Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mùa xuân đến, tết đã về. Trẻ con mong tết chờ tết còn nhiều hơn người lớn. Mọi người nao nức, chăm chỉ dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị tết.Kẻ mua, người bán ồn ào, tấp nập.Năm nào cũng vậy , emcùng gia đình gói thật nhiều bánh chưng, bánh tét cúng ông bà, tổ tiên.Hoa mai mang xuân về với vạn vật. Đối với mọi nhà, không khí tràn ngập niềm vui sum họp sẽ đầy đủ ý nghĩa hơn khi trong nhà có một chậu mai vàng. Đêm 30 là tối giao thừa luôn tạo cho em rất nhiều xúc động bởi nó là khoảnh khắc thiêng liêng nhất trong năm. Khi 12 giờ thì những màn pháo hoa sẽ nổ ra những bông pháo hoa bay vút lên cao rồi tỏa sáng trong bóng đêm, tạo ra những màu sắc lung linh tươi đẹp, trong mắt bọn trẻ con tụi em thì màn pháo hoa luôn là thứ thú vị nhất. Mùng 1, mùng 2, mùng 3 em cùng với ba mẹ đi chúc tết mọi người, một năm mới anh lành, hạnh phúc. Ai cũng vui khi tết đến. Em được nhận những bao lì xì đỏ may mắn. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.
đó bạn k đi :3
bạn ơi !!!!
Bài văn làm thì oke , nhưng bạn chưa gạch chân
Bạn nhớ gạch nhé!! thì mình k
Em là nàng tiên của anh
Vậy sao em lại nỡ đành bỏ đi
Vắng em, anh sống làm chi?
Quên ăn quên ngủ, da thì bọc xương
Có em anh ở thiên đường
Mất em địa ngục anh trườn, anh lăn
Em yêu em có biết chăng
Xa em một phút ngỡ bằng thiên thu
Không em, anh hoá ... ngu ngu
Vào ra 2 phút lại tru một tràng
Trăng buồn trăng mất ánh vàng
Anh sầu anh gãy khúc đàn phân ly
Không em đời có nghĩa gì
Về đây em hỡi, "mân nì" của anh
Bài thơ lục bát mà mình có được:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ỏ ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Mùa hè , mùa của những cơn mưa chợt đến rồi chợt đi , mùa hè cũng là mùa mà tôi yêu nhất .khi những cơn gió hạ đang về thì những bông hoa phượng đang bắt đầu nở đỏ trên những cành phượng của trường tôi . bầu trời mùa hè trong xanh, ánh mặt trời chiếu xuống nhân gian những tia nắng chói chang và gay gắt . những người nông dân thì hối hả đi cắt lúa đem về nhà khiến lúa gạo đầy khắp con đường . đối với bọn trẻ chúng tôi thì cái thú vị nhất vào mùa hè là hàng ngày đi bắt chấu bắt về hay nhặt những bông hoa phượng đỏ cài lên tóc , khi màn đêm buông xuống cũng là lúc chúng tôi lại rủ nhau đi xem những con đom đóm bay thành từng đàn ở những bụi cỏ hay ao hồ ,...đối với tôi thì mùa hè là một ấn tượng sâu sắc mà tôi ko thể nào quên
k cho mình nha !
những danh từ là : mùa hè , những cơn mưa ,cơn gió hạ , bông hoa phượng , cành phượng , trường tôi,bầu trời , ánh mặt trời , nhân gian,người nông dân , nhà , lúa gạo ,con đường , bọn trẻ , chúng tôi , châu chấu , ve , tóc , màn đêm , con đom đóm , những bụi cỏ , ao hồ , tôi
động từ là :đến , đi , yêu, về , đang, bắt đầu , nở , chiếu , cắt , đem, bắt , nhặt , cài , rủ , bay, quên .
tính từ là : đỏ , trong xanh ,chói chang , gay gắt , hối hả , đầy.
nhớ k cho mình nha
Mùa xuân cây hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc, hoa nào cũng đẹp, nhưng đẹp nhất vẫn là cây hoa hồng, đó cũng là cây hoa mà em rất thích.
Cây cao đến đầu gối nhưng cũng được mẹ em trồng được vài tháng rồi. Thân cây có màu xanh, mảnh, có gai, mọi người còn nói: "Hoa hồng đẹp nhưng gai hồng sắc''.
Từ thân cây mọc ra rất nhiều cành nhỏ và từ những cành nhỏ rất nhiều nụ hồng mọc ra. Nụ hồng lúc bé có màu xanh, khi lớn dần lên, cánh hồng bắt đầu lộ ra. Trông nụ hồng lúc bé thật là đẹp, đáng yêu. Cánh hồng mềm, mịn như nhung, được xếp vòng quanh trông như một cô công chúa mặc một chiếc vày nhiều tầng. Hoa hồng có rất nhiều màu sắc như: đỏ, vàng, da cam, trắng, hồng…Bên cạnh màu sắc sặc sỡ của hoa hồng là chiếc lá nhỏ hình bầu dục có răng cưa làm nổi bật lên những bông hồng nhiều màu sắc. Hoa hồng đẹp được ví như nữ hoàng của các loài hoa. Hương hoa hồng không quá nồng, nhưng nó thoang thoảng, dễ chịu, đẳng cấp. Nên hoa hồng thường được người ta tặng nhau và còn là biểu tượng của tình yêu, tình bạn cao đẹp.
Thỉnh thoảng, em lên sân thượng để tưới cho cây hoa hồng những gáo nước mát để cây mau lớn, nở ra những đoá hoa thật đẹp cho em ngắm. Hoa hồng thật là loài hoa đáng yêu.
Bài thơ “Ảnh Bác” của Trần Đăng Khoa
Bài thơ “Bác Hồ - Người cho em tất cả” của Hoàng Long, Hoàng Lân
Bài thơ “Cây vú sữa trong vườn Bác” của Quốc Tấn
Truyện cổ tích là kho tàng văn học dân gian quý báu và giàu có của nhân dân ta. Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đã thể hiện và đúc kết thật hay, thật sâu lắng những bài học quý giá từ những câu chuyện cổ trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình”. Bài thơ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ, tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Đó là bài học đạo đức về tư tưởng “ở hiền gặp hiền” được thể hiện qua các nhân vật cổ tích như Thạch Sanh, Sọ Dừa,… Điều đó khiến chúng ta thêm tin vào lẽ công bằng và sống một cuộc sống hướng thiện hơn. Từ những dòng thơ sâu lắng, đậm đà, truyện cổ còn mang giá trị tinh thần to lớn, giúp tác giả đi qua những chông gai của cuộc đời, tin vào lẽ sống và hoàn thiện mình hơn. Có thể thấy, “Chuyện cổ nước mình" là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm truyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình và có tư tưởng tích cực hơn trong cuộc đời.
Bài thơ "Truyện cổ nước mình" của Lâm Thị Mỹ Dạ được viết bằng thể thơ lục bát, với giai điệu nhẹ nhàng, với màu sắc của dân ca. Thông qua bài thơ, tác giả ca ngợi những câu chuyện cổ xưa của đất nước mình với nhiều ý nghĩa sâu sắc, chứa đựng nhiều bài học quý báu được tổ tiên truyền lại cho con cháu của họ.
"Truyện cổ nước mình" là những câu chuyện cổ xưa, được sáng tạo bởi con người chúng ta qua hàng ngàn năm lịch sử, thể hiện tâm hồn Việt Nam và bản sắc văn hóa Việt Nam.
"Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì".
"Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo" là triết lý, niềm tin của người dân chúng ta vào những câu chuyện cổ xưa. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi cho chúng ta nhớ đến nhiều câu chuyện, hình ảnh và nhân vật cổ xưa. Người con trai cày nhẹ nhàng đã được đưa ra câu thần chú "Khắc nhập! Khắc xuất" đã có một người vợ và con xinh đẹp từ một gia đình giàu có (Câu chuyện về "Cây tre trăm đốt").
Đổi lại, "Ăn khế trả vàng" đã khiến chàng trai chân chất tốt bụng trở nên giàu có và hạnh phúc; ngược lại, anh trai của anh ta tham lam và chết đuối dưới đáy biển
Câu chuyện về "Thạch Sanh". Thạch Sanh được Tiên "hỗ trợ" và trở thành một võ sư có sức mạnh cường tráng, với nhiều phép thuật, giết chết con xà tinh, bắn hạ đại bàng, có một vị thần để rút lui khỏi kẻ thù, lấy công chúa, và sau đó trở thành một vị vua; ngược lại, Lý Thông tham lam, xấu xa và quỷ dữ. Quyết bị sét đánh và biến thành một con bọ hung dơ bẩn… Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:
"Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì".
Những câu chuyện cổ tích của đất nước chúng ta đã trở thành hành lý tinh thần, mang đến cho nhà thơ rất nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách "nắng mưa" trong cuộc sống, để đi đến mọi vùng quê, mọi chân trời xa xôi tươi đẹp:
"Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa.
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi".
Đọc những câu chuyện cũ của đất nước chúng ta giống như "nhận mật", giống như gặp gỡ tổ tiên của chúng ta, khám phá nhiều phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên chúng ta:
"Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng, lại đa tình, đa mang".
Những câu chuyện cổ xưa của đất nước chúng ta chứa đựng nhiều bài học quý báu, đó là những bài học về đạo đức con người: sống phải trung thực, chân thành, phải làm việc chăm chỉ, phải có trí tuệ và không được dua. Tác giả khéo léo gợi lên câu chuyện "Tấm Cám", câu chuyện "Vẽ cày giữa đường",... để nói về những bài học được tổ tiên gửi lại cho "thế giới bên kia" thông qua những câu chuyện cũ:
"Thị thơm thị giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì".
"Truyện cổ nước mình" là một bài thơ đẹp, đơn giản nhưng phong phú. Bài thơ đã giúp thời thơ ấu của chúng ta phong phú hơn những câu chuyện cổ xưa của đất nước và con người chúng ta.
Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta có thể hiểu tại sao người dân của chúng ta, từ trẻ đến già, yêu thích những câu chuyện cũ của đất nước họ.
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
(Cây tre Việt Nam- Nguyễn Duy)
Cây tre xanh từ lâu đã gắn bó với dân tộc ta như một người bạn đồng hành không biết tự bao giờ. Nếu như làng quê Việt Nam không có hình ảnh cây tre lấp ló sau lũy tre làng, có lẽ không còn là làng quê Việt Nam nữa.
Đến với làng cảnh Việt Nam, đến tới cổng làng, ta vẫn bắt gặp hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là những hình ảnh gọi mời kí ức tuổi thơ. Chỉ cần đi vài bước để đến tới xóm làng, đi vào khung cảnh nhịp sống của con người nơi đây thì ta sẽ không thể nào bỏ qua được lũy tre làng. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Than tre tròn, nhỏ nhắn, màu xanh thẫm, được chia ra làm các đốt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Cấu tạo thì có vẻ đơn giản như vậy nhưng cây tre có rất nhiều công dụng, là một phần rất quan trọng trong đời sống của bà con nông dân.
Dân ta xưa kia chưa thể xây nhà gạch, mái ngói, tre trở thành chất liệu lợp mái, lát vách che năng che mưa cho bao gia đình. Tre còn được tận dụng trong nghề thủ công, đan lát, trở thành những chiếc rổ, chiếc rá xinh xắn, tiện dụng theo các cô, các chị ra chợ, ra đồng. Tre làm cán cuốc, cán cày một nắng hai sương với người nông dân để được những mùa gặt bội thu. Tre gắn bó trở thành những thứ đồ hàng cho tụi trẻ chăn trâu, trở thành cái điếu cày làm bạn tuổi già với các cụ già,… Không chỉ thế, các chị, các mẹ còn trở nên duyên dáng hơn nhiều trong chiếc guốc tre thoải mái. Tre đã trở thành người bạn thân thiết với nông dân ta từ xưa đến nay.
Không chỉ trở thành những vật dụng đồng hành cùng người nông dân trong cuộc sống thường ngày, cuộc sống lao động, cây tre còn có vai trò rất quan trọng trong thời kháng chiến. Ở đó, “tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Trong lúc mà dân ta chưa có vũ khí hiện đại, vu khí đều sử dụng phụ thuộc cả vào thiên nhiên. Tre với tính chất dẻo dai mà cứng rắn đã trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Chúng ta ắt hẳn vẫn còn nhớ tới truyền thuyết Thánh Gióng, bẻ tre bên đường, đánh cho quân xâm lược không còn manh giáp. Hay sự kiện Ngô Quyền dùng cọc tre và lợi dụng thủy triều đánh tan quân Nam Hán trên song Bạch Đằng vào năm 938. Đó là minh chứng rất cụ thể cho vai trò to lớn của cây tre trong những trận chiến khốc liệt dành độc lập dân tộc.
Có tầm quan trọng như vậy, từ lâu cây tre đã đi vào tiềm thức của người dân Việt với rất nhiều biểu tượng. Tre luôn mọc thành lũy, thành hàng chứ không bao giờ mọc một mình, đó là tinh thần đoàn kết, đồng lòng. Tre mọc thẳng, mọc cao, không bao giờ mọc nghiêng, cùng sự dẻo dai dễ sống của cây là biểu hiện rõ nhất cho sự kiên cường, bất khuất. Đó đều là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nên mới nói, nhắc đến cây tre là nhắc đến con người Việt Nam.
Tre thật đẹp, thật có ích. Tre là biểu tượng không thể phai đổi, không thể mất đi, tre già măng mọc, sẽ còn mãi đến mai sau. Dù là chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống trở nên hiện đại hơn nhưng cây tre vẫn mãi giữ một vị trí quan trọng trong tâm hồn người Việt.
Đất nước có vô vàn sắc màu tươi trẻ nhưng không thể thiếu đi màu xanh của cây tre. Màu xanh ấy đã trở thành bản sắc, biểu tượng cho dân tộc.
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
(Cây tre Việt Nam- Nguyễn Duy)
Cây tre xanh từ lâu đã gắn bó với dân tộc ta như một người bạn đồng hành không biết tự bao giờ. Nếu như làng quê Việt Nam không có hình ảnh cây tre lấp ló sau lũy tre làng, có lẽ không còn là làng quê Việt Nam nữa.
Đến với làng cảnh Việt Nam, đến tới cổng làng, ta vẫn bắt gặp hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là những hình ảnh gọi mời kí ức tuổi thơ. Chỉ cần đi vài bước để đến tới xóm làng, đi vào khung cảnh nhịp sống của con người nơi đây thì ta sẽ không thể nào bỏ qua được lũy tre làng. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Than tre tròn, nhỏ nhắn, màu xanh thẫm, được chia ra làm các đốt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Cấu tạo thì có vẻ đơn giản như vậy nhưng cây tre có rất nhiều công dụng, là một phần rất quan trọng trong đời sống của bà con nông dân.
Dân ta xưa kia chưa thể xây nhà gạch, mái ngói, tre trở thành chất liệu lợp mái, lát vách che năng che mưa cho bao gia đình. Tre còn được tận dụng trong nghề thủ công, đan lát, trở thành những chiếc rổ, chiếc rá xinh xắn, tiện dụng theo các cô, các chị ra chợ, ra đồng. Tre làm cán cuốc, cán cày một nắng hai sương với người nông dân để được những mùa gặt bội thu. Tre gắn bó trở thành những thứ đồ hàng cho tụi trẻ chăn trâu, trở thành cái điếu cày làm bạn tuổi già với các cụ già,… Không chỉ thế, các chị, các mẹ còn trở nên duyên dáng hơn nhiều trong chiếc guốc tre thoải mái. Tre đã trở thành người bạn thân thiết với nông dân ta từ xưa đến nay.
Không chỉ trở thành những vật dụng đồng hành cùng người nông dân trong cuộc sống thường ngày, cuộc sống lao động, cây tre còn có vai trò rất quan trọng trong thời kháng chiến. Ở đó, “tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Trong lúc mà dân ta chưa có vũ khí hiện đại, vu khí đều sử dụng phụ thuộc cả vào thiên nhiên. Tre với tính chất dẻo dai mà cứng rắn đã trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Chúng ta ắt hẳn vẫn còn nhớ tới truyền thuyết Thánh Gióng, bẻ tre bên đường, đánh cho quân xâm lược không còn manh giáp. Hay sự kiện Ngô Quyền dùng cọc tre và lợi dụng thủy triều đánh tan quân Nam Hán trên song Bạch Đằng vào năm 938. Đó là minh chứng rất cụ thể cho vai trò to lớn của cây tre trong những trận chiến khốc liệt dành độc lập dân tộc.
Có tầm quan trọng như vậy, từ lâu cây tre đã đi vào tiềm thức của người dân Việt với rất nhiều biểu tượng. Tre luôn mọc thành lũy, thành hàng chứ không bao giờ mọc một mình, đó là tinh thần đoàn kết, đồng lòng. Tre mọc thẳng, mọc cao, không bao giờ mọc nghiêng, cùng sự dẻo dai dễ sống của cây là biểu hiện rõ nhất cho sự kiên cường, bất khuất. Đó đều là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nên mới nói, nhắc đến cây tre là nhắc đến con người Việt Nam.
Tre thật đẹp, thật có ích. Tre là biểu tượng không thể phai đổi, không thể mất đi, tre già măng mọc, sẽ còn mãi đến mai sau. Dù là chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống trở nên hiện đại hơn nhưng cây tre vẫn mãi giữ một vị trí quan trọng trong tâm hồn người Việt.
Đất nước có vô vàn sắc màu tươi trẻ nhưng không thể thiếu đi màu xanh của cây tre. Màu xanh ấy đã trở thành bản sắc, biểu tượng cho dân tộc.
k mk nha
Mùa hè năm em lên tám, trời mưa to như trút nước, ở phía ngoài vườn nhà có một vị khách đi lạc chịu cảnh mưa mà ướt sũng người. Vị khách bất ngờ đó là một chú mèo màu trắng mướt, trông rất dễ thương, xin phép bố mẹ em được đưa chú mèo này vào nhà. Cho đến ngày hôm sau chú mèo vẫn chưa đi nên em quyết định sẽ nuôi chú mèo này, tất nhiên là bố mẹ cũng đã cho phép.
Từ ngày nhận nuôi chú mèo, em đặt cho chú cái tên gọi thân mật là Meo. Những ngày ban đầu Meo còn khá ngại ngùng và sợ sệt với những thành viên khác trong gia đình em, chú thường nằm im một chỗ và quan sát mọi vật chuyển động xung quanh. Nhưng cho đến bây giờ thì chú chẳng còn sợ hay ngại gì nữa.
Meo có chiếc đầu tròn như quả bóng ten-nít. Đôi mắt lúc nào cũng sáng long lanh như hòn bi ve và sáng lấp lánh lên như đèn pha vậy. Chiếc mũi hồng hồng, ướt ướt trông như lúc nào cũng đang bị sổ mũi. Tai của Meo thính lắm, tiếng động nhỏ cũng đủ làm chú phát hiện ra, chiếc mũi cũng rất thính, chứng minh là chuột trong nhà tôi gần như đã bị Meo tiêu diệt gần như là sạch hết.
Những ngày mùa đông Meo được mẹ em mua cho chiếc khăn quàng màu đen rất ấm áp, có khi thì là bộ quần áo để giữ ấm cho cơ thể. Bốn cái chân tuy không được cao nhưng cũng thoăn thoắt chạy đi chạy lại để rình bắt chuột. Dưới bàn chân có một lớp thịt cùng lông dày mịn, mới đầu em không hiểu tác dụng của lớp thịt và lông ở dưới chân Meo là gì. Mãi đến sau này mới phát hiện ra nó có tác dụng giúp cho Meo di chuyển nhẹ nhàng, thanh thoát hơn. Ẩn sâu trong cái bộ đệm nhẹ nhàng đấy chính là bộ móng vuốt sắc nhọn, sẵn sàng tiêu diệt con mồi. Meo còn vũ khí lợi hại khác nữa đó chính là đôi mắt, đôi mắt của Meo trong đêm sáng lạ thường, có thể nhìn thấy rõ mọi vật khi trời đã về đêm.
Meo hàng ngày ăn rất nhiều, có lẽ để nạp năng lượng để cho ban đêm đi săn lũ chuột phá hoại của cải trong nhà. Khi ăn xong chú ta thường sẽ nằm ra ngoài trời nắng phơi mình, trông vẻ mặt rất là thư giãn và hạnh phúc.
Tuy chẳng phải món quà được tặng nhưng em rất thương và yêu quý Meo. Meo vừa là dũng sĩ diệt chuột cho nhà em, vừa là người bạn tốt, em chỉ mong Meo luôn khỏe, vui vẻ để bên em lâu hơn nữa.
Học ngoan chợt thấy mình hư
Học khôn nhận thức hình như mình khờ
Học nhiều chỉ nhớ sơ sơ
Học nhún nhường biết so đo với đời
Học thua thiệt đủ kiếm lời
Học bảo thủ kịp theo thời kẻo quê
Học khen, khéo vẽ thành chê
Học cách chân thật mai về gian manh
Học độc ác tránh làm lành
Học tiểu nhân, hiểu cao thanh thế nào
Học cay đắng, quý ngọt ngào
Học nghèo thừa nhận sang giàu vẫn hơn
Học thất bại, muốn thành công
Học chung thủy, đổi thay lòng cho nhanh
Học bảo vệ, phá tanh bành
Học cống hiến chán, tranh giành mới vui!
học tốt .nhớ mình không sao chép nha!
Tôi đây đâu dám mong nhiều
Ước mong cho đủ để dùng mà thôi
Ước ta có chí học hành
Ước ta có sức cho nên người.