K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2018

Công việc học tập đang từng ngày được xã hội hoá, nhà nhà học tập, người người học tập. Nhưng đến với công việc này, mỗi người có một cách thức học tập, một mục đích học tập khác nhau. Vậy cần nhìn nhận vấn đề học tập ngày nay như thế nào?

Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội.

Ngày nay, mỗi con người đều có cách học riêng của mình. Nhiều bạn rất chăm chỉ, cần cù và giành được những thành công lớn. Đã có biết bao những bạn học sinh đạt thành tích cao trong học tập. Họ luôn lấy gương các vị danh nhân, các bậc cha anh đi trước để noi gương theo. Như Lênin với câu nói "Học, học nữa, học mãi" hay nhà bác học Đácuyn lừng danh cũng nói rằng: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Học tập là một yếu tố quan trọng, không những giúp cho chính bản thân mỗi học sinh chúng ta có một tương lai tốt đẹp mà còn giúp cho đất nước ngày một giàu mạnh. Có câu danh ngôn: "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chốt và việc học là một quyển sách không có trang cuối cùng". Vì thế học sẽ không bao giờ là đủ và học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay.

Tuy nhiên vẫn có không ít những bạn học sinh mải chơi quên học, hoặc nếu có cũng chỉ là học vẹt, học đối phó. Đó quả thực là những hành động hết sức sai lầm. Các bạn hãy đến với những em nhỏ lang thang, hãy nhìn những khuôn mặt nhỏ bé, những đôi mắt thơ ngây luôn ao ước được một lần cắp sách tới trường như bao bạn nhỏ khác. Lúc đó các bạn sẽ nghĩ sao? Chúng ta được may mắn hơn các bạn bé nhỏ ấy, chúng ta được cha mẹ yêu thương, được thầy cô tận tình dạy dỗ, vậy mà chúng ta lại không học, lại coi thường việc học. Như vậy chảng phải thật đáng trách sao? Lúc ấu thơ, ngoài bản năng tự nhiên là khóc và ăn thì mọi thao tác còn lại đều phải trải qua một quá trình học tập. Những người cha, người mẹ là những người thầy đầu tiên của trẻ, dạy cho trẻ biết lẫy, biết bò. Vậy đấy, ngay từ khi còn nhỏ, khi chưa phải đến trường thì bất kỳ một đứa trẻ nào cũng phải học,

phải trải qua một sự khổ công. Để rồi đến khi lớn lên, cắp sách tới trường, thầy cô dạy ta biết đọc biết viết, học những thao tác ngồi, cầm bút viết. Lớn hơn nữa, thầy cô lại dạy cho tà kiến thức theo từng cấp học phù hợp với khả năng nhận thức, để sau này có thể vận dụng vào cuộc sống, công việc. Tất cả những điều đó đều giúp chúng ta trở thành những con ngoan trò giỏi. Học là để trưởng thành, để hoà nhập với cuộc sống văn minh, có khả năng thích ứng với những tiến bộ khoa học.

Quả thật, tương lai là ở trong tay chúng ta, nó sáng sủa hay mờ mịt là phụ thuộc vào sự nỗ lực học tập của mỗi con người. Vì thế chúng ta đừng để phí hoài những gì đã học được ở ghế nhà trường, bởi "một bước lỡ, nghìn thu ân hận". Nếu mải chơi chúng ta sẽ làm lỡ mất một chuyến tàu đi đến tương lai. Chuyến tàu đó không hề đi đến một cái đích nào nhất định. Chuyến tàu đó rất đặc biệt bởi người lái tàu là chúng ta và hành khách cũng chính là chúng ta. Nó được chèo lái bởi chính đôi bàn tay của chúng ta. Kiến thức trong trường ta học là nền tảng cơ bản để ta làm việc. Nhưng nhiều khi chính những kiến thức ấy cũng không đáp ứng đủ được những yêu cầu của sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Nếu không tiếp tục học chúng ta sẽ không có đủ khả năng để đảm đương công việc.

Việc học tập không phân biệt tuổi tác, trình độ, địa vị hay hoàn cảnh xã hội mà tuỳ theo ham muốn hiểu biết của mỗi con người. Khi còn nhỏ đang ở lứa tuổi cắp sách đến trường, thầy cô dạy cho ta rất nhiều kiến thức về tự nhiên, xã hội... vì vậy mà chúng ta phải không ngừng nâng cao hiểu biết, trau dồi tri thức, tận dụng mọi cơ hội để học tập. Và đến tuổi trưởng thành chuẩn bị bước chân vào đời, để tự lập bằng vốn kiến thức của mình được trang bị trong nhà trường, chúng ta vẫn phải tìm tòi nghiên cứu không ngừng trong công việc, sách báo... để nâng cao tay nghề, trình độ. Thông thường một người trong nhà trường học giỏi thì ra trường cũng sẽ làm việc tốt, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Vì vậy, chúng ta phải học ở mọi lúc mọi nơi, học ở những người đi trước mình, lớn tuổi hơn mình, những đồng nghiệp xung quanh mình để làm sao lấp đầy những khoảng trống mà mình thiếu sót trong quá trình học tập và làm việc...

Mỗi học sinh chúng ta cần phải nhận rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, trong thời kỳ đang sống nhờ vào gia đình và xã hội. Nhưng học bằng cách nào để đạt kết quả tốt. Phương pháp học tập có rất nhiều ta có thể học qua sách vở. Ở trường, ta được sự dạy dỗ của thầy cô và bạn bè nhưng cũng cần đọc thêm báo chí, để có thể hiểu một cách sâu sắc hơn về xã hội ngày nay. Mỗi lúc vấp ngã ta đều phải tự biết rút cho mình những kinh nghiệm vì đó là những kiến thức thực tế quý báu, trang bị cho ta hành trang vào đời. Ở các thành phố hiện đại, việc học của học sinh, sinh viên được chăm lo đầy đủ nhưng ở các vùng quê nghèo thì việc học chưa được chú trọng. Người dân chưa nắm rõ được ý

nghĩa lớn lao khi cho con em mình đến trường. Rất nhiều em học sinh phải bỏ dở việc học hành để sống cuộc sống "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" như cha ông họ. Thật là đáng tiếc thay khi có những học sinh được sự quan tâm của gia đình, xã hội được lo lắng đầy đủ vật chất lại không biết quý trọng. Đây là hiện tượng khá phổ biến của các học sinh "lười học". Đó không phải là những tấm gương "sáng". Chúng ta hãy học tập theo các thế hệ cha ông như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn... những Lê Bá Khánh Trình, Tôn Thất Tùng, Đặng Thái Sơn... để trở thành con người có ích.

Ngày nay đất nước đã phát triển, việc học đã được chú trọng, tuy nhiên, việc học của học sinh vẫn còn nhiều hiện tượng gây bức xúc. Không chỉ có chuyện học lực kém của nhiều học sinh, mà còn nhiều vấn đề nữa rất đáng phải xem xét lại. Đó là tình trạng cận thị ở học đường. Do học quá nhiều, lại thêm chơi các trò chơi điện tử nên số lượng cận thị tăng lên rất nhanh. Một số học sinh có ý thức học tập rất kém, thường xuyên trốn tiết để đi chơi. Lười biếng và ham quậy phá, sẽ rất khó để họ trở thành những người có ích cho xã hội sau này. Đây là những "con sâu làm rầu nồi canh” cần được chinh đốn cách thức và mục đích học tập.

Việc học của học sinh thời nay là vô cùng cần thiết. Với xu thế hội nhập, học sinh ngày càng phải trau dồi vốn kiến thức hiểu biết của mình. Hành trang để vào đời chính là những kiến thức mà chúng ta tích luỹ được từ thuở ấu thơ, nó sẽ là vô giá nếu chúng ta tranh thủ học nhưng củng sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta mải chơi, lười học.

13 tháng 3 2018
  • Học và luyện tập để hiểu biết, để có các kỹ năng, để gặt hái được tri thức cho bản thân.
  • Học hay còn gọi là học tập, học hành, học hỏi là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích và có thể liên quan đến việc tổng hợp các thông tin khác nhau.
  • Học và rèn luyện để hiểu biết, trang bị các kỹ năng và tri thức: kết quả học tập, siêng năng học tập. Làm theo gương tốt: học tập lẫn nhau, học tập kinh nghiệm.
  • Ngoài ra, nếu định nghĩa theo các nhà tâm lý thì học tập là một sự thay đổi tương đối lâu dài về hành vi, là kết quả của các trãi nghiệm.
  • Học tập là hiểu sâu, hiểu rộng hơn vấn đề, lĩnh vực mà ta muốn biết. Giúp ta trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, làm tăng sự sáng tạo và trí tuệ, để chúng ta áp dụng được vào đời sống và xã hội.
Giúp mik đề 2 này vs. Cảm ơn mn Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hội bên dưới. "Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyến gọi là Binh thư yếu lược Nếu các người biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chu nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bao của ta, tức là kẻ nghịch thù Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung,...
Đọc tiếp

Giúp mik đề 2 này vs. Cảm ơn mn Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hội bên dưới. "Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyến gọi là Binh thư yếu lược Nếu các người biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chu nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bao của ta, tức là kẻ nghịch thù Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các người cử điểm nhiên không biết rửa nhục, không lo trử hung, không dạy quân sĩ, chăng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn. hả còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? Ta viết ra bài hịch này để các người biết bụng ta " Câu 3. Xác định câu nghi vấn trong đoạn văn trên và cho biết mục đích nghị vẫn ấy. Cách thực hiện hành động nói được sử dụng trong câu nghi vấn ấy là gì ? Câu 4: Khái quát nội dung đoạn văn trên bằng một câu văn.

1
2 tháng 4 2022

C3: Câu nghi vấn :  Vì sao vậy?

mục đích : đưa ra để trả lời cho câu văn sau , thêm phần dẫn dắt cho bài.

cách thực hiện là :để hỏi cho câu cần trả lời

C4: khái quát nội dung: đây là những suy nghĩ , thái độ , tinh thần thể hiện sự yêu nước của tác giả.

 

27 tháng 2 2022

Tham khảo : 

`-` Thơ :

Cảm ơn những điều yêu thương

Tôi sinh ra trên mảnh đất "Hà Thành"

Nơi ươm mầm những tinh túy Việt Nam

Một tình yêu đong đầy thật ấm áp!

Cảm ơn đời dạy ta biết yêu thương

Biết bao dung, rộng lượng với người khác

Cảm ơn đời đã dạy ta biết nhớ

Biết nhớ nhung người khác mỗi đêm về

Niềm vui ấy.. đời trao ta ấy!

`-` Văn xuôi (tự viết)

Con là Lê Đỗ Đông Hải . Trong những năm gần đây, dịch bệnh Covid vẫn đang hoành hành ngày càng ác liệt. Nó đi đến đâu thì ở đó cũng đều có sự chết chóc. Bởi vì sao ạ, bởi vì nó là một căn bệnh rất là nguy hiểm, mặc dù hiện nay đã có vacxin nhưng vẫn không thể nào ngừng nó được mà còn khiến nó phát triển thêm các biến thể khác. Và trong tình cảnh như hiện nay, mà tất cả các y bác sĩ đều ngày đêm túc trực ở bệnh viện, quên ăn, quên ngủ để chăm sóc, chữa trị cho các bệnh nhân mắc Covid. Những anh bộ đội, quân nhân thì ngày đêm túc trực ở trạm kiểm soát dịch để có thể không khiến dịch bệnh lây lan sang nhiều nơi khác. Những người tình nguyện viên và toàn bộ người dân trên toàn đất nước,  mỗi người đã đi góp sức nhỏ của mình, dù không đáng là bao nhưng đã góp phần để giúp đỡ những người hoàn cảnh khó khăn vì dịch bệnh. Và luôn luôn thực hiện nghiêm túc 5k để nhanh chóng và hy vọng có thể đẩy lùi dịch Covid 19 này đi. Con cũng chúc các cô chú y bác sĩ, những anh quân nhân, những tình nguyện viên dồi dào sức khỏe, nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với đất nước.

    Đại dịch Covid-19 khiến chúng ta nhớ lại Ebola, SARS bởi hậu quả mà nó để lại thật sự rất khó lường. Nó khiến hàng quán phải đóng cửa, giao thông bị phong tỏa, kinh tế rơi vào trạng thái bất ổn định,... và cùng với đó là việc học sinh, sinh viên không được tới trường - một trong những điều đáng lo ngại nhất. Có người cho rằng, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học quá lâu sẽ gây ra tình trạng hổng kiến thức nhưng cũng có những ý kiến đồng tình vì sức khỏe chung của cộng đồng. Thực chất, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học là điều tất yếu phải làm trong tình hình dịch bệnh căng thẳng và mỗi cá nhân cần có ý thức tự học. Việc chúng ta có bảo đảm kiến thức hay không hoàn toàn tùy thuộc vào ý thức tự học bởi cho dù có đến trường nhưng lại lơ đễnh, lười nhác thì hoàn toàn không đem lại hiệu quả, thậm chí dịch bệnh còn lây lan, khó kiểm soát. Chúng ta hãy coi đây là "thời cơ" để bản thân tự tổng hợp, ôn luyện lại những kiến thức trong suốt quá trình học vừa qua, hiện nay, sở giáo dục và đào tạo đã tổ chức chương trình học trên truyền hình, chúng ta hoàn toàn có thể tự trang bị kiến thức cho mình ngay tại nhà. Tự học cũng chính là biện pháp tốt để chúng ta đẩy lùi dịch bệnh, giảm thiểu, hạn chế nguy cơ lây lan của vi-rút. "Người lạc quan sẽ thấy cơ hội trong thách thức, sẽ thấy thuận lợi trong cả khó khăn. Vậy nên hãy tranh thủ thời gian để ta tự học và rèn luyện, đồng thời cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

6 tháng 4 2021

Học trực tuyến là hình thức học trở nên vô cùng quen thuộc trong tình hình dịch bệnh Covid 19 căng thẳng. Nhà nhà, người người đều học trực tuyến song học trực tuyến lại thường không đem đến hiệu quả cao giống việc học trực tiếp trên lớp. Thực tế không ít học sinh học trực tuyến theo hình thức chống đối bằng việc tắt camera, bỏ đi khi lớp học vẫn diễn ra vì rất khó để thầy cô có thể kiểm soát được em nào học, em nào không. Việc làm bài tập, độ tập trung củ các bạn học sinh cũng khó để đảm bảo. Học trực tuyến có lợi ích không?  Chắc chắn là có vì nó giúp cho thầy và trò vẫn có thể duy trì việc học dù không thể đến trường. Nhưng để chất lượng của các tiết học trực tuyến tốt hơn thì cần có sự phối hợp của gia đình, nhà trường, thầy cô giáo và hơn hết là bản thân các em học sinh. Nhiều học sinh lấy lí do hỏng camera, hỏng mic, tìm mọi cách chống đối thầy cô giáo. Việc phụ huynh giám sát, thậm chí là kèm cặp con em mình là việc rất quan trọng. Đồng thời, các thầy, cô giáo cũng cần phải tập trung kiểm tra bài của học sinh dù rất khó để kiểm soát, rất áp lực cho thầy cô. Việc hoc trực tuyến thật sự không dễ dàng. Việc hoc đòi hỏi ở mỗi người trách nhiệm, thái độ để có thể hoàn thành mục tiêu giáo dục và tốt hơn mỗi ngày. 

27 tháng 3 2021

Lí thuyết là phần nào ạ?

27 tháng 3 2021

Là phần thầy/cô cho ghi trên lp á bạn

21 tháng 12 2018

Năm học lớp 4, tôi bị ốm một trận kéo dài 13 ngày. Trước đó một năm, em Trinh yêu thương của tôi đang học lớp 2 bị ốm rồi mất một cách đột ngột. Bà nội bố mẹ tôi và tôi cứ đau buồn mãi. Đêm đêm, bà và mẹ vẫn sờ tay vào trán tôi, lặng lẽ nhìn đứa cháu ốm đau, nước mắt đầm đìa. Bà thở dài và ho rũ rượi.

Dạo ấy, tháng 9 mưa tầm ta kéo dài. Một buổi chiều mưa gió, mẹ đang nấu cháo cho tôi, bất ngờ có một con chim lạ ướt lướt thướt bay vào bếp. "Chim sa, cá nhảy” là điềm gở - mẹ thầm nghĩ thế. Mấy lần bị mẹ đuổi ra, nhưng con chim lạ vẫn kêu thảm thiết, như đứa bé khóc, cứ đi vào. Mẹ nói chuyện đó với bà. Bà vội vàng đi xuống bếp, bắt con chim non đặt lên bàn tay gầy guộc. Con chim sáo mỏ vàng mới ra ràng thì bị gió mưa làm rã cánh. Bà nói với mẹ như tự nói với lòng mình:

- Đây không phải là “chim sa, cá nhảy”. Nó là một em bé mồ côi đang bị tai họa, phải thương nó, phải cứu vớt nó như cứu vớt một con người. Bà nghe nó kêu thê thảm như tiếng gọi của cháu Trinh cơ mà...

Mẹ và bà lấy cơm nguội cho chim ăn và sưởi ấm cho nó. Đói quá, chim ăn một cách ngon lành. Bố đã mượn một chiếc lồng của anh Ca con bác Thuận để nuôi con chim non.

Rất lạ là ngày hôm sau đó, tôi dứt cơn sốt rồi khỏe dần, ăn cháo, ăn cơm, đi lại được từ trong nhà ra sân, ra ngõ. Ba ngày sau, tôi đòi bố mẹ đưa tôi đến lớp. Bà và bố mẹ mừng lắm. Mẹ nói với bà và bố:

- Con chim non này đã mang tin vui, tin tốt lành cho gia đình ta. Ta nên để nuôi và chăm sóc nó...

Mấy ngày sau đó, bố đã mua được một chiếc lồng son tuyệt đẹp ở thị trấn đem về. Con chim non bé bỏng đã trừ thành một người bạn nhỏ quý mến của tôi.

Hôm nào đi học về, tôi cũng bắt cho chú chim non một vài con cào cào, châu chấu. Nó vừa kêu ríu ra ríu rít, vừa ăn một cách ngon lành. Tôi tập cho nó ăn mít chín, ăn chuối, ăn khoai, ăn dường, ăn thịt mỡ... Tôi làm theo đúng điều bà dặn là tập cho chim ăn đủ thứ mặn, ngọt... để nó quen dần, không bay mất.

Chỉ hơn một năm sau, con sáo mỏ vàng đã có một bộ cánh xanh đen biêng biếc, cái đuôi trắng xòe ra như chiếc quạt lụa. Cái mỏ vàng chanh. Cặp mắt tròn óng a óng ánh. Đôi chân bé nhỏ màu nâu, nhảy nhót trông rất ngộ. Sớm sớm, chiểu chiều, con sáo cất tiếng hót véo von.

Sáng sớm nào cũng vậy, tôi mở cửa lồng, chim đã bay một vòng quanh sân, rồi đậu lên bờ tường. Chim cất tiếng hót ríu rít khi bố mẹ dắt xe đi làm, khi tôi khoác cặp sách lên vai đi học. Chim nhảy chân sáo theo bà ra vườn. Trong lúc bà lúi húi hái rau, nhổ cỏ thì chim đi hết luống rau này đến khóm hoa khác bắt sâu bọ. Mỗi lần bắt được một con sâu ngậm vào mỏ, nó liền bay đến trước mặt bà, kêu ríu rít như để khoe, để báo công. Hôm nào cũng vậy, tôi đi học vừa về tới ngõ thì chú ta đã bay ra đón chào. Nó đậu lên vai, nó đậu lên cặp sách, nó hót mừng ríu rít. Hình như nó hỏi tôi: “Hôm nay anh được mấy điểm 10? Bữa nay có con châu chấu, cào cào đặc sản nào không?”.

Ba năm sau, cặp mắt con sáo mỏ vàng đã đỏ rực, tiếng hót khàn khàn. Nó tập nói tiếng người. Tôi trở thành “thầy giáo” dạy nó tập nói. Nó rất sáng dạ. Chỉ một thời gian ngắn nó biết gọi bà: “Bà ơi! Có khách! Có khách!”. Nó đánh thức tôi: “Kỳ ơi! Đi học! Đi học!”. Nó vừa ăn chuối vừa khen: “Ngon! Ngon!”. Bô' mẹ đi làm về, nó vỗ cánh, kêu: “Chào ngài! Chào ngài!”.

Con sáo mỏ vàng thật đáng yêu. Nó là cái đồng hồ báo thức mỗi sáng cho gia đình. Nó đem bao niềm vui cho tất cả mọi người. Nó quyến luyến, nó ân cần, nó quan tâm đến tất cả. Nó quý bà lắm! Bà bị ốm, nó bỏ ăn, suốt ngày đêm quanh quẩn nơi bà nằm. Có bà con nào đến thăm, nó mừng rỡ cất tiếng gọi: “Bà ơi! Có khách! Có khách!”.

Sáng nay, trời nắng đẹp, con sáo mỏ vàng lại theo bà ra vườn. Mẹ thường nói: “Bà là ân nhân của con chim nhỏ”. Bà thì bảo: “Có con sáo mỏ vàng, cháu bà vừa ngoan vừa học giỏi”. Còn tôi thì thầm nghĩ: “Giá em Trinh còn sống thì năm nay em đã lên học lớp 6 rồi; em sẽ vui sướng biết bao khi có con chim sáo mỏ vàng làm bạn”.

Nguyễn Xuân Kỳ - lớp 8A Trường THCS Tĩnh Gia - Thanh Hóa

Bài làm 2: Chú cún của tôi

Chú Cún của tôi giờ đã được bốn tuổi, lông trắng muốt, hơi xù trông rất đáng yêu. Bố tôi mua nó về vừa để nó giữ nhà, vừa để cho tôi có bầu có bạn.

Năm tôi 12 tuổi, nó còn bé nhỏ nên tôi gọi là “Cún Con”. Tôi là một cô bé rất yêu loài vật, nên tôi coi “Cún Con ” như một người bạn nhỏ vô cùng yêu thương, quý mến. Tôi luôn tự cho mình là một cô chủ tốt bụng, phải lo cho người bạn nhỏ một cách tận tình chu đáo. Tôi săn sóc Cún từ việc cho ăn những món ngon, đến tắm rửa, chải lông, nô đùa với Cún. “Cún Con ” rất quấn tôi. Ngày nào cũng vậy, lúc tôi đi học về là nó chạy ra ngõ, mồm rít lên như reo mừng, hai chân trước ôm chặt lấy tôi, dụi đầu vào chân, vào tay tôi. Có lúc, nó giả vờ cắn vào tay tôi; tôi biết là nó cắn yêu nên túm lấy đầu, lấy tai Cún. Lúc tôi ngồi học, nó nằm ở quanh chân, đôi tai vểnh lên nghe ngóng, cặp mắt lim dim theo dõi mọi cử động của tôi. “Cún Con ” vẫn theo tôi đi dạo chơi, đi thăm vườn.

Những buổi chiều chủ nhật, tôi thường dắt “Cún Con” đi dạo chơi trên đường phố. Dây xích buộc vào cổ, tôi đi trước, dắt Cún theo sau. Cún vô cùng vui sướng, lúc chạy lên, lúc vòng trái, lúc vòng phải. Nó nghiêng đầu, ngước mắt khi nhìn những khóm hoa, những bóng người đi lại; dạo chơi trong công viên. Những buổi dạo chơi ấy, tình bạn của tôi với “Cún Con ” càng trở nên đằm thắm, nồng hậu.

Nhưng, một hôm, tôi đưa Cún ra công viên chơi. Vì mải mê xem chuồng thú, tôi đã buộc “Cún Con” vào một gốc cây phượng đang nở hoa. Có nhiều con thú mới lạ, nhiều loài chim đẹp mới được đưa về nuôi trong vườn thú. Tôi cứ say mê ngắm nhìn. Đến lúc quay lại thì “Cún Con” đã mất bóng từ bao giờ! Tôi hoảng lên. Tôi chạy khắp công viên tìm kiếm. Tìm mãi mà chẳng thấy. Tôi buồn như kẻ mất hồn. Đến tối mịt, tôi mới lững thững trở về một mình. Tôi vừa đi vừa khóc thút thít.

Tối hôm ấy, tôi cứ nằm thao thức, thương nhớ “Cún ***** tôi bảo: “Cún Con đã bị kẻ gian bắt mất rồi! Thương con chó tinh khôn và ngoan ngoãn quá!”. Cả ngày hôm sau, tôi cứ ngơ ngẩn cả tâm hồn. Ngồi trong lớp học, nhưng lúc nào tôi cũng nghĩ đến “Cún Con”.

Thật kì lạ, ba ngày hôm sau, một đêm mưa gió não nùng, tôi đang nằm thao thức, chợt nghe tiếng rên ư ử từ ngoài sận vọng vào. Bố tôi gọi: “Nhật ơi! Cún Con đã về”. Người nó ướt như chuột lột. Nó nhảy lên mừng rỡ, ôm chặt lấy tôi. Tôi vô cùng sung sướng chạy xuống bếp lấy cơm cho Cún ăn. Dưới ánh đèn, tôi bồi hồi ngắm nhìn người bạn nhỏ vừa thoát nạn trở về...

Minh Nhật - Lớp 8 THCS



22 tháng 12 2018

c tham khảo nhé Kết quả tìm kiếm | Học trực tuyến

17 tháng 5 2021

Tham khảo

Lòng hiếu thảo luôn luôn được xem là một phẩm chất đáng quý và đáng có của mỗi con người. Thực sự hiếu thảo là một đức tính vô cùng cần thiết đối với chúng ta – những người con của cha mẹ. Trong xã hội cũ cho đến tận bây giờ người ta luôn luôn coi trọng chữ hiếu.

Đầu tiên ta phải hiểu được hiếu thảo có nghĩa là gì? Định nghĩa và hiếu thảo có rất nhiều định nghĩa khác nhau nhưng ta hiểu được một cách chung nhất đó chính là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Chính sự hiếu thảo dường như cũng đã thể hiện những tình cảm, thể hiện được những sự suy nghĩ của bản thân mỗi người với những người mà đã có công ơn to lớn với chúng ta.

Thực sự đức tính hiếu thảo rất cần thiết trong mọi hoàn cảnh, cần thiết ở mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt sự hiếu thảo như càng quan trọng hơn, cần thiết hơn đối với những thế hệ trẻ ngày nay – những đó chính là những con người đang dần hòa nhập vào nhịp sống của thế giới hiện đại. Nhân dân ta từ xưa cho đến nay đã có truyền thống hiếu thảo và đứ tính đó như là một bài học cho tất cả chúng ta hiện nay. Ta như biết được hiếu thảo cũng chính là một truyền thống quý báu của dân tộc. Ca dao có câu rất ý nghĩa về công lao to lớn của cha mẹ và nhấn mạnh, nhắn nhủ sự hiếu thảo của người con:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Ta không thể phủ nhận được công lao trời biển to lớn của cha mẹ. Quả thực cha mẹ chính là bậc sinh thành – người đã có công rất lớn trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Họ đã có công sinh ra ta và nuôi dưỡng ta lên người, công lao đó phải được ví như trời biển. Khó ai có thể tốt với ta như cha mẹ, cha mẹ luôn luôn hết lòng yêu thương, cũng như luôn chăm sóc những đứa con của mình chu đáo tận tâm nhất, một cách vô điều kiện. Họ như quan tâm đứa trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn, hay là có cả những sự gian khổ hay lúc thành công hạnh phúc.

 

Quả thực ta phải biết được rằng chính đối với cha mẹ thì: “con dẫu lớn vẫn là con của mẹ – đi suốt cuộc đời, lòng mẹ vẫn dõi theo con”. Điều đó thật là đúng, những công ơn cha mẹ là vô cùng to lớn, nó đã được ví như “núi Thái Sơn”, như “dòng nước bao la như thật mênh mông và vô tận”. Chính bởi vậy mà trong mỗi chúng ta cần phải đền đáp lại những công ơn to lớn ấy bằng những việc làm nhỏ nhất chúng ta có thể làm được đó chính là phải ra sức học tập, rèn luyện tốt, hiếu thảo, sống sao cho có ích với bản thân, gia đình và xã hội.

Những điều chúng ta làm thực ra là có ý nghĩa cho chính bản thân chúng ta nhiều hơn. Nhưng đó lại chính là lí do vì sao bản thân mỗi người luôn cần có lòng hiếu thảo với cha mẹ, cha mẹ không bao giờ mong con cái đền đáp công lao của họ mà chỉ mong con cái có thể được bình an và hạnh phúc mà thôi.

Chúng ta như cũng phải biết được rằng chính lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ thôi đâu mà nó còn được thể hiện với mọi người xung quanh. Đó chính là sự kính trên nhường dưới, hiếu thảo với cả ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng,… Thầy cô là những người mở ra cho chúng ta những bầu trời kiến thức. Thầy cô cũng là người mà như đã chắp cánh cho những học trò thực hiện ước mơ của mình. Ta như thấy được đó chính là những điều không hề ồn ào, phô trương mà nó lại như đang thật là âm thầm và lặng lẽ.

Những thầy cô như những người lái đò thật chịu thương, chịu khó như thật cần mẫn đưa qua bến bờ tri thức và đó là biết bao nhiêu là những lớp trẻ thanh niên. Song, có lẽ ta cũng thấy được để có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày hôm nay, tất cả chúng ta cũng chẳng thể nào quên “hiếu thảo”. Đó chính là sự nhớ ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã thật anh dũng ngã xuống hi sinh vì dân tộc Việt Nam. Thật đáng nghẹn lòng khi những người lính đó ngã sống mà nấm mồ lại không bia đá, tượng đài. Và đó còn không một chút hoa mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, đó là những người lính mà hành trang của họ dường như vẫn đượm mùi sách vở. Cũng chính những tâm hồn, những tấm gương anh dũng kiên trung đó sẽ được hồn thiêng sông núi và các thế hệ người sau luôn nhớ mãi đến các anh.

 

Quả thực ta như thấy được tất cả những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng người hôm nay, ngày mai và mai sau nữa. Bên cạnh đó ta như thấy được chính trong xã hội ngày nay, đặc biệt là khi cuộc sống đang dần trở nên văn minh hiện đại, và đầy cả lo toan…thì chính bản thân của chúng ta cũng đã bị cuốn vào những mưu sinh cơm áo gạo tiền mà như quên mất đi những nghĩa cử, những việc làm hiếu thảo cần phải làm.

Tất cả chúng ta – những thế hệ trẻ ngày nay cũng cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy những đạo đức tốt đẹp đối với con người. Trong số những phẩm chất đạo đức thì lòng hiếu thảo cũng cần được đề cao hơn bao giờ hết. Chúng ta cũng cần phải thực nghiêm khắc lên án những hành vi đồi bại đối xử không tốt với các bậc cha mẹ – những người có công sinh thành, nuôi dưỡng ta lên người.

Tóm lại ta như thấy được chính lòng hiếu thảo là một đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Thông qua đây ta cũng như thấy được mỗi người chúng ta cũng phải thật nhìn nhận lại đạo đức của bản thân, nhìn nhận của cái nhìn về gia đình, về lòng hiếu thảo luôn quan trọng và nhất nhất phải có trong cuộc sống của chính mỗi người.

17 tháng 5 2021

B ơi bài này 8-10 câu thôi ạ b sửa lại đc k?