Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Trước khi Pháp xâm lược
Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến trên tất cả các mặt :chính trị:nhà Nguyễn xây dựng một chính quyền chuyên chế độc đoán, tăng cường bảo vệ quyền lợi của dòng họ, lấy chỗ dựa là địa chủ, cường hào. kinh tế thì sa sút, công thương nghiệp bế tắc, xã hội mâu thuẫn,nhũng cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ...Những chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn đã đặt nước ta vào tình thế hết sức bất lợi trước sự xâm lược của tư bản phương tây:tài lực, vật lực khánh kiệt, lòng dân li tán, binh sĩ bạc nhược, kém cỏi...Những bài học về "khoan thư sức dân" "thực túc binh thường" của các thế hệ trước , thì nhà Nguyễn đều không đáp ứng được vì thế khi Pháp xân lược thì quân và dân của nhà đã hết, sức đã kiệt, nhà Nguyễn không phát động được 1 cuộc kháng chiến toàn dân. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến Việt Nam rơi vào tay Pháp.
=> như vậy trách nhiệm của nhà Nguyễn với tư cách của một triều đại lãnh đạo quản lí đất nước trước nguy cơ xâm lược từ bên ngoài đã không có những biện pháp để nâng cao sức mạnh tự vệ mà còn thi hành những chính sách thiển cận,sai lầm làm cho tiềm lực quốc gia suy kiệt, hao mòn sức dân không còn khả năng phòng thủ đất nước, tạo điều kiện cho Pháp dẩy mạnh xâm lược
b.Khi Pháp vào xâm lược nhà Nguyễn với tư cách là người đứng ra lãnh đạo, tổ chức cuộc kháng chiến đã tiếp tục mắc phải những sai lầm trong đường lối đánh giặc đưa đến hậu quả nước ta rơi vào tay Pháp
-Ngay từ đầu trước cuộc xâm lăng của kẻ thù, triều đình đã có ý thức chuẩn bị kháng chiến nhưng sự chuẩn bị này lại chậm trễ, bị động, thiếu tích cực và trong quá trình kháng chiến triều đình có tư tưởng ngại địch, sợ địch không chủ động tấn công nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh giặc (dẫn chứng)
-Triều đình đã sử dụng đường lối thủ để hoà, ảo thưởng về kẻ thù, trông chờ vào lương tâm, hảo ý của địch nên đã đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác xuất phát từ những toan tính ích kỉ muốn bảo vệ quyền lợi dòng họ nên từ chỗ kháng cự yếu ớt đến đầu hàng(d/c: lần lượt kí các bản hiệp ước đầu hàng)
-Triều đình đã không biết phát huy cuộc kháng chiến toàn dân không phối hợp với nhân dân đánh giặc đến cùng mà đã từng bước bỏ rơi, ngăn cản cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống Pháp.
-Triều đình sai lầm trong chủ trương cầu viện bên ngoài.
- Triều đình tiếp tục duy trì đường lối bảo thủ, khước từ mọi đề nghị canh tân , đổi mới đất nước.
nau la vua trieu nguyen , em se lm j ?
Nếu là vua trong triều Nguyễn, em sẽ đề xuất thay đổi chính quyền quan lại phong kiến, cơ cấu lại quân đội. Em sẽ đề xuất chính sách ngoại giao mềm mỏng với các nước, mở cửa biển cho tự do buôn bán, gỡ lệnh cấm vận
Khi Pháp xâm lược lực lượng của chúng ta yếu, vũ khí thô sơ, vì thế để thắng quân xâm lược cần tìm ra điểm yếu, lợi dụng lúc giặc bị phân tán thì mới đánh. Ví dụ năm 1896 khi phần lớn quân Pháp được điều động sang Trung Quốc, chỉ còn khoảng 1.000 quân đóng ở Gia Định và rải rác một số nơi. Nếu Nguyễn Tri Phương khi đó nhìn thấy được điều này và tấn công thì cục diện đã thay đổi
Trong thời kì đầu khi Pháp xâm lược cũng đã vấp ngã trước sự kháng cự quyết liệt của quân dân ta dưới ngọn cờ của triều đình, có lúc chúng tính chuyện rút quân về nước trong lúc gặp nguy nan. Thế nhưng càng về sau, quá trình chiến đấu bị giảm sút, suy yếu dần đã bộc lộ sự bất lực và yếu hèn của triều đình. Triều đình Nguyễn chỉ sau một thời kỳ ngắn lãnh đạo nhân dân để chiến đấu rõ ràng không ngoài mục đích giữ ngai vàng của dòng họđã nhanh chóng trượt dài trên con đường nội bộ, cầu hòa để có thể đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước ngày càng phát triển do hàng loạt chính sách sai lầm của nhà cầm quyền, triệt để bóc lột nhân dân đến xương tủy để phục vụ cho cuộc sống xa hoa phung phí của bè lũ, kết hợp với thẳng tay đàn áp nhân dân các địa phương.
Bên ngoài thì kẻ thù đang ra sức đẩy mạnh âm mưu thôn tính, mà bên trong thì giữa người cầm quyền với nhân lại không cố kết một lòng, thậm chí có lúc kẻ cầm quyền đã sẵng sàng chìa tay ra hợp tác với kẻ thù dân tộc để có thêm điều kiện đàn áp phong trào quần chúng. Họ đi từ sai lầm này đến sai lầm khác, quá cảnh giác với bọn thực dân nên đã tiến hành chính sách cấm đạo, bế quan tỏa cảng, không tổ chức toàn dân chống giặc, mà còn quá nhu nhược, thẳng tay đàn áp phong trào quần chúng, bóc lột nhân dân…
Những chính sách bảo thủ, lạc hậu của triều Nguyễn là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của đất nước và sức sáng tạo của nhân dân. Đến khi thất bại trước cuộc vũ trang xâm lược của thực dân Pháp thì triều Nguyễn lại đổ lỗi cho khách quan và lấy việc ký hiệp ước làm lối thoát duy nhất. Thực ra trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc làm mất nước ta vào tay thực dân Pháp là điều không thể chối cải được.
Ngoài ra lại dựa vào nhà Thanh để chống Pháp. Song nhà Nguyễn đã thỏa hiệp với thực dân Pháp trên số phận của Đại Nam, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác (Hòa ước năm Nhâm Tuất 1862, Hòa ước Giáp Tuất năm 1874 và cuối cùng là Hòa ước Patơnốt năm 1884). Với Hòa ước 1884, Đại Nam hoàn toàn mất độc lập, bị xóa tên trên bản đồ thế giới, trở thành thuộc địa của Pháp, bị Pháp đô hộ.
Để phát huy hơn nữa vai trò kinh tế biển đối với tăng cường quốc phòng - an ninh bảo vệ Tổ quốc chúng ta có thể và cần phải quân tâm hơn đến các giải pháp như: Điều chỉnh Chiến lược phát triển kinh tế biển kết hợp với tăng cường quốc phòng - an ninh trên biển phù hợp với tư duy mới về biển và đại dương; cụ thể hoá các nội dung chiến lược bằng quy hoạch, kế hoạch, các dự án và bằng pháp luật, chính sách phù hợp với tình hình thực tế. Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục quốc phòng - an ninh biển cho toàn dân, coi trọng bồi dưỡng các lực lượng trực tiếp hoạt động trên biển, đảo; nghiên cứu sâu hơn về chiến lược biển của các nước trong khu vực và thế giới để đề ra các chính sách phù hợp nhằm bảo vệ hữu hiệu chủ quyền quốc gia trên biển, đảo. Tích cực hoạt động ngoại giao để bảo đảm tính nghiêm minh và hiệu quả của Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông có lợi cho hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực. Tiếp tục xây dựng lực lượng và thế trận quốc phòng - an ninh, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh trên vùng biển, đảo; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước và quyền làm của của nhân dân trên vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển, đảo Việt Nam có vai trò quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển. Nếu các quần đảo xa bờ, gần bờ được củng cố xây dựng căn cứ, vị trí trú đậu, triển khai của lực lượng Hải quân Việt Nam và sự tham gia của các lực lượng khác thì biển đảo có vai trò quan trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ hiệu quả cho đất nước. Vươn ra biển, làm giàu từ biển là định hướng đúng đắn, phù hợp trong điều kiện hiện nay. Việt Nam là một quốc gia có biển, một nhân tố mà thế giới luôn xem như một yếu tố đặc lợi. Chúng ta cần tăng cường hơn nữa những khả năng quản lý, làm chủ vươn ra biển làm động lực thúc đẩy các vùng khác trong đất liền phát triển. Chúng ta phải có quyết tâm cao, tập trung huy động mọi tiềm năng và lợi thế của biển, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng-an ninh trên biển để tạo ra môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và ngư dân các địa phương yên tâm làm ăn trên các vùng biển đảo, nhất là ở vùng biển xa. Phải xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam và các lực lượng vững mạnh, theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ để quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.
+ Mặt trận Xô-Đức:
- Chiến thắng Matxcơva
- Chiến thắng Xtalingrat
- Chiến thắng ở vòng cung Cuốcxơ
- Giải phóng toàn bộ lãnh thổ Xô Viết
- Tiến qua Đông Âu, phối hợp giải phóng các nước Đông Âu
- Công phá Beclin(từ 14/4/1945), gặp quân Đồng minh ở Toócgâu( bên bờ sông Enbơ)
- Đêm 8/5/1945, chính phủ mới ở Đức đã kí văn kiện đầu hàng không điều kiện
+ Đánh quân phiệt Nhật Bản: 8/8/1945 Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản và tấn công đạo quân Quan Đông, là đạo quân chủ lực của phát xít Nhật. 15/8 Nhật tuyên bố đầu hàng.
Tổ chức các hội nghị quốc tế: I-an-ta, Pốt-xđam bàn việc kết thúc chiến tranh.
Như vậy, Liên Xô giữ vai trò là lực lượng đi đầu và lực lượng chủ chốt góp phần quyếtđịnh thắng lợi, đánh bại chủ nghĩa phát xít, bảo vệ nền hòa bình, văn minh nhân loại.
+Học hỏi những người xung quanh
+Không gây xích mích , đánh nhau
+Không phân biệt giới tính
+Tôn trọng, học hỏi nền văn hóa các nước xung quanh ta.,...