Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Điểm giữa kì chỉ là 1 cột điểm hệ số 2 của học kì 2 thôi bạn. Điểm tổng kết Văn học kì 2 của bạn còn phụ thuộc vào điểm thành phần (hệ số 1) và điểm học kì (hệ số 2) nữa. Và điểm tổng kết cả năm cũng có cả kì 1 và 2. Nên bạn chỉ cần các cột còn lại của kì 2 cao, điểm đó sẽ kéo điểm 2.
* Trả lời câu câu hỏi: Bạn chưa rớt tốt nghiệp nha, điểm tốt nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điểm thi tốt nghiệp THPTQG nữa. Điểm 2 đó vẫn có thể gỡ từ các cột điểm khác nha, đặc biệt là từ cột điểm học kì (hệ số 3).
Cố lên em nhé, chị thấy điểm như vậy thì cần phải để cho điểm cuối kì lên mức cao nhất để có thể kéo tổng điểm trung bình môn Văn lên. Còn rớt tốt nghiệp hay không? Thì xin trả lời em là không nhé (như cô Minh Lệ đã trả lời ở trên), đỗ tốt nghiệp hay không còn phụ thuộc vào điểm thi THPTQG của em như thế nào nữa, mỗi môn ít nhất phải được 5 điểm em mới có thể tốt nghiệp được. Nhưng nếu em muốn xét vào trường đại học nào đó bằng điểm học bạ thì cần phải cố gắng đẩy điểm lên nhé. Chúc em luôn học tốt!
Trong cuộc sống hiện đại hóa, công nghiệp hóa hôm nay, đất nước Việt Nam ta đã có những đổi mới tích cự trong việc giáo dục. Nhưng song song với những mặt tích cực đó, còn có những cái xấu, cái chưa tốt nhìn thấy rõ, mà ví dụ điển hình là việc học đối phó của phần lớn học sinh ngày nay.
Vậy học đối phó là gì và do đâu? Ai trong chúng ta dám thừa nhận mình chưa bao giờ như thế? Việc học, quan trọng là lòng yêu thích, sự say mê tìm tòi, tạo cho mình một cái nhìn mới mẻ trong việc tiếp nhận và tích lũy kiến thức. Từ đó, ta mới có thêm niềm tin, những hứng thú để tiếp tục chặng đường học tập. Hãy nhìn những đứa trẻ, học tập đối với chúng luôn là sự tự do, là những bí ẩn chúng mong muốn được giải mã. Nhưng học sinh ngày nay thì lại khác. Học tập, xem như một nghĩa vụ bắt buộc, áp đặt và nặng nề. Thầy cô giảng, ta cứ dỏng tai lên nghe, nhưng chữ có vô đầu không thì không quan trọng. Nói điều này ra, một số người bảo ta bày vẽ, họ nói rằng: "Dào, chép bài mỏi tay chết còn học này học nọ!". Vậy là việc học cũng hờ hễnh, cũng nhàm chán như một nỗi khổ. Người ta dần dần nghĩ ra những "quái chiêu" để đối phó với việc học, để qua mặt thầy cô.
Phao, copy, chép sách giải, hỏi bài bạn, đến "lò" luyện mong vớ lấy vài con chữ,... Học mà không biết mình học vì cái gì, vì một mục đích cao đẹp nào, để đạt được thành công ra sao trên đường đời. Học như học vẹt, miệng đọc qua loa, bài tập không chyên sâu, mồm miệng cố la cho lớn để ra vẻ ta đây với thiên hạ. Không những học sinh yếu kém mà các bạn có năng lực tốt cũng "đối phó". Thầy dạy cho có và trò học đối phó, một khung cảnh dễ nhận thấy ở các lò luyện thi, trường chuyên, lớp giỏi,.. Việc đối phó như một tấm khiêng chống đỡ sự thất vọng của thầy cô, cha mẹ và những lời bàn tán của bạn bè. Chúng ta dần đánh mất những truyền thống học tập của người học sinh, để đổi lấy những con điểm cao chót vót, những nguyện vọng để bằng bạn bè.
Học đối phó là vấn nạn lớn, nó ăn mòn và hủy diệt sự tự chủ trong mỗi con người, gặm nhắm những đức tính tốt đẹp trong mỗi học sinh chúng ta. Cần có biện pháp, không thể nói suông ngày một ngày hai. Mỗi khi học tập, hãy tìm tòi những câu hỏi, đi sâu và những kiến thức, dành nhiều thời gian cho những mục tiêu mình cần vươn đến. Và hãy nhớ rằng: Chúng ta là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ học sinh mới, không thể đi lên mà không có kiến thức, trí tuệ và lòng hăng say yêu thích.
Học đối phó - cần phải loại bỏ ngay từ hôm nay.
CTV nào đi ngang thì cho lên CHH giúp mình nha chứ mình pay mác ròi =)) cảm ơn gấc nhiều <3
Mọi người vào đọc ở đó, đây cũng là cách lưu trữ lâu dễ tìm đọc ấy ^^
Cảm ơn Thảo Vy
Các tình huống được phát biểu tự do:
- Khi được phỏng vấn ngẫu nhiên trên đường phố, siêu thị, trung tâm thương mại…
- Khi trả lời các tiết học nhóm trên lớp
- Khi được bàn bạc, thảo luận kế hoạch đi chơi
- Khi trình bày quan điểm cá nhân trước cha mẹ, thầy cô
chẳng có ai bị corona mà tự lên đây ghi là Mình bị corona ,với cả ở dưới có chữ fake kìa
bạn nên đi đến bv nhé \\\\\\
mong bạn mau khỏe