K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Lời nói và hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng dân chủ về những quan niệm mới nam nữ bình đẳng. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Định kiến xã hội là những thái độ bao hàm sự đánh giá một chiều và sự đánh giá đó là tiêu cực đối với cá nhân khác hoặc nhóm khác tuỳ theo sự quy thuộc xã hội riêng của họ.

- Các định kiến xã hội có thể làm thay đổi cuộc sống, số phận của một con người, đẩy họ vào đường cùng. Đối với cộng đồng, định kiến xã hội sẽ hình thành một lối sống kém văn minh, sẽ khiến cho cộng đồng bị thụt lùi về suy nghĩ cũng như cách sống.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Theo em, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người là nỗi khổ, tủi nhục lớn nhất của Chí Phèo. Vì chính bi kịch này đã khiến Chí mất đi tình yêu với Thị Nở, dẫn đến cái chết của Chí Phèo.

- Qua nhân vật này, Nam Cao đã thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc. Nam Cao bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với những kiếp người bị đày đọa, bị cự tuyệt quyền làm người của người nông dân lương thiện. Nam Cao đã cất lên tiếng kêu cứu thảm thiết và đầy phẫn uất cho họ. Ông lên án gay gắt những thế lực tàn bạo đã gây nên tấn bi kịch đau thương cho người lao động. Nhà văn thái độ trân trọng, nâng niu những nét đẹp người nông dân.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 8 2023

- Theo em, trong muôn vàn nỗi khốn khổ, tủi nhục mà Chí đã nếm trải, nỗi đau khổ lớn nhất có lẽ chính là cái bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người thật xót xa, nhức buốt, dẫn đến cái chết của Chí. Cái chết như là hành động minh chứng cho sự khủng hoảng và bế tắc, tuyệt vọng không lối thoát, nó là kết quả cho sự hồi sinh và thức tỉnh của Chí, đó cũng là con đường duy nhất để Chí được làm người lương thiện bởi chỉ có kết thúc được những tháng ngày của quỷ dữ mới có thể bắt đầu để sống đúng nghĩa cuộc đời mình.

- Qua nhân vật này, nhà văn đã chĩa thẳng ngòi bút của mình đến thế lực phong kiến độc ác đã lấy đi nhân tính của biết bao nhiêu người nông dân lương thiện. Đồng thời ông cũng bênh vực và cổ vũ mọi người hãy cùng nhau đứng lên giành lấy quyền sống, quyền tự do cho chính mình để không ai phải tìm đến cái chết một cách thương tâm giống như Chí Phèo.

28 tháng 5 2018

Văn học có hai truyền thống: chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo

- Văn học giai đoạn đầu TK XX tới Cách mạng tháng Tám:

+ Quan tâm phản ánh mọi giai tầng, kể cả người dân lầm than

+ Tố cáo, thể hiện khát vọng mãnh liệt của cá nhân về vẻ đẹp hình thức, phẩm giá

b, Các thể loại văn học mới: phóng sự, lí luận phê bình văn học

+ Tiểu thuyết cách tân xóa bỏ sự vay mượn đề tài, cốt truyện của văn học Trung Quốc, kết cấu chương hồi, cốt truyện li kì

+ Tiểu thuyết hiện đại trọng tính cách nhân vật, đi sâu vào thế giới nội tâm

+ Lối kể linh hoạt, kết thúc có hậu, gần với đời sống

- Thơ: xóa bỏ tính quy phạm, ước lệ trong thơ cũ

+ Cái tôi Thơ Mới được giải phóng, giàu cảm xúc

+ Nhìn thế giới bằng đôi mắt háo hức, tích cực hơn

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Tình huống kịch: mâu thuẫn giữa dân, những người thợ xây đài và tầng lớp vua chúa phong kiến ngày càng gay gắt. Lợi dụng tình hình đó, phe phản nghịch, đứng đầu là Quận công Trịnh Duy Sản đã nổi loạn giết vua Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm…Còn lôi kéo cả binh lính, dân chứng và chính người thợ xây đài nổi dậy đốt Đài Cửu Trùng đang xây dở.

- Phản ứng, hành động của các nhân vật:

+ Đan Thiềm: vội vàng, khẩn trương giục Vũ Như Tô bỏ chạy vì nàng lo lắng cho tính mạng của người tài.

+ Vũ Như Tô: bình tĩnh, khẳng định bản thân mình quang minh chính đại, không làm gì sai để phải bỏ chạy.

⇒ Qua đó có thể thấy Đan Thiềm là người có bản chất tốt đẹp, sẵn sàng hi sinh cả mạng sống mình để bảo vệ người tài. Còn Vũ Như Tô là một người chính trực, không chịu khuất phục, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ nghệ thuật.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không ai khen chê, không ai khinh bỉ, thật cũng lạ thay! Thương ôi! Làng có một trăm dân mà người này đối với kẻ kia đều ngó theo sức mạnh, không có một chút gì gọi là đạo đức là luân lí cả. Đó là nói người trong một làng đối với nhau, chí như đối với dân kiều cư kí ngụ thì lại càng hà khắc hơn nữa. Ôi! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng làm sao được! Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có là cũng là vì thế”.

      (SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên? Đọc đoạn văn anh/chị liên tưởng đến thực trạng nào của xã hội hiện nay?

1
17 tháng 1 2018

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. Đoạn văn gợi liên tưởng đến hiện tượng chạy chức, chạy quyền của xã hội hiện nay.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Người kể chuyện: có hai người kể

+ Phần 1: chàng trai

+ Phần 2: lão Nhiệm Bình

Trong phần 1 có nhiều đoạn người kể chuyện là lão Nhiệm Bình. Vì vậy, văn bảo có nhiều người kể chuyện.

- Điểm nhìn:

+ Phần 1: chàng trai; lão Nhiệm Bình

+ Phần 2: lão Nhiệm Bình

Đôi khi, điểm nhìn dịch chuyển sang một số  người bạn chài khác.

=> Câu chuyện có nhiều người kể chuyện và nhiều điểm nhìn, đồng thời có sự dịch chuyển điểm nhìn. 

- Tác dụng: Giúp cho việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của văn bản được khách quan, mở rộng và đa diện hơn.