Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bạn tham khảo
Trong suốt cả đời người học tập và ngay trong mỗi chặng đường học tập, ai cũng có trong óc mình một vài hình ảnh về người thầy giỏi, mẫu mực. Hình ảnh những người thầy đó thường theo ta suốt sự nghiệp. Những cái tốt chung của họ đã có tác động tự nhiên đến ta như một lẽ thường tình, nhưng mỗi người đều có cách học tập riêng hoặc thiên về mặt này mặt khác, hoặc thiên về cá thể hay cái cụ thể để nâng mình lên.
Nhà văn hoá phương Tây Xikerotb đã có lần viết trong sách một câu có ý nhắc nhở chúng ta: Người học trò giỏi không phải là người lặp lại thầy mình mà là người biết đưa con đường của thầy vạch ra tới những cái đích xa hơn.
Chúng ta cần hiểu đầy đủ câu nói sâu sắc đó. Người thầy chân chính bao giờ cũng mong muốn mình dạy một học trò hiểu mười và khi ra đời, học trò không bao giờ lặp lại, làm y nguyên như những điều mình nói mà phải luôn luôn sáng tạo, sáng tạo. Con hơn cha là nhà có phúc. Thế hệ sau phải hơn thế hệ trước, nghĩa là phải phát huy sáng kiến tạo ra những cái mới. Không lặp lại thầy mà phải dùng những hiểu biết do thầy truyền thụ, nghiên cứu tìm tòi để nhân cái hiểu biết đó lên nhiều lần, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Bài làm cần có các nội dung sau:
- Phân tích lí giải hai loại văn chương: "Chỉ chuyên chú ở văn chương" và loại "Chuyên chú ở con người".
+ Thế nào là văn chương "Chỉ chuyên chú ở văn chương"?
Đó là loại văn chương chỉ biết có nó, tức là coi hình thức nghệ thuật là trên hết, nhà văn khi sáng tác chỉ chăm lo cái đẹp của hình thức, không mấy chú ý đến nội dung tư tưởng và không quan tâm đến đời sống,vân mệnh con người, không có trách nhiệm đối với xã hội.
+ Thế nào là văn chương "chuyên chú ở con người"?
Đó là loại văn chương quan tâm trước hết đến cuộc sống con người vì con người, coi giá trị chủ yếu của văn chương ở chỗ nó có ích cho cuộc đời.
- Nêu ý kiến về quan niệm của Nguyễn Văn siêu:
+ Vì sao loại đáng thờ là loại "Chuyên chú ở con người" chứ không phải loại "Chuyên chú ở văn chương"?
NVS muốn nói đến chân giá trị của văn chương . Nếu văn chương không quan tâm đến con người thì văn chương sẽ tự đánh mất mình. Áng văn hay phải là áng văn tâm huyết của người cầm bút. Cái tâm thường nuôi dưỡng, phát huy cái tài.
- Liên hệ đến các nhà văn có cùng quan điểm như NVS.
- Mục đích sáng tác của Lỗ Tấn: Dùng ngòi bút phanh phui những căn bệnh tinh thần của nhân dân Trung Quốc, làm cản trở nghiêm trọng con đường đấu tranh cách mạng của họ để từ đó tìm phương chạy chữa.
- Truyện “Thuốc” :
* Thuốc là nhan đề đa nghĩa :Trước hết nó là thứ thuốc chữa bệnh lao của người Trung Quốc u mê, lạc hậu, một cách chữa bệnh đầy mê tín tin rằng chiếc bánh bao tẩm máu người là một phương thuốc chữa được bệnh lao. Rốt cuộc con bệnh vẫn chết . Chết trong không khí ẩm mốc tanh mùi máu của nước Trung Hoa lạc hậu .
* Qua truyện, Lỗ Tấn đã đề cập tới một vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu xa , khái quát hơn đó là sự u mê , đớn hèn, mông muội về chính trị xã hội của quần chúng và bi kịch không hiểu, không ủng hộ người Cách mạng tiên phong .
* Với tư cách là nhà văn cách mạng, Lỗ Tấn muốn khẳng định : Để cứu Trung Quốc , phải có phương thuốc chữa khỏi bệnh mê muội ,đớn hèn của quần chúng và bệnh xa rời quần chúng của người Cách mạng Hạ Du thời đó .Thuốc còn là phương thuật giác ngộ quần chúng đấu tranh tự giải thoát khỏi hàng nghìn năm phong kiến đã đè nặng lên đời sống người dân Trung Quốc.
- Cả hai đề nên sử dụng thao tác: phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ
Luận điểm cơ bản:
Đề 1: - Nói những điều là chân lý, sự thật để người nghe nắm bắt
- Nói những điều tốt đẹp
- Nói những điều hữu ích, cần thiết với người nghe
Đề 2: Nêu nội dung của tác phẩm
Nêu nghệ thuật của tác phẩm
- Lập dàn ý:
+ MB: giới thiệu tác giả, tác phẩm , giới thiệu vị trí, nội dung đoạn trích
+ TB: Phân tích ý nghĩa đoạn trích (nội dung, nghệ thuật )
+ KB: Khẳng định giá trị về nội dung, nghệ thuật. Tác phẩm thể hiện tư tưởng chủ đạo gì, góp phần đóng góp vào phong cách sáng tác của tác giả
- Viết mở bài:
Tình yêu quê hương đất nước đi vào thơ ca một cách tự nhiên và đã trở thành đề tài muôn thưở khơi nguồn cảm hứng cho các sáng tác. Dễ dàng nhận thấy những đau đớn mất mát của đất nước qua thơ Hoàng Cần, gặp sự đổi mới từng ngày của đất nước qua thơ Nguyễn Đình Thi nhưng có lẽ trọn vẹn, đủ đầy và sâu sắc nhất phải kể tới Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Đất nước không chỉ mang vẻ đẹp của dáng hình xứ sở mà còn hàm chứa nhiều thăng trầm lịch sử. Đất nước vừa thiêng liêng, cao đẹp, vừa gần gũi, bình dị, chan chứa tình yêu thương, cảm xúc của tác giả.
- Phân tích đoạn trích trong bài Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất nước là nơi ta hò hẹn
Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất nước là khái niệm mang tính tổng hợp chỉ quốc gia, lãnh thổ, những yếu tố liên quan mật thiết và tái hiện được đất nước. Nhưng trong tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm, tác giả khéo léo phân tách nghĩa, để “đất” và “nước” trở thành những điều gắn bó máu thịt với người dân. Tác giả tách nghĩa hai từ đất và nước để lý giải ý nghĩa cụ thể của từng từ. Đấy có thể xem như nét độc đáo, đặc biệt chỉ có ở nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm khi thể hiện khái niệm mang tính trừa tượng như vậy. Đất nước gắn liền với đời sống của con người, chẳng xa lạ “đất là nơi anh đến trường”, “nước là nơi em tắm” Đất nước trở nên lãng mạn như tình yêu đôi lứa, là nơi minh chứng cho tình cảm của con người với con người với nhau: đất nước là nơi ta hò hẹn”. Có thể nói tác giả Nguyễn Khoa Điềm diễn tả đất nước thật nhẹ nhàng, gần gụi với người đọc, người nghe. Đất nước chính là hơi thở, là cội nguồn của sự sống.
a. Văn chính luận
- Viết bằng tiếng Pháp: Gồm những bài đăng trên các báo: Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền... đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1922).
- Viết bằng tiếng Việt: Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gi quý hơn độc lập tự do (1966).
- Mục đích văn chính luận của Bác: đấu tranh chính trị, tấn công trực diện kẻ thù được thể hiện những nhiệm vụ của cách mạng qua các thời kì lịch sứ.
- Đặc điểm nghệ thuật: da dạng, linh hoạt, kết hợp lí và tình, lời văn chặt chẽ, luôn đứng trên lập trường chính nghĩa để tuyên truyền hoặc tố cáo...
b. Truyện và kí
- Nội dung: Tố cáo thực dân và phong kiến, đề cao những tấm gương yêu nước...
- Nghệ thuật: tình huống truyện độc đáo, hình tượng sinh động, nghệ thuật trần thuật linh hoạt, giọng văn thâm thuý chứng tỏ Bác là một cây văn xuôi đầy tài năng.
c. Thơ ca
- Tập thơ chữ Hán: Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù)
+ Nội dung: Tái hiện bộ mặt tàn bạo của nhà tù Quốc dân đảng, một phần hình ảnh xã hội Trung Quốc. Tập thơ thể hiện bức chân dung tự hoạ con người tinh thần Hồ Chí Minh: khao khát tự do, nghị lực phi thường, giàu lòng nhân đạo, yêu thiên nhiên, Tổ quôc, trí tuệ sắc sảo “một tâm hồn vĩ đại của bậc đại trí, đại nhân, đại dũng" (Nhà văn Viên Ưng - Trung Quốc).
+ Nghệ thuật: Đa dạng về bút pháp, hồn thơ tinh thế, vừa cổ điển vừa hiện đại, hình tượng trong thơ luôn vận động, hướng về sự sống tương lai và ánh sáng.
- Thơ tuyên truyền, cổ động (Con cáo và tổ ong, Ca du kích...).
- Những bài thơ giải trí trong kháng chiến: Đối nguyệt (Với trăng , Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng), Thu dạ (Đêm thu), Báo tiệp (Tin thắng trân), Cảnh khuya...
1. Các bản tuyên ngôn đã được trích dẫn
– Tuyên ngôn Độc lập (năm 1776 của nước Mĩ).
– Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (năm 1791 của Cách mạng Pháp).
2. Ý nghĩa của việc trích dẫn
– Nêu lên những nguyên lí chung về quyền được tự do bình đẳng của con người để khẳng định lập trường chính nghĩa của dân tộc; tạo vị thế bình đẳng giữa Việt Nam với các nước lớn trên thế giới.
– Đưa ra những lí lẽ thuyết phục để chuẩn bị tiền đề cho lập luận ở phần tiếp theo, làm cơ sở cho cả hệ thống lập luận của bản tuyên ngôn
a) Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, tác giả đưa ra dẫn chứng từ hai tuyên ngôn nổi tiếng là Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ, khẳng định quyền con người và quyền các dân tộc. Cách viết sắc xảo này đã đem lại ý nghĩa sâu sắc cho bản Tuyên ngôn được viết trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.
b) Đây là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”, “dùng khoá của địch khoá miệng địch”, lấy lí lẽ của nước người để phản bác những âm mưu của chính các nước đó. Tác giả đã rất linh hoạt khi kết hợp ý kiến của người với ý kiến của mình: “suy rộng ra câu ấy có nghĩa là….”, từ khẳng định quyền con người. Bác đã chuyển sang quyền của các dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”
c) Ra đời trong bối cảnh Chiến tranh Thế giới Thứ hai vừa kết thúc, các nước đồng minh đang tranh giành ảnh hưởng đòi chia quyền kiểm soát nhũng vùng bọn phát xít từng chiếm đóng. Bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ nói với nhân dân Việt Nam, các nước trên thế giới mà còn hướng tới bọn thực dân đế quốc, ngăn chặn ngay ý đồ chiếm lại nước ta một lần nữa của thực dân Pháp. Đồng thời khẳng định cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. Chống phát xít, chống đế quốc là cuộc đấu tranh chính nghĩa (thực hiện quyền độc lập, tự do, bình đẳng – lẽ phải thông thường mà chính các nước Pháp, Mĩ đã từng tuyên bố), buộc chính các nước thực dân, đế quốc không được phép coi thường, phủ nhận
Giới thiệu
Lập thân như thế nào là vấn đề được quan tâm hàng đầu của thanh niên
Mỗi cá nhân đều có định hướng, lựa chọn riêng. Có ý kiến cho rằng đại học là cách lập thân duy nhất của thanh niên hiện nay. Tuy nhiên ý kiến này chưa hẳn đã đúng
Đưa ra một vài quan niệm:
- Vào đại học là con đường lập thân tốt nhất nhưng không là duy nhất:
+ Không phải mọi thanh niên đều có khả năng được đại học
+ Ngoài con đường đó, thanh niên có thể: học nghề, làm kinh tế gia đình…
+ Có nhiều thanh niên dù đã học xong đại học nhưng không có đủ khả năng lập thân
+ Thực tế cũng minh chứng nhiều người không trải qua trường đại học nhưng có thể kiếm sống, lập nghiệp tốt
Kết luận: Tùy vào điều kiện, tư tưởng của mỗi người khi lựa chọn cho mình con đường hợp lý. Tuy nhiên, điều cần thiết nhất thanh niên sống phải có mục tiêu, nghị lực, vươn lên trong cuộc sống
Giới thiệu: Tuổi trẻ có nhiều quan niệm về hạnh phúc
Giải thích khái niệm hạnh phúc là gì?
- Đưa ra một số quan niệm trong giới trẻ về hạnh phúc.
+ Hạnh phúc khi được làm theo sở thích, không bị phụ thuộc vào người nào và điều gì
+ Hạnh phúc sống cống hiến và hưởng thụ một cách hợp lí
+ Sự hài hòa giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc cộng đồng
+ Hạnh phúc khi mang đến niềm vui, tốt đẹp cho mọi người
+ Hạnh phúc khi có bạn tốt, người chia sẻ
- Định hướng, đề xuất những quan niệm hạnh phúc
Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu, Chạy mỏi chân thì hãy ở tù. Đã khách không nhà trong bốn biển, Lại người có tội giữa năm châu. Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế, Mở miệng cười tan cuộc oán thù. Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp, Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu. 2. Quan sát: VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC Phan Bội Châu a. Số câu, số chữ: Tám câu. Mỗi câu bảy chữ. 1. Nguồn gốc của thể thơ: - Là thể thơ cổ Việt Nam bắt nguồn từ thể thơ Đường. T B B T T B B T T B B T T B T T B B B T T T B T T T B B T B B T B B T T T B B T T B B T T B B T T B B B T T B B b. Luật bằng trắc: c. Vần: - Liền: 1, 2 ; Cách: 2, 4, 6, 8 d. Đối, niêm: - Đối: Câu 3 và 4, 5 và 6 - Niêm: Câu 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7, 1 và 8 e. Ngắt nhịp: - Có thể: 4/3, 3/4 hoặc 2/2/3 Vần chân Nhất, tam, ngũ bất luận Nhị, tứ, lục phân minh. là T TT B B B B TT B B T Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Bà Huyện Thanh Quan Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia QUA ĐÈO NGANG Một mảnh tình riêng, ta với ta. 3. Lập dàn ý: a. Mở bài: - Nêu định nghĩa chung về thể thơ thất ngôn bát cú. b. Thân bài: Giới thiệu các đặc điểm của thể thơ. - Số câu, số chữ trong mỗi bài. - Quy luật bằng trắc của thể thơ. - Cách gieo vần của thể thơ. - Niêm, đối trong bài thơ. - Cách ngắt nhịp phổ biến trong mỗi dòng thơ. c. Kết bài: - Cảm nhận của em về vẻ đẹp, nhạc điệu của bài thơ 4. Ghi nhớ: Sgk/ 154 4. Củng cố: * Muốn thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học, người viết phải làm gì? + Người viết phải quan sát, nhận xét sau đó khái quát thành những đặc điểm. Đã bấy lâu nay, bác tới nhà, * Cho biết những câu thơ sau thuộc bài thơ nào? T T T B T T B Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. T B T T T B B * Bài thơ đó làm theo luật gì? * Bằng trắc trong hai câu thơ trên đã đúng chưa? Bài thơ làm theo luật trắc. B B Bài :Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến. * Thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn dựa trên văn bản “ Lão Hạc” của Nam Cao. a. Mở bài: Nêu định nghĩa truyện ngắn là gì? b. Thân bài: Giới thiệu các yếu tố của truyện ngắn. -Tự sự: Là yếu tố quyết định cho sự tồn tại của truyện ngắn. - Sự việc chính: Lão Hạc giữ tài sản cho con trai bằng mọi giá. - Nhân vật chính: Lão Hạc. - Các sự việc khác: - Con trai lão Hạc bỏ đi – Lão Hạc tâm sự với cậu Vàng – Lão Hạc bán cậu vàng – Tâm trạng của lão sau khi bán chó – Lão đối thoại với ông Giáo - Xin bả chó, tự tử. III. Luyện tập: b. Thân bài: a. Mở bài: - Nhân vật phụ. - Cốt truyện: Thường diễn ra trong không gian hẹp. - Kết cấu: Là sự sắp đặt những đối chiếu,tương phản để làm nổi bật chủ đề. - Độ dài: Truyện thường ngắn (vì nhân vật ít, cốt truyện đơn giản.) - Miêu tả, biểu cảm: Hỗ trợ truyện sinh động, hấp dẫn. c. Kết bài: - Truyện ngắn có vai trò như thế nào trong cuộc sống ? - Độ dài của truyện tuy ngắn nhưng nội dung đề cập đến những vấn đề lớn của cuộc đời. Tự sự, sự việc chính, nhân vật chính, các sự việc khác.
what ?