Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.
Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40 cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.
Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.
Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng sáu tiếng đồng hồ, nước từ 100°C còn giữ được 70°C sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm. Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng, vừa nhẹ, đẹp, lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tùy theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách, di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trẻ em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích có các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.
Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.
Điều quan trọng nhất là ta phải giữ gìn chiếc nắp phích, vì nắp phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ dễ hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.
Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm, bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng, rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: “Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam”.
Tham khảo
Phích nước là một đồ dùng rất gần gũi và được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Nhờ có cái phích nước mà con người không phải lo lắng khi cần sử dụng nước nóng mọi lúc mọi nơi.
Phích nước (bình thủy) do Sir James Dewar (1842 – 1923), một nhà hóa học và nhà vật lý học phát minh ra. Sir James Dewar nổi tiếng với các nghiên cứu về các hiện tượng nhiệt độ thấp, sinh tại Kincardine, Scotland và theo học tại trường Đại học Edinburgh. Năm 1892, dựa trên nguyên lí giữ nhiệt của thùng nhiệt kế của Newton, ông thành công với phát minh ra “Bình Dewar” hay còn gọi là bình nhiệt. Đến năm 1904, hai thợ thổi thủy tinh người Đức thành lập công ty Thermos GmbH thì bình nhiệt mới được đưa vào sản xuất đại trà làm vật dụng trong gia đình. Năm 1907, Thermos GmbH chuyển quyền sở hữu thương hiệu Thermos cho 3 công ty độc lập là: The American Thermos Bottle Company ở Brooklyn, New York Thermos Limited Ở Tottenham, Anh và Canadian Thermos Bottle Co. Ltd Ở Montreal, Canada.
Phích nước gồm có 4 bộ phận cơ bản gồm: vỏ ngoài, ruột trong, lớp đệm và bộ phận tay cầm, quai xách. Vỏ phích hình trụ đứng, rộng ở chân đế và thường nhỏ dần ở đâu phích. Vỏ thường làm từ nhựa cứng hoặc kim loại nhẹ như nhôm, niken,… Trên thân vỏ thường ghi tên thương hiệu, số liệu của sản phẩm và nhà sản xuất. Ngoài ra, vỏ còn được trang trí với những màu sắc và hình ảnh bắt mắt.
Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển. Phần đáy có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có một lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích phích bằng nhôm, nhựa. Nút nút đậy ruột phích bằng gỗ xốp để chống mất nhiệt do hiện tượng đối lưu của dòng nhiệt.
Bên trong vỏ phích là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Bề mặt bên thành trong của hai lớp này được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài. Giữ vỏ ngoài và ruột trong có một lớp đệm làm bằng xốp mềm hoặc chất liệu mềm khác. Lớp đệm có vai trò giữ cố định ruột phích đồng thời ngăn không cho nhiệt lượng lan tỏa ra ngoài. Bởi thế, dù nhiệt độ nước là 100 độ C nhưng vỏ ngoài chỉ thấp ấm.
Phích nước nóng giữ được nhiệt là do đặc trưng cấu tạo của ruột phích quyết định. Nhờ cấu tạo của ruột phích làm cho nhiệt lượng của nước không thể truyền đi bằng phương thức thông thường. Ruột phích có hai lớp vỏ thuỷ tinh mỏng tạo thành, lại thêm có lớp chân không ở giữa, bề mặt tráng bạc giúp nguồn nhiệt được bảo toàn ở bên trong. Miệng phích nhỏ hơn nhiều so với thân phích, lại được đậy kín giúp cắt đứt hiện tượng đối lưu nhiệt, Hiện tượng dẫn nhiệt bị cản trở bởi lớp chân không và lớp đệm.
Tuy đã ngăn chặn được hiện tượng dẫn nhiệt nhưng một phần nhiệt lượng vẫn lan truyền ra bên ngoài. Bởi thế, phích nước không thể giữ nóng nước mãi mãi. Trong vòng 24 giờ, nhiệt độ nước sôi sẽ dần hạ xuống còn từ 65 độ C đến 75 độ C.
Phích nước có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Ngày nay còn có loại phích nước đun bằng điện, ở nước ta, xí nghiệp Rạng Đông là cơ sở sản xuất phích nước nối tiếng.
Phích nước mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột, phích nước dễ bị nứt bể. Ta nên rót nước ấm khoảng 50 – 60 độ vào phích trong 30 phút, rồi sau đó mới rót nước nóng vào. Không nên rót đầy nước và nút quá chặt, cần chừa một khoảng trống nhỏ để phích giãn nở và ngăn truyền nhiệt qua phần tiếp nối ở miệng phích.
Khi sử dụng phích nước thì mở nắp rót nước vào và khi dùng xong, đậy nắp lại để giữ được nước nóng lâu hơn. Hạn chế di chuyển phích và mở nắp phích ra nhiều lần. Giữ phích cố định ở nơi ăn toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.
Cần vệ sinh ruột phích thường xuyên vì cáu bẩn rất dễ đọng lại ở đáy. Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, khả năng bảo vệ bình bị giảm thì cần thay vỏ mới để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà. Ngày nay, khi phích nước điện ra đời một phần nào thay thế cái phích nước truyền thống giúp cho việc giữ nước nóng tiện lợi và an toàn hơn. Điều đó cho thấy, dù có thay đổi hình thức và phương thức giữ nhiệt, phích nước vẫn là đồ vật gắn bó mật thiết với đời sống con người.
C:
- Tác dụng của việc sử dụng phép tu từ là: nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người người độc về một hình ảnh, một cảm xúc, một câu chuyện trong tác phẩm.
- Tác dụng của việc sử dụng trường từ vựng là: nhằm tăng tính biểu cảm và sự hấp dẫn cho bài văn.
Nếu bạn từng có tuổi thơ với những ngày hè mộng mơ bên trang sách dang dở của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh hay từng lớn lên từ những miền quê Việt Nam thanh bình chắc hẳn bạn cũng không thể bỏ qua cuốn sách “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” – tác phẩm được giải thưởng văn học ASEAN năm 2010 của Nguyễn Nhật Ánh. Quyển sách đã gây sốt trở lại khi được đạo diễn Victo Vũ chuyển thể thành bộ phim với tựa đề được giữ nguyên.Nguyễn Nhật Ánh (7-5-1955) quê tại thôn An Mỹ, xã Bình An, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Là nhà văn nổi tiếng của Việt Nam chuyên viết cho tuổi mới lớn. Ông được mệnh danh là ông hoàng của dòng văn học trẻ thơ. Trước trào lưu văn học nước ngoài ngày càng được giới trẻ ưu thích thì những tác phẩm viết về tuổi thơ của ông vẫn thu hút được sự quan tâm của bạn đọc. Đó là minh chứng cho sự tồn tại mạnh mẽ của văn học Việt Nam.“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là 1 cuốn tiểu thuyết dành cho thanh thiếu niên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên tại Việt Nam ngày 9/12/2010. Đây là một trong các truyện dài của ông, ra đời sau “Đảo mộng mơ” và “Lá nằm trong lá”. “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là một trong những quyển sách Việt Nam bán chạy nhất năm 2010 đến bây giờ. Tổng số bản in lên đến hơn 20.000 bản.Câu chuyện là những trang nhật ký xoay quanh cuộc sống thường ngày và tâm tư của cậu bé Thiều -13 tuổi. Thiều sống ở một vùng quê nghèo, cùng với một người em trai tên Tường-một cậu bé dễ thương, hiền lành, bao dung. Trong khi đó Thiều vốn là một người hướng ngoại, khá tinh quái, trong thâm tâm mình cậu rất thương em mình và là một người hào hiệp. Truyện cũng mở ra mối quan hệ giữa hai anh em và những người dân trong ngôi làng, gồm cả người thân và những người bạn cùng lớp. Thiều nhận ra mình có tình cảm với Mận – cô bé xinh xắn, học chung lớp nhưng hơn cậu một tuổi. Biến cố xảy ra khi căn gác nhà Mận bốc cháy, gia đình Thiều đã giúp đỡ Mận và đưa cô bé về sống chung với gia đình. Tuy nhiên, sự thân thiết của Tường và Mận khiến cho cơn ghen tức trong Thiều tăng theo thời gian. Mùa lũ đến, cả làng chìm trong nước, khi nước rút đi để lại nhiều hậu quả như đói kém, mất mùa ; Cùng lúc đó sự hẹp hòi và đố kỵ trong Thiều nhiều đến mức khiến cho em trai mình bị thương nặng, không thể ngồi dậy được. Một hôm, Thiều mừng rỡ khi Tường ngồi dậy được và kể về một nàng công chúa chơi thân với Tường khiến Tường có động lực hồi phục. Công chúa ấy thật ra là Nhi – con của một người mổ lợn trong làng, có vấn đề về thần kinh nên tự nhận mình là công chúa. Sự nôn nóng được gặp Nhi thôi thúc Tường tập đi lại. Khi hai anh em thấy Nhi bị bắt nạt, Tường đã chạy hết sức bằng đôi chân của mình để bảo vệ Nhi, kỳ diệu thay nhờ đó mà cô bé nhớ ra mọi chuyện và trở lại bình thường.Đây là câu chuyện cổ tích về tuổi thơ, tình ạnh em, về tình bạn giữa cuộc sống xô bồ, vội vã này. Nó giống như những bông hoa vàng trên bãi cỏ xanh rộng lớn để rồi khi gấp trang sách lại, ta khẽ mỉm cười, chợt nhận ra có cái gì đó nảy nở trong lòng. Đây là lần đầu tiên ông đưa ra nhân vật phản diện vào tác phẩm của mình . Sự đố kỵ, hung hang của Sơn khi cố giành bé Mận từ tay Thiều. Bé Nhi chính là yếu tố làm cho câu chuyện liền mạch, tình cảm của các cô-cậu bé cũng gắn bó hơn bao giờ. Đối với những độc giả trung thành của nhà văn thì đây là tác phẩm có nét độc đáo so với các tác phẩm trước. Nguyễn Nhật Ánh trong một lần trả lời phỏng vấn đã chia sẻ : “Tuổi thơ của tôi là cả một thế giới đầy ám ảnh, tôi luôn luôn bắt gặp mình thổn thức khi nhớ về những ngày thơ ấu. Khi ấy là khi tôi nhận ra mình đã ở quá xa sân ga tuổi thơ và tôi viết những cuốn sách để kéo chúng lại gần.”. Cuốn sách“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” không chỉ là cuốn sách chỉ để đọc một lần, thi thoảng chúng ta mở vài trang rồi gấp lại để khiến tâm hồn thêm chút thư thái, thảnh thơi giữa cuộc sống vội vã. Trong tác phẩm “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của Nhật Ánh cũng viết rằng: “ Cuốn sách này không dành cho trẻ em nhưng viết cho những ai từng là trẻ em.”. Và ở cuốn sách “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” cũng vậy, cuốn sách không chỉ dành cho các em thiếu nhi mà dành cho ai từng có một tuổi thơ.
Câu nói "Thà ngồi tù......tôi không chịu được" đã khẳng định lòng dũng cảm ,sức mạnh phản kháng mãnh liệt của chị Dậu,chị không muốn cúi đầu cam chịu mãi cảnh áp bức, bất công dù có bị tù tội và chị muốn cho chúng thấy rằng "con giun xéo lắm cũng quằn"
Mở bài:
– Cho biết thời gian xảy ra sự việc.
– Sự việc đó là gì và em cảm thấy như thế nào?
Thân bài:
– Diễn biến sự việc.
+ Hoàn cảnh khiến em gây ra lỗi lầm.
+ Hành động của em gây ra hậu quả như thế nào?
+ Em có suy nghĩ gì về những hành động sai trái đó?
Kết bài:
Viết ra những cảm nghĩ của em về những lỗi lầm mắc phải và quyết tâm sửa chữa để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tôi và Thảo học chung với nhau từ hồi cấp 1. 2 chúng tôi được giáo viên chủ nhiệm xếp cho ngồi cạnh bên nhau. Cả 2 chúng tôi chơi với nhau cũng khá hợp nhau về tính tình. Một ngày nọ, tôi phát hiện số tiền mà mẹ cho để đóng tiền cho cô chủ nhiệm đã không cánh mà bay. Tôi lo sợ,tôi không biết mình đã làm mất lúc nào nữa. Và rồi tôi nghi ngờ Thảo vì Thảo là người ngồi cạnh tôi . Tôi tỏ vẻ nghi ngờ ra mặt, tôi không nói chuyện với nhau trong suốt buổi học hôm đó. Tôi biết rằng Thảo cũng biết được điều mà tôi đang suy nghĩ trong đầu là gì, Thảo định như đang muốn nói với tôi điều gì đó, thế nhưng tôi không cho Thảo cơ hội để giải thích nào. Sau buổi học, tôi về nhà và nhận ra rằng mình đã để số tiền ấy trong hộp bút ở trong ngăn bàn và quên đem theo . Lúc đó tôi cảm thấy ân hận lắm lắm! Tôi tự hỏi : "Tại sao mình lại có thể nghi ngờ Thảo chứ? Mình có làm cho Thảo buồn không? Chắc Thảo giận tôi lắm?" Rất nhiều câu hỏi hiện lên trong đầu tôi suốt ngày hôm đó. Sáng hôm sau, tôi không dám đi đến trường. Tôi không biết là mình làm sao để đối mặt với Lan nữa. Và rồi tôi quyết định sẽ xin lỗi Lan. Mẹ chở tôi đến trường, tôi và Thảo gặp nhau ở cổng trường. Tôi xấu hổ bước đến bên Thảo và nói: "Thảo, cho mình xin lỗi chuyện ngày hôm qua nhé!". Thảo mỉm cười nhìn tôi rồi nói: "Không sao đâu. Chuyện hôm qua mình quên rồi". Trái với những suy nghĩ trong đầu của tôi: "Chắc Thảo sẽ giận mình lắm!" Thế nhưng không. Thảo tỏ ra vui vẻ và đã tha thứ cho tôi. Vậy mà tôi thấy giận bản thân mình lắm. Kể từ đó, tôi luôn dặn mình phải suy nghĩ cho thật kĩ trước khi làm 1 việc gì đó để không vướng phải sai lầm như lần đó nữa.
nguyên nhân của việc bị tiểu đường là do lượng đường trong máu quá cao
do bị thiếu insulin nên lượng đường ko đc chuyển hóa thành năng lượng cho tế bào lúc này đường sẽ theo máu đi đến thai bỏ nước tiểu
hoặc cũng do gen đột biến làm giảm tiết insulin của tuyến tụy.
cach phong tranh :
ăn lượng đường vừa phải
hoạt động nhiều