Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
Đề 1.
- Em thích câu chuyện Sự tích cây vú sữa, câu chuyện em đã được đọc.
- Em thích câu chuyện đó vì câu chuyện nói về tình cảm mẹ con, chi tiết gây ấn tượng là chi tiết cây vú sữa cuối câu chuyện.
Đề 2
- Em thích câu chuyện Câu chuyện Rùa và thỏ, câu chuyện em đã được đọc.
- Em thích câu chuyện đó vì nói về cuộc chạy đua giữa rùa và thỏ, nhân vật rùa tuy chậm chạp nhưng chăm chỉ về đích trước, nhân vật thỏ tuy chạy nhanh nhưng coi thường rùa nên về đích sau,…
Câu 2:
Đề 1.
Mở đầu | Giới thiệu tên câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” vè nêu ý kiến chung đây là câu chuyện nổi tiếng viết về tình cảm gia đình. |
Triển khai | - Câu chuyện kể về tình mẹ con sâu nặng. Cậu con trai ham chơi ngỗ ngược bỏ đi khiến mẹ buồn lòng và ngóng trông từng ngày. Khi cậu hối hận trở về thì mẹ đã biến thành cây vú sữa. Người mẹ thương con, dù biến thành cây nhưng vẫn cho ra những trái vú sữa ngọt ngào như dòng sữa mẹ cho con. - Câu chuyện sử dụng nhiều chi tiết kì ảo, hấp dẫn. |
Kết thúc | - Câu chuyện khiến em rưng rưng xúc động. - Bài học: Là con cái, hãy hiếu thảo và yêu thương bố mẹ. |
Đề 2
Mở đầu | Giới thiệu tên câu chuyện “Rùa và Thỏ” và nêu ý kiến chung đây là câu chuyện viết về các con vật. |
Triển khai | - Câu chuyện kể về cuộc thi chạy đưa giữa Thỏ và Rùa. Thỏ kiêu căng, ngạo mạn, chủ quan; Rùa chậm rãi, khiêm tốn, đầy tự tin. Cuối cùng Rùa đã thắng thỏ. - Cách kể sinh động, con vật có suy nghĩ, hành động, nói năng như con người. |
Kết thúc | Câu chuyện đưa ra bài học: Trong cuộc sống, không được chủ quan, kiêu ngạo. Kiên trì, nhẫn nại thì sẽ thành công. |
1.Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi qua thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà để bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc.
2.
Em chủ động hoàn thành bài tập.
3.
Học sinh tự đọc lại, rà soát và chia sẻ trong nhóm để nghe lời nhận xét
Tham khảo
Câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” là một câu chuyện gây xúc động với tôi mỗi khi nhắc lại. Qua câu chuyện này, chúng ta thấy được một bài học về lòng hiếu thảo trong gia đình. Hình ảnh người mẹ hết lòng bao dung, yêu thương đứa con trai đã in đậm trong tâm trí tôi. Tình mẹ vẫn luôn là tình cảm cao quý, thiêng liêng và đồng thời cũng là niềm cảm hứng cho văn học muôn đời. Câu chuyện đã gửi gắm đến mỗi chúng ta là con cái, hãy hiếu thảo và yêu thương bố mẹ mình nhiều hơn.
1. Em nghe thầy cô nhận xét chung và ghi lai những nhận xét cần chỉnh sửa.
2. Em đọc lại đoạn văn của em và lời nhận xét của thầy cô để biết ưu điểm, nhược điểm trong bài làm.
3. Em tiến hành trao đổi với bạn và ghi lại những điều em muốn học tập.
4. Dựa vào nhận xét của thầy cô và những điều em muốn học tập từ bài của bạn, em tiến hành sửa lỗi trong bài hoặc viết lại một số câu cho hay hơn.
Tham khảo
Những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu ý kiến về câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe:
- Các ý trong đoạn cần được sắp xếp theo một trình tự nhất định: mở đầu, triển khai…
- Cách nêu lí do câu chuyện nên ngắn gọn, thể hiện được ý kiến cá nhân thích hoặc không thích, bao quát được nội dung sắp triển khai.
- Đoạn văn thường gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên được viết lùi đầu dòng. Câu nêu chủ đề thường đặt ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
* Ghi nhớ: Khi viết đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện, cần nói rõ mình thích hoặc không thích câu chuyện đó và giải thích lí do.
Sơn Tinh, Thủy Tinh là hai nhân vật để lại trong em nhiều cảm xúc và suy nghĩ. Trước hết, Sơn Tinh là một người thật lòng yêu thương Mị Nương. Chàng đã dùng hết tài nghệ và tâm trí để kiếm đủ voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao làm sính lễ để tới thật sớm hỏi cưới công chúa về làm vợ. Chỉ những ai có tình yêu chân thật thì mới bỏ ra nhiều công sức như vậy! Tiếp đến, Sơn Tinh là một vị thần tài phép và trí tuệ. Khi Thủy Tinh dâng nước đánh mình, chàng đã không hề lo sợ, nao núng mà dùng phép bốc từng quả núi dựng thành bức tường thành kiên cố, ngăn dòng nước dữ làm hại đến hoa màu, thôn xóm. Nhân vật Thủy Tinh cũng có những năng lực phi thường chẳng kém gì Sơn Tinh, hô mưa gọi gió, chúa vùng nước thẳm. Nhưng vì chậm chễ trong việc tìm kiếm sính lễ và đến muộn nên không thể cưới được Mị Nương. Do tính tình nóng nảy cho nên Thủy Tinh mới luôn tìm cách trả thù, gây ra lũ lụt hàng năm, làm thiệt hại đến nhân dân. Hình ảnh Sơn Tinh chống lại và chiến thắng Thủy Tinh từ lâu đã là một biểu tượng cho hình ảnh chống lũ lụt của nhân dân ta. Dù lũ lụt có ghê gớm nhưng nhân dân ta vẫn kiên cường, bất khuất chống lại, và việc đẩy lùi thiên tai kia chỉ là vấn đề thời gian. Chính bằng sức mạnh và trí tuệ, con người đã dần chế ngự được cơn thịnh nộ của thiên nhiên, mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Sơn Tinh, Thủy Tinh là hai nhân vật để lại trong em nhiều cảm xúc và suy nghĩ. Trước hết, Sơn Tinh là một người thật lòng yêu thương Mị Nương. Chàng đã dùng hết tài nghệ và tâm trí để kiếm đủ voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao làm sính lễ để tới thật sớm hỏi cưới công chúa về làm vợ. Chỉ những ai có tình yêu chân thật thì mới bỏ ra nhiều công sức như vậy! Tiếp đến, Sơn Tinh là một vị thần tài phép và trí tuệ. Khi Thủy Tinh dâng nước đánh mình, chàng đã không hề lo sợ, nao núng mà dùng phép bốc từng quả núi dựng thành bức tường thành kiên cố, ngăn dòng nước dữ làm hại đến hoa màu, thôn xóm. Nhân vật Thủy Tinh cũng có những năng lực phi thường chẳng kém gì Sơn Tinh, hô mưa gọi gió, chúa vùng nước thẳm. Nhưng vì chậm chễ trong việc tìm kiếm sính lễ và đến muộn nên không thể cưới được Mị Nương. Do tính tình nóng nảy cho nên Thủy Tinh mới luôn tìm cách trả thù, gây ra lũ lụt hàng năm, làm thiệt hại đến nhân dân. Hình ảnh Sơn Tinh chống lại và chiến thắng Thủy Tinh từ lâu đã là một biểu tượng cho hình ảnh chống lũ lụt của nhân dân ta. Dù lũ lụt có ghê gớm nhưng nhân dân ta vẫn kiên cường, bất khuất chống lại, và việc đẩy lùi thiên tai kia chỉ là vấn đề thời gian. Chính bằng sức mạnh và trí tuệ, con người đã dần chế ngự được cơn thịnh nộ của thiên nhiên, mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
nếu thích bạn có thể tick cho mình nhé mình sẽ tick lại ko thiệt đâu
cảm ơn bạn
a. Ví dụ về bài thơ: "Mẹ vắng nhà ngày bão" - Đặng Hiển
b. Nhật kí đọc sách:
Tên bài thơ: Mẹ vắng nhà ngày bão
Tên tác giả: Đặng Hiển
Từ dùng hay: là số đếm được dùng trong bài thơ
" Hai chiếc giường ướt một
Ba bố con nằm chung"
Hình ảnh đẹp: Ngày bão mẹ vắng nhà, ba bố con đều vất vả. Nhà dột, ba bố con phải nằm chung. Củi mùn để nấu cơm thì bị ướt nên khi đun nấu khói làm mắt đỏ hoe. Ba bố con phải đảm nhiệm mọi việc: chị hái lá nuôi thỏ, em chăn đàn vịt, bố đi chợ mua cá về nấu canh chua.
c. Chia sẻ với bạn:
Cảm xúc sau khi đọc bài thơ: Bài thơ diễn tả cảm xúc vui mừng khôn xiết của gia đình sau nhiều ngày mong ngóng mẹ về. Mẹ đi vắng, cũng là lúc cơn bão ập đến. Cơn bão của thiên nhiên hay cơn bão trong lòng mỗi người khi không có mẹ? Mẹ trở về, thời gian xa vắng đã kết thúc, giống như cơn bão đã tan, trời lại quang mây, lặng gió. Người mẹ được tác giả so sánh như “nắng mới” trở lại, làm cho gian nhà ẩm ướt sau cơn bão như “sáng ấm” lên. Hình ảnh “nắng mới” là hình ảnh của mẹ, mẹ đã trở về xua đi sự trống trải, sự mong mỏi của mọi người trong gia đình.
Bài tham khảo: Chọn đề 1
Trong cuộc sống của chúng ta không thể nào thiếu được lòng tốt, tình yêu thương bởi nó là thứ tình cảm gắn kết con người gần nhau hơn. Và một trong những câu chuyện đã truyền cảm hứng về tình người cho em đó là câu chuyện “Tờ báo tường của tôi” của tác giả Nguyễn Luân. Câu chuyện đã cho chúng ta một bài học tình người vô cùng quý giá.
Ngay từ lần đầu tiên đọc câu chuyện, em đã rất ấn tượng. Bởi câu chuyện đã đề cập bài học sâu sắc về tình người, giúp đỡ người khác lúc khó khăn. Không chỉ vậy, câu chuyện còn có một chi tiết cảm động đối với em. Đó là chi tiết mặc dù trời nhá nhem tối, khu rừng âm u nhưng cậu bé vẫn vượt qua nỗi sợ hãi để băng qua rừng thật nhanh vì người bị nạn. “Trời bắt đầu nhá nhem tối. Khu rừng âm u. Tiếng mấy con chim kêu “túc... túc...” không ngớt. Tôi chạy nhanh hơn. Gió thổi vù vù bên tai, bàn chân đau nhói vì giẫm lên đá răng mèo. “Phải cố lên! Người bị nạn nguy mất...”.” Chính nhờ sự dũng cảm, gan dạ và lòng tốt của cậu bé mà người bị nạn đã nhanh chóng được các chú bộ đội biên phòng cứu giúp.
Câu chuyện “Tờ báo tường của tôi” đã truyền không chỉ cho em mà cho tất cả mọi người bài học về lòng tốt. Em hứa sẽ giống như cậu bé trong câu chuyện, sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc khó khăn..
Tham khảo:
Trong cuộc sống của chúng ta không thể nào thiếu được lòng tốt, tình yêu thương bởi nó là thứ tình cảm gắn kết con người gần nhau hơn. Và một trong những câu chuyện đã truyền cảm hứng về tình người cho em đó là câu chuyện “Tờ báo tường của tôi” của tác giả Nguyễn Luân. Câu chuyện đã cho chúng ta một bài học tình người vô cùng quý giá.
Ngay từ lần đầu tiên đọc câu chuyện, em đã rất ấn tượng. Bởi câu chuyện đã đề cập bài học sâu sắc về tình người, giúp đỡ người khác lúc khó khăn. Không chỉ vậy, câu chuyện còn có một chi tiết cảm động đối với em. Đó là chi tiết mặc dù trời nhá nhem tối, khu rừng âm u nhưng cậu bé vẫn vượt qua nỗi sợ hãi để băng qua rừng thật nhanh vì người bị nạn. “Trời bắt đầu nhá nhem tối. Khu rừng âm u. Tiếng mấy con chim kêu “túc... túc...” không ngớt. Tôi chạy nhanh hơn. Gió thổi vù vù bên tai, bàn chân đau nhói vì giẫm lên đá răng mèo. “Phải cố lên! Người bị nạn nguy mất...”.” Chính nhờ sự dũng cảm, gan dạ và lòng tốt của cậu bé mà người bị nạn đã nhanh chóng được các chú bộ đội biên phòng cứu giúp.
Câu chuyện “Tờ báo tường của tôi” đã truyền không chỉ cho em mà cho tất cả mọi người bài học về lòng tốt. Em hứa sẽ giống như cậu bé trong câu chuyện, sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc khó khăn..
Trong số các bài đọc đã được học ở lớp bốn, em thích nhất là bài đọc "Thành phố nối hai châu lục". Bằng cách kể chuyện vô cùng hấp dẫn, tác giả đã cho em thấy nét đẹp vô cùng độc đáo ở I-xtan-bun. Đó là nét đẹp hòa quyện giữa cổ kính và hiện đại, giữa, náo nhiệt và trầm lặng, giữa châu Á và châu Âu. Hình ảnh đường phố I-xtan-bun cũng được hiện lên với những thánh đường lừng lững, cung điện tráng lệ, trung tâm mua sắm tấp nập. Bên cạnh đó, hình ảnh con người cũng không kém phần thú vị như các nghệ sĩ đường phố với đủ thể loại nhạc cụ. Bài đọc đã dẫn em đi du lịch tại một thành phố thật tuyệt vời.