Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mỗi người có một ước mơ riêng bởi thế chúng ta luôn lên kế hoạch cho những điều sắp làm trong tương lai. Tôi đang là sinh viên năm nhất khoa tiếng anh tại một trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh. Tôi sẽ làm bài thi IELTS vào năm thứ ba để có cơ hội việc làm tốt hơn. Tôi đang luyện tập tiếng anh hàng ngày để cải thiện kĩ năng nghe và nói. Trẻ con chỉ học ngữ pháp và kĩ thuật viết ở trường, tuy nhiên họ không có cơ hội để thử sức trong những môi trường thực tế. Tôi là tình nguyện viên của một tổ chức quốc tế đang họp tại Việt Nam, bởi thế tôi có môi trường tốt để phát triển và khám phá tiềm năng của bản thân. Học từ nhà trường và sách vở là những cách học truyền thống, đôi khi nó không đem lại nhiều lợi ích bằng việc tham gia các hoạt động ngoại khoá. Ngoài ra, xin đi làm thêm cũng nằm trong dự định của tôi. Tôi đã nộp đơn làm bồi bàn cho một quán cà phê và vẫn đang chờ đợi kết quả. Khi làm công việc kiểu này, ta có thể kết bạn với nhiều người và duy trì nhiều mối quan hệ mới. Điều này giúp ta thêm tự tin, trách nhiệm và độc lập trong cuộc sống. Giáo viên và trường học dạy ta những kiến thức cơ bản nên ta phải bước ra thế giới bên ngoài và học từ những trải nghiệm thực tế. Tôi dự định sẽ học những phương pháp giảng dạy bởi vì ước mơ của tôi là trở thành giáo viên tiếng anh một ngày trong tương lai. Tôi luôn mong được dạy cho trẻ em vùng sâu vùng xa để mang kiến thức tới mọi miền đất nước. Bởi thế, tôi nỗ lực hết mình để hoàn thành chương trình học cũng như tiếp thu kĩ năng xã hội. Bởi vì tiếng anh và ngôn ngữ rất cần thiết trong xã hội hiên đại, tôi luôn chọn theo đuổi ước mở trở thành một giáo viên tiếng anh ưu tú
đó là thời gian cho kỳ nghỉ hè. Bạn sẽ làm gì trong ba tháng nghỉ, với tôi, tôi dự định làm nhiều việc. tôi sẽ đi đến một tỉnh khác với gia đình . chuyến du lich bắt đầu ào giữa tháng bảy và kéo dài trong một tuần . chắc là mệt một chút nhưng tôi thích đi du lịch và đang chờ đợi điều đó.Sau chuyến đi, tôi trở lại với việc học.
mn hok tốt nhé
Năm nay, trường em được Sở Giáo dục cấp một số kinh phí sửa sang lại các lớp học và xây thêm một số phòng học mới. Chúng em vinh dự được học ở lớp mới với những bộ bàn ghế hai chỗ ngồi thật xinh xắn và tiện lợi.
Bàn học của chúng em được làm bằng chất liệu gỗ ván ép cao cấp. Mặt bàn được lợp một lớp dầu bóng trông mới đẹp làm sao! Em ngồi tì lên mặt bàn thấy mát lạnh và thơm thơm mùi gỗ mới. Mặt bàn rộng khoảng sáu mươi phân và dài độ một mét rưỡi nên ngồi học rất thoải mái. Kiểu bàn mới bây giờ không làm nghiêng thoai thoải như trước đây mà tạo thành một mặt phẳng song song với mặt đất và rất vừa với tầm ngồi viết, không phải ngóng lên hay gò lưng lại gò bó như kiểu bàn năm chỗ ngồi. Nó gọn và nhẹ tạo điều kiện để chúng em xê dịch hoặc sắp xếp lại theo yêu cầu của từng tiết học, tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Phía trước mặt bàn, người ta khoét một rãnh khuyết chỗ chúng em để bút khỏi bị lăn xuống đất. Ở dưới mặt bàn người ta chia ra hai ngăn vừa đủ để chúng em bỏ cặp vào thoải mái gọn gàng. Cái ghế hai chỗ ngồi cũng thật là đẹp, cũng bóng loáng như mặt bàn. Nó rất nhẹ, mỗi đứa chúng em chỉ cần cầm một tay cũng có thể nhấc lên, không phải như loại ghế năm chỗ ngồi, muốn di chuyển đi đâu, phải ba, bốn đứa ì à ì ạch mới nhấc được. Vì vậy, được trang bị bộ bàn ghế mới, chúng em rất phấn khởi. Buổi sinh hoạt lóp lần nào, cô giáo chúng em cũng đều căn dặn: “cần giữ gìn và bảo vệ bàn ghế cho sạch đẹp, không vẽ bậy, cào xước làm hỏng mặt bàn. Đó là ý thức trách nhiệm bảo vệ của công của mỗi học sinh.
Năm nay em đã lên lớp Bốn. Do em phải học bài và làm nhiều bài tập về nhà, bố mẹ đã sắp xếp cho em một góc học tập ngăn nắp, thoáng mát. Đặc biệt hơn cả là cái bàn học xinh xắn đặt kề cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh rợp bóng.
Bàn được làm bằng gỗ tạp, chưa phải là gỗ tốt nhưng nhờ được đánh véc-ni nên rất bóng loáng, cùng màu nâu sẫm như ghế và giá sách. Mặt bàn hình chữ nhật, bề dài đúng một sải tay em, bề rộng vừa đủ ba gang, hơi xuôi về phía em đặt ghế, tạo tư thế thoải mái khi em ngồi viết. Độ bóng của véc-ni càng làm nổi rõ những đường vân gỗ rất đẹp. Mép bàn phía trước có một đường rảnh dài, lõm xuống giúp em đựng bút, thước, tẩy... khỏi bị lăn xuống theo độ dốc của bàn. Bên dưới mặt bàn là một ngăn hộc khá rộng, em có thể kéo ra đóng vào dễ dàng khi nắm vào cái tay cầm bằng sắt. Trong ngăn hộc này, em đựng dụng cụ học môn kĩ thuật, bộ đò dùng học toán, nhiều hộp phấn viết bảng trắng lẫn màu, thậm chí có cả mớ dây thun tết hình con rết, nắm sỏi tròn để chơi ô quan... Bốn chân bàn là những thanh gỗ vuông to và cứng cáp, các góc mép được bào nhẵn. Ba thanh gỗ dẹp hơn đóng thành hình chữ H ở chân bàn phía gần mặt đất giữ cho các chân bàn được vững vàng chắc chắn hơn.
Mỗi khi học xong em thường thu dọn sách vở và các thứ trên mặt bàn cho gọn ghẽ rồi lau bàn bằng khăn vải mềm. Không bao giờ em lơ đễnh hay cố ý viết, vẽ bậy lên mặt bàn. Vì vậy mà dùng đã nửa năm bàn vẫn còn mới.
Em yêu quý cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài. Áp má lên mặt bàn, em nghe mát rượi như có ngọn gió nào thổi từ khu rừng xa xưa nơi cây gỗ này sinh sống. Em tưởng như nghe được lời gió thì thầm nhắc nhở: "Cô chủ ơi, gắng học lên! Chúng tôi tin tưởng nhiều ở cô đấy nhé!".
Bạn bè là nghĩa tương thân
Khó khăn thuận lợi ân cần bên nhau
Câu ca dao trên thật đúng với tình bạn thân thiết của em với Huy.Huy tuy bằng tuổi em nhưng lại hơi nhỏ con so với một học sinh lớp 5. Tuy nhỏ như vậy nhưng vậy nhưng lại rất nhanh nhẹn và hoạt bát.Làn da ngăm ngăm đen,khỏe khoắn.Khuôn mặt vuông vức rất nam tính.Mái tóc đen được cắt ngắn gọn để lộ vầng trán cao rộng trông rất gan dạ nhưng lại khá bướng bỉnh .Dưới hàng lông mày rậm là đôi mắt tròn đen láy , rất sáng lộ rõ vẻ thông minh, bạn rất thích chơi thể thao nên bạn rất khỏe . Mỗi khi Huy xắn tay áo để lộ bàn tay tròn chắc nịch khiến bạn nào cũng ngưỡng mộ.
Chơi với Huy em càng yêu quý bạn bởi cái nết hiền lành tốt bụng luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người . Huy học giỏi luôn hăng hái phát biểu trong học tập đặc biệt là môn toán bạn làm bài nhanh luôn tìm ra nhưng lời giải hay.Huy tuy học giỏi nhưng không hề kiêu căng mà rất khiêm tốn nên các bạn trong lớp cũng như thầy cô rất quý mến bạn . Huy không nhưng là trò giỏi mà còn là một đứa con hiếu thảo biết đỡ đần bố mẹ.
Chơi với Huy em học được nhiều điều hay lẽ phải em mong tình bạn của chúng em luôn thân thiết gắn bó như bây giờ.
ko chép mạng
đề trường mình là miêu tả quê hương vào một buổi sáng ban mai. k đúng cho mình đi , mình viết đề tiếp cho.
I/ Đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau: (7 điểm)
Công việc đầu tiên
Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:
- Út có dám rải truyền đơn không?
Tôi vừa mừng vừa lo, nói :
- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:
- Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sang, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
Độ tám giời, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”
Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:
- Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!
Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:
- Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh !
Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định
Câu 1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? (0,5 điểm)
Câu 2: Chị Út đã trả lời thế nào khi anh Ba Chẩn hỏi : “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)
A | Dám |
B | Không |
C | Mừng |
D | Sợ |
Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên ? (0,5 điểm)
A | Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. |
B. | Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn. |
C. | Đêm đó chị ngủ yên. |
D | Đêm đó chị ngủ đến sáng. |
Câu 4: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? (1 điểm)
A. B. | Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.Khỏang ba giờ sáng,Tôi giả đi bán cá như mọi hôm.Taybê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. |
C. | Tuy hơi lo nhưng tôi suy nghĩ một hồi lâu rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. |
D. | Không lo vì đã quen với công việc này rồi. |
Câu 5: Vì sao chị Út muốn thoát li ? (0,5 điểm)
A. | Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân. |
B. | Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng. |
C. | Vì chị Út không muốn ở nhà nữa. |
D. | Vì chị Út muốn thoát li để được đi chơi. |
Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn? (1 điểm)
A. B. | Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân. Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng. |
C. | Tâm sự của bà Nguyễn Thị Định. |
D. | Bà Nguyễn Thị Định rất dũng cảm. |
Câu 7: Câu “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)
A. | Câu hỏi. | B. | Câu cầu khiến. | |
C. | Câu cảm. | D. | Câu kể. |
Câu 8: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên.” có tác dụng gì? (0,5 điểm)
A. | Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. |
B. | Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. |
C. | Ngăn cách các vế trong câu ghép. |
D. | Ngăn cách các vế trong câu đơn. |
Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì ? (1 điểm)
Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm)
(đất nước; ngày mai)
Trẻ em là tương lai của.......................................... Trẻ em hôm nay, thế giới....................................;
Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Sang năm con lên bảy. (từ Mai rồi con lớn khôn…đến hết). (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 149).
2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)
Em hãy tả người bạn học mà em thân thiết nhất.
Read more: http://dethihocki.com/de-kiem-tra-ki-2-lop-5-mon-tieng-viet-2018-th-ap-6-bau-don-a9772.html#ixzz5F1Ctdds8
I/ Đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau: (7 điểm)
Công việc đầu tiên
Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:
- Út có dám rải truyền đơn không?
Tôi vừa mừng vừa lo, nói :
- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:
- Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sang, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
Độ tám giời, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”
Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:
- Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!
Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:
- Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh !
Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định
Câu 1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? (0,5 điểm)
Câu 2: Chị Út đã trả lời thế nào khi anh Ba Chẩn hỏi : “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)
A | Dám |
B | Không |
C | Mừng |
D | Sợ |
Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên ? (0,5 điểm)
A | Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. |
B. | Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn. |
C. | Đêm đó chị ngủ yên. |
D | Đêm đó chị ngủ đến sáng. |
Câu 4: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? (1 điểm)
A. B. | Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.Khỏang ba giờ sáng,Tôi giả đi bán cá như mọi hôm.Taybê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. |
C. | Tuy hơi lo nhưng tôi suy nghĩ một hồi lâu rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. |
D. | Không lo vì đã quen với công việc này rồi. |
Câu 5: Vì sao chị Út muốn thoát li ? (0,5 điểm)
A. | Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân. |
B. | Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng. |
C. | Vì chị Út không muốn ở nhà nữa. |
D. | Vì chị Út muốn thoát li để được đi chơi. |
Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn? (1 điểm)
A. B. | Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân. Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng. |
C. | Tâm sự của bà Nguyễn Thị Định. |
D. | Bà Nguyễn Thị Định rất dũng cảm. |
Câu 7: Câu “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)
A. | Câu hỏi. | B. | Câu cầu khiến. | |
C. | Câu cảm. | D. | Câu kể. |
Câu 8: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên.” có tác dụng gì? (0,5 điểm)
A. | Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. |
B. | Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. |
C. | Ngăn cách các vế trong câu ghép. |
D. | Ngăn cách các vế trong câu đơn. |
Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì ? (1 điểm)
Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm)
(đất nước; ngày mai)
Trẻ em là tương lai của.......................................... Trẻ em hôm nay, thế giới....................................;
Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Sang năm con lên bảy. (từ Mai rồi con lớn khôn…đến hết). (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 149).
2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)
Em hãy tả người bạn học mà em thân thiết nhất.
Ước mơ:
Ước gì em là hoa mùa xuân
Hoa nở xinh tươi nụ trắng ngần
Ong bướm vờn trên hoa hé nhụy
Em là hoa đẹp nhất dương trần
Ước gì em là cơn mưa hạ
Tưới mát vườn hoa thắm ngọc ngà
Làm xanh tươi cho từng chùm lá
Điểm tô thêm những cành liễu la đà
Ước gì em là chiếc lá thu
Mơ màng trong những sáng sương mù
Khoe mình trong muôn ngàn mầu sắc
Rực rỡ trong rừng buổi chớm thu
Ước gì em là giọt nắng vàng
Cho tan hoa tuyết buổi chiều hoang
Cho gío bấc thôi không buốt lạnh
Cho ai vương vấn lúc đông sang
Tình bn:
Tình nào đẹp bằng tình bằng hữu
Cùng sẻ chia vui thú-buồn đau
Nơi nào ta cũng có nhau
Bạn bè ta mãi gởi trao tâm tình
Bạn cứ gọi! khi mình thổn thức
Hay khi lòng bứt rứt không yên
Có ta bên bạn xua phiền
Khắc ghi bạn nhé nỗi niềm riêng tư
Bạn hãy gọi dẫu từ xa lắm
Ta sẵn sàng khóc đẫm cùng nhau
Sớt chia bao nỗi nghẹn ngào
Chỉ cần bạn được vơi bao khối sầu!
Bạn đừng vội gục đầu than trách
Bởi cuộc đời thử thách đắng cay
Bạn buồn tôi sẽ kề vai
Đừng bao giờ để bi ai tủi hờn
Bạn nhớ nhé...cô đơn ..hãy đến
Những bạn bè là bến yêu thương
Mãi luôn giúp bạn kiên cường
Xóa tan phiền não, sầu vương..giã từ!!
Mẹ hỡi mẹ ơi
"Ước mơ là gì hở mẹ?
Ước mơ là khi mẹ nhìn thấy con vui
Ước mơ là khi mẹ thấy con trưởng thành
Ước mơ là khi con là người có ích"
Dù ước mơ là gì đi nữa
Mẹ sẽ luôn là mơ ước của con.
>< mik làm thơ tự do nhá!!!!
Tả cảnh đường phố vào buổi sáng số 1
Dòng xe xuôi về một hướng với đủ loại âm thanh, tiếng kèn inh ỏi, tiếng máy nổ ầm ầm. Ồn ào nhất phải là nơi giao lộ có đèn tín hiệu. Lúc đèn đỏ thì các tiếng động cơ đều tập trung một chỗ. Cũng phát ra thứ âm thanh rền vang như tiếng xe lửa. Khi đèn xanh vừa bật lên, tiếng rú ga, tiếng máy gầm lên những tiếng chát chua thật đinh tai nhức óc.
Ngày hai buổi theo bố đến trường, em ngán ngại nhất là buổi sáng.
Buổi sáng, khí trời trong mát, mọi người đổ xô ra đường đi đến nơi làm việc. Trên tán cây dầu, chim đua nhau hót, gió lay động và thả xuống đất. Những chong chóng hoa. Trên vỉa hè, khi các cửa hàng, cửa hiệu còn đóng im ỉm thì những hàng quán thức ăn, thức uống đã khá đông người. Từng tốp học sinh lũ lượt đến trường với khăn quàng đỏ trên vai, vừa đi vừa trò chuyện râm ran. Tại các trạm xe buýt, những nét khẩn trương, sốt ruột hiện rõ trên gương mặt của các bạn học sinh sợ muộn giờ học, các cô bác bán hàng ngại lỡ chuyên buôn bán. Tất cả thở phào nhẹ nhõm, gương mặt giãn ra làm tan biến những căng thẳng, mọi người lục tục đứng dậy khi chiếc xe buýt đổ xịch đến.
Dòng xe xuôi về một hướng với đủ loại âm thanh, tiếng kèn inh ỏi, tiếng máy nổ ầm ầm. Ồn ào nhất phải là nơi giao lộ có đèn tín hiệu. Lúc đèn đỏ thì các tiếng động cơ đều tập trung một chỗ. Cũng phát ra thứ âm thanh rền vang như tiếng xe lửa. Khi đèn xanh vừa bật lên, tiếng rú ga, tiếng máy gầm lên những tiếng chát chua thật đinh tai nhức óc.
Nhịp sinh hoạt ở thành phố luôn khẩn trương, mọi người luôn bận rộn, hối hả. Đó cũng là nét đặc trưng của một thành phố văn minh, hiện đại.
Văn mẫu lớp 5 Tả cảnh đường phố vào buổi sáng số 2
Bầu trời đang bắt đầu sáng dần khi mặt trời mọc, những con gà đang cất tiếng gáy vang, em nghe đâu đây những tiếng cười, tiếng trò chuyện rôm rả của các cô, các thím nhà hàng xóm trên đường đi ra chợ. Tiếng mẹ gọi ý ới trễ giờ học rồi. Một buổi sáng được bắt đầu như thế đó.
Em bước ra phố đi đến trường. Đường phố vào buổi sáng đông đúc hơn những thời gian khác trong ngày, ai ai cũng ra đường, người đi làm, người thì đi chợ, người thì đưa con đi học,.... bao nhiêu âm thanh được hòa nhịp vào nhau. Đường phố chỗ em không được bằng phẳng, có những đoạn ghồ ghề, có chỗ lồi lõm và cũng có những đoạn đã được rải một lớp đá nhỏ, bởi thế những chiếc xe thường chạy chậm hơn khi qua những đoạn đường này. Mỗi khi xe lớn đi qua cả một khu phố như ngập trong biển bụi. Nhưng mỗi sáng sớm, lại có các bác lái xe phun nước để rửa đường, khiến con phố buổi sáng cũng trong sạch hơn rất nhiều.
Cuộc sống như được nạp đầy năng lượng vào buổi sáng, từng dòng xe nườm nượp chạy qua. Những bạn học sinh tụ tập từng tốp tung tăng đến trường và rôm rả trò truyện trên đường. Lâu lâu bạn còn bắt gặp hình ảnh những bạn nhỏ đang ngủ ngon lành, hay có bạn đang khóc sướt mướt khi mẹ chở đi học. Hay hình ảnh các cụ già đang tập thể dục, những bài dưỡng sinh, yoga,....
Cảnh vật hai bên đường cũng rất đẹp. Những hàng cây bàng xum xuê lá, xen giữa là những cây phượng đang đâm chồi nảy mầm. Mùi hoa sữa đầu đường đang tỏa hương thơm nồng khắp muôn nơi. Từng chú chim nhỏ đang thi nhau hót vang dưới những tán cây. Quán xá cũng đang dần tấp nập hơn. Tiệm sửa xe, hớt tóc, tạp hóa, quán ăn rủ nhau mở cửa. Ngày mới bắt đầu.
Ôi một buổi sáng tràn đầy năng lượng được bắt đầu như thế đó, em yêu quá buổi sáng quê em, yêu con phố ngập tràn âm thanh của con người. Cùng hòa nhịp để bắt đầu một ngày mới tốt đẹp hơn.
Tả cảnh đường phố vào buổi sáng lớp 5 số 3:
Trời vừa rạng sáng đã nghe tiếng chân người chạy thình thịch, tiếng xe cộ đi lại ngược xuôi bấm còi inh ỏi, báo hiệu một ngày mới bắt đầu.
Phố Hàng Thiếc, nơi gia đình em ở là một khu phố cũ, đường hẹp và ngắn. Ngày ở đây bắt đầu rất sớm và kết thúc thì rất muộn. Đường phố trong buổi sáng đủ các từng lớp, già, trẻ, gái, trai không thiếu một lứa tuổi nào. Các cụ già tập những đường quyền nhẹ nhàng, các anh thanh niên thì chạy bộ huỳnh huỵch như các vận động viên, các bạn nhỏ tuổi hơn thì tập bài thể dục buổi sáng. Phía đông mặt trời từ từ lên cao, những sinh hoạt thường ngày bắt đầu. Thoạt tiên là tiếng rao của các bà hàng quà: "Ai xôi đây!", nhìn "Bánh khúc đây!",..
Từ các quầy hàng bên đường, tiếng cửa sắt thu lại roàn roạt. Chỉ một loáng sau, đường phố đã đông vui nhộn nhịp. Đầu phố là các cửa hàng gò hàn tôn thiếc, trước cửa bày la liệt, nào xô nào chậu, nào mâm... Bác thợ cả đeo cặp kính cận có gọng buộc bằng dây đay, bác sửa chìa khóa, đi dọc phố tìm khách... Dưới lòng đường mỗi lúc một nhộn nhịp xe cộ đi lại: xe đạp, ba gác, xích lô, honda...
Nhiều nhất là tụi học trò chúng em lũ lượt đến trường đi thành hàng một, hàng hai trên vỉa hè. Còn các chú công nhân, các chị mậu dịch viên thì đạp xe đạp, ai cũng gò lưng đạp vội vàng cho kịp giờ làm việc. Đoạn đường giữa phố bỗng nhiên bị ngăn lại. Thì ra mọi người đang nhường đường cho các cháu mẫu giáo đang được cô giáo dắt tay qua đường để vào trường học. Nắng dần lên, chan hòa khắp phố phường. Những nóc nhà cao cáo đổ bóng trên đường phố. Gió xôn xao, hàng cây bàng đứng hai bên đường rung rinh như vẫy chào khách đi đường.
Mỗi buổi sáng như thế em càng thêm yêu cuộc sống bình dị và sôi động ở khu phố em.
Tả cảnh đường phố vào buổi sáng lớp 5 số 4
Chuông đồng hồ reo. Bố gọi em dậy. Sáng nào cũng vậy, cứ gần 5 giờ rưỡi là bố cùng em lên sân thượng tập thể dục buổi sáng.
Từ trên sân thượng nhà em, có thể nhìn rõ con đường Trần Hưng Đạo lúc sáng sớm như dài hun hút. Anh đèn chiếu xuống mặt đường nhựa phẳng lì sáng loáng. Đường phố không một bóng người. Chỉ thi thoảng mới có một chiếc buýt chạy từ chợ Bến Thành về chợ Bình Tây, xe không một hành khách. Một vài chiếc xe ba gác máy, chở hàng ra chợ, phóng trên đường, tiếng máy nổ trong đêm thanh vắng càng đinh tai nhức óc. Một vài chiếc xích lô chất hàng cao ngất, người chủ ngồi ngất ngưởng trên đống hàng, miệng phì phèo điếu thuốc, bỏm bẻm nhai trầu trong khi người phu xe gò người đạp.
Tiếng chổi quét rác của chị công nhân vệ sinh vang lên quèn quẹt. Đèn đường vụt tắt, em biết đã 5h45. Đường phố chìm trong bóng tối mịt mờ. Chỉ một vài cửa tiệm thắp đèn chiếu hắt một vùng sáng phía trước. Bóng tối tan dần. Đã nhìn rõ mặt người. Xe cộ qua lại nhiều hơn. Có xe của những người đưa báo, chạy ngay trên hè, dừng lại ở trướ cửa một nhà nhét vội tờ báo vào khe cửa rồi lại hấp tấp lao đi. Có xe của công nhân đi làm sớm, mũ bảo hiểm sùm sụp trên đầu. Một vài tốp các cụ gọn ghẽ trong quần áo thể thao, giầy vải thung thăng vừa đi đến công viên vừa trò chuyện vui vẻ.
Đường phố đã nhiều thêm những xe máy của phu huynh chở con đến trường. Các quán đã có người ngồi ăn sáng. Những lò than nướng thịt bốc khói thành vệt đen dài toả lan trên đường phố làm những người đi đường phải bịt mũi, né tránh. Đã 6 giờ hơn. Em vội vã thẹo ba xuống nhà đánh răng, rửa mặt, ăn sáng, rồi chuẩn bị đến trường.
- Văn Mẫu Lớp 4 Đề 1: Tả Một Đồ Chơi Mà Em Yêu Thích : Búp Bê Barbie
Vào ngày sinh nhật lần thứ 9 của em, em đuơc tặng rất nhiều đồ chơi. Nào là thú bông, xếp hình, đồng hồ,…Nhưng trong số đó em thích nhất là cô búp bê barbie mà bố em đã tặng. Em đặt tên cho nó là Li sa – cái tên nghe rất tây.
Li sa có mái tóc xoăn màu vàng óng ả, cái môi thì đỏ chon chót chúm chím cười.Nước da của cô búp bê này trắng hồng và được làm bằng nhựa cứng. Khuôn mặt tròn bầu bĩnh. Cái má phinh phính, lúc nào cũng ửng hồng, ánh lên một màu trái đào mới nở. Đôi mắt to tròn, xanh biếc, với hàng lông mi cong vút, và chiếc mũi nhỏ xinh, trông Li sa thật là ngộ nghĩnh và dễ thương. Li sa được khoác trên mình một chiếc váy dạ hội màu đỏ lộng lẫy, lấp lánh nhưng sợi kim tuyến nhiều màu.
Dưới chân cô là một đôi giầy cao gót cũng màu đỏ được gắn rất nhiều hạt kim sa lấp lánh. Li sa là cô búp bê xinh đẹp nhất trong số những con búp bê của em. Li sa là người bạn tâm sự mỗi khi em vui hay buồn vì khi được ngắm nhìn Li sa làm em cảm thấy phấn chấn hơn.
Em dành rất nhiêu tình cảm của mình cho Li sa nên luôn giữ gìn và chơi với bé cẩn thận để mãi mãi món quà của bố tặng nhân ngày sinh nhật lúc nào cũng như mới.
- Bài Văn Mẫu Lớp 4 Đề 2: Tả Lại Chiếc Cặp Sách Của Em
Bước vào năm học mới, bố mua cho em một chiếc cặp sách ở quấy đồ dùng thiếu nhi. Từ buổi đầu khai giảng, chiếc cặp đã là người bạn nhỏ đáng yêu của em.
Chiếc cặp của em hình chữ nhật, chiều dài của cặp khoảng hai gang tay người lớn, chiều ngang của cặp khoảng một gang rưỡi, đáy cặp rộng đến gần một gang tay của em. Cặp của em là loại cặp học sinh làm bằng giả da màu xanh da trời. Mỗi lần xoa tay lên mặt cặp mịn và láng bóng ấy, em cảm thấy mát và trơn, thích thú vô cùng. Đường khâu xung quanh cặp làm bằng chỉ dù màu đỏ, mũi khâu đều và thẳng. Các góc cặp lượn tròn có viền ni lông màu trắng táng thêm vẻ duyên dáng cho chiếc cặp. Phía trên có một quai xách to bằng nửa cổ tay em, cong cong hình cầu vồng được đính chặt bằng hai chiếc đinh dẹp. Quai đeo ở sau lưng được may bằng vải ni lông to bản trơn như loại dây dù, rất chắc chắn. Em thử đeo chiếc cặp lên vai, đứng trước gương ngắm nghía, trông em thật chững chạc và khỏe mạnh. Mặt trước của cặp là một cái ngăn bằng tấm mê ca mỏng, phía trong là bức tranh hai chú gấu Misa đang dắt tay nhau đi trên hò phố tấp nập người qua lại. Em dùng tay ấn lên hai chiếc khóa bằng mạ kền sáng loáng như đôi mắt long lanh đang chăm chú nhìn em. "Tách! Tách!" Âm thanh phát ra từ ổ khóa nghe thật vui tai. Nắp cặp được mở, lộ ra hai ngăn được lót bằng những mảnh vái nỉ mềm, mỏng với những đường sọc vằn như những nét hoa văn trang nhã. Ngăn cặp thứ nhất, em đựng sách vở. Ngăn thứ hai, em đựng các đồ dùng học tập như: hộp bút, thước kẻ, ê ke đo độ, bảng con, bông bảng, tập giấy kiếm tra in sẵn...
Hàng ngày, cặp theo bước chân em tung tăng đến trường, đến lớp và ngồi yên lặng trong ngăn bàn theo dõi em học tập. Về đến nhà, em nâng niu chiếc cặp một lúc rồi mới để vào chỗ quy định. Em coi chiếc cặp như người bạn thân thiết của mình. Em giữ gìn chiếc cặp rất cẩn thận, không để bụi bẩn bám vào và thường xuyên lau chùi bằng một chiếc khăn mùi xoa mềm để giữ cặp được bền.
- Bài Văn Mẫu Lớp 4 Đề 3: Tả Chiếc Áo Em Mặc Tới Lớp
Đầu năm học mới,mẹ đã mua cho em bộ đồng phục của trường. Ôi! Bộ đồng phục thật xinh làm sao nhưng em thích nhất là chiếc áo trong đồng phục này.
Chiếc áo có thân gần giống hình chữ nhật. Chiều dài và rộng khoảng ba,hai gang tay, vừa vặn cho em mặc. Chất liệu làm bằng vải cốt tông, sờ vào thật mịn màng.
Cổ áo có hình giống như trái tim. Tay áo lúc nào cũng phồng lên và ngắn hơn cổ tay em một chút. Trên tay có thêu logo của trường vì vậy nhìn vào ai cũng biết em là học sinh trường Tiểu học Cửu Long, đặc biệt những hình vẽ như ngọn đuốc, chiếc nón tốt nghiệp và quyển vở đề chữ Tiên học lễ – hậu học văn làm logo thêm đẹp lại càng đẹp hơn. Nẹp áo dày với hai lớp, bên trái, kế nẹp được thêu phù hiệu tên trường, tên lớp và tên học sinh, tên em thêu chỉ đỏ rất là ý nghĩa. Chính những đường chỉ đỏ đã làm nổi bật cái tên ấy. Hàng khuy may năm lỗ, luôn luôn theo chiều dọc và thẳng như các chiến sĩ hàng quân trong đội duyệt binh. Nút áo bằng nhựa,em rất thích những anh bạn nút, có khi các anh bạn này lại tinh nghịch vô cùng, lúc bị lỏng rồi thì đụng vào là nhảy xuống sàn nhà ngay, làm em tìm mãi mới thấy. Đường chỉ của áo được may đều đặn, thẳng tắp, không bị xéo cũng không bị nghiêng. Áo đã làm cho em có cảm giác rất thoải mái khi mặc vào.
Bạn áo cũng đã gợi cho em một kỉ niệm không sao quên được là có hôm,trên đường đi học về bỗng nhiên trời đổ mưa nhưng em lại quên mang theo áo mưa nên đã dầm mưa về nhà và bị bùn đất văng lên làm bẩn bạn ấy. Vì áo bẩn nên lúc về nhà em đã bị mẹ la nhưng la xong thì mẹ nói với em rằng: “Lần sau con nhớ cẩn thận hơn và mang theo áo mưa đấy,vì thời tiết dễ mưa lắm,nhé con!”. Lời nói ngọt ngào làm sao,nhờ lời nói ấy em lại có cảm giác là chiếc áo không giận em mà còn mỉm cười với em nữa.
Em rất yêu quý chiếc áo đi học này vì khi mặc vào bạn ấy đã giúp em có tinh thần sảng khoái trong học tập. Em hứa sẽ giữ gìn bạn áo cho thật sạch để mỗi ngày được mặc đến trường. Chiếc áo có thân gần giống hình chữ nhật. Chiều dài và rộng khoảng ba, hai gang tay, vừa vặn cho em mặc. Chất liệu làm bằng vải co tông, sờ vào thật mịn màng.
- Văn Mẫu Lớp 4 Đề 4: Tả Con Gấu Bông Yêu Thích Của Em
Trong số những món đồ chơi của em, em thích nhất là chú gấu bông Mi-sa. Đây cũng là một món đồ chơi gắn bó và có nhiều kỉ niệm với em nhất.
Mi-sa chỉ to như con mèo thật, nhưng hình dáng thì tròn trịa, mập mạp hơn. Chú trong tư thế chễm chệ ngồi, hai cái tay ngắn ngủn dang rộng về hai phía lúc nào cũng như đón chào em. Toàn thân chú khoác lên mình một bộ lông màu vàng chanh, chỉ ở tai, mõm, bàn chân và cái bụng phệ là pha những mảng màu trắng ngà.
Gương mặt Mi-sa toát lên vẻ hiền hậu và vui vẻ. Tuy đã cũ nhưng hai mắt chú đen láy như mắt thật, lộ nét tinh nghịch và thông minh. Cái mũi chú nhỏ, nhàn nhạt nâu trông khá buồn cười. Trên cổ lại thắt cái nơ đỏ đã bạc mầu, còn thêm một bông hoa màu trắng trên đôi tay tuy không còn mới nhưng trông chú thật duyên dáng.
Em rất yêu Mi-sa. Em không biết chú có từ bao giờ, chỉ biết rằng khi em nhớ được thì Mi-sa đã ở bên em rồi. Mẹ em bảo rằng, Mi-sa có từ trước khi em ra đời. Hàng ngày, em chơi cùng và ngủ cùng Mi-sa, không có chú là em không sao ngủ được, nên đi đâu xa nhà là em cũng mang chú theo.
Giờ đây em có thêm rất nhiều gấu bông mới, nhưng không chú gấu bông nào có thể thay thế được Mi-sa yêu quý của em.
- Bài Văn Mẫu Lớp 4 Đề 5: Tả Cái Trống Trường Em
Từ năm học lớp một đến nay, không ai trong chúng tôi lại không biết rõ về cái trống trường.
Anh chàng trống này thân tròn như cái chum, lúc nào cũng trên một cái giá giỗ kê ở trước phòng bảo vệ. Mình anh ta được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu. Quanh lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng. Hai đầu trống buộc kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.
Sáng sáng đi học tới gần trường, nghe thấy tiếng trống ồm ồm giục giã "Tùng! Tùng! Tùng!" là chúng tôi rảo bước cho kịp giờ học. Vào những lúc tập thể dục, anh trống lại "cầm càng" cho chúng tôi theo nhịp "Cắc, tùng! Cắc, tùng! " đều đặn. Khi anh ta "xả hơi " một hồi dài là lúc chúng tôi cũng được "xả hơi" sau buổi học.
Có thể sau này tôi sẽ rời xa mái trường này để lên học ở một ngôi trường to lớn hơn với tiếng chuông báo giờ hiện đại hơn. Nhưng dù vậy, tôi sẽ không bao giờ quên hình dáng cục mịch và âm thanh rộn rã của cái trống trường cùng bao kỉ niệm ấu thơ.
.......
bài văn là
Thấm thoát đã hơn bốn năm học trôi qua dưới mái trường thân yêu, vậy mà giờ đây những kỉ niệm buồn vui của năm tháng học trò cũng sắp trôi đi. Ngôi trường vẫn còn đó, vẫn lặng lẽ dõi theo từng lũ học trò chúng em học hành, đùa giỡn và cùng em bước đi trên con đường học tập .
Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu màu vàng nhạt nhưng khi ánh nắng chiếu xuống làm cho chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn. Mái tôn màu cam hòa lẫn với màu sơn hồng đậm của những bức tường tạo nên một phong cảnh đầy màu sắc. Khi đến gần, chúng ta sẽ bắt gặp ngay dòng chữ : “Trường tiểu học Nguyễn Văn Hưởng” được làm bằng đá hoa cương. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào , bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của một người mẹ lúc nào cũng sẵn sàng đón chào những đứa con thân yêu vào trường.
Đối với em, ngôi trường này không nguy nga và tráng lệ như một tòa lâu đài mà chỉ đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ thường. Sân trường được lát bằng đan, các bạn có biết, nơi đây chúng mình có thể chạy thỏa thích mà không sợ trượt chân đấy. Hai hàng cây xanh xoè tán rộng, làm bóng râm cho những bạn học sinh đứng chờ bố mẹ. Những chú chim từ phương nào bay đến đậu trên những cành cây hót líu lo chờ nắng sớm ban mai của ông mặt trời. Hàng ghế đá xếp dài gần các lớp học dể chúng em ngồi tâm sự với nhau sau mỗi tiết học căng thẳng , mệt mỏi . Sân trường còn là nơi các bạn học sinh và thầy cô sinh hoạt với nhau trong lễ chào cờ.
Dãy hành lang xây dựng giống hình chữ U. Dọc các dãy hành lang, các lớp học được trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh và dễ thương. Các tủ sách di động được thầy Hiệu trưởng đặt để các em được đọc những quyển truyện rất hay và hấp dẫn. Mỗi phòng học được trang trí đẹp với nhiều sáng tạo và mang phong cách riêng của mỗi lớp. Lớp thì treo những chậu cây lơ lửng trên cửa sổ , lớp thì trang trí những bông hoa và những hình dáng con cá trên bức tường tạo nên một bức tranh sác màu rực rỡ làm cho ngôi trường thân thuộc đến lạ kì.
Em yêu ngôi trường này lắm . Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Những kỉ niệm, những khoảnh khắc đáng nhớ về ngôi trường về bạn bè, thầy cô không bao giờ em quên. Rồi một ngày em sẽ phải đến một ngôi mái trường mới nhưng ngôi trường Nguyễn Văn Hưởng vẫn không phai nhòa trong tâm trí em.
các cặp từ là:
1. nhỏ >< to
2. ít >< nhiều
3. nhanh ><chậm
4. muộn >< Sớm
5. cao >< thấp
6. đẹp >< xấu
7.lạnh >< nóng
8.lạnh >< nóng ( thời tiết)
9. mát mẻ >< ấm áp
10. tốt >< xấu
11. ồn ào >< im lặng
12. thông minh >< ngốc, đần
13. ướt >< khô
14. nặng >< nhẹ
15. : cứng >< mềm
16. :nông >< sâu
17. mới >< lâu , cũ 다
18. hạnh phúc >< bất hạnh
19. buồn >< vui
20. trẻ >< già
21. ài >< ngắn
22. đắt ><rẻ
23. dày >< mỏng
34. hẹp >< rộng
35. nhạt ><đậm
36. dễ >< khó
37. mạnh mẽ >< yếu
38. nghèo >< giàu, phong phú
39. quen >< lạ lẫm
40. bán >< mua
mk chọn LTVC nha bn
30 cặp từ trái nghĩa là:
to-nhỏ; lớn -bé;trên-dưới;trái -phải;thiện -ác;cao -thấp;vinh-nhục;sống-chết;ngày-đêm;sáng -tối;đục -trong;đèn-sáng;rách-lành;dở-hay
hẹp-rộng;đẹp-xấu;hòa bình-chiến tranh;thương yêu-ghét bỏ;đoàn kết-chia rẽ;giữ gìn-phá hoại;ít-nhiều;chìm-nổi;nắng -mưa;trưa-tối;
trẻ-già;khéo-vụng;sớm-khuya;béo-gầy;buồn-vui;lạc quan-bi quan
học thày k tày hc bạn
trong hoạn nạn ms biết ai là bạn là thù
Sắp thi học kì II rồi. Cố gắng: dẹp điểm 2, bye điểm 3, xa điểm 4, trốn điểm 5, căm thù điểm 6, luyến tiếc điểm 7, nhảy qua điểm 8, bám chắc điểm 9, vịn lấy điểm 10.Nếu đọc bài này 10 lần, chắc chắn bạn sẽ không rớt mà đậu, còn không thì rớt luôn!!
CHÚC CÁC BẠN VUI VẺ!!!!!
A HI HI!!!
Tớ công nhận nguyen dang duc kiet có khiếu làm thơ.