Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I - Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ A hoặc B, C, D trước phương án chọn đúng.
Câu 1. Trong các công thức hoá học sau, công thức hoá học của chất hữu cơ là
A. CO2. B. Na2CO3. C. CO. D. CH3Cl.
Câu 2. Đốt cháy 32g khí mêtan, thể tích CO2 sinh ra (ở đktc) là
A. 11,2 lít. B. 22,4 lít. C. 33,6 lít. D. 44,8 lít.
Câu 3. Etilen không tác dụng với chất nào sau đây?
A. CH4 B. Br2 C. H2 D. O2
Câu 4. 14 g khí ở đktc etilen có thể tích là
A. 28 lít. B. 5,6 lít. C. 11,2 lít. D. 14 lít.
Câu 5. Benzen không phản ứng với
A. Br2/Fe. B. O2. C. H2 D. dung dịch Br2
Câu 6. Cho natri tác dụng với rượu etylic, chất tạo thành là
A. H2, CH3CH2ONa. B. H2, NaOH.
C. NaOH, H2O. D. CH3CH2ONa, NaOH.
Câu 7. Chất dùng điều chế etylaxetat là
A. axit axe, natri hiđroxit, nước.
B. axit axe, rượu etylic, axit clohiđric.
C. rượu etylic, nước và axit sunfuric đặc.
D. rượu etylic, axit axe và axit sunfuric đặc.
Câu 8. Đốt cháy 46 g chất hữu cơ A thu được 88 g CO2 và 54 g H2O. Trong A có các nguyên tố
A. C. B. C, H. C. C, H, O D. C, O
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 9. (1,5 điểm) Viết phương trình hoá học thực hiện dãy chuyển hoá sau:
Câu 10. (2 điểm) Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết 3 chất lỏng: benzen, rượu etylic và axit axe ? Viết phương trình hoá học.
Câu 11.(2,5 điểm) Cho 4 lít hỗn hợp etilen và metan ở đktc vào dung dịch brôm, dung dịch brom nhạt màu dần. Sau phản ứng người ta thu được 18,8 g đi brom etan.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra?
b) Tính khối lượng brôm tham gia phản ứng?
c) Xác định thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp?
(C = 12 ; H = 1 ; Br = 80)
https://vietnammoi.vn/goi-y-dap-an-de-thi-tuyen-sinh-lop-10-mon-toan-so-gddt-thanh-hoa-2018-108902.html
đây nha bn bn tham khảo nha
https://vietjack.com/de-kiem-tra-lop-9/de-kiem-tra-1-tiet-toan-9-dai-so-chuong-1.jsp
Tham khao
Bài 1: Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB= 2R, dây cung AC. Gọi M là điểm chính giữa cung AC. Một đường thẳng kẻ từ điểm C song song với BM và cắt AM ở K , cắt OM ở D. OD cắt AC tại H.
1. Chứng minh CKMH là tứ giác nội tiếp.
2. CMR : CD = MB ; DM = CB.
3. Xác điểm C trên nửa đường tròn (O) để AD chính là tiếp tuyến của nửa đường tròn.
Bài 2: Cho ABC có 3 góc nhọn. Đường tròn có đường kính BC cắt hai cạnh AB, AC lần lượt tại các điểm E và F ; BF cắt EC tại H. Tia AH BC tại điểm N.
a) CMR: tứ giác HFCN là tứ giác nội tiếp.
b) CMR: FB là tia phân giác của góc EFN.
c) Nếu AH = BC. Hãy tìm số đo góc BAC trong ΔABC.
Bài 3: Cho nửa đường tròn tâm O và nó có đường kính AB. Từ một điểm M nằm trên tiếp tuyến Ax của nửa đường tròn, ta vẽ tiếp tuyến thứ hai tên gọi là MC (trong đó C là tiếp điểm). Từ C hạ CH vuông góc với AB, MB cắt (O) tại điểm Q và cắt CH tại điểm N. Gọi g I = MO ∩ AC. CMR:
a) Tứ giác AMQI là tứ giác nội tiếp.
b) Góc AQI = góc ACO
c) CN = NH.
(Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2009-2010 của sở GD&ĐT Tỉnh Bắc Ninh)
Bài 4: Cho đường tròn (O) có đường kính là AB. Trên AB lấy một điểm D nằm ngoài đoạn thẳng AB và kẻ DC là tiếp tuyến của đường tròn (O) (với C là tiếp điểm). Gọi E là hình chiếu hạ từ A xuống đường thẳng CD và F là hình chiếu hạ từ D xuống AC.
Chứng minh:
a) Tứ giác EFDA là tứ giác nội tiếp.
b) AF là tia phân giác của góc EAD.
c) Tam giác EFA và BDC là hai tam giác đồng dạng.
d) Hai tam giác ACD và ABF có cùng diện tích với nhau.
(Trích đề thi tốt nghiệp và xét tuyển vào lớp 10- năm học 2000- 2001)
Bài 5: Cho tam giác ABC (BAC < 45o) là tam giác nội tiếp trong nửa đường tròn tâm O có đường kính AB. Vẽ tiếp tuyến của đường tròn (O) tại C và gọi H là hình chiếu kẻ từ A đến tiếp tuyến . Đường thẳng AH cắt đường tròn (O) tại M (M ≠ A). Đường thẳng kẻ từ M vuông góc với AC cắt AC tại K và AB tại P.
a) CMR tứ giác MKCH là một tứ giác nội tiếp.
b) CMR: MAP là tam giác cân.
c) Hãy chỉ ra điều kiện của ΔABC để M, K, O cùng nằm trên một đường thẳng.
Bạn thi sớm vậy. Trường mình chưa thi
Thi sớm hay muộn thì đằng nào chả thi với cả thi sớm cho đỡ sợ