K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8 2016

muốn viết tên người khác có màu xanh bn kéo tên của một bn mà bn muốn rồi thả vào ô tl

vd:Vũ Thị Phương Anh

2 tháng 8 2016

Ko hiểu

2 tháng 8 2016

bạn thấy chữ " fx" trên hộp công cụ phía trên chỗ trả lời ko! ấn vào đấy

2 tháng 8 2016

Vũ thị phương anh

3 tháng 11 2017

theo ý mik thôi nha, sai thì thôi

-Nắm ý chính, viết chính xác

-Ngắn gọn hơn dài dòng 

-Kiểm soát lỗi chính tả và những lỗi câu

-Tham khảo văn mẫu và vở 

 ~ Mong giúp được bạn và cho kb nha ~

3 tháng 11 2017

Hôm nay là ngày khai trường. Mấy tháng nghỉ hè của chúng tôi đã đi qua như một giấc mộng. Sáng nay, mẹ tôi dắt tôi đến phân hiệu Ba-ret-ti để ghi tên tôi vào lớp ba. Còn tôi thì mải nhớ thôn quê, tôi đến trường chỉ là miễn cưỡng. Tất cả các đường phố đều tấp nập học sinh, đông như kiến. Hai cửa hiệu bán sách chật những bố mẹ học sinh vào mua nào vở, nào giấy thấm, nào cặp sách bằng da... Trước trường, người đông đến nỗi ông gác cổng và người cảnh binh đều phải chật vật lắm mới giữ được thông lối ra. Chúng tôi sắp bước qua cổng thì thấy có người đặt tay lên vai mình: đó là thầy giáo lớp hai của tôi, có mái tóc hung, bù xù và tính vui vẻ không bao giờ cạn. Thầy bảo tôi: "Chúng ta thế là xa nhau mãi rồi, phải không En-ri-cô?"

Tôi cũng biết như vậy, thế mà lời nói của thầy vẫn làm cho lòng tôi nặng trĩu. Chúng tôi phải chật vật lắm mới vào được trường. Những ông, những bà, những phụ nữ thường dân, những công nhân, những sĩ quan, những bà cụ và những người giúp việc, ai cũng tay dắt một dứa trẻ, tay mang những cái gói, làm huyên náo cả một phòng đợi và các thang gác.

Tôi vui thích thấy lại căn phòng rộng ở tầng dưới thông với bảy lớp học, mà suôt ba năm gần như ngày nào tôi cũng đi qua. Người đông nghịt. Các cô giáo đi đi, lại lại. Một cô giáo lớp một đứng trên ngưỡng cửa của lớp cô, chào tôi và nói:

-   En-ri-cô, năm nay con học trên gác, và cô sẽ không còn thấy con đi qua dây nữa!

Rồi cô nhìn tôi có vẻ buồn. Tôi trông thấy thầy hiệu trưởng, mà bộ râu hình như có bạc hơn năm ngoái một ít, đang bị vây giữa những bà mẹ khá phật ý vì không còn chỗ để cho con họ vào học nữa. Tôi thấy nhiều bạn tôi lớn lên nhiều. Ớ tầng dưới, học sinh chia xong vào các lớp, người ta thấy các em học những lớp vỡ lòng không chịu vào lớp, cứ đẩy nhau như những con lừa con; người ta phải lôi chúng vào; vài em bỏ chạy không chịu ngồi ghế, nhiều em khác oà lên khóc khi thấy bố mẹ ra về. Những ông bô', bà mẹ ấy phải quay lại dể khuyến khích hoặc dỗ dành con; còn các cô giáo trông thấy vậy cũng có nhiều thất vọng.

Em trai tôi được vào học lớp của cô giáo Đen-ca-ti, tôi học lớp thầy giáo Pec-nô-bi ở gác hai. Đến mười giờ thì tất cả chúng tôi đều đã vào lớp hết; năm mươi bôn học sinh tất cả. Trong dám ấy, tôi chỉ gặp lại chưa đến mười lăm, mười sáu bạn cũ ở lớp hai; trong đó có Đê-rôt-xi, cái cậu bao giờ cũng được giải nhât. Trường học đối với tôi có vẻ nhỏ hẹp và buồn tẻ làm sao so với rừng núi mà tôi đã đến ở chơi mấy tuần qua. Tôi lại còn nhớ tiếc thầy giáo lớp hai của tôi, thầy tốt làm sao, và lúc nào cũng cười với tôi Người thầy nhỏ nhắn đến nỗi làm cho chúng tôi cứ tưởng là một người bạn. Tôi tiếc không được thấy thầy ở đây, với mái tóc hung bù xù của thầy nữa.

Thầy giáo năm nay của chúng tôi người cao lớn, không có râu, tóc dài đã hoa râm hết, có một nếp nhăn trên trán, tiếng nói rất to; thầy nhìn chúng tôi chằm chằm hết đứa này đến đứa khác, như muốn đọc rõ tận trong lòng chúng tôi. Thầy không bao giờ cười.

Tôi thầm nghĩ: "Hôm nay là ngày đầu tiên đây. Hãy còn những mười tháng nữa mới lại nghỉ hè. Trước mắt biết bao là công việc, là bài thi, là khó nhọc!

Tan học, tôi cần phải gặp mẹ tôi, và tôi chạy ra ôm lấy mẹ. Mẹ bảo: "Gắng lên, En-ri-cô của mẹ. Mẹ con chúng ta cùng học với nhau!". Thế là tôi vui vẻ về nhà. Thôi cũng được! Tôi không còn học với thầy giáo cũ tươi cười thế, vui tính thế và tốt bụng thế; nhà trường đối với tôi hình như cũng chẳng thích thú bằng năm ngoái... Nhưng thôi cũng được.



Người viết cần viết chân thực , đúng lỗi chính tả ,..

8 tháng 3 2018

1,Trong các nhân vật mà em biết, em thích nhất là nhân vật Kiều Phương trong văn bản "Bức tranh của em gái tôi" của tác giả Tạ Duy Anh. Kiều Phương bị người anh trai gọi là " Mèo " vì khuôm mặt của Kiều Phương luôn lem nhem. Mèo là một cô bé nhỏ nhắn với hai bím tóc xinh xinh luôn được cột gọn. Dù khuôn mặt Mèo luôn lem nhem nhưng cô bé lại có tài năng vẽ được chú Tiến Lê - bạn của bố Mèo thẩm định. Anh trai của Mèo hay khinh thường em gái nhưng Mèo lại rất yêu quý anh trai mình nên cô bé mới vẽ anh trai trong cuộc thi vẽ. Khi biết được điều đó thì người anh trai rất xúc động. Kiều Phương là một cô bé hiền hậu, khéo tay. Em rất yêu quý nhân vật Kiều Phương.

2,Truyện buổi học cuối cùng lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử. Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát. 

hững đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của truyện: - Cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất với vai kể là một học sinh có mặt trong buổi học. - Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng (chú bé Phrăng) và qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động (thầy Ha-men). - Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành và xúc động: sử dụng nhiều câu biểu cảm, nhiều từ cảm thán, phép so sánh, có những lời và hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ 
Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bi quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lý: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” - Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ. 
Ý nghĩa tư tưởng của truyện : Phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.

3,

Nước lừ trên cao phóng xuống định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ. Nhưng dượng Hương Thư cũng không chịu thua. Các bắp thịt cuộn lên, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, dượng ghì mạnh trên ngọn sào để giữ cho con thuyền được an toàn. Lúc ấy, nhìn dượng giống như một pho tượng đồng đúc vững chãi và mạnh mẽ. Quả thật, hình ảnh dượng trụ sào giữ thuyền giữa dòng thác dữ còn khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

CHÚC BẠN HOK TỐT!!!!!!

8 tháng 3 2018

Bức tranh của em gái tôi là truyện ngắn đoạt giải cao nhất (giải nhì) trong cuộc thi viết Tương lai vẫy gọi của báo Thiếu niên Tiền phong. Tác giả Tạ Duy Anh, một cây bút trẻ xuất hiện trong văn học thời kỳ đổi mới đã có những truyện ngắn gây được sự chú ý của đông đảo người đọc. Tác phẩm kể một câu chuyện khá gần gũi với đời sông bình thường. Câu chuyện xảy ra trong một gia đình có hai anh em: người anh và cô em gái tên Kiều Phương.

Truyện Bức tranh của em gái tôi đã mở ra một tình huống hấp dẫn, có kịch tính và đã miêu tả tinh tế tâm lý nhân vật người anh qua cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất. Cả hai nhân vật trong chuyện - người anh và cô em gái - đều được miêu tả rất sống động, rất thật, gần gũi vớt cuộc sống tuổi thơ của các em. Câu chuyện cuốn hút người đọc qua diễn biến tâm trạng và thái độ của người anh qua ba thời điểm.

Mở đầu, Tạ Duy Anh đã để cho người anh tự giới thiệu về em gái mình với cái tên có ý để chê bai: “Mèo” và thể hiện thái độ “khó chịu” với sự lục lọi của .“Mèo”:

Này, em không để chúng nó yên được à?.

Khi phát hiện thấy em gái thích vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn nó bằng cái nhìn kẻ cả với thái độ coi thường, không cần đế ý đến việc “Mèo con” đã vẽ những gì - thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào cái đít xoong, chảo bị nó cạo trắng cả.

Qua lời nhận xét của người anh, người đọc thoáng thấy trong suy nghĩ người anh “Mèo thì vẽ vời gì?”.

Câu chuyện tưởng chừng như xảy ra bình thường. Một tình huống bất ngờ đã xảy ra, kịch tính của chuyện bắt đầu từ đây : nhưng mọi bí mật của Mèo cuối cùng cũng bị bại lộ... Tài năng hội họa của cô em được phát hiện thì tâm trạng người anh cũng bị biến đổi. Trong khi cả bố, mẹ, chú Tiến Lê đều ngạc nhiên vui mừng sung sướng thì người anh lại cảm thấy buồn và thất vọng vì không tìm thấy ở mình một tài năng nào và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó mà nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em gái như trước nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ là tôi gắt um lên. Tâm lí mặc cảm tự ti đã khiến cho người anh đau khổ: những lúc ngồi học bên bàn, tôi chỉ muốn gục xuông khóc. Đến nỗi vẻ mặt đáng yêu của cô em gái Kiều Phương trừ kia, bây giờ cũng làm cho cậu khó chịu, cảm thấy như đang bị “chọc tức”... Dẫu vậy, tâm lí tò mò vẫn xui khiên cậu ta xem trộm những bức tranh của cô em gái, để rồi khi xem xong thì khiến cậu lén trút ra một tiếng thở dài... Phải chăng đó là giây phút đầu tiên mà người anh cảm phục tài năng của Kiều Phương? Đến đây, người đọc chắc có lẽ đã hài lòng hơn với thái độ của người anh. Độ “căng” của truyện dường như được chùng xuống.

Truyện vẫn tiếp tục hấp dẫn người đọc với những bất ngờ liên tiếp mà người anh được chứng kiến khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái mình. Cậu đã nhận ra mình trong bức tranh. Bất ngờ hơn là: Trong tranh, một chú bẻ đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Vì thế, sau cái “giật sững mình” là một diễn biến tâm trạng đầy phức tạp nhưng lại rất dễ hiểu và đúng với nhân vật lúc đó: thoạt tiên là sự ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Ngỡ ngàng là vì không thể ngờ lại có bức tranh như thế. Hãnh diện là vì thấy mình hiện ra với những nét đẹp đến như vậy trong bức tranh của em gái. Nhưng điều quan trọng hơn là người anh không dừng lại ở sự hãnh diện, thoả mãn mà đã thấy “xấu hổ”. Đây chính là lúc nhân vật đã nhận ra được những yếu kém cùa mình, thấy mình không xứng đáng được như vậy: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo thế kia ư. Trong giây phút xấu hổ này, người anh đã nhận ra một điều sâu sắc: bức chân dung của mình được vẽ lên bằng “tâm hồn và lòng nhân hậu” của cô em gái. Và đây cũng là lúc nhân vật tự thức tỉnh để hoàn thiện nhân cách của mình.

Kiều Phương với biệt danh là “Mèo” rất hồn nhiên, hiếu động, có tài năng hội hoạ hiếm có. Đặc biệt “Mèo” có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu, đây mới là đáng quí của em. Lòng nhân hậu của em thể hiện rõ trong bức tranh “Anh trai tôi”. Soi vào bức tranh ấy, cũng tức là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, giúp cho người anh tự nhìn rõ mình hơn để vượt lên được những hạn chế của tính đố kị, lòng tự ái và tự ti.

Truyện đã đem đến cho mỗi người chúng ta bài học ứng xử trong cuộc sống: cần có thái độ thiện chí, có sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành trước thành công hay tài năng của người khác, ngay cả khi người đó là bạn bè trong lớp hay người thân trong gia đình.

Với cách kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật tỉnh tế, Tạ Duy Anh đã cuốn hút người đọc vào truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi. Truyện có tác dụng truyền cảm để rồi mỗi người tự rút ra bài học một cách tự nhiên, thấm thía: hãy lấy “nhân hậu” làm tiêu chuẩn để soi sáng cho tâm hồn của chính mình.

23 tháng 4 2016

Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.

Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.

Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.

23 tháng 4 2016

Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, cuốn tôi về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ tôi gắn với lời kể của mẹ, của bà, với nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diộu kì. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của tôi.

Giấc ngủ bồng bềnh, êm ái đưa tôi bay lên cao, cao hơn cả những nóc nhà, hàng cây im lìm bên dưới, chạm tói một tầng mây mềm và ấm: "Chào mừng con đến với thế giới của những ước mơ". Một giọng trầm ấm vang lên. Tôi ngước mắt nhìn.

Ồ, kia chẳng phải là ông Tiên sao? Làm sao tôi nhầm được hình bóng thân thương mà mẹ và bà vẫn thường hay kể. Ông cao và trông gầy gầy nhưng nước da hồng hào, khoẻ mạnh, gương mặt phúc hậu. Mái tóc trắng như cước được búi cao gần sát đỉnh đầu. Chòm râu cũng trắng hệt như mái tóc, dài tới tận đầu gối, trông xa như một dòng nước bạc. Ông vận một bộ quần áo màu vàng, có những đường vân trắng kéo thành vệt như sương và đi một đôi hài mũi hếch vàng, nhạt hơn bộ quần áo. Một dáng vẻ nhàn nhã, thanh tao.

Ông bước lại gần tôi, dáng đi nhanh nhẹn.

Tôi ngước lên để nhìn ông rõ hơn. Ánh mắt ông ấm áp, trìu mến. Đôi mắt nâu hiền từ. Đôi lông mày trắng và dài rủ xuống. Ông mỉm cười, để lộ hàm răng đen nhánh. 

"Ông ơi, sao ông chỉ giúp đỡ người gặp khó khăn, bất hạnh thôi ạ? Sao con ngã đau, khóc mà ông không hiện lên?" – Tôi hỏi. Ông lại cười, nụ cười của ông sao giống nụ cười của ông ngoại tôi đã mất thế cơ chứ? Ông đưa ngón tay dài khẽ gạt sợi tóc con ra khỏi mặt tôi. Bàn tay ấm áp của ông vuốt má tôi "Tại vì ông hay bất cứ thần thánh nào khác cũng đều bước ra từ ước mơ và hi vọng của con người". 

Ánh mắt ông ngời sáng, chòm râu bạc khẽ rung rinh. – "Người bất hạnh gặp phải nhiều đau khổ nhưng khát vọng vươn lên tìm hạnh phúc, tìm công lí luôn rực cháy. Vì vậy, ông giúp đỡ để họ có thêm nghị lực. Việc giúp đỡ của ông chỉ như sự khích lệ, cổ vũ họ mà thôi".

À thì ra là như vậy!  

Ánh mặt tròi rọi qua cửa sổ, chiếu vào mặt làm tôi bừng tỉnh khỏi giấc mộng. Nhưng hình ảnh ông Tiên hiền từ và những lời ông nói vẫn vang vọng trong tôi. Ông ơi, con hiểu rồi ạ. Cổ tích không thể biến những giấc mơ thành sự thật nhưng nó sẽ tạo ra niềm tin, niềm hi vọng để ta cố gắng vươn lên.

22 tháng 1 2018

đúng a chắc là thằng đó nó ngu lắm ngu đến mức bị con myna chửi luôn

mà tui ko biết thằng nào tên dương hết

chỉ biết có thằng tên đương à

22 tháng 1 2018

Tùy vào hoàn cảnh thôi,chứ không phải như vậy

Trả lời câu hỏi có online maths trong tuần,bạn sẽ nhận được gói vip 1 tháng!

2 tháng 10 2016

Bư­ớc 1: Trư­ớc khi lập dàn ý, cần suy nghĩ để chọn đề tài, chọn một chủ đề hoặc vấn đề sau đó phác thảo qua cốt truyện.

 

B­ước 2: Từ đề tài, chủ đề của câu chuyện, ngư­ời viết phải t­ưởng tượng, sáng tạo ra những nét chính hình thành nên cốt truyện. Cốt truyện có thể dựa vào cuộc đời và số phận của nhân vật chính hay dựa theo diễn biến của sự việc chính.

Bư­ớc 3: Dựa vào mô hình dàn ý (3 phần), tìm các yếu tố cấu thành tác phẩm: Lí do, không gian xảy ra câu chuyện, các tình tiết của truyện, các nhân vật và quan hệ của chúng, các cảnh thiên nhiên, các đối thoại chính, tâm trạng của nhân vật…

B­ước 4: Hệ thống hóa các khâu trên bằng một dàn ý chi tiết.

 

2 tháng 10 2016

Ví dụ:

  Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc truyện Tắt đèn.

       Thân bài: Kể lại câu chuyện theo 2 sự việc chính.

+         Sau cái đêm ấy, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ (Chị Dậu đã gặp người cán bộ cách mạng trong tình huống nào ? Người cán bộ đã làm gì để giác ngộ chị Dậu ? Chị Dậu đã giác ngộ cách mạng như thế nào ?…).

+         Trong cuộc khởi nghĩa tháng Tám – 1945, chị Dậu dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo (Từ việc giác ngộ cách mạng, chị Dậu đã tham gia hoạt động khởi nghĩa ra sao ? Chị Dậu đã cùng các nông dân khác cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật như thế nào ?…).

       Kết bài: Câu chuyện kết thúc như thế nào ? Em suy nghĩ gì về sự giác ngộ và hành động của chị Dậu?

b. Trường hợp 2

       Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc truyện Tắt đèn.

       Thân bài: Kể lại câu chuyện với những sự việc cụ thể.

+         Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp nổ ra, chị Dậu đã nhận thức về cuộc kháng chiến này như thế nào?

+         Tuy sống trong vùng địch hậu, chịu sự kiểm soát của địch nhưng chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ, nhiều lần đậy nắp hầm bem cho cán bộ,… (Sống trong vùng địch hậu, chị Dậu gặp những khó khăn gì ? Tại sao chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ ? Những sự việc nào chứng tỏ lòng căm thù giặc và tinh thần cách mạng của chị Dậu ?…).

       Kết bài: Câu chuyện kết thúc như thế nào ? Nêu suy nghĩ của em về hành động của chị Dậu.