Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý:
1. Mở đoạn: Khẳng định ý nghĩa quan trọng của thái độ sống tích cực
2. Thân đoạn:
- Thái độ sống tích cực: việc luôn tìm cách suy nghĩ và cảm nhận thế giới một cách tích cực qua đó tìm thấy niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống.
- Ý nghĩa của thái độ sống tích cực:
+ Cá nhân:
- Tạo động lực mạnh mẽ tiến lên phía trước
- Học được cách hài lòng với những gi mình đang có
- Tìm thấy lối thoát trong những hoàn cảnh khó khăn nhất
Dẫn chứng: Nhà văn Andecsen ( hoàn cảnh sinh ra bất hạnh nhưng ông luôn giữ được thái độ sống tích cực => ông đã trở thành nhà văn nổi tiếng thắp sáng ước mơ cho hàng nghìn đứa trẻ trên thế giới )
+ Cộng đồng:
- Lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong xã hội, nâng đỡ những người hoàn cảnh khó khăn hơn
- Bài học nhận thức: Chúng ta cần sống với thái độ tích cực nhưng cũng phải nhìn nhận thực tế để sửa đổi.
=> Liên hệ bản thân
Ví dụ em chứng minh tình yêu quê hương đất nước qua khổ 2, 3 bài ''Mùa xuân nho nhỏ'' thì em phân tích đoạn thơ ra như bình thường, sau đó em chứng minh tình cảm yêu thương quê hương đất nước của nhà thơ gửi gắm qua đoạn thơ em nhé. Sau đó em có thể liên hệ tiếp với tình yêu quê hương đất nước của giới trẻ hiện nay như thế nào...
Từ những kỉ niệm hồi tưởng về tuổi thơ và bà, người cháu suy ngẫm về cuộc đời bà. Mở đầu khổ sáu của bài thơ “bếp lửa”, tác giả viết:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”
Ở đây, từ láy “lận đận” được đảo lên trước cùng hình ảnh ẩn dụ “biết mấy nắng mưa” gợi cả chiều dài cuộc đời đầy khó nhọc, vất vả của bà. Tuy mấy chục năm đã trôi qua nhưng cho đến tận bây giờ, bà vẫn giữa thói quen dậy sớm để nhóm bếp. Hơn nữa, ông viết tiếp:
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
Ở bốn câu trên, ông dùng biện pháp điệp ngữ “nhóm” để khẳng định, nhấn mạnh giá trị lớn lao của những việc bà làm và “nhóm” là từ nhiều nghĩa. Từ “nhóm” trong hình ảnh “nhóm bếp lửa” và “nhóm nồi xôi” là nghĩa gốc, nó có nghĩa là làm cho, giữ cho ngọn lửa bén và cháy lên. Còn từ “nhóm” trong hình ảnh “nhóm niềm yêu thương” và “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” là nghĩa chuyển (ẩn dụ), nó cho thấy niềm vui, niềm tin, tình yêu thương mà người bà đã nhen nhóm trong lòng người cháu. Qua đó, tác giả thể hiện bà là người tần tảo, giàu đức hi sinh và bà chính là đại diện cho người phụ nữ Việt Nam. Người cháu không chỉ suy ngẫm về cuộc đời bà mà còn suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa. Bếp lửa là hình ảnh cụ thể, quen thuộc mà bà nhen mỗi sớm, bếp lửa biểu tượng cho người bà, cho người phụ nữ Việt Nam, bếp lửa trở thành biểu tượng của tình yêu thương, của sức sống, niềm tin và kỉ niệm thời thơ ấu. Hơn nữa, bếp lửa còn là hình ảnh quê hương đất nước trong lòng những đứa con xa xứ luôn hướng về cội nguồn. Chính vì vậy người cháu thốt lên: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”. Nghệ thuật đảo ngữ “kì lạ và thiêng liêng” và câu cảm thán được dùng để thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng, bất ngờ của người cháu khi khám phá ra được điều kì lạ và giá trị thiêng liêng của hình ảnh bếp lửa. Để cho thấy những suy ngẫm về cuộc đời bà và bếp lửa của người cháu, thi sĩ đã sử dụng từ láy, nghệ thuật ẩn dụ, điệp ngữ, đảo ngữ và câu cảm thán.
rồi đó