Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các từ ngữ viết đúng, sử dụng đúng: chất phác, bàng hoàng, bàng quan, lãng mạn, hưu trí, uống rượu, trau chuốt, nồng nàn, đẹp đẽ, chặt chẽ.
- Từ “lớp” phân biệt người theo tuổi tác, thế hệ, không có nét xấu nên phù hợp với câu văn này
- Từ “hạng” phân biệt người theo phẩm chất xấu, tốt, mang nét nghĩa xấu khi dùng với người không phù hợp
- Từ “ Phải” mang nét nghĩa bắt buộc, cưỡng bức nặng nề không phù hợp với sắc thái nghĩa nhẹ nhàng, vinh hạnh của việc “đi gặp các vị cách mạng đàn anh”, còn từ “sẽ” có nét nghĩa nhẹ nhàng, phù hợp hơn
- Các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng thuyết trình và thảo luận ở sách Ngữ văn 10, tập hai:
+ Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện
+ Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
+ Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học
+ Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội
- Những nội dung thuyết trình và thảo luận liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết, những kiến thức thuộc đọc hiểu và viết đều liên quan, có tác dụng phục vụ cho phần nói và nghe: Ví dụ ở bài 5 phần đọc hiểu xoay quanh những tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết, phần Viết: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện thì phần Nói và nghe là: Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện
- Các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng thuyết trình và thảo luận ở sách Ngữ văn 10, tập hai:
+ Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện
+ Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
+ Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học
+ Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội
- Những nội dung thuyết trình và thảo luận liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết, những kiến thức thuộc đọc hiểu và viết đều liên quan, có tác dụng phục vụ cho phần nói và nghe.
Chữa lỗi sai:
- Câu (1) người viết không phân định rõ thành phần trạng ngữ, chủ ngữ
+ Cách thứ nhất: bỏ từ “qua” ở đầu câu
+ Cách thứ hai: bỏ từ “của” thay vào bằng dấu phẩy.
+ Cách thứ ba: bỏ từ “đã cho” và thay vào đó bằng dấu phẩy
- Ở câu (2) cả câu chỉ là một cụm danh từ được phát triển dài mà chưa đủ thành phần chính. Sửa:
+ Thêm chủ ngữ thích hợp “đó là lòng tin tưởng…”
+ Thêm vị ngữ thích hợp, “lòng tin tưởng… đã được biểu hiện trong tác phẩm”
b, Câu (1) “Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn” sau vì không phân định thành phần phụ đầu câu với chủ ngữ
Các câu sau đều đúng
c, Cả đoạn văn không có câu nào sai nhưng cái sai ở mối liên hệ, liên kết giữa các câu.
Các câu lộn, thiếu logic. Cần sắp xếp lại các câu các vế và thay đổi một số từ ngữ ngữ để ý đoạn mạch lạc, phát triển hợp lí
Thúy Kiều và Thúy Vân là con gái ông bà Vương Viên ngoại. Họ sống êm đềm, hạnh phúc cha mẹ. Họ đều xinh đẹp tuyệt vời. Thúy Kiều là thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, vẻ đẹp của nàng khiến hoa ghen, liễu hờn. Thúy Vân có vẻ đẹp đoan trang, thùy mị. Về tài thì Kiều hơn hẳn Thúy Vân nhưng nàng đâu được hưởng hạnh phúc.
- Thử đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê trong đoạn văn: thời đại của hội nhập toàn cầu, hội nhập khu vực; thời đại của trí tuệ, thông tin,...
- Kết luận: Xét về ý nghĩa, các phép liệt kê có sự khác biệt:
Phép liệt kê trong câu gốc: đảm bảo được tính lô-gíc, thứ tự các bộ phận được sắp xếp theo cặp và theo trình tự tăng tiến.
Phép liệt kê khi đã đảo thứ tự các bộ phận: thứ tự các phần không đảm bảo được tính lô-gíc, cái trước bao trùm cái sau.
Những từ ngữ được in đậm là những từ ngữ viết đúng: bàn hoàng/ bàng hoàng; chất phát/ chất phác; bàng quan/ bàng quang; lãng mạn/ lãng mạng; hiu trí/ hưu trí; uống riêu/ uống rượu; trau chuốt/ chau chuốt; lồng làn/ nồng nàn; đẹp đẽ/ đẹp đẻ; chặc chẻ/ chặt chẽ.
Bài tập 2. Phân tích tính chính xác và tính biểu cảm của từ "lớp" (thay cho từ "hạng") và của từ "sẽ" (thay cho từ "phải") trong bản thảo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chỉ Minh (trong bản thảo Di chúc, lúc đầu dùng các từ "hạng", "phải", sau đó gạch bỏ)