Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
hihi sửa nha :
Sáng sớm em đi học về
Chiều tới em lại đi về học thêm
Loanh quanh luẩn quẩn suốt ngày
Cũng tại: sắp đến cái ngày thi thôi.
Ai có thể làm thơ lục bát về mùa hạ giúp mik đc k mai nộp r thank trước nha
.....K lấy trên mạng....
Gọi hạ về ! Lòng lưu luyến
Mùa hạ xưa nay con thấy thân thương .
Bố đưa con bằng chiếc xe
Mùa hạ nào cũng thấy vui vui ...
Chiếc xe mùa hạ chở mưa
Ôi ! Con tôi . Một nỗi buồn người bố .
Đưa con , vất vả đau buồn
Mùa hạ ! Nóng bức những trưa thiu ngủ !
Mùa hạ , công sức cha mẹ
Cha hè , mẹ hạ có gì khác nhau ?
Con thương mùa hạ trong mùa
Tình yêu mùa hạ , còn ở nơi đâu .
Như tình yêu , bao giờ hết
Mùa hạ tàn , nhưng lòng đầy lưu luyến !
~ Trần Kiều Yến Linh ~
Mk vt nên ko hay . hjhj
Từng nét bút đậm mượt mà
Ai ơi có thể cho ta cưới nàng
Nàng trông có vẻ hoang mang
Tay cầm hoa nụ dát vàng tình yêu
(Tự lm mong đừng chê T_T)
MÔI TRƯỜNG
Môi trường không phải đâu xa
Cái xanh, cái đẹp quanh ta đấy mà
Môi trường ngay trong mọi nhà
Ở ngay thôn xóm và qua phố phường.
Môi trường trên mỗi tuyến đường
Và trên tất cả bốn phương quanh mình.
Con người sạch, đẹp càng xinh
Môi trường xanh, sạch ắt mình sống lâu.
Xa xưa dân đã có câu
Sạch làng đẹp ruộng bảo nhau mà làm
Đất nước ngày một huy hoàng
Kinh tế phát triển dân sang, dân giàu.
Môi trường cũng phải đi đầu
Việc này thế giới làm lâu lắm rồi
Bắt tay vào làm đi thôi
Đừng nhìn đừng đứng, đừng ngồi mà trông!
Già trẻ, trai gái một lòng
Vì môi trường sạch, cộng đồng làm ngay
Chúng ta hãy nắm chặt tay
Môi trường xanh, sạch tháng ngày chăm lo
Ai ơi xin nhớ kỹ cho
Môi trường xanh, sạch còn chờ đợi ai.
KHÔNG ĐỀ
Tôi đi xuyên việt truyền thông
Môi trường xanh, sạch mà lòng rất vui
Vợ tôi thấy vậy mỉm cười
Liệu ông theo kịp được người ta không?
Xe đạp tôi đã sửa xong
Chờ ngày xuất phát mà lòng xốn xang
Quần áo, giày dép gọn gàng
Thuốc men, tiền bạc tôi mang đủ dùng.
Con cháu thì động viên ông
Đạp xe cho khỏe, thành công ông về.
Đường đi đèo dốc suối khe
Mưa mưa, nắng nóng luôn đe dọa mình
Nếu ngồi mà nghĩ cũng kinh
Đi rồi mới biết sức mình là đâu.
Ngày đầu người mỏi mệt đau
Thân thể ê ẩm cái đầu nghĩ suy
Đường đi ơi hỡi đường đi
Gian nan phía trước liệu thì vượt qua?
Hà Nội đến Huế đâu xa
Sáu trăm cây số sức ta đạp bằng
Càng đi khí thế càng hăng
Ăn ngon, ngủ khỏe sức tăng hơn nhiều.
Đi Đà Nẵng qua hai đèo
Phú già, Phướng tượng ngoằn nghèo quanh co.
Qua đèo lại tới Lăng Cô
Hải Vân dài dốc đèo chờ đợi ta
Thành phố Đà Nặng không xa
Hội An – Quảng Ngãi vượt qua Tam Kỳ.
Môi trường những chỗ tôi đi
Cái xanh, cái đẹp nhiều khi phải bàn
Rác rưởi nhiều chỗ hiên ngang
Chất lên thành đống quanh làng quanh thôn.
Sao không xử lý không chôn
Vứt rác sao cứ lối mòn năm xưa?
Sa Huỳnh tôi tới buổi trưa
Dọc đường nắng nóng không mưa tý nào.
Ngũ Hoành Sơn – Biển Sa Huỳnh thật đẹp sao
Tháp Chàm, Cổ Trà bản biết bao nhiêu tình.
Nghĩ về phố Hội đẹp xinh
Di sản phố cổ nguyên hình ngàn xưa
Sông Cầu nước chảy lơ thơ
Tuy Hòa phố trẻ mộng mơ vươn mình
Nha Trang biển hẹn lung linh
In bóng biển bạc chữ tình nên duyên
Cam Ranh, Phan Rí đến liền
Đồng Nai, Long Khánh nhỡn tiền tới nơi
Thành phố Hồ Chí Minh đây thật rồi
Lung linh hòn ngọc sáng trời viễn đông
Tới thăm thăm phủ đầu Rồng
Đây Dinh Thống Nhất chiến công huy hoàng
Chính đây sử mới tiếp trang
Chính đây dân chúng hát vang hòa bình
Nơi đây kết thúc hành trình
Nhưng tôi vẫn khỏe, vẫn xinh, vẫn dòn
Vẫn xanh màu áo cỏ non
Vẫn chiếc xe đạp bon bon đường dài
Hành trình có một không hai
Ngồi vui ngẫu hứng viết vài câu thơ
Tới đích mà vẫn như mơ
Thành công thắng lợi dành cho toàn đoàn
Hôm nay ca khúc khải hoàn
Mọi người vui vẻ, hân hoan xum vầy
Chúng ta tay nắm chặt tay
Môi trường xanh sạch tháng ngày chăm lo
Ai ơi hãy nhớ kỹ cho
Môi trường xanh sạch còn chờ đợi ai
THƯƠNG MẸ...
Thương Mẹ khuya sớm tảo tần
Chăm lo cuộc sống, đỡ đần con thơ
Gác bao hoài niệm ước mơ
Vì đàn con trẻ, dại khờ, thơ ngây
Bán buôn gồng gánh đêm ngày
Đôi vai trĩu nặng, hao gầy xót thương
Mẹ đi qua khắp phố phường
Đôi chân bé nhỏ, phi thường vì con
Trời mưa, trời nắng mỏi mòn
Tháng ngày cơ cực, vẫn còn nơi đây.
Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác. Thơ lục bát tuân thủ luật về thanh và vần rất nghiêm ngặt, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.
A - Luật thanh trong thơ lục bát
Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận, nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1,3,5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2,4,6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:
Câu lục: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6 là Bằng (B) - Trắc (T) - Bằng
Câu bát: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6-8 là B-T-B-B
Ví dụ:
Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân B - T - B
Bâng khuâng nhớ cụ, thương thân nàng Kiều B-T-B-B
Thế nhưng đôi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thể biến nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T-B-T-B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể.
Ví dụ:
Có sáo thì sáo nước trong T-T-B
Đừng sáo nước đục đau lòng cò con T-T-B-B
hay:
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T-B-T-B
B - Cách gieo vần trong thơ lục bát
Thơ lục bát cí cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thiw lụch bát tính linh hoạt về vần.
Cách gieo vần: Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát kế nó. Và tiếng thứ tám câu bát đó lại vần với tiếng thứ sáu của câu lục kế tiếp. Ví dụ (những từ in nghiêng hay đậm là vần với nhau):
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Trong thể thơ lục bát biến thể vẫn gieo vần như vậy, nhưng trường hợp câu bát của cặp câu có thanh là t-b-t-b thì tiếng thứ sáu câu lục trên nó vần với tiếng thứ tư của câu đó.
Ví dụ:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Tiểu đối trong thơ lục bát:
Đó là đối thanh trong hai tiếng thứ 6 (hoặc thứ 4) cảu câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.
Ví dụ:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát:
Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, nhưng đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3. Nhịp thơ giúp người đọc và người nghe cảm nhận được thơ một cách chính xác hơn.
CHÚC BẠN SẼ CÓ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT THẬT TUYỆT VỜI, THEO Ý MÌNH!!
Kb vs mk nha !!!~
lên chùa hái búp sen non
lon ton chạy nhảy tên con đường làng
nhụy vàng hương tỏa khắp nơi
trong thôn xóm đó nơi nơi rộn ràng
mình tự làm ! hjhj
thanks