K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2016

Nem chua Thanh Hóa là món ăn nổi tiếng, là niềm tự hào của người dân nơi đây. Món này được chế biến hết sức kỳ công, qua nhiều công đoạn kỹ lưỡng, từ khâu chọn nguyên liệu cho tới khi đóng gói sản phẩm...

Thịt để làm nem phải là loại thịt nóng, nghĩa là khi heo vừa mới xẻ thịt thì người thợ làm nem phải thái, xay, chế biến ngay, không để lâu. Bởi nếu thịt nguội, nem sẽ không có độ bóng cũng như sự kết dính trong quá trình lên men.Ngày trước khi chưa có máy xay, người thợ phải giã thịt bằng tay trên những cối đá lớn. Theo kinh nghiệm của những gia đình làm nem truyền thống, thì thịt giã cối đá sẽ có độ giòn, quánh, dính hơn là thịt xay máy.

Bì lợn cũng phải chọn rất kỹ, heo lấy bì phải là heo cạo chín, nghĩa là làm bằng nước sôi. Có như thế lông mới sạch và khi chế biến sẽ đỡ tốn thời gian. Để có những sợi bì trong, ngon, người thợ phải cạo thật sạch tất cả những phần mỡ còn sót lại trên bì, cho tới khi lớp bì mỏng, trắng tinh, trong suốt thì được. Bì càng làm kỹ bao nhiêu thì khi thái chỉ, bì càng giòn và dai bấy nhiêu.

Khi nguyên liệu chính là thịt và bì đã xong, người thợ sẽ trộn hai hỗn hợp này lại với nhau cùng các loại gia vị muối, bột ngọt, đường, nêm thêm chút nước mắm cho thơm. Sau đó mang hỗn hợp thịt trên ra đóng gói. Mỗi một chiếc nem được người gói cho kèm thêm chút tỏi, lá đinh lăng, ớt, những phụ gia này có tác dụng làm cho hương vị nem trở nên ngon hơn, hấp dẫn hơn và cũng là để cân bằng giữa lạnh (nem chua) với nóng (lá đinh lăng, ớt). Lá chuối gói nem phải là lá chuối ngự vừa xanh vừa dầy, bởi trong quá trình vận chuyển và lưu giữ nem vẫn tiếp tục lên men.

Để bảo quản được dài ngày, người thợ thường bọc giấy bóng thêm bên trong nem. Thông thường nem gói sau 3 ngày là chín, có thể dùng được. Bóc lớp lá chuối màu xanh ở ngoài, đã thấy lộ ra màu hồng của thịt, màu trắng của sợi bì, màu đỏ của ớt.

Khi thưởng thức sẽ gặp vị chua thanh của thịt, dai giòn của sợi bì, cay của ớt, thơm của tỏi, chát ngọt của đinh lăng ... một hương vị rất riêng mà không phải nem chua nơi nào cũng có như nem chua xứ Thanh. Nem Thanh có vị lạ rất khác với nem chua Hà Nội hay nem lụi ở Huế, lại càng khác xa với nem rán hay nem tai. Nó vừa chua, vừa cay lại có cả vị mặn mà của gia vị, có vị ngọt của thịt làm ta không thể không ăn tiếp vài cái nữa.

Nem chua Thanh Hoá vừa ngon, vừa rẻ nhưng có điều rất lạ và hay là có thể làm đồ nhắm, cũng có khi ăn với cơm. Tiện hơn cả là ở đâu ta cũng có thể nhấm nháp hương vị hấp dẫn của nó. Nghĩ đến nem chua quê mình đầu lưỡi tôi lại cay cay, ngọt ngọt. Khó mà tả được cảm giác sung sướng khi được ăn một vài miếng nem chua ở quê hương mình trong lúc đang ở nơi xa xôi.

Ai đi qua xứ Thanh cũng phải nếm thử hương vị lạ của những chiếc nem xinh xắn. Người dân xứ Thanh vào Nam ra Bắc, dù bận trăm công nghìn việc, dù mang vác nặng nề cũng cố đem vài chục chiếc để cho người nhà hoặc biếu người thân. Ngày lễ Tết hoặc cưới xin, nem chua trở thành món ngon không thể thiếu. Kèm với những cặp bánh chưng xanh, những chiếc giò ngày Tết là những xâu nem chua làm từ chất liệu quê hương mời khách đến chơi nhà.

Nếu có dịp dừng chân nơi miền đất này, mời bạn hãy thưởng thức nem chua xứ Thanh.Vị chua chua, ngọt ngọt đậm đà gia vị tạo nên hương thơm khó quên của món nem chua Thanh Hóa.Nem chua Thanh Hóa nổi tiếng xưa nay khắp một dải đất dài từ Nam ra Bắc. Người Thanh Hóa tự hào với bạn bè nơi nơi vì có một thứ quà không phải nơi nào cũng cứ học là làm được, mà nó được truyền kinh nghiệm từ đời này sang đời khác qua nhiều năm nay.

18 tháng 10 2019

Dàn ý:

1. Mở bài : Giới thiệu về đối tượng thuyết minh (đặc sản cốm làng Vòng ở Hà Nội).

2. Thân bài :

- Vị trí, vai trò của cốm trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam, đặc biệt hơn là ở Hà Nội xưa.

- Nguồn gốc hình thành cái tên nổi tiếng đất Bắc từ xưa – Cốm làng Vòng.

- Quá trình tạo nên những hạt cốm : từ những hạt lúa non còn thơm mùi sữa, những người nông dân thu hạt và rang lên …

- Đặc điểm của sản phẩm : cốm hạt màu xanh lá non, mềm, có đặc trưng riêng của vùng miền.

- Vị trí của cốm trong thời hiện đại và văn hóa ẩm thực người Việt.

3. Kết bài : Suy nghĩ bản thân về hạt cốm thơm mùi lúa non với tuổi thơ, với văn hóa.

20 tháng 2 2017

Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày tết cổ truyền.

Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền

Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền

Ngày tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là tết nguyên đán hay tết âm lịch. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày. Để chuẩn bị cho ngày tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Điều được coi là công phu va tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày tết thịnh soạn và nhiều chất dinh dưỡng hơn, có hàm lượng chất béo và protein, đạm cao hơn so với những bữa ăn hàng ngày. Do đó mà nhiều ngày ăn chế độ như vậy dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Đó là mâm cơm ngày tết được các bà các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước ngày tết. Gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liên nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00 h đêm ngày 30 Tết. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1,2,3 Tết. Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng. Chưa hết, ngày tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Mỗi lần đến nhà thăm hỏi, những người chủ gia đình sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi và dành cho nhau những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, quan tâm, mong cho mọi người có một cuộc sống đủ đầy và bình an.

Nhắc đến tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày tết như các trò chơi dân gian, những phiên chợ tết, phiên chợ ngắm hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây… Được tổ chức nhằm khuấy động không khí ngày tết thêm rộn ràng hơn. Các phiên chợ tết, chợ ngắm hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sự rộn ràng và sức nhiệp của ngày tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hi vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người gia đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Ngày tết có rất nhiều hoạt động bên lề được chờ đón. Những đêm văn nghệ chào mừng năm mới luôn là điều khiến không khí ngày tết "nóng" hơn, những tiếng cười của gia đình người thân được đoàn tụ về với gia đình, gương mặt rạng rỡ của trẻ nhỏ khi nhận được phong bao lì xì đỏ thắm, cành đào cành mai khoe sắc, nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa. Đó là những hình ảnh đẹp không thể nào quên của ngày tết. Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Những người xa quê ngày tết không có điều kiện để trở về thèm lắm bữa cơm ngày tết cùng gia đình. Vài ba câu đối đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày tết quê hương, Thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng. Tết về, các bà các mẹ lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp thật vuông vắn. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn. Rồi không khí trông nồi bánh chưng chín để chờ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng ngắm pháo hoa và nhận lì xì từ bố mẹ. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người.

Ngày tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày tết là điều mà không ai có thể quên được.

20 tháng 2 2017

Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.

Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.

thuyet-minh-banh-chung-ngay-tet

Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.

Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.

Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.

ĐỐi với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.

Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.

26 tháng 5 2019

- Ngành thủ công (hoặc đặc sản, hoặc nét văn hóa ẩm thực) mà bạn muốn giới thiệu là gì? Nó là sản phẩm của quê hương bạn hay của vùng miền khác?

- Đánh giá khái quát vai trò của nó đối với xã hội (ngành thủ công) hoặc với kho tàng văn hóa ẩm thực nói chung.

- Giới thiệu về vùng quê có nghề truyền thống hay có đặc sản, có nét văn hóa ẩm thực đó.

- Giới thiệu cụ thể về đối tượng:

Với ngành thủ công, có thể thuyết minh về:

    + Nguồn gốc hình thành nghề thủ công đó (nên lựa chọn các truyền thuyết hoặc những câu chuyện cũ để kể một cách tóm lược).

    + Sản phẩm của ngành thủ công đó là gì? Có vai trò như thế nào trong cuộc sống?

    + Miêu tả lại công đoạn sản xuất (chú ý những "bí quyết nhà nghề" có tính đặc trưng trong quá trình tạo ra sản phẩm).

    + Nghề thủ công ấy trong thời hiện đại có những thay đổi ra sao? (ví dụ sự can thiệp của máy móc, công nghệ vào quá trình sản xuất như thế nào? ...)

Với các loại đặc sản hay nét văn hóa ẩm thực có thể thuyết minh về:

    + Quá trình tạo nên sản phẩm (cũng cần chú ý những "bí quyết" riêng).

    + Cách thưởng thức sản phẩm đó như thế nào để nó trở thành một nét văn hóa.

    + Đánh giá chung về ý nghĩa, vai trò của đối tượng vừa được thuyết minh.

25 tháng 2 2019

Quảng Nam được biết đến không chỉ có gió Lào cát trắng, nắng cháy mưa dầm. Bên cạnh rượu Hồng Đào, mì Quảng, món ăn dân dã đã góp phần làm nên một Quảng Nam quyến rũ, mặn mà.

Nếu ai một lần đến với Quảng Nam hẳn không thể nào quên được món ăn bình dị, dân dã và cũng rất Quảng Nam này. Từ miền quê đên thành phố, chỗ nào chúng ta cũng có thể tìm được quán mì, có quán vách nứa mái tranh chênh vênh bên sườn núi, có quán năm lặng lẽ bên những cánh đông mướt xanh, có quán lại lọt thỏm giữa ồn ào phố thị.

Cũng như phở Hà Nội, hủ tiếu Sài Gòn, bún bò Huế, mì Quảng đã bước vào thực đơn điểm tâm và các món ăn của người miền Nam. Ban đầu, mì Quảng chi để phục vụ cho những người Quảng Nam xa quê, ăn để đỡ nhớ nhà. Nhưng rồi món mì Quảng ngon thu hút rất nhiều người. Cái tên mì Quảng không biết có phải xuất xứ từ Quảng Đông, Quảng Tây, Quảng Châu của Trung Quốc theo người dân di cư sang đây nhưng nó đã hiện diện ở vùng đất này từ lâu lắm rồi. Cũng như phở Hà Nội hay bánh canh Trảng Bàng, dù xuất xứ ở đâu thì đến giờ cũng chỉ đọng lại một nơi và làm nên cái hồn của nơi đó.

Mì Quảng là món ăn bình dân, mộc mạc, vì thế cách chế biến cũng khá đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế. Gạo ngon sau khi đem ngâm, xay thật mịn rồi tráng. Ngày xưa người ta xay bột bằng cối đá, thời nay, với sự hiện đại của khoa học kĩ thuật, cối đá đã thay băng máy xay có động cơ. Tráng bột lên một màng vải căng trên nồi nước lớn đang sôi. Sau khi tráng một lớp dầu phộng đã khử chín lên lá mì, gấp lại rồi xắt thành từng cọng như cọng phở. Vậy là xong bước chuẩn bị mì. Phần tiếp theo là chuẩn bị nước dùng và nhân mì. Nước dùng phải được nấu nhiều xương cho ngọt, thêm ri dầu hạt điều để nước dùng có màu tươi. Phần quan trọng thứ hai trong tô mì là "nhân", gồm có thịt gà, thịt bò, sườn heo non, tôm. Các thứ này được xào cùng với khóm (dứa) cắt nhỏ, tạo thành các loại thịt cùng với vị ngọt hơn chua của khóm. Mì Quảng không sử dụng nước dùng nhiêu như hủ tiếu và phở, nên trước khi chế nước dùng vào, sợi mỉ phải được trụng nước nóng hơi lâu. Nhân được xếp sao cho đẹp, nhìn phải bắt mắt, vì vậy thịt và tôm phải để trên mặt cho đều rồi mới chế nước dùng, sau cùng rải đậu phộng lên. Già đậu phộng để ăn mì Quảng cũng là một nghệ thuật. Đậu không được đâm nhuyễn, chỉ cà cho vỡ hai ra để người ăn nhai cùng với bánh tráng phát ra âm thanh mới thú vị. Ăn mì Quảng phải kèm bánh tráng gạo miền Trung nướng bằng lửa than mới ngon. Rau ăn với mì Quảng là rau húng cây, húng lùi, xà lách cùng với chuối cây xắt mỏng trộn vào nhau thành một hỗn hợp rau. Người miền Nam thích ăn giá sống có thể cho vào một ít. Tô mì chẳng giống phở, cũng chẳng giống bún, cái vị đậm đà của nước lèo, lẫn mùi thơm của hành ngò, rồi tiếng húp xì xoạp làm nên nét hấp dẫn của tô mì... Còn nữa, mì ngon là ngon từ lá mì kia, lá mì không được dẻo quá mà cũng không quá tơi, tô mì phải có bố cục đẹp mắt. Khi bạn trộn lên, nếu lá mì bị gãy ra tức là đã mất ngon đi cả 9 phần, về nước lèo, nước phải trong nhưng đảm bảo độ béo và ngọt. Nhiều gia vị quá, nước lèo làm cho tô mì loè loẹt và đôi khi át mất hương vị đồng quê. Gắp một đũa mì cho vào miệng, cắn một miếng ớt thật cay, húp ngụm nước lèo cho phát ra tiếng "soạt", khi đó mới thấy cái thú, mới thấy cái ngon đầy miệng. Nhìn tô mì đầy đặn, bên những chú tôm đỏ mọng là một lới rau ngò xanh xanh, dăm ba hạt đậu phộng được rải đều, làm cho ta cảm thấy vui mắt và chỉ muốn ăn ngay. Mì Quảng phải ăn ngay, ăn từ khi còn nóng, để nguội sẽ mất ngon, lá mì sẽ bị tơi ra, rau sống héo đi, cái mùi thơm giòn của rau, đậu sẽ bị tản bớt... Có một điều, ăn mì Quảng mà thiếu bánh tráng thì coi như không đúng cách. Bánh tráng cho ta cái giòn giã và thơm tho, cái béo của dầu mỡ quyện với cái béo của gạo nướng trong bánh tráng càng làm cho người ăn có cảm giác ngon miệng mà không ngán.

Ngày nay, mì Quảng đã được các chủ quán thêm vào một số "biến tấu" trong cách trình bày cũng như thành phần gia vị, cọng hành hương, vài cục thịt mỡ nấu nhừ.

Những ngày làm mía, gặt ruộng, đến đám giỗ, cưới hòi, chiêu đãi bạn bè... mì Quảng hiện diện trong bữa ăn chính như một thói quen không đôi của người Quảng Nam. Vừa ngon, vừa rẻ, vừa no lâu. Mì Quàng đã làm nên một nét hấp dẫn rất riêng của xứ Quảng Nam. “Thương nhau múc chén chè xanh, làm tô mì Quảng để anh ăn cùng".



26 tháng 2 2019

I. Mở bài: giới thiệu dặc sản quê em
Tôi sinh ra và lớn lên tại Quảng Nam, nơi có nhiều khu du lịch, nôi tiếng, có nhiều di sản văn hóa thế giới như: phố cổ Hội An, di tích thắng địa Mỹ Sơn, khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm,…. Nhưng đến với Quảng Nam bạn không thể không thể thưởng thức món Mỳ Quảng nổi tiếng của quê tôi. Mỳ Quảng có một đặc trưng mà chẳng món ăn nào có, chính vì thế mà khi có dịp đến với Quảng Nam hãy thưởng thức món ăn này.

II. Thân bài: thuyết minh về mỳ Quảng
1. Nguồn gốc của Mỳ Quảng:

- Mỳ quảng là món mỳ duy nhất lại Việt Nam
- Mỳ Quảng có tên gọi bắt nguồn từ người Tàu
- Món mì của người Tàu làm từ bột mì nhưng Mỳ Quảng không làm như thế, nên tạo nên sự độc đáo của Mỳ Quảng.
- Mỳ Quảng thì có vẻ là một sáng tạo riêng biệt của vùng Quảng Nam không dựa trên một truyền thống có sẵn nào.
2. Thành phần của Mỳ Quảng:
- Sợi mì Quảng làm bằng bột gạo
- Nước dung được nấu từ tôm và thịt và các loại thịt khác, nhưn mỳ có thể được nấu từ bất cứ gì, gia vị đặt trưng của vùng đất Quảng
- Khi ăn thường dung chung với bánh tráng và ra sống và nước mắm
- Sợi mỳ cắt ra từ lá mỳ sau khi được tráng, sợi mì Quảng và sợi phở giống nhau
3. Ý nghĩa của Mỳ Quảng:
- Biểu tượng truyền thống cho người dân Quảng Nam
- Có thể ăn no, thay cơm
- Là món mỳ duy nhất tại Việt Nam

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về món ăn dặc sản quê em
- Em rất thích ăn mỳ quảng
- Em rất tự hào về món ăn này

CM
23 tháng 12 2022

Chào em, em tham khảo một số gợi ý sau nhé!

- Chủ đề:

+ Ngợi ca vẻ đẹp tuyệt diệu của thiên nhiên.

+ Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ lục bát truyền thống quen thuộc.

+ Giọng thơ thiết tha, giàu cảm xúc.

+ Vận dụng khéo léo biện pháp nghệ thuật so sánh.

28 tháng 2 2019

Chọn đáp án: A

3 tháng 3 2019

Tháp Nhạn là ngọn tháp nổi tiếng ở Phú Yên gắn với nhiều điều bí ẩn chưa được giải đáp. Tháp nằm gần trên đỉnh ngọn núi Nhạn ở bờ bắc sông Đà Rằng.

Nói về nguồn gốc của ngọn tháp này có rất nhiều tương truyền. Có người cho rằng, xưa kia có nàng tiên nữ Thiên Y A Na giáng trần chỉ dạy cho người dân sống ở vùng đất này tất cả mọi thứ từ cấy cày, dệt vải, kéo sợi…để tìm cách mưu sinh. Sau khi tiên nữ quay trở lại cõi tiên, người dân Chăm-pa vì thương nhớ và muốn khắc ghi công ơn người khai sáng cho dân tộc mình bèn xây ngọn tháp ấy để phụng thờ.

Theo một truyền thuyết khác thì xưa kia, Tuy Hòa là vùng đầm lầy trũng thấp có nhiều thủy quái chuyên quấy phá đời sống người dân. Thấy vậy Ông Trời bèn sai người khổng lồ xuống gánh đất lấp vùng trũng, bảo vệ cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên khi lấp đã gần xong, người khổng lồ vội về nên đã gánh nhiều đá hơn làm chiếc đòn gánh bị gãy. Đá từ hai gánh rơi xuống một bên tạo thành núi Chóp Chài, một gánh tọa trên núi Nhạn.

Đó được cho là nguồn gốc xuất hiện của ngọn tháp. Còn về tên gọi “tháp Nhạn” thì được người dân ở đây giải thích là do có rất nhiều chim nhạn bay tới đây sinh sống, làm tổ nên ngọn tháp cũng được đặt theo tên của loài chim này.

Tháp Nhạn cao khoảng 25m với đế tháp hình vuông, thân tháp được xây to ở phần chân và thu nhỏ dần về phía đỉnh. Trên đỉnh tháp là tượng Linga bằng đá – biểu tượng tâm linh của người dân Chăm-pa. Trong mỗi công trình đền tháp của người Chăm đều có Linga và Yoni tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực cầu mong vạn vật được nảy nở sinh sôi.

Khách du lịch tìm tới tháp Nhạn không chỉ để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngọn tháp huyền bí này mà còn bởi tò mò về vật liệu mà người Chăm xưa dùng để xây tháp. Tháp Nhạn được xây dựng hoàn toàn bằng gạch nung xếp khin khít nhau mà rất vững chắc. Theo nghiên cứu, loại gạch này có khối lượng nhẹ hơn một viên gạch thông thường khoảng 1,3 lần. Kể cả độ bền chịu nén, chịu va đập cũng hơn gạch thường rất nhiều.

Tìm hiểu về loại keo dùng để gắn kết các viên gạch này với nhau một cách chắc chắn và không lộ ra chút đường hồ nào thì được biết, người Chăm cũng sử dụng hoàn toàn từ nguyên liệu thiên nhiên. Khi xưa chưa có xi măng, người dân Chăm-pa đã biết sử dụng chất kết dính từ cây dầu rái vào việc xây dựng. Tuy nhiên, việc pha trộn các loại chất liệu thế nào để có được loại keo bền chắc có thể “nâng đỡ” cả một tòa tháp lớn như vậy thì các nhà nghiên cứu vẫn phải bó tay.

Được biết thêm, để các viên gạch dính lại với nhau chắc chắn như vậy không chỉ do có hỗn hợp keo kể trên mà còn nhờ vào bàn tay khéo léo của những người xây dựng. Các viên gạch được sử dụng kĩ thuật mài chập, nghĩa là sau khi phết keo lên, họ mài các viên gạch với nhau cho đến khi bề mặt tiếp túc hoàn toàn khít không lộ ra một chút kẽ hở nào.

Đi sâu vào phía bên trong tháp, du khách có thể bất ngờ khi thấy bên trong không có tượng hay ban thờ nào, chỉ có duy nhất một cái am nhỏ để nhang khói cho Thượng Đỉnh Chúa Thiết A Na Diễn Ngọc Phi được xây dựng từ thời Hậu Lê. Xung quanh tường có những hoa văn hình rồng được chạm khắc tinh tế trên đá hoa cương đặt ở 4 góc tháp. Đừng từ bên trong nhìn lên đỉnh tháp chỉ thấy một không gian sâu thẳm cao vút đầy huyền bí.

Cùng với sông Đà Rằng, nơi đây đã trở thành cụm danh lam thắng cảnh thu hút đông đảo khách du lịch. Hằng năm cứ tới mỗi dịp lễ tết có rất nhiều hoạt động vui chơi văn nghệ được tổ chức ở trên núi tháp Nhạn. Bởi vậy, lời khuyên cho các bạn có ý định tới thăm quan khu di tích này thì hãy đến vào dịp rằm tháng Giêng Âm Lịch. Khi ấy, ở đây diễn ra đêm thơ Nguyên tiêu thu hút đông đảo văn nghệ sĩ nức tiếng gần xa tới giao lưu nghệ thuật.

3 tháng 3 2019
  • Mở bài:

Nhắc đến tỉnh Phú Yên người ta không thể không nhắc đến Gành Đá Dĩa. Với kết cấu địa chất đặc biệt, xảy ra từ hàng triệu năm trước, Gành Đá Dĩa Phú Yên là một trong ba địa điểm trên thế giới có đặc điểm kiến tạo này.

  • Thân bài:

* Lịch sử hình thành Gành Đá Dĩa:
Gành Đá Dĩa được hình thành từ dung nham núi lửa phun trào cách đây gần 200 triệu năm. Nham thạch nóng bỏng khi phun trào gặp nuớc biển lạnh đột ngột bị đông cứng, đồng thời xảy ra hiện tuợng ứng lưu làm cho các khối đá nứt theo các chiều: dọc, xiên, ngang tạo thành các khối đá nứt hình bát giác, lục giác, ngũ giác…. thẳng đứng hoặc xiên thoai thoải, nửa chìm nửa nổi trên biển.

Theo dòng chảy thời gian, những vết nứt đuợc nước biển bào mòn nhẵn nhụi nhưng những khối đá vẫn bám chặt lấy nhau, bền bỉ. Từng khối đá dài với hình dáng đặc biệt xếp chồng lên nhau, trông xa xa như một tổ ong khổng lồ đựợc xây dựng bên bờ biển, lúc đến gần thì ta lại có cảm tưởng như đây là những chiếc dĩa lớn xếp chồng lên nhau. Có lẽ đó là lí do người ta đặt cho địa danh này cái tên Gành Đá Dĩa.

* Vị trí:

Gành Đá Dĩa thuộc địa phận xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa 30km về phía bắc. Nếu tính từ thị trấn Chí Thạnh, trên quốc lộ 1A, men theo con đường khoảng 10km về hướng đông sẽ đến Gành Đá Dĩa. Có thể nói Gành Đá Dĩa là cảnh quan thiên nhiên kỳ thú nhất Việt Nam.

* Đặc điểm cảnh quan Gành Đá Dĩa:
Dọc bờ khu Gành Đá Dĩa dài khoảng 6km tính từ mũi Gành Đèn đến mũi Nước Giao. Sự hình thành Gành Đá Dĩa cũng có liên quan mật thiết đến Vinh Xuân Đài, Đầm Ô Loan và đèo Cả. Đặc điểm thạch học và cấu trúc lượn sóng dưới tác động lâu dài của sóng biển là cơ sở hình thành sự đa dạng của địa hình dải bờ biển Gành Đá Dĩa.

Từ xa nhìn vào gành thấy những tầng đá lô nhô như vườn tượng của các nhà điêu khắc tài danh, nhưng khi đến gần, gành là những trụ đá nơi cao, nơi thấp hoặc thẳng đứng hoặc hơi nghiêng nghiêng so với mặt nước biển, tạo thành một cảnh quan rất kỳ vĩ. Đứng từ xa nhìn về gành trông giống như một tổ ong khổng lồ nhô ra giữa biển khơi bạc sóng.

Bao quanh gành đá là một bãi cát hình cong lưỡi liềm dài khoảng trên dưới 3 km. Bờ cát trắng mịn, bạc sáng trong nắng ban mai lấp loá, là một bãi tắm rất tốt.

Đá ở Gành Đá Dĩa có màu đen huyền hoặc nâu vàng xếp thành cột, nửa chìm nửa nổi trên mặt nước biển, chồng lên nhau như có một bàn tay vô hình bê từng phiến đá lục giác, bát giác xếp chồng lên nhau như người nội trợ chồng những cái dĩa cao ngất. Mỗi viên đá có độ dày từ 60-80 cm. Do đứng nhô ra biển, quanh năm sóng vỗ nên đã tạo thành những lỗ khuyết tròn láng.

Ở giữa gành có một hõm trũng, nước mưa, nước biển đọng lại lại tạo thành vũng và trong đó có nhiều loại cá nhỏ, có màu sắc sặc sỡ: xanh, vàng, tím, hồng nhạt… bơi lội tung tăng. Xung quanh hõm nước này, đá dựng thành cột liền khít nhau.

Trên thế giới chỉ có 4 nơi có cấu tạo địa chất đặc biệt như Gành Đá Dĩa Phú Yên. Mặc dù kỳ lạ đến thế nhưng trước đây do nằm ở vị trí trắc trở, đường xá đi lại khó khắn, Gành Đá Dĩa chưa được nhiều người biết đến. Phải đến năm 2011, con đường dẫn từ quốc lộ 1A đi qua các xã dọc biển được khai mở thì mới có nhiều người tìm đến tham quan, chiêm ngưỡng.

* Đặc điểm cấu tạo địa chất Gành Đá Dĩa:
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà địa chất học, đá ở Gành Đá Dĩa được hình thành trong quá trình hoạt động núi lửa vùng cao nguyên Vân Hòa (Sơn Hòa), cách vị trí Gành Đá Dĩa khoảng 30 km về phía tây. Một vùng đất nâu đen còn sót lại dọc trên cánh đồng khu vực Hòa Đa, Bình Kiến hay dải đất bazan đỏ phía Hòa Thành Tuy Hòa là dấu tích di chuyển của các dòng nham thạch xa xưa.

Khoảng 200 triệu năm về trước, thời kì hoạt động mãnh liệt của các núi lửa trong vành đai Thái Bình Dương, dòng nham thạch nóng bỏng chảy từ miệng các núi lửa tràn xuống đồng bằng, tiến sát ra biển, gặp nước biển lạnh nên đột ngột đong cứng lại. Ban đầu. các khối đá kết tụ hình khối lớn. Lâu dần, do hiện tượng ứng lực rạn nức, các khối đá dần tách ra theo các mạch tạo thành cột đá hình lục giác như ngày nay. Trải qua thời gian, do tác động của sóng biển và sự ăn mòn, các khối đá có những hình thù kì lạ trong thật đẹp mắt.

Gành Đá Dĩa nằm chung trong khối kiến tạo địa chất với Gành Đèn. Khác với Gành đèn được kiến tạo từ dá Granic, Gành Đá Dĩa được kiến tạo bửi đá Bazan xếp chồng với hai mũi nhô lên khỏi mặt đất. Ranh giới này có thể quan sát được tại Hòn Khô với một bên là đá Granic đa khối màu phiến trắng, một bên là đá Bazan nâu đen khối nhẵn.

Cột đá Bazan tại Gành Đá Dia nhô ra làm hai mũi nhỏ: một mũi nhô lên ở phía bắc với dáng đá nằm nghiêng uốn lượn, một mũi ở phía nam với dáng đá thẳng đứng xếp chồng. Đây là nơi ngư dân thường tập kết ngư cụ chuẩn bị đánh bắt gần bờ.

* Ý nghĩa cảnh quan, địa chất và du lịch Gành Đá Dĩa:
Từ lâu, Gành Đá Dĩa đã trở thành niềm tự hào của người dân Phú Yên. Gành Đá Dĩa chứng kiến cuộc sống thăng trầm, cùng con người vượt qua bao cơn bão tố quyết tâm bám biển. Hình ảnh gành đá trở thành biểu tượng của đức kiên trì, lòng kiên trung, sừng sững kiêu ngạo giữa đất trời thách thức dòng thời gian khắc nghiệt phai mòn. Dãy tường đá kì vĩ, hòa điệu với sóng nước tạo thành bức tranh huyền ảo mang vẻ đẹp kì bí làm say mê khách du lịch trong và ngoài nước không thể rời bước một lần đến nơi đây.

Gành Đá Dĩa là một trong những địa điểm du lịch, mang lại nguồn kinh tế lớn của tỉnh Phú Yên. Năm 1998, Nhà nước Việt Nam công nhận Ghềnh Đá Dĩa là thắng cảnh thiên nhiên cấp quốc gia, khẳng định giá trị của địa danh này trong bản đồ du lịch Việt Nam.

  • Kết bài:

Gành Đá Dĩa có quang cảnh kì vĩ phi thường, là kiệt tác của mẹ thiên nhiên, là bản trường ca bất tận của đá và nước, xứng đáng là một trong những hùng quan đất Việt.