Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hóa.
Giải thích : Khi cây có KG AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến tỉ lệ các cây có KG đồng hợp xuất hiện tăng, tỉ lệ cây dị hợp thể hiện tính trạng trội giảm dần, mak trong số các cây đồng hợp sẽ có đồng hợp lặn mang tính trạng xấu gây hại
- KG của các dòng thuần có thể tạo ra :
+ AABBDD hoặc AABBdd hoặc AAbbDD hoặc AAbbdd hoặc aaBBDD hoặc aaBBdd hoặc aabbDD hoặc aabbdd
Vì F1 có thân cao, trái to, hạt đều so với bố mà và F2 xuất hiện tính trạng xấu
=> Đây là hiện tượng ưu thế lai
-Khái niệm Ưu thế lai: Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ
-Nguyên nhân hiện tượng ở F2 là F1 có ưu thế lai cao nên các cặp gen tồn tại ở trạng thái dị hợp .Qua các thế hệ sau, tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng nên tạo điều kiện cho gen lặn có hại gặp nhau tạo kiểu hình có hại .
Ừ đúng rồi bạn. Thân trắng nhé, cô mình có giải thích một lần rồi nhưng mình quên
- Nếu người ta tiếp tục cho tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử tăng lên và tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm xuống. Làm cho sức sống của các thế hệ ở đời con kém hơn đời trước.
- Khi tự thụ phấn qua nhiều thế hệ có thể tạo ra các dòng thuần chủng như: AABBDD và aabbdd, hoặc AABBdd và aabbDD ...
Pt/c : Đỏ x trắng => F1 : 100% đỏ
=> đỏ trội hoàn toàn so với trắng
qui ước: A: đỏ; a : trắng
F1 dị hợp tử
F1x f1: Aa (đỏ) x Aa (Đỏ)
G A, a A,a
F2: 1AA :2Aa :1aa
KH : 3 đỏ : 1 trắng
a) Tỉ lệ giao tử ở F2: A = 1/2 ; a = 1/2
F2 giao phấn ngẫu nhiên
1/2A | 1/2a | |
1/2A | 1/4AA | 1/4Aa |
1/2a | 1/4Aa | 1/4aa |
F3: 1AA : 2Aa :1aa
KH : 3 đỏ : 1 trắng
b) F2 (1/3AA : 2/3Aa) x aa
G ( 2/3A : 1/3 a) a
F3 : 2/3Aa :1/3aa
KH : 2 đỏ : 1 trắng
c) F2 tự thụ
Aa = 1/2 x 1/2 = 1/4
AA = aa = \(\dfrac{1}{4}+\dfrac{1}{2}.\left(\dfrac{1-\dfrac{1}{2}}{2}\right)=\dfrac{3}{8}\)
F3 : 3/8AA : 2/8Aa : 3/8aa
KH : 5 đỏ : 3 trắng
Pt/c : Đỏ x trắng => F1 : 100% đỏ
=> đỏ trội hoàn toàn so với trắng
qui ước: A: đỏ; a : trắng
F1 dị hợp tử
F1x f1: Aa (đỏ) x Aa (Đỏ)
G A, a A,a
F2: 1AA :2Aa :1aa
KH : 3 đỏ : 1 trắng
a) Tỉ lệ giao tử ở F2: A = 1/2 ; a = 1/2
F2 giao phấn ngẫu nhiên
1/2A | 1/2a | |
1/2A | 1/4AA | 1/4Aa |
1/2a | 1/4Aa | 1/4aa |
F3: 1AA : 2Aa :1aa
KH : 3 đỏ : 1 trắng
a) Dùng phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen :
1. Tạo dòng thuần bằng cách cho cây hoa đỏ và hoa trắng tự thụ phấn 7 - 8 thế hệ -> Thu đc dòng thuần chủng
2. Cho lai cây hoa đỏ thuần chủng vs cây hoa trắng thuần chủng thu đc ở trên với nhau ta đc F1, cho cây F1 tự thụ phấn thu đc F2
3. Phân tích các kết quả thu đc : Ở đời F2, tính trạng nào chiếm 3/4 là tính trạng trội, tính trạng nào chiếm 1/4 là tính trạng lặn
b) Cho 2 loại cây trên tụ thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ thu đc dòng thuần chủng
a) Nói chung anh giải thích nôm na, hiện tượng trên là hiện tượng thoái hoá giống do tự thụ phấn. Nguyên nhân của nó là do sự xuất hiện tăng dần các cặp đồng hợp tử lặn và giảm đi tỉ lệ dị hợp tử qua mỗi thế hệ, kiểu hình biểu hiện sẽ kém hơn so với thế hệ trước.
b) Để tạo ra giống thuần chủng, vì nó tạo tỉ lệ đồng hợp tăng dần qua từng thế hệ mà.
c) Ở đời F7:
\(Aa=\left(\dfrac{1}{2}\right)^7=\dfrac{1}{128}\\ AA=aa=\dfrac{1-\dfrac{1}{128}}{2}=\dfrac{127}{256}\)
a.
-Kiểu gen dị hợp tử Aa có chiều cao và năng suất tốt nhất. khi tự thụ phấn thì các thế hệ sau chiều cao và năng suất đều giảm dần => Chứng tỏ kiểu gen Aa là ưu thế lai vì thể dị hợp tử có kiểu hình vượt trội so với thể đồng hợp tử.
b.
-Trong chọn giống người ta sử dụng tự thụ phấn để kiểm tra độ thuần chủng của dòng cây đó, nếu chưa thuần chủng thì tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ tạo ra các dòng thuần chủng. Vì tự thụ phấn qua nhiều thế hệ thì tỉ lệ kiểu gen dị hợp (không thuần chủng) giảm dần và kgen đồng hợp (thuần chủng) tăng dần.
c.
-Sử dụng công thức tính tỉ lệ kiểu gen ở quần thể tự phối -> ở F7:
+ Tỉ lệ kiểu gen Aa = \(\dfrac{1}{2^7}\)
+ Tỉ lệ kiểu gen AA = \(\dfrac{\left(1-\dfrac{1}{2^7}\right)}{2}\)
+ Tỉ lệ kiểu gen aa = \(\dfrac{\left(1-\dfrac{1}{2^7}\right)}{2}\)
=> F7: \(\dfrac{\left(1-\dfrac{1}{2^7}\right)}{2}AA:\dfrac{1}{2^7}Aa:\dfrac{\left(1-\dfrac{1}{2^7}\right)}{2}aa\)