K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
18 tháng 9 2023

Kinh tế

Xã hội

- Nông nghiệp: ngành kinh tế chủ đạo của Ấn Độ. 

-Ngoài trồng lúa, người dân Ấn Độ còn trồng nhiều loại cây khác (dừa, dâu, bông, mía, quế,…).

- Thủ công nghiệp và hoạt động thương nghiệp: cũng có bước phát triển. 

- Mâu thuẫn của chế độ Cax-ta

- Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc.

- Thời Gúp-ta, hai giai cấp cơ bản: địa chủ phong kiến và nông dân 

- Mâu thuẫn giữa Ấn Độ giáo và Hồi giáo

19 tháng 1 2023

Thành tựu văn hóa thời Lê Sơ

Tình hình xã hội thời Lê Sơ

- Văn học:

+ Văn học phát triển, nổi bật là văn học chữ Hán

+ Bên cạnh đó vẫn có các tác phẩm văn học chữ Nôm

- Khoa học:

+ Địa lý có bộ Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ

+ Y học có Bản thảo thực vật toát yếu của Phan Phu Tiên

+ Toán học có Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh, Lập thành toán pháp của Vũ Hữu

- Nghệ thuật:

+ Nghệ thuật kiến trúc với nhiều công trình đặc sắc

- Nghệ thuật điêu khắc: sử dụng chất liệu đá, trau truốt, tỉ mỉ

- Xã hội phân hóa thành nhiều tầng lớp khác nhau

- Tầng lớp quý tộc (vua, quan lại) có nhiều đặc quyền, đặc lợi

- Nông dân chiếm đại đa số dân cư

- Thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông hơn

- Tầng lớp nô tì giảm dần

 

 

4 tháng 2 2023

a/ So sánh

Lĩnh vực

Nội dung

 

Chính trị

- Tổ chức chính quyền được củng cố từ trung ương đến địa phương:

+ Ở trung ương: vua đứng đầu đất nước, dưới vua có quan đại thần giúp việc. Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối.

+ Ở địa phương: cả nước chia thành 24 lộ,phủ, châu. Dưới lộ (phủ, châu) là hương, huyện. Đơn vị cấp cơ sở là xã.

- Nhà nước ban hành bộ luật Hình thư (năm 1042).

- Quân đội:

+ Chia thành 2 bộ phận là: cấm quân và quân địa phương.

+ Tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”.

- Về đối nội: củng cố khối đoàn kết dân tộc nhưng kiên quyết trấn áp những thế lực có mưu đồ tách khỏi Đại Việt.

- Về đối ngoại: giữ mối quan hệ hòa hiếu với nhà Tống; dẹp tan cuộc tấn công của Chăm-pa.

Kinh tế

- Nhà nước thi hành nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, nhờ đó nhiều năm mùa màng bội thu.

- Thủ công nghiệp khá phát triển, bao gồm 2 bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân.

- Thương nghiệp: hoạt động trao đổi, buôn bán trong và ngoài nước phát triển.

Xã hội

- Xã hội gồm 2 bộ phận:

+ Bộ phận thống trị gồm: quý tộc (vua, quan), địa chủ…

+ Bộ phận bị thống trị gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô tì.

- Xã hội có xu hướng phân hóa hơn so với thời Đinh – Tiền Lê.

Văn hóa

- Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo được mở rộng, Phật giáo phát triển.

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

- Nghệ thuật:

+ Các loại hình nghệ thuật dân gian rất phát triển.

+ Xây dựng nhiều công trình kiến trúc độc đáo, điêu khắc đạt đến độ tinh tế, điêu luyện…

Giáo dục

- Năm 1070, Nhà Lý dựng Văn Miếu ở Thăng Long.

- Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại.

- Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học. 

b/ Nhận xét: Tổ chức nhà nước thời Lý có sự kế thừa từ bộ máy nhà nước thời Đinh – Tiền Lê nhưng hoàn thiện và chặt chẽ hơn.

4 tháng 2 2023

 Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của lịch sử Ấn Độ thời Đế quốc Mô-gôn:

Thời gian

Tình hình chính trị

Tình hình kinh tế

Tình hình xã hội

Thành tựu văn hóa

Đầu thế kỉ XVI

- Đầu thế kỉ XVI: vương triều Hồi giáo Mô-gôn được lập nên

- Năm 1556: Hoàng đế A-cơ-ba lên nắm quyền, đưa Mô-gôn bước vào giai đoạn thịnh trị

- Nông nghiệp đa dạng. 

- Kinh tế hàng hóa phát triển

Xã hội ổn định trên cơ sở dung hòa các tôn giáo và tộc người. 

- Trường ca Ra-ma-cha-ti-ta Ma-na-sa (nhà thơ Tulasidasa)

- Tập hợp và chép lại các bộ sử thi thời cổ đại

- Kiến trúc: Thành Đỏ ở A-gra, Thành Đỏ La Ki-la ở Đê-li, lăng mộ Ta-giơ Ma-han

- Hội họa: miêu tả con người, cuộc sống cung đình, tầng lớp quý tộc, …

 
4 tháng 2 2023

- Sự ra đời: Từ cuối thế kỉ XII, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm nhập, chiếm miền Bắc Ấn Độ và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206).

- Chính trị:

+ Nhà vua có quyền lực cao nhất.

+ Ấn Độ được chia thành nhiều khu vực hành chính đứng đầu bởi các tướng lĩnh Hồi giáo. Các tín đồ Hindu giáo chỉ được giữ các chức vụ không quan trọng.

+ Nhà vua Hồi giáo còn tiến hành xâm chiếm các tiểu quốc ở Nam Ấn với hi vọng thành lập đế quốc Hồi giáo.

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp: Nghề nông trồng lúa vẫn giữ vai trò quan trọng và được nhà nước khuyến khích phát triển.

+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp: Nhiều thành thị mới xuất hiện, nhiều hải cảng được xây dựng để đẩy mạnh buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, phương Tây và Ả Rập.

- Xã hội:

+ Sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo đã làm bùng nổ những bất bình trong nhân dân.

+ Mâu thuẫn dân tộc gay gắt làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại triều đình.

4 tháng 2 2023

- Sự ra đời: 

+ Đầu thế kỉ XVI, người Hồi giáo lật đổ Vương triều Đê-li, lập ra Vương triều Mô-gôn.

+ Ấn Độ đạt thịnh trị dưới thời trị vì của vua A-cơ-ba. 

- Chính trị:

+ Cải cách bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương, chia đất nước thành 15 tỉnh.

+ Thực hiện chế độ chuyên chế, vua trực tiếp bổ nhiệm quan lại các cấp.

+ Tiến hành sửa đổi luật pháp.

- Kinh tế: 

+ Nhà nước tiến hành: đo lại ruộng đất, đặt mức thuế hợp lý, thống nhất chế độ đo lường,…

+ Nông nghiệp nhiều loài cây lương thực và các loại mới được đưa vào trồng trọt.

 

+ Thủ công nghiệp truyền thống và các ngành nghệ khác tương đối phát triển.

+ Các thành phố và hải cảng thì hoạt động thương mại là hoạt động kinh tế chính.

- Xã hội:

+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo

+ Hạn chế sự bóc lột của quý tộc với người dân.

+ Khuyến khích và ủng hộ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

4 tháng 2 2023

Khái quát sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời Vương triều Gúp-ta

- Chính trị: 

+Đầu thế kỉ IV, Sanđra Gúp-ta I lên ngôi và thống nhất đất nước, lập ra vương triều Gúp-ta. 

+Lãnh thổ Ấn Độ mở rộng khắp lưu vực sông Hằng. 

+Đầu thế kỉ V, phần lớn bán đảo Ấn Độ đã được thống nhất.

- Kinh tế:

+ Có những tiến bộ vượt bậc.

+ Nông nghiệp: Công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi, nhiều công trình thủy lợi được xây dựng.

+ Thương nghiệp: Việc buôn bán được đẩy mạnh, Ấn Độ đã có quan hệ thương mại với nhiều nước Ả Rập và Đông Nam Á.

 

+ Đời sống nhân dân được ổn định và sung túc hơn tất cả các thời kỳ trước đó.

=> Thời kì này được gọi là thời kì hoàng kim của lịch sử Ấn Độ.

4 tháng 2 2023

Lĩnh vực

Thời Đường

Thời Minh-Thanh

Nông nghiệp

Miễn giảm sưu thuế, chế độ quân điền

- Gia tăng về diện tích, năng suất, sản lượng

- Nhập nhiều giống cây mới, xây dựng nhiều đồn điền chuyên canh

Thủ công nghiệp

Gốm sứ, tơ lụa có mặt tại phương Tây

- Phát triển đa dạng

- Nổi tiếng: tơ lụa, đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy

- Xưởng thủ công xuất hiện, vùng chuyên môn sản xuất

Thương nghiệp

Gắn liền với “Con đường tơ lụa”.

Nhiều thương nhân nước ngoài đến sinh sống tại Trường An

- Buôn bán với nước ngoài phát triển mạnh

- Đến cuối thời Minh, triều Thanh, buôn bán với nước ngoài bị hạn chế

 Điểm khác biệt nổi bật nhất của kinh tế thời Minh-Thanh so với thời Đường là thương mại dưới thời Đường được nhà nước khuyến khích, phát triển hết mức, nhưng đến cuối thời MInh, và nhà Thanh thì thương mại bị hạn chế.
4 tháng 2 2023

Vương triều hồi giáo Đê-li được thành lập sau khi vương triều Gúp-ta sụp đổ

- Năm 1206, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì xâm chiếm miền Bắc Ấn Độ. Lập nên vương triều Hồi giáo Đê -li. 

Đến đầu thế kỉ XIV, vương triều Đê-li thống nhất và phát triển thịnh vượng. 

Chính trị

Kinh tế

Xã hội

Năm 1206, vương triều Hồi giáo đầu tiên ở Ấn Độ ra đời.

Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng

Tầng lớp Bà-la-môn được xem là đẳng cấp cao nhất.

Đầu thế kỉ XIV, vương triều Đê-li thống nhất vá phát triển.

Thủ công nghiệp truyền thống phát triển.

Thực quyền trong xã hội thuộc về người Hồi giáo.

Thế kỉ XVI, vương triều Hồi giáo Đê-li sụp đổ. 

Giao thương phát triển. Thương nhân Ấn độ bán vải vóc, đồ trang sức và gia vị đổi lấy hàng hóa, ngựa chiến từ Trung Á, Tây Á.

Người dân không theo Hồi giáo bị phân biệt biệt đối xử

  

Nhiều cuộc đấu tranh lớn làm suy yếu vương triều Đê-li.

4 tháng 2 2023

a/ Tình hình kinh tế thời Lý

- Nhà nước thi hành nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, nhờ đó nhiều năm mùa màng bội thu.

- Thủ công nghiệp khá phát triển, bao gồm 2 bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân.

- Thương nghiệp: hoạt động trao đổi, buôn bán trong và ngoài nước phát triển.

b/ Tình hình xã hội

- Xã hội gồm 2 bộ phận:

+ Bộ phận thống trị gồm: quý tộc (vua, quan), địa chủ… có nhiều đặc quyền.

+ Bộ phận bị thống trị gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô tì. Nông dân là lực lượng đông đảo nhất, nô tì có địa vị thấp kém nhất.

- Xã hội có xu hướng phân hóa hơn so với thời Đinh – Tiền Lê.