K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2021

tham khảo:

Sau khi Kiều bị Mã Giám Sinh lừa gạt, nàng rơi vào nanh vuốt của mụ Tú Bà bán thịt buôn người. Hiểu ra tình cảnh nhục nhã, éo le của mình. Kiều đã liều tự sát. Sợ bị mất món lời to, Tú Bà hoảng hốt vội cứu sống Kiều và tạm cho nàng ra ở lầu Ngưng Bích, với lời hứa sẽ gả chồng tử tế cho nàng. Trong những ngày này, Kiều sống trong tâm trạng khôn xiết buồn bã, đau đớn. Bằng ngòi bút tài hoa, Nguyễn Du đã vẽ nên cảnh Kiều ở lầu Ngưng Bích thành một bức tranh tâm tình đầy xúc động:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

…………………………………..

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Đoạn trích trên nói lên tâm trạng nàng Kiều ở lầu Ngưng Bích: buồn tủi, thương nhớ người yêu, nhớ cha mẹ, xót thựơng thân phận cay đắng của mình.

Đoạn thơ là một minh chứng tỏ quan điểm: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ của thi hào Nguyễn Du. Cảnh vật thiên nhiên ở đây bị bao phủ một nỗi buồn trĩu nặng bởi Kiều nhìn cảnh bằng cặp mắt u uất, đau thương. Nỗi buồn tơ lòng người thấm vào cảnh vật và cảnh vật hoang vắng, đìu hiu càng gợi mối sầu trong lòng người con gái bất hạnh là Kiều.

Đang sống trong không khí ấm êm, đùm bọc của gia đình; đang say sưa hạnh phúc với mối tình đầu ngọt ngào, trong sáng, Kiều bỗng dưng bị rơi vào cạm bẫy của cuộc đời. Nàng bị lừa gạt trắng trợn, bị đánh đập dã man, bị xúc phạm đến phẩm hạnh. Bao tai biến dồn dập đến với nàng trong một thời gian quá ngắn. Cả thể xác lẫn tâm hồn nàng bị những thế lực đen tối giày xéo, chà đạp không thương tiếc. Giờ đây, một mình ngồi trước lầu Ngưng Bích, giữa chốn đất khách quê người, Kiều hoàn toàn cô đơn, không một người thân thích để chia sẻ tâm sự đau thương. Bởi vậy, nỗi buồn đau càng lớn, càng sâu. Thúy Kiều chỉ còn biết san sẻ nỗi lòng cùng cảnh vật quanh nàng.

Sáu câu đầu là cảnh lầu Ngưng Bích. Cảnh được tác giả vẽ lên bằng những nét chấm phá: vẻ non xa, tấm trăng gần, bốn bề bát ngát, cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia. Cảnh đẹp, nhưng thật buồn, mênh mông hoang vắng, lạnh lẽo. Nguyễn Du đã mượn cảnh để nói lên tâm trạng nàng Kiều:

Trước lầu Ngưng Bích khóa son,

Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung.

Cha mẹ, các em, người yêu,... tất cả đã xa xôi, cách biệt với Kiều. Sống giữa một lũ mặt người dạ thú như Tú Bà, Mã Giám Sinh, Kiều chẳng khác gì một chú cừu non giữa bầy lang sói. Có ai hiểu nổi lòng nàng trong tình huống này? Nhìn một dáng núi xa, ngắm một vầng trăng gần, nàng cảm thấy đó là bè bạn. Nhưng những những người bạn không lời này đâu có an ủi, chia sẻ được nỗi buồn đang chất ngất trong lòng nàng? Bởi thế, nỗi buồn không thể nào vơi cạn.

Dõi tầm mắt ra bốn phương, tám hướng, không hướng nào lóe lên được một chút vui:

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.

Không một bóng người, chỉ có không gian mênh mông, hoang vắng và buồn tẻ. Ướm vào thân phận nàng, nàng nào có khác chi hạt cát, hạt bụi nhỏ nhoi kia? Giữa người với cảnh vừa có nét tương phản, vừa có nét tương đồng. Nỗi buồn của Kiều dường như cũng mở ra đến vô cùng như không gian bát ngát trước mắt nàng. Càng cảm thương cho thân phận, cõi lòng nàng càng tan nát:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Cảnh buồn hay gợi nhớ. Kiều lặng lẽ, âm thầm gạt lệ khi hồi tưởng về bao điều tốt đẹp nay đã thành quá khứ.

Nàng nhớ người yêu cùng với mối tình đầu mãnh liệt và trong sáng:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Hình ảnh hai người cùng uống chén rượu thề trăm năm gắn bó đêm nào dưới vầng trăng vằng vặc giữa trời giờ vẫn còn đậm nét, tươi nguyên trong kí ức nàng. Nàng thương chàng Kim giờ này đang sốt ruột chờ trông tin tức người yêu. Nghĩ về cha mẹ, lòng Kiều xót xa, đau đớn:

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai biết mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

Nàng đã đi xa biền biệt, lấy ai chăm sóc mẹ cha? Tuy đã cố dứt chữ tình để đền chữ hiếu nhưng nàng vẫn không khỏi băn khoăn, thổn thức khi nghĩ đến cảnh cha già mẹ yếu tựa cửa hôm mai, mòn mỏi đợi mong con trong vô vọng. Điều đó càng khẳng định rõ nàng là người con hiếu thảo.

Mang một tâm trạng như thế nên Kiều nhìn đâu cũng chỉ thấy buồn:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh.

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Bốn lần, từ "buồn trông” được nhắc lại; mỗi lần mở đầu cho một cảnh. Kiểu kết cấu lặp này gây ấn tượng mạnh về nỗi buồn sâu sắc của Kiều. Tám câu thơ, bốn bức tranh phong cảnh nhỏ trong một bức tranh phong cảnh - tâm tình rộng lớn. Bức thứ nhất: “cửa bể chiều hôm” mênh mông màu xám bạc. Trên cái nền ấy nổi lên một cánh buồm đơn độc, thấp thoáng ẩn hiện, không biết về phương trời nào. Bức thứ hai: “ngọn nước mới sa” (nước đổ từ trên cao xuống), cuốn theo những cánh hoa bị sóng gió dập vùi, đẩy đưa vào cõi vô định. Bức thứ ba: “nội cỏ rầu rầu”, héo úa, không còn sức sống. Bức thứ tư: “gió cuốn mặt duềnh, ầm ầm tiếng sóng...”

Chúng ta bắt gặp ở đây bút pháp quen thuộc của Nguyễn Du. Cảnh vật chỉ mang tính ước lệ nhưng phản ánh rõ tình người, cụ thể là nỗi buồn không giới hạn của Kiều. Mỗi cảnh ngụ một ý, tăng dần lên theo suy nghĩ và mặc cảm về thân phận con người: lẻ loi, cô độc, trôi nổi, dập vùi, héo tàn và linh tính báo trước về một tương lai đen tối đầy bão tố.

Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, thi hào Nguyễn Du tỏ ra rất tài hoa trong việc tả cảnh, tả tâm lí nhân vật. Ngòi bút của ông đi sâu vào từng ngõ ngách tâm tư sâu kín của nàng Kiều, khiến người đọc thực sự xúc động, xót xa cho số phận bất hạnh của người con gái tài sắc ấy. Cảnh và tình cứ đan xen, hòa quyện, bổ sung ý nghĩa cho nhau, làm nổi bật chủ đề của đoạn trích. Có thể nói, đây là một trong những đoạn hay nhất trong Truyện Kiều.

14 tháng 10 2021

Tham khảo:

Tóm tắt bài Truyện Kiều bằng sơ đồ tư duy - Top Tài Liệu

2 tháng 8 2021

Em tham khảo nhé:

Chữ "Tâm" mà Nguyễn Du nói đến là tấm lòng của người nghệ sĩ đối với con người, với cuộc đời. ( Người nghệ sĩ nhận thức cuộc sống, trăn trở, cảm thấy cuộc đời thôi thúc mình cầm bút viết ra những suy nghĩ, nỗi niềm, và khi ấy, người nghệ sĩ đã đặt vào trang viết của mình cả trái tim, cả tấm lòng ...)Cái tâm được biểu hiện rất nhiều khía cạnh: thái độ trân trọng, đề cao giá trị con người; đó là nỗi trăn trở, đau đáu, khắc khoải trước nhân tình thế thái; đó là sự đồng cảm, xót thương cho những kiếp đời bất hạnh; đó là niềm mong ước một cuộc sống tốt đẹp cho con người ...Cái tâm của người nghệ sĩ chính là điều góp phần tạo nên giá trị nhân văn lớn lao cho một tác phẩm .Câu thơ của Nguyễn Du còn khẳng định cái tài của nhà văn, nhà thơ là rất đáng trân trọng, nhưng cái tâm vẫn nên đặt cao hơn cái tài.Trong Truyện Kiều, cái tâm của Nguyễn Du được thể hiện sâu sắc, thấm thía. Cái tâm ấy đã góp phần tạo nên giá trị nhân đạo cao cả của tác phẩm và làm nên tầm vóc vĩ đại của Nguyễn Du.

2 tháng 8 2021

em cảm ơn ạ

24 tháng 9 2018

Những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du:

- Tiểu sử

    + Nguyễn Du (1765-1820) quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc có truyền thống về văn học.

    + Cuộc đời Nguyên Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi.

+ Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh, sau đó ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. Năm 1813-1814 ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1820 ông được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, mất tại Huế.

- Học vấn: Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc. Ông có vốn sống phong phú, niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.

- Sự nghiệp: Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn cả bằng chữ Hán và chữ Nôm.

Tóm tắt “Truyện Kiều”:

Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống êm ấm cùng cha mẹ và hai em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong buổi du xuân, Kiều gặp Kim Trọng, thề nguyền đính ước với nhau. Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa đẩy vào lầu xanh, được Thúc Sinh cứu khỏi lầu xanh nhưng bị Hoạn Thư ghen, Kiều phải chốn đi nương náu ở chùa Giác Duyên. Vô tình Kiều lại rơi vào tay Bạc Hạnh, Bạc Bà phải vào lầu xanh lần thứ hai. Kiều gặp Từ Hải. Từ Hải lấy Kiều làm vợ, giúp Kiều báo ân báo oán. Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị giết. Kiều bị bắt ép gả cho tên Thổ Quan. Nàng tủi nhục trầm mình ở sông Tiền Đường, được sư Giác Duyên cứu, nương nhờ cửa phật lần thứ hai. Kim trọng trở lại kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn đi tìm Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim-Kiều gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Kim gặp Kiều đổi tình yêu thành tình bạn.

25 tháng 6 2019

1.Hãy cảm nhận vẻ đẹp của chị em thúy kiều trong bài " chị em thúy kiều "

A.MB
- Truỵện Kiều kiệt tác của ngòi bút thiên tài Nguyễn Du- tác phẩm hay về nhiều mặt.
- Nghệ thuật tả ng¬ười trong truyện Kiều bộc lộ nhiều nét tinh hoa của thơ Nguyễn Du
- Đoạn thơ miêu tả 2 chị em Thúy Kiều x¬a nay đều coi là mẫu mực của bút pháp cổ điển.
B. TB
1. Nhận xét chung
- Nằm trong phần đầu của tác phẩm truyện Kiều- Gặp gỡ và đính ước
- Đoạn trích miêu tả bức chân dung của 2 chị em Thúy Kiều Thúy Vân. Qua đó dự báo số phận của từng nhân vật.
- Đoạn thơ là bức chân dung hoàn chỉnh chặt chẽ, chứng tỏ bút pháp cổ điển điêu luyện:
+ 4 câu đầu vẻ đẹp chung của hai chị em Thúy Kiều.
+ 16 câu tiếp theo vẻ đẹp riêng của Thúy Vân và tài sắc Thúy Kiều
+ 4 câu cuối đức hạnh, phong thái của chị em Thúy Kiều.
* Đánh giá, nhận xét về nghệ thuật toàn đoạn:
2 . Phân tích :
a. Bốn câu đầu.
- Giới thiệu chung về hai chị em trong gia đình, lời giới thiệu cổ điển, trang trọng rằng họ là “tố nga”, đẹp và trong sáng:
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
- Tiếp đến, tác giả miêu tả chung vẻ đẹp của hai chị em trong một nhận xét mang tính chất lí tưởng hóa, tuyệt đối hóa ( đẹp một cách hoàn thiện):
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười
“Mai cốt cách”:là cốt cách của mai: hình mảnh mai, sắc rực rỡ, h¬ương quý phái.
“ tuyết tinh thần”: là tuyết có tinh thần của tuyết: trắng trong, tinh khiết, thanh sạch
Bút pháp ước lệ, hình ảnh AD, 2 vế đối nhau câu thơ trở nên tao nhã gợi cảm, âm điệu nhịp nhàng nhấn mạnh sự đối xứng làm nổi bật vẻ đẹp cân đối hoàn hảo đã gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh tao, trong trắng của người thiếu nữ ở hai chị em Thúy Kiều: Vóc dáng mảnh mai, tao nhã như mai; tâm hồn trắng trong như tuyết. => Đó là vẻ đẹp hài hòa đến độ hoàn mĩ cả hình thức lẫn tâm hồn, cả dung nhan và đức hạnh.
+ Hai chị em đều tuyệt đẹp, không tì vết “mười phân vẹn mười”, song mỗi người lại mang nét đẹp riêng khác nhau “mỗi người một vẻ”.
* Sơ kết: Cái tài của Nguyễn Du là ở chỗ “ mỗi người một vẻ...” – n/v trong t/p cũng như ngoài đời không ai giống ai điều này tạo nên những nét diện mạo, t/c riêng của từng n/v để làm nổi bật đ¬ược vẻ đẹp riêng của từng ng¬ười, ngòi bút của ND đã bộc lộ đ¬ược tất cả sự tài hoa của nghệ thuật tả ng¬ười mà đây là 1đoạn điêu luyện của NT ấy.
b. Phân tích 16 câu tiếp theo
ND: vẻ đẹp của Thúy Vân và tài sắc của Thúy Kiều.
* 4 câu tả Thúy Vân.
- Câu thơ mở đầu: “Vân xem trang trọng khác vời” đã giới thiệu khái quát vẻ đẹp của Thúy Vân:một vẻ đẹp cao sang, quí phái.
- Bút pháp ước lệ tượng trưng, phép ẩn dụ, nhân hoá: “khuôn trăng”, “nét ngài”, “hoa cười ngọc thốt, “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
-> Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu; tính cách thì đoan trang, thùy mị: khuôn mặt đầy đặn, tươi sáng như trăng đêm rằm;lông mày sắc nét như mày ngài; miệng cười tươi thắm như hoa; giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngọc ngà là những lời đoan trang, thùy mị. Mái tóc của nàng đen mượt hơn mây, da trắng mịn màng hơn tuyết.
T/g miêu tả Thúy Vân toàn vẹn, tinh tế từ khuôn mặt, nét mày, điệu c¬ười giọng nói, mái tóc làn da.
* Dùng từ “xem” khéo léo giới thiệu tr¬ước một cách tế nhị thể hiện sự đánh giá chủ quan của ngư¬ời miêu tả, sắc đẹp của Thúy Vân là sắc đẹp t¬ương đối
Miêu tả Vân bằng những nét ¬ước lệ thích hợp Vân đang nảy nở,t¬ươi thắm đoan trang mà hiền dịu, phúc hậu.
-> Vân đẹp hơn những gì mỹ lệ của thiên nhiên – một vẻ đẹp tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh. -> Kì diệu hơn ND vừa miêu tả nhan sắc đã cho thấy ngay số phận nhân vật: “ Mây thua..; tuyết nh¬ường...” tạo hóa “ thua” và “ nh¬ường” ng¬ười đẹp này dễ sống lắm con ngư¬ời này sinh ra là để đ¬ược h¬ưởng hạnh phúc. Dự báo về một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
* 12 câu tả Kiều
- Số lư¬ợng câu chứng tỏ N.Du dùng hết bút lực – lòng yêu mến vào nhân vật này. lấy Vân làm nền để làm nổi bật Kiều, Vân xinh đẹp là thế nh¬ưng Kiều còn đẹp hơn. Nếu Vân đẹp tư¬ơi thắm hiền dịu thì Thúy Kiều lại đẹp sắc sảo
Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Vân trước để làm nổi bật Thúy Kiều theo thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy. Tả kĩ, tả đẹp để Vân trở thành tuyệt thế giai nhân, để rồi khẳng định Kiều còn hơn hẳn: “Kiều càng sắc sảo mặn mà”. Từ “càng”đứng trước hai từ láy liên tiếp “sắc sảo”, “mặn mà” làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều: sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn.
- Nhan sắc :
“Làn……sơn”
- Bằng bút pháp ¬ước lệ, phép ẩn dụ t/g điểm xuyết một đôi nét dung nhan khiến T.Kiều hiện lên rạng rỡ :
+ “làn thu thủy”: đôi mắt long lanh, linh hoạt nh¬ư làn nư-ớc mùa thu gơn sóng.
+ “ nét xuân sơn”: nét mày thanh thản tư¬ơi xanh mơn mởn đẹp như dáng núi mùa xuân tư¬ơi trẻ.
Bình: không miêu tả nhiều nhưng tất cả đều hoàn mĩ, tập trung tả nét chân dung tiêu bi¬êủ của một con người, là “gương” soi là “cửa sổ tâm hồn”. Đôi mắt, không chỉ mang vẻ đẹp bên ngoài mà ẩn chứa thế giới tâm hồn bên trong.
“Hoa ghen, liễu hờn”
phép tu từ nhân hóa, từ ngữ chọn lọc thái độ của thiên nhiên với Kiều. Với vẻ đẹp của Vân thiên nhiên chẳng đố kị mà chịu thua, chịu như¬ờng còn với vẻ đẹp của Kiều “ hoa ghen”, “ liễu hờn” đố kị.
Tả vẻ đẹp lấy từ điển cố “ nhất cố khuynh thành, tái cố khuynh quốc”( một lần quay lại tư¬ớng giữ thành mất thành, quay lại lần nữa nhà vua mất nước)
tạo sự súc tích, có sức gợi lớn vẻ đẹp có sức hút mạnh mẽ( nhớ đến nụ c¬ười của Ba T¬, cái liếc mắt của Điêu Thuyền, một chút nũng nịu của Dương Quý Phi, cái nhăn mặt của Tây Thi, nét sầu não của Chiêu Quân- những ng¬ười đẹp đã làm xiêu đổ thành trì của các v-ương triều phong kiến TQ)
**Tóm lại: Vẻ đẹp của Kiều gây ấn t¬ượng mạnh – một trang tuyệt sắc.
- Tài năng chuyển): Không chỉ là giai nhân tuyệt thế mà Kiều còn có tài – rất đa tài .Sử dụng hơn 6 dòng thơ để giới thiệu tài năng của nàng
- Giới thiệu tố¬ chất thông minh do trời phú, tài làm thơ, vẽ tranh, ca hát, đánh đàn đều đến mức điêu luyện
+ Tài đánh đàn: thể hiện qua từ ngữ “ làu , ăn đứt” những từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng của mình đối với nhân vật Thúy Kiều Kiều thông minh và rất mực tài hoa.
+ Soạn nhạc: Soạn khúc: “ bạc mệnh oán” Tâm hồn đa sầu, đa cảm, phong phú. khúc nhạc dự đoán cho số phận đau khổ, bất hạnh của Kiều sau này.
- So với đoạn tả Thúy Vân, chức năng dự báo còn phong phú hơn.
- Những câu thơ miêu tả nhan săc, tài năng dự đoán số phận thể hiện quan niệm
- “ thiên mệnh” của nho giáo, thuyết “tài mệnh tương đố” của N.Du
( Đầu t/p N.Du viết: Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Cuối t/p “ chữ tài đi với chữ tai một vần”)
=> Kiều đẹp quá, tài hoa quá, hoàn hảo quá nên không thể tránh khỏi sự “ hồng nhan bạc mệnh”.
- Nét tài hoa của ND bộc lộ rõ nét trong nghệ thuật tả ngư¬ời ở đoạn thơ.
- Bút pháp nghệ thuật có tính truyền thống của thơ văn cổ như¬ng ông đã v¬ợt lên đ¬ược cái giới hạn đó. 16 câu tả vẻ đẹp cảu hai chị em Kiều gần nh¬ư đầy đủ vẻ đẹp của ng¬ời phụ nữ theo quan niệm xư¬a: công – dung – ngôn – hạnh. Tài ấy thể hiện cả ở tả tình, tâm hồn của nhân vật và dự báo số phận nhân vật
c, Đức hạnh và phong thái của hai chị em Kiều.
- Cuộc sống “êm đềm”, “ phong lư¬u” khuôn phép, đức hạnh mẫu mực.
- Tác dụng đoạn cuối: khép lại bức chân dung của hai nàng Kiều đồng thời khép lại toàn đoạn trích khiến nó thêm chặt chẽ với t/p, với số phận từng nhân vật. Vân êm ái, Kiều bạc mệnh
- Cách miêu tả - giới thiệu chính xác số phận từng nhân vật.
Cuối đoạn miêu tả vẫn trong sáng, đằm thắm như¬ chở che bao bọc cho chị em Kiều – 2 bông hoa vẫn còn trong nhụy.
3. Tổng hợp, đánh giá:
- Về NT:
+ Cách miêu tả khắc họa tính cách nhân vật của ND rất tinh tế( m.tả hai vẻ đẹp khác nhau – thấy rõ sự khác biệt)
+ Dùng thủ pháp cổ điển m.tả ư¬ớc lệ tư¬ợng trư¬ng( mai..khuôn trăng..ngọc thốt..tuyết..hoa c¬ời.)
+Sử dụng điển cố ... như¬ng mức độ cho từng nhân vật khác nhau, các chi tiết khác nhau
+ Sử dụng miêu tả khái quát cũng biến hóa, uyển chuyển tạo hứng thú với chân dung từng n/v
+Nghệ thuật sử dụng ngôn từ độc đáo, đặc biệt là những từ có giá trị gợi tả cao.
( Ngọc thốt – không là ngọc nói tả ng¬ười con gái đoan trang ít nói
N¬ước tóc – không là màu mái tóc tả suối tóc óng mượt
Nét xuân sơn – Không là dáng xuân sơn tả nét thanh tú xanh nh¬ư sắc mùa xuân)
- Về ND
Giới thiệu tài sắc hai chị em Thúy Kiều- là khúc tráng tuyệt trong truyện Kiều bất hủ của ND. Họ đều là tuyệt thế giai nhân: trẻ, ngây thơ, trong trắng, mõi ng¬ời một vẻ hấp dẫn lạ lùng( Vân đẹp đoan trang, trang trọng, Kiều đẹp sắc sảo mặn mà). Vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp chinh phục thiên thiên còn vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp khiến thiên nhiên phải ghen hờn. Hay nhất là từ việc miêu tả nhân vật – 2 thiếu nữ - 2 vẻ đẹp riêng để rồi dự báo đ¬ược 2 số phận riêng.
C.Kết bài
- Đoạn trích là nhg vần thơ tuyệt tác trong Truyện Kiều bởi: Cái tài của N.Du thật đáng kính nể. Hơn thế là cái tình đáng trọng hơn
- Mỗi chữ mỗi lời trong đoạn thơ đều ẩn chứa niềm th-ương yêu tôn quý con ng¬ười.Tinh thần nhân văn cao quý khiến truyện Kiều trở nên bất tử.

Chúc bạn học tốtyeu

25 tháng 6 2019

3,Cảm nhận hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ " Bài thơ về tiểu đội xe không kính "

* Lập ý:

- Lựa chọn những dòng thơ thể hiện hình ảnh chiếc xe không kính trong toàn bài thơ.

- Xác định ý nghĩa của mỗi hình ảnh đó và sắp xếp chúng theo trình tự hợp lý.

* Lập dàn ý:

Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã khắc hoạ được một hình tượng nghệ thuật độc đáo : những chiếc xe không kính. Một hình ảnh trần truị của đời sống chiến tranh mà giàu ý nghĩa trong việc phản ánh chiến tranh và xây dựng hình tượng người chiến sĩ lái xe quả cảm.

- Những chiếc xe không kính của Phạm Tiến Duật là một hình ảnh thực, thực đến trần trụi đã phản ánh sự khốc liệt của hiện thực chiến tranh. “Bom giật, bom rung” đã phá vỡ kính của xe.

- Bom đạn chiến tranh còn làm cho những chiếc xe biến dạng, trần trụi thêm nữa. Những bộ phận cần có để xe hoạt động ngày càng thiếu, dấu ấn khốc liệt của bom đạn ngày càng nhiều : không có kính, không có đèn, không có mui, thùng xe có xước.

- Những chiếc xe không kính vốn không hiếm trong chiến tranh đã được Phạm Tiến Duật phát hiện và sáng sạo thành hình tượng thơ độc đáo của thời chống Mỹ. Tác giả đã phất hiện chất thơ trên nền hiện thực khốc liệt vốn có của chiến tranh. Những chiếc xe không kính là phông nền làm nổi bật lên hình ảnh những chiến sĩ lái xe quả cảm, tinh nghịch, coi thường hiểm nguy.

Chúc bạn học tốtyeu

9 tháng 10 2021

Mn giúp em vs ạ:3

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 9 2019

1. Mở bài: Giới thiệu dẫn dắt nhận định và trích đoạn.

2. Thân bài:

a. Giải thích:

- "Lời văn tả ra như máu chảy ở đầu ngòi bút, nước mắt thấm trên tờ giấy" chính là cách nói nhân hóa, so sánh để nói về tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều. Điều đó cho thấy Nguyễn Du đã viết Truyện Kiều bằng cả cái tài và cái tâm của người nghệ sĩ.

- "Khiến ai đọc cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột" ý nói sức lay động và tác động lớn của Nguyễn Du tới bao thế hệ độc giả. 

- Cả câu: Khẳng định cái tài cái tâm của Nguyễn Du đã khiến mọi thế hệ độc giả đều bị lay động.

b. Chứng minh qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.

- Phân tích 6 câu đầu: Nỗi niềm cô đơn, buồn tủi của Thúy kiều trước lầu Ngưng Bích

- Phân tích 8 câu tiếp: Nỗi nhớ người yêu và mẹ cha của Thúy Kiều

- Phân tích 8 câu cuối: Nỗi buồn đau, lo lắng của Kiều cho cuộc đời của chính mình

=> Qua đoạn trích ta thấy được cái tâm của Nguyễn Du: ông đã hóa thân và am hiểu diễn biến tâm lí của nhân vật. Vì thế mà Nguyễn Du đã để Thúy Kiểu nhớ về người yêu trước rồi mới nhớ về mẹ cha. Sau đó, bức tranh tứ bình tả cảnh ngụ tình lại góp phần thể hiện được nội tâm sâu sắc nhất của nàng Kiều.

c. Đánh giá

- Nhận định trên là hoàn toàn đúng. 

- Nhận định trên phần nào được làm sáng tỏ qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.

- Mở rộng: Ngoài ra nhận định còn được thể hiện qua nhiều đoạn trích khác của Truyện Kiều như Nỗi thương mình, Trao duyên,...

27 tháng 8 2019

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, dẫn vào yêu cầu của đề.

2. Thân bài:

a. Giải thích nhận định:

- Con mắt trông thấu sáu cõi: có tầm nhìn, là người có cái nhìn thấu thị. Không chỉ trông thấu bản chất sự đời mà còn hiểu được lòng người.

- Tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời: Từ hiểu được lòng người mà thương cảm, đồng cảm, trân trọng ngợi ca,...

- Cả câu: Nguyễn Du là người am hiểu sự đời, lòng người, có trái tim lớn, khối óc lớn. Nhưng tư tưởng vượt tầm thời đại của ông được gửi gắm và phản ánh trong hầu hết các sáng tác văn học, nổi bật là Truyện Kiều.

b. Chứng minh

* Phản ánh con mắt trông thấu sáu cõi: Phản ánh hiện thực xã hội: xã hội bất công, xã hội đồng tiền, xã hội đẩy con người vào tình trạng khốn cùng.

- Kiều buộc pải bán mình vì gia đình nàng bị thằng bán tơ vu oan.

- Bán mình làm vợ lẽ nào ngờ rơi vào tay bọn buôn thịt bán người, lại bị đẩy vào lầu xanh.

- Bị đẩy vào lầu xanh, chuẩn bị tự tử thì bị Tú Bà đem giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, chuẩn bị thực hiện âm mưu mới hãm hại Kiều.

* Phản ánh tấm lòng của nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn:

- Đồng cảm xót thương.

+ Kiều đau đớn tủi hổ, bẽ bàng, tù túng nơi lầu Ngưng Bích

+ Kiều nhớ người yêu.

+ Kiều nhớ và lo cho cha mẹ.

+ Kiều lo lắng cho chính mình.

- Trân trọng ngợi ca.

+ Kiều làm tròn chữ hiếu, bản thân bán mình không biết rồi đây sẽ lưu lạc ở đâu nhưng vẫn trông về quê hương, nhớ mẹ cha, áy náy vì chưa làm tròn ân nghĩa với chàng Kim.

+ Người con gái có nhân cách thanh cao, ý thức được thân phận và tình cảnh của mình để biết tủi hổ bẽ bàng. (Nếu là người phẩm chất không đoan chính, có thể nàng đã sẵn sàng hòa vào và nhập vào cuộc đời xô bồ ấy để được sống nhẹ nhàng, chứ không phải là tự tử, ân hận, áy náy, nhớ nhung)

- Lên án phê phán tố cáo.

+ Xã hội đồng tiền.

+ Xã hội bất nhân, táng tận lương tâm.

(Khi phân tích nội dung kết hợp với phân tích nghệ thuật)

c. Đánh giá:

- Khẳng định lại giá trị của đoạn trích.

- Khẳng định tính đúng đắn của nhận định

3. Kết bài:

- Nêu suy nghĩ của bản thân.

- Liên hệ, mở rộng.

13 tháng 11 2019

cảm ơn cô rất nhiều,mặc dù em không phải người hỏi nhưng em đang ôn học sinh giỏi,cần phải phân tích bài này,nhờ vào dàn ý của cô em có thể làm tốt bài văn của mình hơn ạ!