Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Viết 2 bài văn cho đề văn nghị luận:"Bàn về tinh thần tự học của học sinh THCS hiện nay".
---BÀI LÀM 1:---
Tất cả học sinh trên một đất nước đều được học một chương trình như nhau nhưng trình độ rất khác nhau bởi kết quả học'tập của mỗi cá nhân còn phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp và hiệu quả tự học của mỗi học sinh. Nói cách khác, tự học là một trong những nhân tố quyết định kết quả học tập của mỗi người.
Học là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ nàng của một cá thể học tập nào đó. Hoạt động học có thể diễn ra dưới hai hình thức, dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo - hoạt động này diễn ra trong những không gian cụ thể, thời gian cụ thể, những điều kiện và quy tắc cụ thể và có giới hạn về thời gian. Tự học là dựa trên cơ sở của những kiến thức và kĩ nãng đã được học ở nhà trường để tiếp tục tích lũy tri thức và rèn luyện kĩ năng. Hình thức này không có giới hạn về thời gian, nghĩa là học suốt đời.
Thực tế ngày nay cho thấy cách học phổ biến của học sinh chưa mang lại hiệu quả cao. Nhiều bạn đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp. Thầy cô dạy như thế nào thì hiểu và học như thế dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo. Và cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mươi lăm phút trên lớp của thầy cô mà dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm tràn lan. Mà khi đã học thêm tràn lan thì lại càng khiến mọi người không chịu tự học, càng thêm phụ thuộc vào việc học thêm. Hơn nữa, ngày nay khi việc học được nâng cao thì có quá nhiều sách tham khảo, văn mẫu, hướng dẫn... dẫn đến việc học sinh lười suy nghĩ trong khi làm các bài tập. Hậu quả của nhừng việc trên rất nặng nề vì sẽ dễ dẫn đến hiện tượng học vẹt - học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đề được nêu ra trong bài dẫn đến việc học xong là quên ngay, không làm được các bài tập thực hành, chỉ học lí thuyết suông, kiến thức sẽ ngày càng rỗng,... Một khi kiến thức đã trang bị không chắc chắn thì kết quả sẽ không bao giờ cao.
Tinh thần tự học là ý thức học, ý thức ấy dần trở thành một nhu cầu thường trực đốì với chủ thể học tập; là có ý chí vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để tự học một cách có hiệu quả; là có phương pháp học phù hợp với trình độ bản thân, hoàn cảnh điều kiện cụ thể. Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài giáng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Và qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, củng cố và nâng cao kiến thức đã học. Vì vậy, chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhất mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình. Ví như các vị danh nhân nổi tiếng trên thế giới thành đạt trong sự nghiệp học tập, có được kiến thức uyên thâm cũng là nhờ biết chủ động tự học mà dần đến thành công. Đó là Thần đồng Lương Thế Vinh khi xưa, nhờ cố gắng chủ động tự học cộng với phẩm chất thông minh trời ban mà sau đỗ trạng, chế ra bảng cửu chương còn lưu truyền mãi đến ngày nay,... Hay vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta cũng đã từng nỗ lực tự học. Bác đã tự say mê tìm tòi học hỏi và đã thành công, thông thuộc được nhiều ngôn ngữ của các nước trên thế giới và tìm ra được con đường cứu nước, đưa cả dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp hướng đến nền độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc ngày nay.
Chính vì vậy, tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập, mang lại một kết quả học tập cao nhất. Nếu biết nỗ lực tự học, chúng ta sẽ thành công, sẽ có được một tương lai rộng mở cho chính mình. Nếu chúng ta học tập thành công, chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới.
---BÀI LÀM 2---
Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu còn trẻ mà chẳng chịu học hành thì khôn lớn sẽ chẳng làm được việc gì có ích” hoặc “Nhân bất học bất tri lí”. Vậy thì chúng ta cần học thế nào cho đúng, cho có hiệu quả? Và qua kinh nghiệm bao đời được đúc kết, người ta đã nhận ra rằng chỉ có tự học mới là phương pháp hữu hiệu nhất.
Trước hết ta phải hiểu “tự học” là như thế nào? Nếu học là quá trình tìm hiểu, thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của bản thân thì tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kĩ năng cho mình. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác. Qúa trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo … Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất.
Học là một hành động không thể thiếu đối với tất cả mọi người từ khi sinh ra cho đến suốt cuộc đời. Mỗi người muốn tồn tại phát triển và thích ứng được với xã hội thì cần phải học tập ở mọi hình thức bởi cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Lê Nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trog xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vài trò vô cùng quan trọng.
Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức ta đã học một cách hữu ích hơn trog cuộc sống. không những thế, tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ nại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.
Tự học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Chính vì vậy, tự học là một việc làm độc lập gian khổ mà không ai có thể học hộ, học giúp. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức. Thực tế đã cho ta thấy những tấm gương tự học như Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học, bằng tinh thần tự ông đã trở thành một đại văn hào của Nga. Mạc Đĩnh Chi vì nhà nghèo, không có tiền mua đầu thắp sáng nên ông đã bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Hay nhà toán học Lương Thế Vinh từ một đứa trẻ chăn trâu vẫn luôn tu chí học hành, hoặc không ai xa đó là Bác Hồ từ một anh Ba phụ bếp, người thợ ảnh ở ngõ nhỏ đến người làm việc quét tuyết trog công viên, Bác vẫn không ngừng tiếp thu và học tập để nâng cao hiểu biết về văn hóa và người đã trở thành một doanh nhân văn hóa thế giới… Những minh chứng trên phải chăng đã quá sáng tỏ để nhận ra rằng, có tự học, chúng ta mới xác định được năng lực của bản thân. Khổng Tử đã dạy: “Bể học không bờ”, vì thế ta không nên nản lòng khi thấy việc học của ta còn nông cạn, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm và ta cần phải cố gắng bồi đắp bằng ý chí và nghị lực của mình bởi việc tích lũy kiến thức của con người như “Kiến tha lâu có ngày đầy tổ”.
Nhưng lại có một thành phần các bạn trẻ ngày nay được học ở trường dưới sự dìu dắt của thầy cô nhưng chỉ học chay, học vẹt, học dựa dẫm thì kết quả sẽ không có hoặc chỉ là những điểm ảo. Một khi các bạn ấy tự bơi vào biển rộng, họ sẽ chìm ngập vì không có phao, không có bàn tay của thầy cô nâng đỡ. Phải chăng đó là điều các bạn muốn? Để tự tin hơn trong học tập, cũng như cuộc sống sau này, mỗi người cần phải trang bị một khối lượng kiến thức cũng như một phương pháp học phù hợp, phải xác định đúng mục đích và động cơ học tập; học để nắm vững kiến thức cơ bản, học và làm bài đầy đủ để củng cố kiến thức… tham khảo trong cuộc sống để mở rộng vốn hiểu biết… Học ở sách là một trog những phương pháp tự học tốt nhất nhưng việc học này cần phải được thực hiện thật nghiêm túc, tức là đọc có chọn lọc, suy nghĩ, có hệ thống chứ không phải là chép, học thuộc để đối phó… Vẫn còn rất nhiều phương pháp tự học. Vì vậy, mỗi người cần phải chọn cho mình một cách học phù hợp và hiệu quả nhất.
Việc tự học có ý nghĩa to lớn như vậy nên bản thân chúng ta phải xây dựng cho mình tihh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Từ đó bản thân mỗi con người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trog học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.
Càng hiểu vai trò và ý nghĩa của việc tự học, em càng cố gắng và quyết tâm học tập hơn. Bởi tự học là con đường ngắn nhất và là duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ của mình trở thành hiện thực.
Bài này cũng hay nè bạn:
Tự học là gì ? Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại và tự học là việc con người phát huy những kiến thức,kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực,khả năng của riêng mình. Thực tế ngày nay cho thấy các cách học của các bạn chưa mang lại hiệu quả cao.
Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài giảng của thầy cô.
Và cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mười lăm phút trên lớp của thầy cô mà dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm tràn lan. Mà khi đã học thêm tràn lan thì lại càng khiến mọi người không chịu tự học, càng thêm phụ thuộc vào việc học thêm. Thêm việc ngày nay khi việc học được nâng cao thì có quá nhiều sách tham khảo, văn mẫu, hướng dẫn…dẫn đến việc học sinh đâm lười suy nghĩ trong khi làm các bài tập.
Hậu quả của những việc trên rất nặng nề vì như vậy sẽ dễ dẫn đến hiện tượng “học vẹt”: học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đền được nêu ra trong bài dẫn đến việc học xong là quên ngay, kiến thức không bền và sẽ không làm được các bài tập thực hành, chỉ học lí thuyết suông, kiến thức sẽ ngày càng rỗng, thành tích học tập sẽ càng sút kém khiến mọi người đâm nãn chí. Một khi kiến thức đã trang bị không chắc chắn thì kết quả sẽ không bao giờ cao.
Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho bản thân là rất quan trọng. Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình ti vi,từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh,những kinh nghiệm sống của nhân dân.
Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp,tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Và qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành,giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng,củng cố và nâng cao kiến thức đã học.Vì vậy,chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhất mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình.
Ví như các vị danh nhân nổi tiếng trên thế giới thành đạt trong sự nghiệp học tập,có được kiến thức uyên thâm cũng là nhờ biết chủ động tự học mà dẫn đến thành công như Thần đồng Lương Thế Vinh khi xưa,nhờ cố gắng chủ động tự học cộng với phẩm chất thông minh trời ban mà sau đỗ trạng,chế ra bảng cửu chương còn lưu truyền mãi đến ngày nay…hay Trạng nguyên lừng danh Mạc Đinh Chi, lúc nhỏ nhờ biết chủ động tự học, sáng tạo cách học bắt đom đóm bỏ vỏ trứng mà sau đỗ trạng, đi xứ làm rạng danh nước nhà, được phong “Lưỡng Quốc Trạng Nguyên” vang danh hai nước, ghi vào sử sách nhân loại về những tấm gương tự học sáng ngời.
Tuy phương pháp tự học đã có từ lâu đời những đó là một phương pháp rất có hiệu quả cho việc học tập.Tôi khẳng định rằng tự học là chìa khóa,là con đường đưa ta đến thành công…Vị lãnh tụ vĩ đại ngày trước của dân tộc Việt Nam ta cũng đã từng nỗ lực tự học, Bác đã tự say mê tìm tòi học hỏi và đã thành công,thông thuộc được nhiều ngôn ngữ của các nước trên thế giới và tìm ra được con đường cứu nước,đưa cả dân tộc Việt Nam ra khỏi ách đô hộ của giặc Tây tàn ác, hướng đến nền độc lập,dân chủ,tự do,hạnh phúc ngày nay.
Chính vì vậy,tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập,mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể.Nếu chúng ta biết nỗ lực tự học,chúng ta sẽ thành công,sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính mình.Nếu chúng ta học tập thành công,chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội,cho đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới.
Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu còn trẻ mà chẳng chịu học hành thì khôn lớn sẽ chẳng làm được việc gì có ích” hoặc “Bất học bất tri lí”. Vậy thì chúng ta cần học thế nào cho đúng, cho có kết quả? Và qua kinh nghiệm bao đời được đúc kết, người ta đã nhận ra rằng chỉ có tự học mới là phương pháp hữu hiệu nhất.
Suốt lịch sử phát triển mấy nghìn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ. Vì thế, muốn tiếp thu những tinh hoa ấy, con người chỉ có một cách duy nhất là phải học suốt đời. Bác Hồ đã từng dạy: “Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân”, Lê-nin đã khuyên: “Học, học nữa, học mãi”. Vì thế, tự học là xác định được ý thức, học có mục đích và học một cách tự giác.
Thực tế đã cho ta thấy những tấm gương tự học như Mạc Đĩnh Chi vì nhà nghèo, không có tiền mua dầu thắp sáng nên ông đã bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Hay nhà toán học Lương Thế Vinh từ một đứa trẻ chăn trâu vẫn luôn tu chí học hành, hoặc không ai xa là Bác Hồ từ một anh Ba phụ bếp, người thợ ảnh ở ngõ nhỏ đến người thợ quét tuyết trong công viên, Bác vẫn không ngừng tiếp thu và học tập để nâng cao hiểu biết về văn hóa, lịch sử nhân loại, rút ra những kinh nghiệm bổ ích và Người đã trở thành một danh nhân văn hóa thế giới…
Những minh chứng trên phải chăng đã quá sáng tỏ để nhận ra rằng, có tự học, chúng ta mới xác định được năng lực của bản thân. Khổng Tử đã dạy: “Bể học không bờ”, vì thế ta không nên nản lòng khi thấy việc học của ta còn nông cạn, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm và ta cần phải cố gắng bồi đắp bằng ý chí và nghị lực của mình bởi việc tích lũy kiến thức của con người như “Kiến tha lâu đầy tổ”.
Càng học chúng ta mới nhận ra rằng có tự học, chúng ta mới tiến bộ nhanh và có những kết quả vững chắc. Tự học sẽ giúp chúng ta có thêm nghị lực, niềm tin trong cuộc sống. Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “Học vấn như những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào”. Vì thế bước đường tự học bao giờ cũng sẽ bắt đầu với nhiều trở ngại, khó khăn dễ làm ta chùn bước nhưng nếu ta có ý chí, quyết tâm vươn lên trở ngại khó khăn thì những đắng cay sẽ cho ta những hoa quả ngọt ngào. Lúc bấy giờ, ta mới thấy được hết giá trị của học vấn. Như cô bé Trần Bình Gấm bán khoai đã đậu ba trường đại học, nhận học bổng “Học trò giỏi- hiếu thảo” của báo Tuổi trẻ bằng tinh thần tự học, bằng sự cần cù, siêng năng, vượt qua khó khăn, không ngừng nâng cao kiến thức của bản thân mình là một tấm gương cho bao bạn trẻ hôm nay.
Nhưng lại có một thành phần các bạn trẻ ngày nay được học ở trường dưới sự dìu dắt của thầy cô nhưng chỉ học chày, học vẹt, học dựa dẫm thì kết quả sẽ không có hoặc chỉ là những điểm ảo. Một khi các bạn ấy tự bơi vào biển rộng, họ sẽ chìm ngập vì không có phao, không có bàn tay của thầy. Phải chăng đó là điều các bạn muốn? Để tự tin hơn trong học tập cũng như cuộc sống sau này, mỗi người cần phải trang bị một khối lượng kiến thức cũng như một cách học phù hợp, phải xác định đúng mục đích và động cơ học tập; học để nắm vững những kiến thức cơ bản, học và làm bài đầy đủ để cũng cố kiến thức… tham khảo trong cuộc sống để mở rộng vốn hiểu biết… Học ở sách là một trong những phương pháp tự học tốt nhất nhưng việc học này cần phải được thực hiện thật nghiêm túc, tức là đọc có chọn lọc, suy nghĩ, có hệ thống chứ không phải là chép, học thuộc để đối phó… Vẫn còn rất nhiều phương pháp tự học, vì vậy, mỗi người cần phải tự chọn cho mình một cách học phù hợp và hiểu quả nhất.
Tự học là phương pháp tốt nhất để tiếp thu, tích lũy những điều thú vị ở quanh ta. Mỗi người cần tập dần tính tự học để có kiến thức uyên bác làm giàu cho đất nước. Thế hệ trẻ ngày nay muốn chiếm lĩnh được đỉnh cao khoa học, làm chủ cuộc sống và tương lai thì phải xác định được phương pháp học tập đúng đắn nhất là tự học.
Trong thời đại khoa học công nghệ đang phát triển không ngừng, chúng ta thừa kế những bài học từ các nghiên cứu đó. Tuy nhiên tinh thần tự học là điều mà mỗi người nên rèn luyện và phát huy hằng ngày. Tinh thần tự học sẽ giúp cho chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân hơn.
Tự học là gì? Tự học chính là tự tìm hiểu, tự mày mò, tự khai thác kiến thức bằng những gì mắt nghe tai thấy. Tự học là tinh thần đáng học hỏi, đáng ngưỡng mộ và cần phải phát huy. Mỗi một con người, tự khi sinh ra không phải cái gì cũng biết, cái gì cũng thông thạo, cần phải có quá trình tìm tỏi để có thể tìm ra được điều mà mình muốn. Điều này sẽ giúp cho bản thân không những lĩnh hội được nhiều điều mà còn mở mang được kiến thức, rèn luyện mình ngày càng phát triển hơn.
Những điều mà tự bản thân mình tìm tòi ra sẽ nhớ được lâu hơn, hiểu được sâu hơn những gì lĩnh hội từ người khác. Người xưa từng nói không biết thì phải học, phải hỏi. Vậy cớ sao không biết mà bản thân không chịu đi tìm tòi, học hỏi, ỉ lại người khác truyền đạt lại. Như vậy thật sự rất lãng phí thời gian.
Tuy nhiên cách học của nhiều học sinh hiện nay lại không mang lại hiệu quả tốt vì họ không thường xuyên rèn luyện và trau dồi tinh thần tự học. Học sinh chỉ dựa vào những bài giảng vẻn vẻn 45 phút ở trên lớp mà không chịu đi tìm hiểu, khám phá ở bên ngoài. Chính vì lệ thuộc vào thầy cô như vậy mà học sinh luôn rơi vào trạng thái bị động, không biết cách ứng phó với những đề bài có hướng gợi mở.
CHính thầy cô phải là người rèn luyện tính tự học ấy ở các em. Thầy cô không nên rập khuôn bài giảng mà nên giảng theo hướng mở để các em có thể theo đó mà tìm tòi thêm. Đây cũng chính là vấn đề nan giải của nền giáo dục nước nhà khi quá lệ thuộc vào sách giáo khoa. Và hậu quả là điều mà các em phải nhận. Tình trạng học vẹt, học chay, học tủ cũng từ đó mà xuất hiện.
Các em học sinh hổng kiến thức rất nhiều những không chịu tìm tòi, khai phá. Việc dựa dẫm quá nhiều vào tài liệu tham khảo, văn mẫu, tài liệu mẫu đã có sẵn đáp số sẽ làm hỏng các em. CHính vì các em học sinh lười tư duy, lười tự học nên mới rơi vào tình trạng này. Đây là vấn đề đáng lo ngại.Thực tế này đã một lần nữa khẳng định rằng tinh thần tự học cực kỳ quạn trọng, cần rèn luyện và vận dụng thường xuyên. Khi chúng ta có thể xây dựng cho mình thói quen tự học sẽ hình thành được một cách tư duy theo hướng mới, không hề phụ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ tài liệu nào.
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng cho tinh thần tự học mà mỗi người chúng ta cần phải học hỏi, noi theo. Bác ra đi bằng hai bàn tay trắng, làm rất nhiều nghề để kiếm sống, tự học tiếng nước ngoài để giao tiếp. Bác không có tiền, nhưng bác có lòng ham học hỏi, ham hiểu biết nên sự thành công của người là một điều dễ hiểu.
Nếu không tự học thì chúng ta sẽ bị tụt hậu về sau, vì không có ai dẫn đường, chỉ lối chúng ta không biết đường ra. Hậu quả của việc ỷ lại thực sự nghiêm trọng như vậy đó. Mỗi người, mỗi công dân cần phải hằng ngày rèn luyện tinh thần tự học để trau dồi bản thân hơn.
I.MB :
- Trong nhà trường, ngoài việc tiếp thu kiến thức do các thầy cô truyền đạt, người học sinh cần có biện pháp mới có thể giỏi được.
- Một trong số những biện pháp có kết quả là phương pháp tự học.
II.TB :
1) GIẢI THÍCH :
-“Tự học” nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn.
-“Tự học” là phần làm việc ở nhà trước khi vào lớp tốt hơn.
2) CHỨNG MINH :
- Trong thực tế có biết bao gương tự học đã làm nên danh phận như: Mạc Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học và biết nhiều thứ tiếng
3) PHÊ PHÁN :
- Những kẻ lười học, xem việc học là khổ sở, là bắt buộc nên chán học , lười hoc.
4) ĐÁNH GIÁ :
- Việc tự học ở nhà của người học sinh thường là soạn bài,làm bài, học bài, xem trước bài mới
- Người học lên kế hoạch cho mình, học vào lúc nào, học những gì? Cài gì trước, cái gì sau.
- Học sinh chuẩn bị bài trước khi vào lớp sẽ dễ hiểu hơn,sẽ trả lời được các câu hỏi của thầy cô đặt ra, đồng thời tạo ra hứng thú hơn trong việc học.
-“Tự học” là biện pháp giúp người học sinh tự tìm hiểu lấy kiến thức.
-“Tự học” là phương pháp mới giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
- Đó còn là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc có khoa học.
- Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình.
III.KB :
-Tinh thần tự học giúp con người nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình, tự đặt ra kế hoạch trong học tập.
- Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi người.
- Mỗi học sinh cần đề ra cho mình biện pháp tự học.
MB: - giới thiệu chung về tầm quan trọng của việc tự học
- Chỉ rõ thực trạng về vấn đề tự học của học sinh hiện nay
- Từ đó nêu vấn đề: ''Bàn về tinh thần tự học của học sinh THCS hiện nay''
TB:
- Giải thik: Tự học là gì?! (vào troq bài bn tự viết ra)
- Vai trò của tự học đối với việc học tập của mỗi học sinh THCS (giúp học sinh năm vững kiến thức cơ bản sau các tiết học ở trên lớp; xây dựng được ý thức tự giác cho mỗi bạn học sinh...)
- Tinh thần tự học của học sinh THCS hiện nay được diễn ra như thế nào? (thực trạng)
+) Có rất nhiều bạn nghiêm túc và có ý thức tự học cao
+) Bên cạnh đó, không tránh khỏi có những bạn lười học, không có tinh thần tự giác học bài
----> Đã có nhiều tác hại vì các học sinh không có tinh thần tự học:
+) Không thuộc bài
+) Không nắm được kiến thức
+) Làm bài bị điểm kém
......
- Tự học bằng cách nào?! (ta có thể tự học mội lúc, mọi nơi! ở trường khi có giờ giải lao; ở thư viện ; các nhà sách....tất cả những nơi yên tĩnh và phù hợp với việc học tập)
- Liên hệ với bản thân (em đã có tinh thần tự học chưa?em thường tự học như thế nào?...)
Kết bài: Qua bài viết em rút ra được điều gì?
I.MB :
- Trong nhà trường, ngoài việc tiếp thu kiến thức do các thầy cô truyền đạt, người học sinh cần có biện pháp mới có thể giỏi được.
- Một trong số những biện pháp có kết quả là phương pháp tự học.
II.TB :
1) GIẢI THÍCH :
-“Tự học” nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn.
-“Tự học” là phần làm việc ở nhà trước khi vào lớp tốt hơn.
2) CHỨNG MINH :
- Trong thực tế có biết bao gương tự học đã làm nên danh phận như: Mạc Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học và biết nhiều thứ tiếng
3) PHÊ PHÁN :
- Những kẻ lười học, xem việc học là khổ sở, là bắt buộc nên chán học , lười hoc.
4) ĐÁNH GIÁ :
- Việc tự học ở nhà của người học sinh thường là soạn bài,làm bài, học bài, xem trước bài mới
- Người học lên kế hoạch cho mình, học vào lúc nào, học những gì? Cài gì trước, cái gì sau.
- Học sinh chuẩn bị bài trước khi vào lớp sẽ dễ hiểu hơn,sẽ trả lời được các câu hỏi của thầy cô đặt ra, đồng thời tạo ra hứng thú hơn trong việc học.
-“Tự học” là biện pháp giúp người học sinh tự tìm hiểu lấy kiến thức.
-“Tự học” là phương pháp mới giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
- Đó còn là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc có khoa học.
- Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình.
III.KB :
-Tinh thần tự học giúp con người nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình, tự đặt ra kế hoạch trong học tập.
- Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi người.
- Mỗi học sinh cần đề ra cho mình biện pháp tự học.
Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng, nó đòi hỏi mọi người phải vươn lên để theo kịp sự phát triển đó. Chính vì vậy mà tinh thần tự học là một thứ có vai trò quan trọng đối với mỗi con người chúng ta. Vậy tại sao chúng ta cần phải có tinh thần tự học trong cuộc sống hiện đại như ngày nay?
Quả đúng như vậy, nếu có tinh thần tự học thì ta có thể tìm tòi ra những kiến thức mới hoặc bổ sung thêm kiến thức mới vào tri thức của ta. Vậy tự học là như thế nào? Trước hết, ta phải hiểu học là quá trình tìm hiểu, thu nhận kiến thức qua hướng dẫn của thầy cô trong những bài giảng hoặc từ trong sách vở. Vậy chúng ta biết tự học là tự suy nghĩ, nghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức như, tự mình mày mò tìm hiểu hoặc có sự hướng dẫn của thầy cô...Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học sinh vẫn là quan trọng nhất.
Chúng ta cần phải tự học mới có thể thấy hết ý nghĩa lớn lao của việc tự học. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức mà ta đã học những kiến thức vào cuộc sống một cách hữu ích hơn. Không những thế, việc tự học còn giúp cho con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỉ lại và không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.
Tự học tuy là một công việc rất dễ, nhưng nó đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Chính vì vậy, tự học là một việc độc lập mà không ai có thể học hộ, học giúp. Bù lại, phần thưởng cho việc tự học là niềm vui, sự hạnh phúc khi ta có được thêm kiến thức. Chúng ta biết có rất nhiều người nhờ tự học mà tên tuổi họ được tạc vào lịch sử. Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta với đôi bàn tay trắng ra đi từ bến cảng nhà rồng, nhờ tự học mà Bác biết nhiều tiếng ngoại ngữ và đã tìm đường đi cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc và tự do, độc lập. Macxim-gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học như những người khác nhưng với tinh thần tự học ông đã trở thành đại văn hào Nga. Và còn rất nhiều những tấm gương khác như: Lê Quý Đôn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền...Nhờ tự học mà những tấm gương trên đã trở thành bậc hiền tài, làm rạng danh gia đình và quê hương đất nước.
Việc tự học có ý nghĩa to lớn như vậy cho nên bản thân mỗi người chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Từ đó, bản thân mỗi người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.
Nói tóm lại, càng hiểu vai trò và ý nghĩa của việc tự học ta càng cố gắng và quyết tâm tự học hơn. Bởi tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để giúp bản thân hoàn thiện để biến ước mơ thành hiện thực. Có lẽ vậy mà Lê-nin đã đặt ra một phương châm "học, học nữa, học mãi".
I.MB :
- Trong nhà trường, ngoài việc tiếp thu kiến thức do các thầy cô truyền đạt, người học sinh cần có biện pháp mới có thể giỏi được.
- Một trong số những biện pháp có kết quả là phương pháp tự học.
II.TB :
1) GIẢI THÍCH :
-“Tự học” nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn.
-“Tự học” là phần làm việc ở nhà trước khi vào lớp tốt hơn.
2) CHỨNG MINH :
- Trong thực tế có biết bao gương tự học đã làm nên danh phận như: Mạc Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học và biết nhiều thứ tiếng
3) PHÊ PHÁN :
- Những kẻ lười học, xem việc học là khổ sở, là bắt buộc nên chán học , lười hoc.
4) ĐÁNH GIÁ :
- Việc tự học ở nhà của người học sinh thường là soạn bài,làm bài, học bài, xem trước bài mới
- Người học lên kế hoạch cho mình, học vào lúc nào, học những gì? Cài gì trước, cái gì sau.
- Học sinh chuẩn bị bài trước khi vào lớp sẽ dễ hiểu hơn,sẽ trả lời được các câu hỏi của thầy cô đặt ra, đồng thời tạo ra hứng thú hơn trong việc học.
-“Tự học” là biện pháp giúp người học sinh tự tìm hiểu lấy kiến thức.
-“Tự học” là phương pháp mới giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
- Đó còn là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc có khoa học.
- Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình.
III.KB :
-Tinh thần tự học giúp con người nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình, tự đặt ra kế hoạch trong học tập.
- Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi người.
- Mỗi học sinh cần đề ra cho mình biện pháp tự học.
Câu hỏi của Leo Chuyen - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến
Mk đã làm ở đây rồi bạn nhé!
a) Câu hỏi của Leo Chuyen - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến ( mk làm ở đây rồi bạn nhé)
b)
Mở bài: Nêu đánh giá thực tế về việc tự học của học sinh THCS
==> Nhận xét chung
Thân bài:
- Những học sinh lười học thường là những học sinh thích ham chơi, không chịu làm bài tập, học thuộc bài trước khi đến lớp. Những học sinh ấy thường trốn học, bỏ tiết, rúc đầu vào quán điện tử cày ngày cày đêm.
- Biểu hiện của hiện tượng lười học là ngôi trên lớp không chú ý nghe giảng, không chép bài, tâm hồn treo ngược cành cây. Cá nhân học sinh lười nhác chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, chỉ lơ đáng, lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ của chính mình....
- Gia đình: cha mẹ quá nuông chìu con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết với quá trình học tập của học sinh, tạo áp lực quá nhiều cho con trong việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con mình...
- Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự thu hút học sinh vào học tập, chưa đánh trúng tâm lí học sinh, còn nhiều cách dạy bảo thủ. Mặt khác, chương trình học quá nặng với học sinh, áp lực từ nhiều phía, theo tâm lí: không học thêm thì học không giỏi khiến học sinh chỉ biết cắm đầu học mà không biết mình học vì cái gì và tiếp thu được gì.
- Xã hội: cùng hoà vào nhịp độ phát triển của thời đại, xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực vừa tiêu cực. Trong đó việc tiếp thu thiếu chọn lọc các nền văn hoá của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lí học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện, phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng xao động mà lơ đãng đến nhiệm vụ chính của mình.....
Thực trạng:
- Có nhiều học sinh bỏ tiết, trốn học đi chơi, chui đầu vào các quán nét để giết thời gian thay vì lên lớp (dc).
- Thành tích học tập đã xuống dốc nhiều.
- Có nhiều học sinh bỏ bê học hành và lao vào các tệ nạn xã hội.
...................................
* Hậu quả:
- Cá nhân học sinh : tương lai mờ mịt, không có định hướng cho phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng của xã hội (một số trường hợp hiếm hoi thì có chiều hướng tích cực hơn), có sự tha hoá và xuống dốc về đạo đức, không nhận ra giá trị của cuộc sống và không biết cách trân trọng, lỡ mất tuổi trẻ...
- Gia đình: mất đi niềm tin nơi con cái, khi thấy thành tích của con không như mình mong đợi thì có những thái độ gắt gỏng, không vui => gia đình không hoà hợp.
- Xã hội: về lâu dài sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển của toàn xã hội, học sinh là thế hệ trẻ của xã hội nhưng đội ngũ này không có chất lượng thì không đảm bảo phát triển bền vững, nguồn nhân lực kém...
Biện pháp:
- Cá nhân học sinh: cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình và có ý thức hơn, xác định cho mình một ước mơ, động lực học tập, biết cách kết hợp hài hoà giữa chơi và học, có lập trường vững chắc...
- Nhà trường: thay đổi phương pháp dạy và học, nắm bắt tâm lí học sinh, tạo sự hứng thú trong học tập, phát huy tính năng động của học sinh, chương trình học phải phù hợp vs học sinh, không nên quá nặng và tạo quá nhiều áp lực.
- Gia đình: có cái nhìn thoáng hơn, không nên làm học sinh quá căng thẳng, không quá nuông chiều, quan tâm nhiều hơn đến con mình...
- Xã hội: tuyên truyền rộng rãi để làm tăng nhận thức của mọi người, có nhiều chương trình khuyến học hơn, có ý thức trong tiếp thu văn hoá nước ngoài...
- Hiện tượng này có sự tác động từ nhiều phía, nhưng nhìn một cách khách quan thì chủ yếu là từ các yếu tố bên ngoài bởi thế mà học sinh mới có sự chán nản và lười học, có thể nói ngay đến cả những học sinh chăm chỉ nhất cũng chưa chắc đã thực sự muốn kéo dài tình trạng này, chương trình nặng, áp lực quá cao...
Câu 2:I.MB :
- Trong nhà trường, ngoài việc tiếp thu kiến thức do các thầy cô truyền đạt, người học sinh cần có biện pháp mới có thể giỏi được.
- Một trong số những biện pháp có kết quả là phương pháp tự học.
II.TB :
1) GIẢI THÍCH :
-“Tự học” nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn.
-“Tự học” là phần làm việc ở nhà trước khi vào lớp tốt hơn.
2) CHỨNG MINH :
- Trong thực tế có biết bao gương tự học đã làm nên danh phận như: Mạc Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học và biết nhiều thứ tiếng
3) PHÊ PHÁN :
- Những kẻ lười học, xem việc học là khổ sở, là bắt buộc nên chán học , lười hoc.
4) ĐÁNH GIÁ :
- Việc tự học ở nhà của người học sinh thường là soạn bài,làm bài, học bài, xem trước bài mới
- Người học lên kế hoạch cho mình, học vào lúc nào, học những gì? Cài gì trước, cái gì sau.
- Học sinh chuẩn bị bài trước khi vào lớp sẽ dễ hiểu hơn,sẽ trả lời được các câu hỏi của thầy cô đặt ra, đồng thời tạo ra hứng thú hơn trong việc học.
-“Tự học” là biện pháp giúp người học sinh tự tìm hiểu lấy kiến thức.
-“Tự học” là phương pháp mới giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
- Đó còn là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc có khoa học.
- Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình.
III.KB :
-Tinh thần tự học giúp con người nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình, tự đặt ra kế hoạch trong học tập.
- Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi người.
- Mỗi học sinh cần đề ra cho mình biện pháp tự học.
Có vẻ là hơi dài nhưng đầy đủ ý đo nha bạn!
Cuộc sống quả thật rất kì lạ. Có những con người sinh ra được hưởng đầy đủ mọi ưu ái vật chất và tinh thần. Nhưng lại có những người bất hạnh mất đi một phần ưu ái đó. Và trớ trêu thay khi những người có đầy đủ mọi thứ lại thường cảm thấy không thỏa mãn khi thiếu đi một thứ vật chất thông thường nào đó. Họ cứ mãi nghĩ về bản thân mình mà không biết rằng xung quanh còn có biết bao nhiêu người còn kém may mắn hơn mình rất nhiều. Nữ nhà văn Mĩ Hellen Keller đã từng như thế cho đến một ngày bà chợt nhận ra những may mắn mà mình được hưởng, bà tâm sự "Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày". Lời tâm sự chân thành đó đã đánh thức biết bao cảm xúc trong trái tim mỗi người. Không đề cập trực tiếp đến vấn đề hay nêu ra bài học, chỉ bằng một câu kể rất thực nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa, Hellen Keller đã khiến mọi người phải suy ngẫm, phải nhìn nhận lại những gì mình đang có để trân trọng, để giữ gìn. "Tôi đã khóc vì không có giày để đi" đó là một lời thú nhận rất chân thành, trung thực bởi lẽ đối với những người sống trong đủ đầy, quen có đủ mọi thứ thì sẽ cảm thấy buồn, thấy chán nản khi không có "giày" hay có thể nói là những phụ kiện vật chất cần thiết để làm đẹp cho mình, làm mình tự tin. Tôi đã thấy nhiều cô bé, cậu bé, nhiều bạn học sinh-những người sinh ra được nhận tình yêu thương của bố mẹ, được sống hạnh phúc, ấm no... trở nên bướng bĩnh, giận dỗi hay khóc vì bố mẹ không đáp ứng những nhu cầu của mình, thậm chí có những người nông nổi vì giận bố mẹ mà bỏ nhà đi hay làm bất cứ việc gì để được thứ mình muốn. Thế nhưng, họ đâu biết rằng ở ngoài xã hội, ở xung quanh chúng ta hay thậm chí ngay cạnh nhà bạn lại có những cảnh đời bất hạnh, tồn tại biết bao con người "không có chân để đi giày". Hình ảnh rất thực ấy nói về những người khuyết tật hay nói rộng ra là những người thiếu may mắn, những người sinh ra đã không được cuộc sống, được tạo hóa thương yêu để ban tặng những thứ cần thiết cho mỗi con người. Hai vế câu đối lập trong lời tâm sự của nhà văn Mĩ được kết nối với nhau bởi cụm từ "cho đến khi tôi nhìn thấy" giống như một sự nhận thức, một lời thức tỉnh đối với biết bao người. Sống trên đời đâu phải chỉ có riêng mình gặp khó khăn hay thiếu thốn. Hãy tự nhìn bên ngoài kia còn biết bao người kém may mắn hơn, họ không chỉ thiếu thốn vật chất, không chỉ thiếu thốn tình thương mà có người còn không thể tự chăm sóc mình, phải sống nhờ vào người khác hay phải nhận những ánh nhìn tội nghiệp của người xung quanh. Những người như vậy mới thực sự là kém may mắn, đáng để "khóc" hơn chúng ta. Đọc lời tâm sự của Hellen, tôi chợt nhớ đến người thầy giáo đáng kính Nguyễn Ngọc Ký - người bị tật nguyền đôi tay và phải dùng đôi chân của mình để tập viết. Đã nhiều lần, những khó khăn, vất vả, những lần bị chuột rút đến quặp cả bàn chân, đau đớn đến vã mồ hôi nhưng sức mạnh của niềm tin, sức mạnh được nhân lên cả với sự mặc cảm đối với cuộc sống đã giúp thầy "đứng vững", dũng cảm bước tiếp và trở thành một nhà giáo ưu tú. Hay những cậu học sinh bị mất đôi chân, những người mù hoặc không thể nói nhưng bằng trí óc, bằng những gì mà họ còn lại vẫn dũng cảm vượt qua khó khăn để sống tốt đẹp. Tôi tin chắc rằng không ít lần họ rơi nước mắt, không ít lần muốn bỏ cuộc nhưng họ vẫn can đảm, chính những gì họ đang thiếu hay không có đã thúc đẩy họ, đem đến sức mạnh giúp họ thành công. Vậy thì mỗi chúng ta, những người có đầy đủ chân tay, những người có thể lao động để nuôi sống mình tại sao phải buồn khi ta thiếu đi một đôi giày hay chiếc áo, chiếc quần? Hãy nhìn những tấm gương đó, hãy soi mình vào đó để tự hỏi và tự biết chúng ta hơn họ những gì nhưng lại thua họ những thứ căn bản này. Có một triết gia nổi tiếng đã nói rằng: "Tôi hạnh phúc vì có đủ cả tay lẫn chân". Được sinh ra trọn vẹn là một con người, được có thể bằng đôi tay và đôi chân để tự lao động, tự nuôi sống bản thân, kiếm được đồng tiền chính nghĩa đã là một hạnh phúc lớn nhất cả đời người! Đừng vì những thứ nhỏ nhất, những vật phòng thân bên ngoài mà tự cho mình là khổ, mà đánh mất sức mạnh của mình. Chỉ là một lời tâm sự, cảm nhận rút ra từ cuộc sống, từ thực tế mình quan sát nhưng Hellen Keller đã thức tỉnh, đã đánh lên một hồi chuông báo động cho những người chỉ chăm chăm nghĩ đến mình, ích kỉ hay tự ti. Lời tâm sự đó đã trở thành một bài học ý nghĩa một chiêm nghiệm sâu sắc không chỉ dành riêng cho một cá nhân nào mà là cho tất cả mọi người về một cuộc sống, một cách sống tích cực trong xã hội: Phải biết ơn cuộc sống ban cho ta những điều đáng quý, hãy trân trọng những gì mình đang có và cố gắng hết sức mình để giành lấy những gì mình mong muốn. Đừng bao giờ buông xuôi bởi "không có gì là không thể"! Hãy sống dũng cảm và kiên cường như cô bé Aya trải qua năm tháng bệnh tật, đã qua đời trong nước mắt thương tiếc của mọi người và những đóa hồng đỏ thắm bao quanh. Người chiến thắng cuối cùng chưa hẳn là người mạnh nhất mà là người có đủ niềm tin, dũng cảm và nghị lực nhất. Cuộc sống không lấy hết của ai điều gì và con đường đi đến thành công không phải bao giờ cũng trải đầy hoa hồng. Chính vì thế hãy sống tích cực để đến "khi chúng ta qua đời, mọi người khóc còn chúng ta cười". Nữ nhà văn Mĩ Hellen Keller thực sự đã tìm ra một chân lí cuộc sống, một cách sống đẹp, sống tốt và quan trọng hơn hết là để lại một bài học đáng quý cho tất cả chúng ta.Cuộc sống quả thật rất kì lạ. Có những con người sinh ra được hưởng đầy đủ mọi ưu ái vật chất và tinh thần. Nhưng lại có những người bất hạnh mất đi một phần ưu ái đó. Và trớ trêu thay khi những người có đầy đủ mọi thứ lại thường cảm thấy không thỏa mãn khi thiếu đi một thứ vật chất thông thường nào đó. Họ cứ mãi nghĩ về bản thân mình mà không biết rằng xung quanh còn có biết bao nhiêu người còn kém may mắn hơn mình rất nhiều. Nữ nhà văn Mĩ Hellen Keller đã từng như thế cho đến một ngày bà chợt nhận ra những may mắn mà mình được hưởng, bà tâm sự "Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày". Lời tâm sự chân thành đó đã đánh thức biết bao cảm xúc trong trái tim mỗi người. Không đề cập trực tiếp đến vấn đề hay nêu ra bài học, chỉ bằng một câu kể rất thực nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa, Hellen Keller đã khiến mọi người phải suy ngẫm, phải nhìn nhận lại những gì mình đang có để trân trọng, để giữ gìn. "Tôi đã khóc vì không có giày để đi" đó là một lời thú nhận rất chân thành, trung thực bởi lẽ đối với những người sống trong đủ đầy, quen có đủ mọi thứ thì sẽ cảm thấy buồn, thấy chán nản khi không có "giày" hay có thể nói là những phụ kiện vật chất cần thiết để làm đẹp cho mình, làm mình tự tin. Tôi đã thấy nhiều cô bé, cậu bé, nhiều bạn học sinh-những người sinh ra được nhận tình yêu thương của bố mẹ, được sống hạnh phúc, ấm no... trở nên bướng bĩnh, giận dỗi hay khóc vì bố mẹ không đáp ứng những nhu cầu của mình, thậm chí có những người nông nổi vì giận bố mẹ mà bỏ nhà đi hay làm bất cứ việc gì để được thứ mình muốn. Thế nhưng, họ đâu biết rằng ở ngoài xã hội, ở xung quanh chúng ta hay thậm chí ngay cạnh nhà bạn lại có những cảnh đời bất hạnh, tồn tại biết bao con người "không có chân để đi giày". Hình ảnh rất thực ấy nói về những người khuyết tật hay nói rộng ra là những người thiếu may mắn, những người sinh ra đã không được cuộc sống, được tạo hóa thương yêu để ban tặng những thứ cần thiết cho mỗi con người. Hai vế câu đối lập trong lời tâm sự của nhà văn Mĩ được kết nối với nhau bởi cụm từ "cho đến khi tôi nhìn thấy" giống như một sự nhận thức, một lời thức tỉnh đối với biết bao người. Sống trên đời đâu phải chỉ có riêng mình gặp khó khăn hay thiếu thốn. Hãy tự nhìn bên ngoài kia còn biết bao người kém may mắn hơn, họ không chỉ thiếu thốn vật chất, không chỉ thiếu thốn tình thương mà có người còn không thể tự chăm sóc mình, phải sống nhờ vào người khác hay phải nhận những ánh nhìn tội nghiệp của người xung quanh. Những người như vậy mới thực sự là kém may mắn, đáng để "khóc" hơn chúng ta. Đọc lời tâm sự của Hellen, tôi chợt nhớ đến người thầy giáo đáng kính Nguyễn Ngọc Ký - người bị tật nguyền đôi tay và phải dùng đôi chân của mình để tập viết. Đã nhiều lần, những khó khăn, vất vả, những lần bị chuột rút đến quặp cả bàn chân, đau đớn đến vã mồ hôi nhưng sức mạnh của niềm tin, sức mạnh được nhân lên cả với sự mặc cảm đối với cuộc sống đã giúp thầy "đứng vững", dũng cảm bước tiếp và trở thành một nhà giáo ưu tú. Hay những cậu học sinh bị mất đôi chân, những người mù hoặc không thể nói nhưng bằng trí óc, bằng những gì mà họ còn lại vẫn dũng cảm vượt qua khó khăn để sống tốt đẹp. Tôi tin chắc rằng không ít lần họ rơi nước mắt, không ít lần muốn bỏ cuộc nhưng họ vẫn can đảm, chính những gì họ đang thiếu hay không có đã thúc đẩy họ, đem đến sức mạnh giúp họ thành công. Vậy thì mỗi chúng ta, những người có đầy đủ chân tay, những người có thể lao động để nuôi sống mình tại sao phải buồn khi ta thiếu đi một đôi giày hay chiếc áo, chiếc quần? Hãy nhìn những tấm gương đó, hãy soi mình vào đó để tự hỏi và tự biết chúng ta hơn họ những gì nhưng lại thua họ những thứ căn bản này. Có một triết gia nổi tiếng đã nói rằng: "Tôi hạnh phúc vì có đủ cả tay lẫn chân". Được sinh ra trọn vẹn là một con người, được có thể bằng đôi tay và đôi chân để tự lao động, tự nuôi sống bản thân, kiếm được đồng tiền chính nghĩa đã là một hạnh phúc lớn nhất cả đời người! Đừng vì những thứ nhỏ nhất, những vật phòng thân bên ngoài mà tự cho mình là khổ, mà đánh mất sức mạnh của mình. Chỉ là một lời tâm sự, cảm nhận rút ra từ cuộc sống, từ thực tế mình quan sát nhưng Hellen Keller đã thức tỉnh, đã đánh lên một hồi chuông báo động cho những người chỉ chăm chăm nghĩ đến mình, ích kỉ hay tự ti. Lời tâm sự đó đã trở thành một bài học ý nghĩa một chiêm nghiệm sâu sắc không chỉ dành riêng cho một cá nhân nào mà là cho tất cả mọi người về một cuộc sống, một cách sống tích cực trong xã hội: Phải biết ơn cuộc sống ban cho ta những điều đáng quý, hãy trân trọng những gì mình đang có và cố gắng hết sức mình để giành lấy những gì mình mong muốn. Đừng bao giờ buông xuôi bởi "không có gì là không thể"! Hãy sống dũng cảm và kiên cường như cô bé Aya trải qua năm tháng bệnh tật, đã qua đời trong nước mắt thương tiếc của mọi người và những đóa hồng đỏ thắm bao quanh. Người chiến thắng cuối cùng chưa hẳn là người mạnh nhất mà là người có đủ niềm tin, dũng cảm và nghị lực nhất. Cuộc sống không lấy hết của ai điều gì và con đường đi đến thành công không phải bao giờ cũng trải đầy hoa hồng. Chính vì thế hãy sống tích cực để đến "khi chúng ta qua đời, mọi người khóc còn chúng ta cười". Nữ nhà văn Mĩ Hellen Keller thực sự đã tìm ra một chân lí cuộc sống, một cách sống đẹp, sống tốt và quan trọng hơn hết là để lại một bài học đáng quý cho tất cả chúng ta.
Dàn ý chi tiết vậy rồi em có thể tự viết được rồi mà nhỉ :)) Vừa để rèn kĩ năng viết vừa đúng ý em nhất
bạn tham khảo nha
Trên thế giới có rất nhiều người đã thành công nhờ phương pháp tự học của bản thân. Nhiều người đã chia sẻ kinh nghiệm về tinh thần tự học của mình cho nhiều bạn trẻ noi theo. Việc tự học sẽ đem lại thành công như mong đợi cho những ai kiên trì và vận dụng nó một cách phù hợp.
Quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại chính là quá trình học và tự học chính là con người tìm ra cách để tiếp thu những kiến thức,kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Việc học của chúng ta chưa đem lại hiệu quả cao vì chúng ta thụ động khi tiếp thu kiến thức mà thầy cô truyền tụng lại. Học sinh chưa biết đào sâu, sáng tạo từ những bài giảng còn sơ sài của thầy cô. Việc học thêm tràn lan, dựa nhiều vào sách tham khảo cũng làm cho việc học bị cản trở.
Do nền giáo dục của chúng ta còn yếu kém, việc học tủ, học chống đối còn diễn ra ở nhiều học sinh. Nhiều học sinh học thuộc bài nhưng không hiểu bài dẫn đến tình trạng thuộc lí thuyết nhưng không biết làm thực hành. Nấu tình trạng này kéo dài, học sinh sẽ bị mất gốc, gây tâm lí chán nản trong học tập.
Việc tự học sẽ giúp con người hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giải quyết vấn đề nhanh chóng chính xác. Việc tự học có thể được coi là chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Những người có tinh thần tự học sẽ chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề. Tinh thần tự học có thể giúp con người tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình tivi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh,những kinh nghiệm sống của nhân dân. Khi ta có tinh thần tự học, ta sẽ có ý thức chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp,tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Khi chúng ta đã tự học chắc được lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành,giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, ghi nhớ kiến thức rất tốt. Có rất nhiều những danh nhân đã thành nhân tài của đất nước từ việc họ tự học như: Lương Thế Vinh, Mạc Đĩnh Chi, Hồ Chí Minh...Đây là những người có sự kiên trì trong quá trình tự học và là những tấm gương mà chúng ta cần noi theo.
Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, em sẽ noi gương và học tập kinh nghiệm của những thể hệ đi trước để đưa ra một phương pháp tự học hợp lí đem lại hiệu quả cho bản thân. Việc tự học chính là chìa khóa của sự thành công, đưa chúng ta đến với tương lai tươi sáng ở phía trước.
Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, chúng ta sẽ có ý thức tự giác hơn trong quá trình học tập, và sẽ mang lại kết quả cao. Những người biết vận dụng phương pháp tự học cho bản thân sẽ có vốn kiến thức rộng rãi và sẽ có khả năng trở thành người có ích cho xã hội, góp phần làm phát triển xã hội lên tầm cao mới.
chúc bạn học tốt nha
Đặt vấn đề:
Lê nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng .
1. Giải thích các khái niệm:
Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức
Các hình thức thu nhận kiến thức: Học ở trên lớp, học ở trường, học thầy, học bạn...
Tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có kỹ năng. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác.
2. Bình luận về tự học:
a. Vai trò của tự học :
Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện, hứng thú
Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.
Tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực.
Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống.
b. Tự học như thế nào cho có hiệu quả:
Khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân.
Tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo
Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội....
Người học phải trình bày ý kiến của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy để nắm chắc kiến thức. Từ việc nắm được khoa học từ sách vở người học phải biết vận dụng kiến thức đó vào thực tế đời sồng
--> Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất bởi nó luôn giúp con người có được kiến thức vững vàng sâu sắc.
c. Phê phán những biểu hiện tiêu cực: lối học thụ động, học chay, học vẹt của một số bạn trẻ hiện nay
3. Bàn bạc mở rộng: Bài học cuộc sống
Bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức.
Mỗi con người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.
MB: - giới thiệu chung về tầm quan trọng của việc tự học
- Chỉ rõ thực trạng về vấn đề tự học của học sinh hiện nay
- Từ đó nêu vấn đề: ''Bàn về tinh thần tự học của học sinh THCS hiện nay''
TB:
- Giải thik: Tự học là gì?! (vào troq bài bn tự viết ra)
- Vai trò của tự học đối với việc học tập của mỗi học sinh THCS (giúp học sinh năm vững kiến thức cơ bản sau các tiết học ở trên lớp; xây dựng được ý thức tự giác cho mỗi bạn học sinh...)
- Tinh thần tự học của học sinh THCS hiện nay được diễn ra như thế nào? (thực trạng)
+) Có rất nhiều bạn nghiêm túc và có ý thức tự học cao
+) Bên cạnh đó, không tránh khỏi có những bạn lười học, không có tinh thần tự giác học bài
----> Đã có nhiều tác hại vì các học sinh không có tinh thần tự học:
+) Không thuộc bài
+) Không nắm được kiến thức
+) Làm bài bị điểm kém
......
- Tự học bằng cách nào?! (ta có thể tự học mội lúc, mọi nơi! ở trường khi có giờ giải lao; ở thư viện ; các nhà sách....tất cả những nơi yên tĩnh và phù hợp với việc học tập)
- Liên hệ với bản thân (em đã có tinh thần tự học chưa?em thường tự học như thế nào?...)
Kết bài: Qua bài viết em rút ra được điều gì?