                      B. 0,25 N                                C. 0,05N                         D. 2, 5N

Câu 6. Trường hợp nào sau đây không tính được cường độ của lực đẩy Acsimet tác dụng lên một vật nổi trên mặt chất lỏng?

A.    Biết trọng lượng riêng của vật và phần thể tích vật chìm trong chất lỏng.

B.     Biết thể tích của vật và trọng lượng riêng của vật.

C.     Biết trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

D.    Biết khối lượng của vật.

Câu 7. Cách làm nào dưới đây không xác định được độ lớn của lực đẩy Acsimet?

A. Đo trọng lượng P của vật trong chất lỏng, từ đó suy ra: FA = Pvật chìm trong nước.

B. Đo trọng lượng P1 của vật trong không khí và trọng lượng P2 của vật khi nhúng chìm vật trong nước, từ đó suy ra: FA = P1 – P2.

C. Đo trọng lượng P của vật nổi trên mặt chất lỏng, từ đó suy ra: FA = Pvật.

D. Đo trọng lượng P của phần nước bị vật chiếm chỗ, từ đó suy ra: FA = Pnước bị vật chiếm chỗ.

Câu 8. Công thức tính lực đẩy Acsimet là

A. FA = dlỏng.h.                                          B. FA = dlỏng.Vnước bị vật chiếm chỗ.

C. FA = dvật.Vnước bị vật chiếm chỗ.                     D. FA = dvật.h.

Câu 9: Một người khối lượng 60 kg đứng thẳng gây một áp suất 20000 N/m2 lên mặt đất. Tính  diện tích tiếp xúc của hai bàn chân với mặt đất ?

A.    0,03 m2                B. 0,05 m2                C. 0,05 m2                              D. 0,3 m2               

Câu 10. Hai hòn bi sắt và bi chì có trọng lượng bằng nhau, được treo vào hai phía của một cân treo. Để cân thăng bằng rồi nhúng ngập cả hai hòn bi đó đồng thời vào hai bình nước. Hiện tượng nào dưới đây đúng?

A.    Cân treo vẫn thăng bằng.              B. Cân treo lệch về phía bi sắt.

C. Cần treo lệch về phía bi chì.          

D. Lúc đầu cân lệch về phía bi chì, sau đó cân thăng bằng và cuối  cùng lệch về phía hòn bi sắt.

Câu 11. Áp suất của người tác dụng lên mặt sàn trong trường hợp nào sau đây là lớn nhất?

A.    Đứng cả hai chân.                         B. Đứng co một chân

C. Đứng hai chân và cúi gập người.   D. Đứng hai chân và cầm thêm quả tạ.

Câu 12. Một người thợ lặn lặn xuống độ sâu 12m. Áp suất do nước tác dụng lên người đó là bao nhiêu? Biết Trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3

A.    12000 N/m2.               B. 60 000N/m2.                       C. 120 000N/m2.         D. 180 000N/m2.

Câu 13. Cách làm thay đổi áp suất nào sau đây không đúng?

A.    Tăng áp suất bằng cách tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.

B.     Tăng áp suất bằng cách giảm áp lực và tăng diện tích bị ép

C.     Giảm áp suất bằng cách giảm áp lực và giữ nguyên diện tích bị ép.

D.    Giảm áp suất bằng cách tăng diện tích bị ép.

Câu 14. Hai bình a và b thông nhau có khóa ngăn ở đáy. Bình a lớn hơn đựng rượu, bình b đựng nước tới cùng một độ cao. Khi mở khóa thông hai bình thì rượu và nước có chảy từ bình nọ sang bình kia không?

A. Không, vì độ cao của các cột chất lỏng ở hai bình bằng nhau.

B. Rượu chảy sang nước vì lượng rượu nhiều hơn.

C. Nước chảy sang rượu vì áp suất cột nước lớn hơn do nước có trọng lượng riêng lớn hơn

D. Rượu chảy sang nước vì rượu nhẹ hơn.

Câu 15. Hiện tượng nào dưới đây do áp suất khí quyển gây ra?

A.    Quả bóng bàn bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên.

B.     Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ.

C.     Có thể hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ.

D.    Đổ nước vào quả bóng bay chưa thổi căng, quả bóng phồng lên.

 

4
20 tháng 8 2023

Dài thế ai làm được tuy mình làm được nhưng dài quá 

20 tháng 8 2023

Mình đang cần gấp. Các bạn giúp mình nhé. Thank các bạn

DẠNG 1: Bài tập định tính Bài 1: Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay cánh cung? Đó là dạng năng lượng nào?Bài 2: Búa đập vào đinh làm ngập sâu vào gỗ. Đinh ngập sâu vào gỗ là nhờ năng lượng nào? Đó là dạng năng lượng gì?Bài 3: Vật (hay người) nào trong những tình huống sau có dạng cơ năng: thế năng trọng trường, thế năng đàn hồi, động năng?a) Xe chạy trên đường.b) Con...
Đọc tiếp

DẠNG 1: Bài tập định tính

Bài 1: Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay cánh cung? Đó là dạng năng lượng nào?

Bài 2: Búa đập vào đinh làm ngập sâu vào gỗ. Đinh ngập sâu vào gỗ là nhờ năng lượng nào? Đó là dạng năng lượng gì?

Bài 3: Vật (hay người) nào trong những tình huống sau có dạng cơ năng: thế năng trọng trường, thế năng đàn hồi, động năng?

a) Xe chạy trên đường.

b) Con chim đang bay trên trời.

c) Dây thun được kéo dãn.

Bài 4: Hãy cho biết người chạy xe đạp xuống dốc có chuyển hóa cơ năng từ dạng nào sang dạng nào?
Hướng dẫn: Bài 1,2,3,4  Sử dụng lý thuyết về thế năng trọng trường, thế năng đàn hồi, động năng:

- Thế năng trọng trường là thế năng được xác định bởi vị trí của vật so với mặt đất.

- Thế năng đàn hồi là thế năng phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi.

- Động năng là năng lượng mà vật có được do chuyển động.

3
16 tháng 2 2022

B1:

Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của cánh cung. Đó là dạng năng lượg thế năng

16 tháng 2 2022

DẠNG 1: Bài tập định tính

Bài 1: Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay cánh cung? Đó là dạng năng lượng nào?

Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của cánh cung. Đó là thế năng.

Bài 2: Búa đập vào đinh làm ngập sâu vào gỗ. Đinh ngập sâu vào gỗ là nhờ năng lượng nào? Đó là dạng năng lượng gì?

Đinh ngập sâu vào gỗ là nhờ năng lượng của búa. Đó là động năng.

Bài 3: Vật (hay người) nào trong những tình huống sau có dạng cơ năng: thế năng trọng trường, thế năng đàn hồi, động năng?

a) Xe chạy trên đường.

b) Con chim đang bay trên trời.

c) Dây thun được kéo dãn.

Trả lời:

a) Xe chạy trên đường có tồn tại cơ năng dưới dạng động năng vì xe đang chuyển động.

b) Con chim đang bay trên trời có cơ năng tồn tại dưới dạng động năng và thế năng trọng trường vì con chim đang chuyển động và ở một độ cao xác định so với mặt đất.

c) Dây thun được kéo dãn có cơ năng tồn tại dưới dạng thế năng đàn hồi vì dây chun có độ biến dạng.

Bài 4: Hãy cho biết người chạy xe đạp xuống dốc có chuyển hóa cơ năng từ dạng nào sang dạng nào?

Khi xe còn trên đỉnh dốc, nó ở một độ cao nhất định so với mặt đường nên xe đã được tích trữ cơ năng dưới dạng thế năng trọng trường. Khi xuống dốc, vận tốc tăng, thế năng trọng trường đã dần chuyển hóa thành động năng. Vậy người chạy xe đạp xuống dốc có chuyển hóa cơ năng từ dạng thế năng trọng
Hướng dẫn: Bài 1,2,3,4  Sử dụng lý thuyết về thế năng trọng trường, thế năng đàn hồi, động năng:

- Thế năng trọng trường là thế năng được xác định bởi vị trí của vật so với mặt đất.

- Thế năng đàn hồi là thế năng phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi.

- Động năng là năng lượng mà vật có được do chuyển động.

A gửi nhé, chúc em học tốt

20. Khi đóng cọc xuống đất, muốn cọc cắm sâu vào đất cần phải tăng áp suất của cọc lên mặt đất, việc làm nào sau đây không có tác dụng làm tăng áp suất ?A. Vót nhọn đầu cọc.B. Tăng lực đóng búa.C. Làm cho đầu cọc cắm xuống đất toè ra.D.Vót nhọn đầu cọc và tăng lực đóng búa.21.Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào ?A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng...
Đọc tiếp

20. Khi đóng cọc xuống đất, muốn cọc cắm sâu vào đất cần phải tăng áp suất của cọc lên mặt đất, việc làm nào sau đây không có tác dụng làm tăng áp suất ?
A. Vót nhọn đầu cọc.
B. Tăng lực đóng búa.
C. Làm cho đầu cọc cắm xuống đất toè ra.
D.Vót nhọn đầu cọc và tăng lực đóng búa.

21.Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào ?

A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.

B. Trọng lựong của tàu.

C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray.

D. lực nâng của đường ray

22.Chọn câu đúng.
A. Lưỡi dao, lưỡi kéo phải mài thật sắc để tăng áp suất khi cắt, thái,...được dễ dàng.
B. Những cột đình làng thường kê trên những hòn đá rộng và phẳng để làm giảm áp suất gây ra lên mặt đất.
C. Đường ray phải được đặt trên những thanh tà vẹt để làm tăng áp lực lên mặt đất khi tàu hỏa chạy qua.
D. Đặt ván lên bùn (đất) ít bị lún hơn khi đi bằng chân không vì sẽ làm giảm áp lực của cơ thể lên bùn.

23. Một vật có khối lượng 5 kg. đặt trên mặt bàn nằm ngang. Diện tích tiếp xúc với mặt bàn là 50cm2. Áp lực và áp suất tác dụng lên mặt bàn là:
A. 50 N, 10000 pa
B. 50 N,  10000 N/m3
C. 50 N, 1000 pa
D. 50 N,  1000 N/m3

24. Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng đối với bình thông nhau?
A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau.
B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.
C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.
D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng 1 độ cao.

25. Nguyên tắc bình thông nhau được ứng dụng vào việc nào?
A. Ống hút nước.
B. Cốc nước.
C. Đê chắn sóng.
D. Ống thoát nước của lavabo - chậu rửa

26. Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ 875 000 N/m2, một lúc sau áp kế chỉ 1165 000 N/m2. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Tàu đang lặn xuống
B. Tàu đang chuyển động về phía trước theo phương ngang
C. Tàu đang từ từ nổi lên
D. Tàu đang chuyển động lùi về phía sau theo phương ngang.

27.Một thùng đựng đầy nước cao 80 cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20 cm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
A. 8000 N/m2
B. 2000 N/m2
C. 6000 N/m2
D. 60000 N/m2

28.  Một bình hình trụ cao 2,5m đựng đầy nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:
A. 2500 Pa
B. 400 Pa
C. 25000 Pa
D. 5000 Pa

29. Một bình hình trụ cao 1,8m đựng đầy rượu. Biết khối lượng riêng của rượu là 800 kg/m3. Áp suất của rượu tác dụng lên điểm M cách đáy bình 20 cm là:
A. 1440 Pa
B. 1280 Pa
C. 12800 Pa
D. 1600 Pa

3
1 tháng 3 2022

20. Khi đóng cọc xuống đất, muốn cọc cắm sâu vào đất cần phải tăng áp suất của cọc lên mặt đất, việc làm nào sau đây không có tác dụng làm tăng áp suất ?
A. Vót nhọn đầu cọc.
B. Tăng lực đóng búa.
C. Làm cho đầu cọc cắm xuống đất toè ra.
D.Vót nhọn đầu cọc và tăng lực đóng búa.

21.Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào ?

A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.

B. Trọng lựong của tàu.

C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray.

D. lực nâng của đường ray

22.Chọn câu đúng.
A. Lưỡi dao, lưỡi kéo phải mài thật sắc để tăng áp suất khi cắt, thái,...được dễ dàng.
B. Những cột đình làng thường kê trên những hòn đá rộng và phẳng để làm giảm áp suất gây ra lên mặt đất.
C. Đường ray phải được đặt trên những thanh tà vẹt để làm tăng áp lực lên mặt đất khi tàu hỏa chạy qua.
D. Đặt ván lên bùn (đất) ít bị lún hơn khi đi bằng chân không vì sẽ làm giảm áp lực của cơ thể lên bùn.

23. Một vật có khối lượng 5 kg. đặt trên mặt bàn nằm ngang. Diện tích tiếp xúc với mặt bàn là 50cm2. Áp lực và áp suất tác dụng lên mặt bàn là:
A. 50 N, 10000 pa
B. 50 N,  10000 N/m3
C. 50 N, 1000 pa
D. 50 N,  1000 N/m3

24. Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng đối với bình thông nhau?
A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau.
B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.
C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.
D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng 1 độ cao.

25. Nguyên tắc bình thông nhau được ứng dụng vào việc nào?
A. Ống hút nước.
B. Cốc nước.
C. Đê chắn sóng.
D. Ống thoát nước của lavabo - chậu rửa

26. Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ 875 000 N/m2, một lúc sau áp kế chỉ 1165 000 N/m2. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Tàu đang lặn xuống
B. Tàu đang chuyển động về phía trước theo phương ngang
C. Tàu đang từ từ nổi lên
D. Tàu đang chuyển động lùi về phía sau theo phương ngang.

27.Một thùng đựng đầy nước cao 80 cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20 cm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
A. 8000 N/m2
B. 2000 N/m2
C. 6000 N/m2
D. 60000 N/m2

28.  Một bình hình trụ cao 2,5m đựng đầy nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:
A. 2500 Pa
B. 400 Pa
C. 25000 Pa
D. 5000 Pa

29. Một bình hình trụ cao 1,8m đựng đầy rượu. Biết khối lượng riêng của rượu là 800 kg/m3. Áp suất của rượu tác dụng lên điểm M cách đáy bình 20 cm là:
A. 1440 Pa
B. 1280 Pa
C. 12800 Pa
D. 1600 Pa

1 tháng 3 2022

tách ra