Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong bài, người vợ có rất nhiều tính xấu nhưng có hai tính xấu nổi bật nhất là tham lam và bội bạc:
- Sự tham lam của mụ vợ thể hiện qua năm lần đòi hỏi và tương ứng với mỗi lần đòi hỏi là mức độ tham lam của mụ lại tăng lên: đòi máng lợn mới, đòi nhà rộng, đòi làm nhất phẩm phu nhân, đòi làm nữ hoàng, đòi làm Long Vương. Lòng tham của mụ quả là không đáy: từ đòi hỏi về vật chất chuyển sang về đòi hỏi về của cải, địa vị và quyền lực; từ ham muốn có được quyền lực cao nhất trên trần thế (nữ hoàng) đến muốn làm nhân vật siêu nhiên ( Long Vương).
- Sự bội bạc của mụ vợ thể hiện qua những chi tiết sau: mắng chồng lúc đòi máng (Đồ ngốc !); quát to hơn lúc đòi nhà (Đồ ngu!); máng như tát nước vào mặt lúc đòi làm nhất phẩm phu nhân (Đồ ngu !Ngốc sao ngốc thế!); nổi trận lôi đình tát vào mặt ông lão khi đòi làm nữ hoàng (Mày cãi à ?); lại nổi cơn thịnh nộ, sai người bắt ông lão lúc đòi làm Long Vương.
Việc mụ vợ bị trừng trị là hoàn toàn thích đáng vì cái ác phải bị trừng trị. Đó là quan điểm của nhân dân trong truyện cổ tích. Tuy nhiên không phải từ lần đầu mà đến lần thứ năm mụ mới bị trừng trị. Vì thứ nhất, lòng tham của mụ vợ đã quá giới hạn; thứ hai, sự bội bạc cũng vượt quá giới hạn (hơn nữa, người bội bạc không ai khác chính là chồng mình).
Ông lão đánh cá và con cá vàng của Pus-kin là một truyện cổ tích nổi tiếng của nước Nga và của thế giới. Đọc truyện, người đọc thấy yêu mến cá vàng, thương xót ông lão và vô cùng bất bình, căm giận mụ vợ. Có thể nói, nhân vật mụ vợ xứng đáng với sự chê trách của người đọc bởi mụ là một người tham lam và bội bạc.
Mụ ta trước hết là người hết sức tham lam. Chồng mụ vì thương xót cá vàng nên đã rộng lượng tha cho cá. Cảm tấm lòng ông lão, cá ban cho ông những điều ước. Như vậy là mụ vợ hoàn toàn không có công lao gì với cá. Mặc dù vậy, mụ đã liên tục đưa ra đòi hỏi, từ những đòi hỏi về vật chất ít giá trị: cái máng lợn, cái nhà; cho đến những đòi hỏi lớn về cả của cải và danh vọng: lâu đài, nhất phẩm phu nhân. Không thoả mãn với của cải và danh vọng, mụ đòi hỏi đến quyền lực tối cao: nữ hoàng. Lòng tham của mụ đi đến tột cùng khi mụ đòi được làm Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ bên cạnh. Đó là một đòi hỏi quá đáng, vượt qua mọi giới hạn có thể chấp nhận trong đạo lí làm người.
Không chỉ tham lam, mụ vợ ông lão còn hết sức bội bạc. Với cá vàng, là "người dưng", mụ xử sự như vậy là đã vô cùng quá đáng. Vậy mà ngay cả với ông lão, người vừa là chồng vừa là ân nhân, mụ cũng đối xử không ra gì. Cùng với lòng tham vô độ, sự bội bạc của mụ càng ngày càng tăng. Khi ông lão trở về mà không đòi hỏi điều gì ở cá vàng, mụ mắng chồng là "đồ ngốc". Khi ông chỉ xin cái máng theo yêu cầu của mụ, mụ quát to, chửi chồng là "đồ ngu". Lần tiếp theo, mụ mắng như tát nước vào mặt" chồng. Rồi lần tiếp, mụ "nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão"; được làm nữ hoàng, mụ đuổi thẳng ông lão ra ngoài. Và lần cuối, sau khi đã được làm "nhất phẩm phu nhân", mụ "nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt ông lão đến" để ông đi tìm cá vàng, bắt nó phải chiều theo ý thích ngông cuồng của mụ.
Rõ ràng, lòng tham của mụ vợ càng tăng thì tình nghĩa vợ chồng càng suy giảm. Khi lòng tham lên đến đỉnh điểm, thậm chí mụ vợ còn muốn gạt hẳn ông lão ra ngoài để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.
Kết cục, mụ đã bị cá vàng trừng trị vì cả hai tội tham lam và bội bạc, trong đó lòng tham đã làm mụ mù quáng, mất hết lương tri. Tuy nhiên, ở đây, tội bội bạc có ý nghĩa quyết định khiến lòng tham trở nên vô hạn độ và dẫn đến sự trừng trị đích đáng của cá vàng với mụ vợ.
Nhân vật mụ vợ ông lão đánh cá là hiện thân của sự tham lam và bội bạc tột cùng. Những kẻ như mụ phải trở lại cảnh máng lợn sứt, nhà tranh vách đất và bộ quần áo rách nát dường như vẫn còn chưa thoả đáng. Dẫu sao, kết thúc của tác phẩm đã gióng lên một lời nhắc nhở và cảnh tỉnh những ai còn đang mang trong mình những ước mơ ngông cuồng về tiền tài, danh vọng mà quên đi tình nghĩa con người.
Nếu mà vợ của nạn nhân nói thật là như vậy thì hung thủ là bạn của nạn nhân vì vợ của nạn nhân nói là đi làm ko thấy gì thì về nhà thì thấy chồng đã chết luôn rồi cho nên mk nghĩ hung thủ là bạn của nạn nhân .
ko chắc chắn đúng hoàn toàn
# MissyGirl #
Dễ ẹc
Hung Thủ là bạn của nạn nhân vì hôm đó trời sương mù k thấy gì cả mà anh bạn của nạn nhân lại thấy rõ.
=>Bạn của nạn nhân là hung thủ .
Theo mình nghĩ hình ảnh " Sáng ấm cả gian nhà" đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ.
Vì đó chính là hình ảnh gây ấn tượng đẹp trong lòng người đọc và nêu bật được ý nghĩa bài thơ "Mẹ vắng nhà ngày bão". Người mẹ trở về nhà khi cơn bão đã qua được so sánh với hình ảnh "nắng mới" hiện ra khi bầu trời xanh trở lại sau cơn bão. Sự so sánh đó giúp ta hiểu được một điều sâu sắc: mẹ cần thiết cho cả gia đình chẳng khác nào ánh nắng cần thiết cho sự sống! Chính vì vậy, khi người mẹ trở về, cả gian nhà trở nên "sáng ấm" bởi tình yêu thương đẹp đẽ. Vai trò của mẹ trong gia đình thật quan trọng và đáng quý biết bao nhiêu!
Hình ảnh: "Mẹ về như nắng mới"
Hình ảnh này liên tưởng đến hôm mưa bão mà không có mẹ bên cạnh, cơn bão kết thúc, đó cũng là lúc mẹ về. Hình ảnh “nắng mới” là hình ảnh của mẹ, mẹ đã trở về xua đi sự trống trải, sự mong mỏi của mọi người trong gia đình.
Đây hình chj Mai Phương Anh mờ
j z