K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 10 2017

Dựa vào ghi nhớ SGK tập 1 (trang 28)

Ta có đáp án đúng nhất là đáp án c.

c) Tự sự là kể một chuỗi sự việc,sự việc này dẫn đến sự việc kia,cuối cùng tạo thành một kết thúc

 Tuy nhiên đáp án này còn thiếu một điều đó là: thể hiện 1 ý nghĩa

1 tháng 10 2017

c,d đúng

7 tháng 9 2016

. Chuyện Thánh Gióng kể về

. - Cậu bé làng Gióng.

- Thời Hùng Vương thứ sáu.

- Thánh Gióng đã đánh tan giặc Ân cứu nước.

- Diễn biến sự việc :

+ Ra đời kì lạ.

+ Lớn bổng phi thường.

+ Đánh giặc.

+ Về trời.

- Kết quả :

+ Gióng tiêu diệt giặc. + Bay về trời

. - Ý nghĩa :

+ Gióng tiêu biểu cho người anh hùng đánh giặc cứu nước.

+ Là biểu tượng lòng yêu nước cho ý thức và hành động quật khởi chống ngoại xâm.

+ Gióng mang trong mình nhiều nguồn sức mạnh

. - Truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng xem phần ý nghĩa trên.

- Liệt kê các sự việc theo thứ tự.

+ Ra đời kì lạ.

+ Tiếng nói đầu tiên xin đánh giặc.

+ Gióng đòi ngựa, giáp, roi sắt.

+ Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi Gióng.

+ Gióng lớn nhanh thành tráng sĩ.

+ Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre đánh giặc.

+ Thắng giặc, Gióng cởi bỏ giáp sắt, bay về trời

. - Đặc điểm của phương thức tự sự :

+ Trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc khác rồi kết thúc.

+ Nó thể hiện một hay nhiều ý nghĩa

. + Mục đích giao tiếp của tự sự là :

++Giải thích sự việc.

++ Tìm hiểu về con người, bày tỏ thái độ khen chê.

 

24 tháng 8 2017

- Truyện Thánh Gióng cho ta biết :

+ Thời Hùng Vương thứ sáu

+ Có 1 cậu bé ở làng Gióng

+ Thánh Gióng đã đánh tan giặc Ân cứu nước

- Diễn biến sự việc :

+ Sự ra đời kì lạ của Gióng

+ Lớn bỗng phi thường

+ Đánh giặc

+ Về trời

- Kết quả :

+ Gióng tiêu diệt giặc

+ Cưỡi ngựa bay về trời

- Vì : Gióng là tấm gương tiểu biểu cho người anh hùng đánh giặc cứu nước . Là biểu tượng cho lòng yêu nước có ý thức và hành động chống giặc ngoại xâm .

* Các sự việc trong truyện được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.

2. Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc.

3. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.

4. Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc.

5. Thánh Gióng đánh tan giặc

6. Thánh Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời.

7. Vua lập đền thờ phong danh hiệu.

8. Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.

* Trong các sự việc trên thì:

- Sự việc 1 là sự việc mở đầu.

- Các sự việc từ 2 đến 7 là sự việc diễn biến.

- Sự việc 8 là sự việc kết thúc.

* Từ thứ tự các sự việc trên ta có thể suy ra đặc điểm của phương thức tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

Chúc bạn học tốt

24 tháng 3 2016

Đó chính là bài thơ tự sự. Vì tuy diễn đạt bằng thơ 5 tiếng nhưng bài thơ đã kể lại một câu chuyện có đầu có cuối, có nhân vật, chi tiết diễn biến sự việc nhằm mục đích chế giễu tính ăn tham của mèo đã khiến mèo tự mình sa bẫy của chính mình.

 Yêu cầu kể: Tôn trọng mạch kể trong bài thơ.

 - Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy lũ chuột nhắt bằng cá nướng thơm

   treo lơ lửng trong cái cạm sắt.

 - Cả bé, cả mèo đều nghĩ bọn chuột sẽ vì tham ăn mà mắc bẫy ngay.

 - Đêm, Mây nằm mơ thấy cảnh chuột bị sập bẫy đầy lồng. Chúng chí cha chí choé khóc lóc, cầu xin tha mạng.

 - Sáng hôm sau, ai ngờ khi xuống bếp xem, bé Mây chẳng thấy chuột, cũng chẳng còn cá nướng, chỉ có ở giữa lồng, mèo ta đang cuộn tròn ngáy khì khò… Chắc mèo ta đang mơ!...                            

24 tháng 3 2016

- Chi tiết mở đầu:

   Vợ chồng nông dân nghèo làng Phù Đổng đã già mà chưa có con.

 - Các chi tiết biểu hiện diễn biến của câu chuyện:

  Bà vợ giẫm vào vết chân lạ → Thụ thai khác thường → Gióng ra đời

  →Ba năm không nói cười, không hoạt động → Nghe tiếng sứ giả →

  Câu nói đầu tiên → Yêu cầu đầu tiên → Cả làng giúp đỡ → Gings lớn mạnh phi thường → Chiến đấu với giặc Ân → Roi sắt gãy → Nhổ

tre làm vũ khí → Đuổi giặc đến chân núi Sóc → Bay về trời → Được phong thần, phong vương, dân nhớ ơn đời đời.

 - Chi tiết kết thúc:

   Sự tích tre đằng ngà, làng Cháy.

  Truyện thể hiện chủ đề đánh giặc giữ nước của người Việt cổ.

  Quá trình ra đời, trưởng thành, lập chiến công, thành Thánh của vị

  Anh hùng giữ nước đầu tiên của dân tộc ta. 

19 tháng 7 2019

Truyện Thánh Gióng là một văn bản tự sự, vì:

- Truyện kể về cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của Gióng

- Thời gian: thời Hùng Vương thứ sáu

- Diễn biến: cậu bé Gióng 3 tuổi biết nói, lớn nhanh,cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi đánh giặc → Gióng nhổ tre đánh giặc → giặc tan, Gióng bay về trời.

- Ý nghĩa: tinh thần yêu nước, quả cảm chống giặc của Gióng

- Sở dĩ nói truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng:

     + Câu chuyện kể về sự ra đời, trưởng thành, chiến công chống giặc của vị anh hùng đầu tiên ở nước ta.

- Có thể sắp xếp thứ tự sự việc:

     + Gióng ra đời

     + Gióng biết nói và nhận lời sứ giả

     + Gióng lớn bổng, cưỡi ngựa đi đánh giặc

     + Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa về trời

     + Vua lập đền thờ Gióng

21 tháng 10 2016

Truyện thánh gióng mà em đã hok là một văn bản tự sự . Văn bản tự sự này cho ta biết những điều gì? ( Truyện kể về ai , ở thời đại nào , làm việc gì , diễn biến của sự việc , kết quả ra sao , ý nghĩa của sự việc như thế nào ? ) Vì sao có thể nói truyện thánh gióng là truyện ngợi ca công đức của vị anh hùng làng gióng ? - Hãy liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau của truyện . Truyện bắt đầu từ đâu , diễn biến như thế nào , kết thúc ra sao ? Từ thứ tự các sự việc đó , em hãy suy ra đặc điểm của phương thức 9 cách thức ) tự sự

25 tháng 8 2017

- Truyện Thánh Gióng cho ta biết :

+ Thời Hùng Vương thứ sáu

+ Có 1 cậu bé ở làng Gióng

+ Thánh Gióng đã đánh tan giặc Ân cứu nước

- Diễn biến sự việc :

+ Sự ra đời kì lạ của Gióng

+ Lớn bỗng phi thường

+ Đánh giặc

+ Về trời

- Kết quả :

+ Gióng tiêu diệt giặc

+ Cưỡi ngựa bay về trời

- Vì : Gióng là tấm gương tiểu biểu cho người anh hùng đánh giặc cứu nước . Là biểu tượng cho lòng yêu nước có ý thức và hành động chống giặc ngoại xâm .

* Các sự việc trong truyện được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.

2. Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc.

3. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.

4. Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc.

5. Thánh Gióng đánh tan giặc

6. Thánh Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời.

7. Vua lập đền thờ phong danh hiệu.

8. Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.

* Trong các sự việc trên thì:

- Sự việc 1 là sự việc mở đầu.

- Các sự việc từ 2 đến 7 là sự việc diễn biến.

- Sự việc 8 là sự việc kết thúc.

* Từ thứ tự các sự việc trên ta có thể suy ra đặc điểm của phương thức tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

Chúc bạn học tốt

10 tháng 10 2020

Trong kí ức của mỗi người, nhất là đối với những người học sinh như em thì một người bạn thân lại càng không thể thiếu. Thật đặc biệt là Đan- cô bạn thân từ hồi lớp 1 dến giờ vẫn học với em.

Đan là một cô bé có vóc dáng nhỏ bé cùng với nước da trắng trẻo, mịn màng. Khuôn mặt trái xoan với ánh mắt ngây thơ của một đứa trẻ, Đan luôn làm mềm lòng mọi người chỉ với một ánh nhìn. Đôi môi thì đỏ mọng, miệng lại luôn nở một nụ cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt, tưởng chừng như những hạt ngọc trai. Cô bạn này lại có dáng đi uyển chuyển, nhẹ nhàng. Giọng nói nghe rất ngọt và dịu dàng. Chính vì thế mà ở mỗi cuộc thi hát của trường, sự có mặt của bạn ấy là không thể thiếu. Giọng ca “cây nhà lá vườn” này đã đưa về cho lớp, trường rất nhiều giải nhất, nhì. Trong lớp thì Đan có vẻ rất hiền lành, dễ tính nhưng trong học tập lại rất nghiêm túc. Những hoạt động của trường, lớp thì bạn luôn đứng đầu. Dù vậy, Đan vẫn coi việc học là cần thiết nhất. Với một cái đầu thông minh và tính toán nhanh nên bạn học môn toán rất giỏi. Đan luôn được thầy cô và bạn bè quí mến bởi học giỏi lại hay giúp đỡ bạn bè. Về nhà, ngoài giờ học, Đan luôn giành thời gian giúp đỡ cha mẹ. Ngoài sở thích đọc sách, Đan có một sở thích hơi bị kì quái là thích xem phim ma. Mỗi lúc rảnh rỗi là hai đứa lại hỏi thăm chuyện học tập, tâm sự chuyện buồn vui. Lần mà em bị cảm, Đan đã thể hiện mình thực sự là một người bạn tốt. Em đã phải nghỉ học hết hai tuần. Dù vậy Đan vẫn đến nhà em và giảng cho em từng bài toán, bài văn. Điều này đã làm em thực sự làm em cảm động. Khi em hết bệnh cũng là lúc hai đứa lại cùng nhau bước đi trên con đường đến trường. Con đường in lại những kỉ niệm vui, buồn của đôi bạn thân.

Đan luôn là một người bạn tốt không chỉ đối với em mà với cả mọi người. Em cũng sẽ cố gắng học thật giỏi để hai đứa mãi là bạn thân, đôi bạn cùng tiến.

10 tháng 10 2020

Cách đây đã lâu, vào thời vua Hùng Vương thứ XVII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na.Khi nàng đến tuổi lấy chồng Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Tin loan truyền đi khắp nơi một cách nhanh chóng.

Tất cả các chàng trai tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua chẳng vừa ý ai cả. Ta liền chọn một ngày đẹp trời xin cầu hôn. Hôm đó, ta tưởng như chỉ có mình ta nhưng lại có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Tài của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhưng tài của ta cũng không kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:

- Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho. Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật. Sau đó ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ hắn tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, lẩm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên một biển nước.

Sau đó ta mới dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Sau đó Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về. Từ đó trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh ta. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta.

11 tháng 9 2017

- Bài thơ kể về chuyện bé Mây cùng mèo con bẫy chuột nhưng mèo con thèm ăn quá đã chui vào bẫy ăn tranh mất cả phần của chuột. Bài thơ Sa bẫy kể lại câu chuyện có mở đầu, diễn biến và kết thúc cho nên phương thức biểu đạt của bài thơ này là tự sự.

- Trình tự diễn biến các sự việc chính:

+ Bé Mây cùng mèo con nướng cá bẫy chuột nhắt;

+ Cả hai đều đoán chắc chuột sẽ vì mồi ngon mà sa bẫy;

+ Bé Mây mơ ngủ thấy cảnh chuột sa bẫy và cùng mèo con xử tội lũ chuột;

+ Sáng ra thấy mèo con sập bẫy.

Xem các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:(1)  Vua Hùng kén rể.(2)  Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.(3)  Vua Hùng ra điều kiện kén rể.(4)  Sơn Tinh đến trước, được vợ.(5)  Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.(6)  Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.(7)  Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.a)   Em hãy chỉ ra sự...
Đọc tiếp

Xem các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

(1)  Vua Hùng kén rể.

(2)  Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.

(3)  Vua Hùng ra điều kiện kén rể.

(4)  Sơn Tinh đến trước, được vợ.

(5)  Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.

(6)  Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.

(7)  Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.

a)   Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc trong các sự việc trên và cho bết mối quan hệ của chúng.

b)   Sự việc trong văn tự sự phải được kể cụ thể: do ai làm, việc xảy ra ở đâu, lúc nào, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Em hãy chỉ ra sáu yếu tố đó trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Theo em có thể xóa bỏ yếu tô" thời gian và địa điểm trong truyện này được không, vì sao? Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không? Nếu bỏ sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể đi có được không? Việc Thủy Tinh nổi giận có lí hay không? Lí ấy ở những việc nào?

c)  Em hãy cho biết sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng? Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần có ý nghĩa gì? Có thể để cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh được không? Vì sao? Có thể xóa bỏ sự việc "Hằng nám Thủy Tinh lại dâng nước..” được không? Vì sao?

1
19 tháng 2 2019

- Sự việc khởi đầu (1)

- Sự việc phát triển ( 3)

- Sự việc cao trào ( 4- 5)

- Sự việc kết thúc (7)

b, Sáu yếu tố trong văn tự sự:

- Sự việc do: Sơn Tinh Thủy Tinh làm

- Sự việc diễn ra ở đời Hùng Vương thứ mười tám

- Sự việc diễn ra: khi vua Hùng muốn kén chồng cho con.

- Nguyên nhân: Do hai chàng cùng cầu hôn nhưng vua chỉ có một người con gái

- Diễn biến: Sơn Tinh đến trước được vợ, Thủy Tinh đến sau tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều bị thua

- Kết quả: hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua

- Không thể xóa thời gian và địa điểm vì truyện nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt và ước mơ chiến thắng tự nhiên của nhân dân

- Việc Thủy Tinh nổi giận là có lý: Thủy Tinh đến sau và sính lễ nhà vua đưa ra chỉ có trên mặt đất

c, Sự việc thể hiện thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng

- Sơn Tinh được kể về “tài lạ” trước rồi mới tới Thủy Tinh

- Không để nhân vật Thủy Tinh thắng

- Không thể xóa bỏ sự việc Thủy Tinh