Xưa có bà già nghèo
Chuyên mò cua bắt ốc
Một hôm bà bắt được
Một con ốc xinh xinh
Vỏ nó biêng biếc xanh
Không giống như ốc khác
Bà thương không muốn bán
Bèn thả vào trong chum.
Rồi bà lại đi làm
Đến khi về thấy lạ
Sân nhà sao sạch quá
Đàn lợn đã được ăn
Cơm nước nấu tinh tươm
Vườn rau tươi sạch cỏ
Bà già thấy chuyện lạ
Bèn cố ý rình xem
Thì thấy một nàng tiên
Bước ra từ chum nước
Bà già liền bí mật
Đập vỡ vỏ ốc xanh
Rồi ôm lấy nàng tiên
Không cho chui vào nữa
Hai mẹ con từ đó
Rất là thương yêu nhau
(Nàng tiên Ốc- Phan Thị Thanh Nhàn)
Hi, Đạt. When you submit this form, the owner will see your name and email address.
Required
1.Câu 1: Thể thơ của bài thơ trên?
Năm chữ.
Bốn chữ
Thơ tự do.
Bảy chữ.
2.Câu 2: Yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ trên?
Yếu tố tự sự: bài thơ có hình thức một câu chuyện kể: có nhân vật bà lão, nàng tiêng; có cốt truyện với mở đầu, diễn biến, kết thúc (bà lão bắt được con ốc, mang về nuôi, con ốc biến thành nàng tiên giúp bà, bà lão nhận nàng tiên làm con, họ sống yêu thương nhau).
Yếu tố miêu tả: con ốc xinh xinh; vỏ nó biêng biếc xanh; sân nhà sạch, vườn rau tươi sạch cỏ…
Cả A và B đều đúng.
Cả A và B đều sai.
3.Câu 3: Các từ láy trong bài thơ là
Bà già, xinh xinh, biêng biếc.
Xinh xinh, biêng biếc, tinh tươm.
Xinh xinh, biêng biếc.
Bà già, xinh xinh, biêng biếc, sạch sẽ.
4.Câu 4: Tác dụng của việc sử dụng từ láy đó trong bài thơ?
Giúp người nghe hiểu được nội dung câu chuyện.
Nhấn mạnh vẻ đẹp của nàng tiên ốc; làm cho lời thơ thêm mượt mà, tăng tính nhạc.
Nói lên tình cảm của nhà thơ.
Cả ba ý đều đúng
5.Câu 5: Đâu không phải là lí do bà cụ lại không bán con ốc?
Đó là một con ốc xinh đẹp.
Vì bán nó không được bao nhiêu tiền.
Vì bà lão "thương" con ốc.
Vỏ nó có màu biêng biếc xanh.
6.Câu 6: Việc không bán con ốc đã đem đến những điều kì diệu gì trong cuộc sống của bà?
Con ốc hóa thành nàng tiên, giúp đỡ bà việc nhà để trả ơn bà đã nuôi nấng
Bà không còn phải sống cô đơn .
Họ yêu thương nhau như mẹ con.
Tất cả các ý đều đúng.
7.Câu 7: Từ câu chuyện trên em rút ra được bài học gì?
Chúng ta hãy luôn sống nhân hậu, hiền lành, tốt bụng.
Những người nhân hậu, chăm làm, tốt bụng luôn được mọi người yêu mến và được sống hạnh phúc
Cả A và B đều đúng.
Cả A và B đều sai.
8.Câu 8: Để viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả cần chú ý những gì?
Đọc kĩ để hiểu bài thơ chú ý các yếu tố tự sự, miêu tả và tác dụng của các yếu tố này trong việc thể hiện nội dung.
Lựa chọn một yếu tố về nội dung hoặc nghệ thuật trong bài thơ mà em
Cần nêu rõ em thích nhất chi tiết, yếu tố nào? Vì sao
Tất cả các đáp án đêu đúng.
9.Câu 9: Khi viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả em thực hiện theo những bước nào?
Chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý, viết bài, kiểm tra và chỉnh sửa.
Chuẩn bị, viết bài, tìm ý và lập dàn ý, kiểm tra và chỉnh sửa.
Tìm ý và lập dàn ý, Chuẩn bị, viết bài, kiểm tra và chỉnh sửa.
Chuẩn bị, viết bài, kiểm tra và chỉnh sửa, tìm ý và lập dàn ý.
10.Câu 10: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không dùng phép hoán dụ?
Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.
Ngày Huế đổ máu. Chú Hà Nội về..
Viết đoạn văn (khoảng 12 câu) ghi lại cảm xúc của em về bài thơ trên.(Non-anonymous question
bàn tròn là bàn ko méo , bàn ko méo là mèo không có đúng ko zậy bạn???
bàn tròn = bàn không méo noi lái thành mèo không có
xưa lắm rồi bạn