Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí.
* Khái niệm: Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.
Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí:
Tiêu chí
Lớp vỏ Trái Đất
Lớp vỏ địa lí
Chiều dày
Độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa).
Khoảng 30 đến 35 km (tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa)
Thành phần vật chất
Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan).
Gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.
4. Trình bày và giải thích hoạt động của gió đất, gió biển và gió fơn.
* Gió biển:
Ban ngày ở lục địa, ven bờ đất hấp thụ nhiệt nhanh, nóng hơn mặt nước biển, nên hình thành áp thấp; nước biển hấp thụ nhiệt chậm nên mát hơn, hình thành cao áp.
Gió thổi từ cao áp (vùng biển) vào tới áp thấp (đất liền) gọi là gió biển.
* Gió đất:
Ban đêm, đất liền toả nhiệt nhanh mát hơn, hình thành cao áp ở vùng đất liền; còn vùng nước biển ven bờ toả nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp.
Gió thổi từ áp cao (đất liền) tới áp thấp (vùng biển) nên gọi là gió đất.
* Gió fơn:
- Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị núi chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn của khí ẩm, trung bình cứ lên cao 100m giảm 0,6°C. Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa rơi bên sườn đón gió.
- Khi không khí vượt sang sườn bên kia, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi, trung bình là 100m tăng 1°C nên gió trở nên khô và rất nóng, gọi là hiệu ứng phơn khô nóng.
- Các quy luật địa lí: quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.
- Các quy luật trên có mối quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau tạo nên sự đa dạng của cảnh quan tự nhiên trên Trái Đất.
Giải thích :Mục II, SGK/75 địa lí 10 cơ bản.
Đáp án: C
Giải thích : Ở vùng đồi núi, khi thảm thực vật rừng bị phá hủy (Sinh quyển), vào mùa mưa lượng nước chảy trần trên mặt đất tăng lên (thủy quyển) và với cường độ mạnh hơn khiến đất bị xói mòn (thổ nhưỡng quyển) nhanh chống. Như vậy, tình huống này có sự tác động lẫn nhau của các thành phần sinh quyển, thủy quyển và thổ nhưỡng quyển trong lớp vỏ địa lí.
Đáp án: C
Giải thích : Vào mùa mưa (khí quyển), lượng nước mưa (thủy quyển) tăng nhanh khiến mực nước sông ngòi dâng cao. Sông trở nên chảy siết, tăng cường phá hủy các lớp đất đá (thạch quyển) ở thượng lưu. Con sông mang nặng phù sa đưa về bồi đắp cho các cánh đồng ở hạ lưu (thổ nhưỡng quyển). Như vậy, trong tình huống này, có sự tác động lẫn nhau của các thành phần khí quyển, thủy quyển, thạch quyển và thổ nhưỡng quyển trong lớp vỏ địa lí.
Đáp án: D
- Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó có các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.
- Phân biệt:
+ Lớp vỏ địa lí có chiều dày khoảng 30 - 35km (tính từ giới hạn dưới của lớp ôdôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hoá), thành phần vật chất của lớp vỏ bao gồm cả khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.
+ Lớp vỏ Trái Đất: Là lớp vỏ cứng, mỏng, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70km (ở lục địa). Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (đá trầm tích, đỏ granit, badan).
Đáp án C