K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 1 2022

 Truyện cổ tích là kho tàng văn học dân gian quý báu và giàu có của nhân dân ta. Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đã thể hiện và đúc kết thật hay, thật sâu lắng những bài học quý giá từ những câu chuyện cổ trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình”. Bài thơ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ, tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Đó là bài học đạo đức về tư tưởng “ở hiền gặp hiền” được thể hiện qua các nhân vật cổ tích như Thạch Sanh, Sọ Dừa,… Điều đó khiến chúng ta thêm tin vào lẽ công bằng và sống một cuộc sống hướng thiện hơn. Từ những dòng thơ sâu lắng, đậm đà, truyện cổ còn mang giá trị tinh thần to lớn, giúp tác giả đi qua những chông gai của cuộc đời, tin vào lẽ sống và hoàn thiện mình hơn. Có thể thấy, “Chuyện cổ nước mình" là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm truyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình và có tư tưởng tích cực hơn trong cuộc đời.

 Bài thơ "Truyện cổ nước mình" của Lâm Thị Mỹ Dạ được viết bằng thể thơ lục bát, với giai điệu nhẹ nhàng, với màu sắc của dân ca. Thông qua bài thơ, tác giả ca ngợi những câu chuyện cổ xưa của đất nước mình với nhiều ý nghĩa sâu sắc, chứa đựng nhiều bài học quý báu được tổ tiên truyền lại cho con cháu của họ.

    "Truyện cổ nước mình" là những câu chuyện cổ xưa, được sáng tạo bởi con người chúng ta qua hàng ngàn năm lịch sử, thể hiện tâm hồn Việt Nam và bản sắc văn hóa Việt Nam.
 

   "Tôi yêu truyện cổ nước tôi

                Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

                    Thương người rồi mới thương ta

                Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

                    Ở hiền thì lại gặp hiền

                Người ngay thì được phật tiên độ trì".

    "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo" là triết lý, niềm tin của người dân chúng ta vào những câu chuyện cổ xưa. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi cho chúng ta nhớ đến nhiều câu chuyện, hình ảnh và nhân vật cổ xưa. Người con trai cày nhẹ nhàng đã được đưa ra câu thần chú "Khắc nhập! Khắc xuất" đã có một người vợ và con xinh đẹp từ một gia đình giàu có (Câu chuyện về "Cây tre trăm đốt"). 

    Đổi lại, "Ăn khế trả vàng" đã khiến chàng trai chân chất tốt bụng trở nên giàu có và hạnh phúc; ngược lại, anh trai của anh ta tham lam và chết đuối dưới đáy biển 

    Câu chuyện về "Thạch Sanh". Thạch Sanh được Tiên "hỗ trợ" và trở thành một võ sư có sức mạnh cường tráng, với nhiều phép thuật, giết chết con xà tinh, bắn hạ đại bàng, có một vị thần để rút lui khỏi kẻ thù, lấy công chúa, và sau đó trở thành một vị vua; ngược lại, Lý Thông tham lam, xấu xa và quỷ dữ. Quyết bị sét đánh và biến thành một con bọ hung dơ bẩn… Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:

                    "Ở hiền thì lại gặp hiền

                Người ngay thì được phật tiên độ trì".

    Những câu chuyện cổ tích của đất nước chúng ta đã trở thành hành lý tinh thần, mang đến cho nhà thơ rất nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách "nắng mưa" trong cuộc sống, để đi đến mọi vùng quê, mọi chân trời xa xôi tươi đẹp:

                    "Mang theo truyện cổ tôi đi

                Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa.

                    Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

                Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi".

    Đọc những câu chuyện cũ của đất nước chúng ta giống như "nhận mật", giống như gặp gỡ tổ tiên của chúng ta, khám phá nhiều phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên chúng ta:

                    "Chỉ còn truyện cổ thiết tha

                Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

                    Rất công bằng, rất thông minh

                Vừa độ lượng, lại đa tình, đa mang".

    Những câu chuyện cổ xưa của đất nước chúng ta chứa đựng nhiều bài học quý báu, đó là những bài học về đạo đức con người: sống phải trung thực, chân thành, phải làm việc chăm chỉ, phải có trí tuệ và không được dua. Tác giả khéo léo gợi lên câu chuyện "Tấm Cám", câu chuyện "Vẽ cày giữa đường",... để nói về những bài học được tổ tiên gửi lại cho "thế giới bên kia" thông qua những câu chuyện cũ:

                    "Thị thơm thị giấu người thơm

                Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

                    Đẽo cày theo ý người ta

                Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì".

    "Truyện cổ nước mình" là một bài thơ đẹp, đơn giản nhưng phong phú. Bài thơ đã giúp thời thơ ấu của chúng ta phong phú hơn những câu chuyện cổ xưa của đất nước và con người chúng ta.

    Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta có thể hiểu tại sao người dân của chúng ta, từ trẻ đến già, yêu thích những câu chuyện cũ của đất nước họ.

Đề 1:           Thiên nhiên đã ban tặng cho con người vô vàn những trái ngon, quả ngọt. Và trên đất nước ta cũng có rất nhiều loại trái cây ngon như bưởi, cam, quýt, nho, chuối,… Em hãy tả lại một cây ăn quả mà em biết. (Viết mở bài gián tiếp)Đề 2: Cây xanh là một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người. Đó là lá phổi xanh, là nguồn cung cấp hoa thơm quả ngọt,… Nhiều loài cây...
Đọc tiếp

Đề 1:           Thiên nhiên đã ban tặng cho con người vô vàn những trái ngon, quả ngọt. Và trên đất nước ta cũng có rất nhiều loại trái cây ngon như bưởi, cam, quýt, nho, chuối,… Em hãy tả lại một cây ăn quả mà em biết. (Viết mở bài gián tiếp)

Đề 2: Cây xanh là một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người. Đó là lá phổi xanh, là nguồn cung cấp hoa thơm quả ngọt,… Nhiều loài cây đã đi vào văn thơ mà em đã được học trong chương trình hoặc được đọc trong sách báo. Tên gọi của nó gợi cho em biết bao liên tưởng: một câu chuyện cổ tích khó quên, một bài văn đầy ấn tượng, một bài thơ xúc động lòng người,…Em hãy tả một trong những cây đó, có sự liên tưởng với những tác phẩm viết về nó mà em biết. (Viết kết bài mở rộng)

Lưu ý : viết cả bài văn 

Các bồ giúp mình 1 trong 2 đề sau với 

Ai làm nhanh mình tick cho

Cảm ơn các bồ nhiều lắm

12
24 tháng 4 2020

Bài tham khảo nè

Cây vú sữa ba trồng đầu hồi nhà thuở em còn là đứa trẻ lên ba, nay đã qua hai mùa trái ngọt. Mùa nào cũng sai bông trĩu quả. Và bây giờ, nó đang bước sang mùa thứ ba ở độ sung sức của tuổi trưởng thành.

Gốc cây to như bắp vế người lớn với những chiếc rễ ăn sâu xuống đất, tạo cho cây vú sữa một dáng đứng vững chãi. Từ mặt đất lên chừng một mét, thân cây chia thành hai nhánh lớn, vươn thẳng lên cao ước chừng gần bằng nóc nhà em. Vòm lá sum suê tỏa bóng mát xuống cả một góc sân rộng, tạo thành một chỗ vui chơi lí tưởng cho hai chị em và lũ bạn học cùng xóm. Những trò chơi đánh đáo, cướp cờ, bịt mắt bắt dê…thường tổ chức dưới gốc cây vú sữa này. Những lúc mệt mỏi, sau những trò chơi thú vị, bổ ích, chúng em lại quây quần bên chiếc bàn nhỏ đặt dưới gốc cây, bày sẵn hai đĩa vú sữa mà trước lúc đi làm, ba đã hái cho.

Nhà em trồng khá nhiều cây ăn trái: cam, bưởi, quýt, sa-bô-chê, táo…mỗi loại được trồng trên một bờ dài thẳng tắp. Tổng cộng có đến một mẫu vườn nhưng chỉ có một cây vú sữa “lò rèn” đặc biệt, không những sai quả mà hương vị của nó còn vượt hơn hẳn giống vú sữa thường thấy ở các vườn cây khác trong vùng. Quả nhiều bao nhiêu cũng không bán. Mùa nào cũng vậy, khi vú sữa chín, ba thường chọn một chục quả ngon nhất, đặt lên bàn thờ tổ tiên, cúng vái đất đai nhà cửa tưởng nhớ đến người mẹ “kì diệu” trong truyện cổ tích đã hóa thân thành cây vú sữa tuyệt vời này. Còn lại, ba dùng để biếu các bác, các chú thân quen trong hai cơ quan của ba mẹ, và dành cho hai chị em bồi dưỡng hàng ngày.

Mùa thứ ba này, nhìn cây vú sữa, em cảm thấy như cây thấp xuống và xòe rộng ra hơn mọi năm. Các cành lớn, cành nhỏ lủng lẳng những trái là trái, ước tính đến vài trăm. Trái nào trái ấy căng tròn như những trái cam đường bóng láng. Có những cành chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái chút xíu mà có đến bảy, tám trái chín mọng, đeo lúc lỉu từ trong ra ngoài, làm cho cành cây cong vồng hơn cả gọng vó. Nhiều lúc gặp phải những ngọn gió chướng thổi qua, tưởng như chúng sẽ bị gẫy gập cả xuống. Nhưng vú sữa vốn dẻo và dai, bền vững như tình mẹ trong truyện cổ tích.

Đúng là một giống cây ăn trái không những quý hiếm mà còn mang một biểu tượng tuyệt vời về người mẹ. Mỗi lần cầm trái vú sữa trên tay, dẫu chưa ăn mà em đã cảm nhận được cái hương vị ngọt ngào chảy ra từ những “bầu sữa kì diệu” ấy của người mẹ. Ôi! Tình yêu của mẹ thật như “biển hồ lai láng” mà suốt cuộc đời chúng em không bao giờ đền đáp được.
 

12 tháng 5 2020

Trong vườn nhà em có trồng rất nhiều cây ăn quả như cây bưởi, cây hồng xiêm xanh lá, cây nhãn chín ngọt lịm hay cây ổi có vị chua chát,... nhưng trong đó em thích nhất là cây mận hồng đào, cây mận này được bà nội em trồng từ khi em còn học lớp một.

Cây cao khoảng sáu đến bảy mét, tán lá um tùm che rợp cả một khoảng đất rộng. Rễ cây ăn sâu vào lòng đất hút chất bổ để nuôi cây. Gốc cây màu nâu đen, to tròn bằng bắp vế của ba em. Sờ vào vỏ cây em thấy có chỗ sần sùi có chỗ nứt nẻ. Thân cây mận mọc lên khỏi vai em thì chia thành hai cành to. Từ hai cành to chĩa ra nhiều nhánh nhỏ, phủ đầy lá xanh.

Lá mận hình bầu dục. Lá non màu nâu, óng ánh như lụa, xen kẽ trong những tán lá xanh đậm trông thật xum xuê. Thấp thoáng trong vòm lá là những chùm hoa mận. Hoa mận trắng xóa, lấm tấm nhụy dài trông rất đẹp. Em thích thú ngắm nhìn những chùm quả mận, nào là chùm đôi, chùm ba, chùm tư… đua nhau mọc. Quả mận có hình dạng như chiếc chuông, lúc non quả màu xanh, khi chín quả chuyển sang màu đỏ hồng mơn mởn thật hấp dẫn làm sao!

Có lẽ vì thế nên mận mới có tên là hồng đào. Mận nhà em hột nhỏ, dày cơm, ăn vào vừa ngọt thanh vừa giòn rụm. Cả nhà em ai cũng quý cây mận vì mận chẳng những cho quả ăn thật ngon lại còn tỏa bóng mát cho khu vườn. Thỉnh thoảng, em lại ra gốc mận nhặt lá vàng và thưởng thức vị ngọt khó quên của quả mận hồng đào.

14 tháng 4 2021

Đã có nhiều tác phẩm viết về những ước mơ của thế giới trẻ thơ. Trong số đó, bài thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” của Định Hải là một bài thơ hay, có nhiều ý tưởng đẹp, có cách nói ngộ nghĩnh, gợi cảm.

Bài thơ được viết theo thể thơ 6 chữ (lục ngôn) có cấu trúc độc đáo, chia thành 5 khổ thơ: 4 khổ thơ đầu, mỗi khổ thơ có 4 câu; khổ thơ cuối (thứ 5) có 2 câu thơ. Ngoài đầu đề ra, câu thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” được điệp lại 6 lần, tạo nên giọng thơ thiết tha, nồng nàn, thấm thía đầy ý vị.

Khổ thơ thứ nhất nói lên ước mơ có phép lạ để trồng được thứ cây ăn quả lớn nhanh có nhiều trái ngọt lành tha hồ ăn thỏa thích. Các chữ: “nhanh”, “chớp mắt”, “đầy”, “tha hồ”, “chén”, “ngọt lành” dùng rất khéo, rất đắt:

“Nếu chúng mình có phép lạ
Bắt hạt giống nảy mầm nhanh
Chớp mắt thành cây đầy quả
Tha hồ hái chén ngọt lành”.

Phải chăng đó là điều ước muốn trở thành một kĩ sư nông nghiệp tài ba lá tạo được nhiều giống cây ăn quả rất quý, rất ngọt lành, cho những vườn cây xanh tốt “đầy quả”?

Ước mơ thứ hai của “chúng mình” là có phép lạ để lớn nhanh, như một giấc mơ “ngủ dậy thành người lớn ngay”. Không phải là loại người bụng to – loại gi­á áo túi cơm – mà là những con người dũng cảm tài ba thám hiểm đáy biển, làm chủ bầu trời:

“Nếu chúng mình có phép lạ
Ngủ dậy thành người lớn ngay
Đứa thì lặn xuống đáy biển
Đứa thì ngồi lái máy bay.”

Khổ thơ thứ ba, tác giả dùng biểu tượng để diễn tả ước mơ đẹp của tuổi thơ. Ông Mặt Trời mới là vũ trũ thăm thẳm bao la, là những hành tinh xa lạ. Mùa đông là biểu tượng cho sự lạnh lẽo, đói rét. Các chữ “hái”, “đúc thành”, “mãi mãi không còn” – đã thể hiện rất đẹp khát vọng tuổi thơ muốn chinh phục các vì sao, muốn sáng tạo nên một thế giới đầy ánh sáng, văn minh, ấm no, không còn cảnh bất công, đói rét:

“Nếu chúng mình có phép lạ
Hái triệu vì sao xuống cùng
Đúc thành ông Mặt Trời mới
Mãi mãi không còn mùa đông.”

Ước mơ thứ tư muốn có phép lạ để xây dựng một thế giới hòa bình, không còn cảnh bom đạn, để trẻ em được sống yên vui hạnh phúc! Còn gì đẹp hơn một thế giới mà trẻ em được ăn kẹo, được chơi bi?

“Nếu chúng mình có phép lạ
Hóa trái bom thành trái ngon
Trong ruột không còn thuốc nổ
Chỉ toàn kẹo với bi tròn.”

Đây là những vần thơ rất hóm hỉnh, ngộ nghĩnh.

Câu thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” được điệp lại 2 lần ở cuối bài thơ, tựa như hai cánh cửa tâm hồn được mở ra, để mọi ước mơ đẹp cất cánh bay cao và bay xa vào tương lai tươi sáng:

“Nếu chúng mình có phép lạ!
Nếu chúng mình có phép lạ!

Mọi ước mơ của tuổi thơ đều kì diệu. Ước mơ sáng tạo, ước mơ được sống trong một thế giới đầy hoa thơm trái ngọt, ấm no, hạnh phúc, hòa bình… sao không kì diệu. Định Hải đã thể hiện những ước mơ đó của tuổi thơ một cách giản dị, dễ hiểu. “Nếu chúng mình có phép lạ” là một bài thơ cho ta nhiều thú vị đấy chứ 

minh nha

14 tháng 4 2021

ban oi h cho minh

17 tháng 5 2020

2,       Nét trong sáng cao đẹp trong tâm hồn người Việt từ lâu đã thấm nhuần trong các câu ca dao tục ngữ như câu:

                           " trong đầm gì đẹp bằng sen

                    Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng 

                              Nhụy vàng bông trắng lá xanh

                    Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn " 

Bằng ngôn từ giản dị, bài ca đã làm nổi bật hình ảnh bông sen thơm ngát đang nở trên đầm bùn nước đọng.  Hoa sen có vẻ đẹp tinh khiết như chính bản thân nó vậy. Hoa sen có nhiều cánh chụm lại với nhau xếp xen kẽ. Nhị sen màu vàng. Thân sen thẳng tắp trên mình lốm đốm nhưng chiếc gai nhỏ như một bộ áo giáp bảo vệ . Lá sen rất to và không thấm nước. còn nhớ những buổi chiều mưa tôi cùng lũ bạn xé lá sen ra làm áo mưa mới thấy vui làm sao! Hương sen không ngào ngạt nhưng lại   khiến người ta nhớ rất lâu về nó. Mỗi bông sen chân chất như người lao động mang nét bình dị thôn quê. Đầm lầy càng u tối càng tôn lên vẻ đẹp của sen. Cuộc sống càng khó khăn càng khiến những người dân chát phác trở nên mạnh mẽ hơn. Là học sinh chúng ta hãy cố gắng cùng nhau học tập để trở thành một công dân có ích , một bông sen đẹp trong đầm nước lầy ~!

24 tháng 7 2020

Em thấy nhiệm vụ cuả người hs lớp 5-những người anh người chị lớn nhất mái trường tiểu học thật lớn lao . Các anh chị lớp 5 luôn phải gương mẫu để các em lớp dưới noi theo, học hỏi các tiền bối.  CÁC anh chị lớp 5 phải ăn mặc gọn gàng sạch sẽ , không chơi những trò chơi nghịch bẩn. Họ phải chăm chỉ , thi đua học tập mang tới vinh ang cho các thầy cô - những ngưỡi đã bỏ ra nhiều công sức dạy dỗ họ. Người học sinh lớp 5 như những chs ông đầu đàn , nh nhưng tấm gương tốt đẹp . Khi lên lớp 5 , em hứa sẽ thực hiện tốt nhiệm vj của người học sinh lớp 5 để mik cngx là  tấm gương sáng cho cho các em lớp dưới.

mik viết theo văn cảnh cả hs lớp 4 nhé . Vì ko có văn mẫu nên hơi lủng củng và ko sâ ý chính cho mik sory. nế hay thik cho mik  và kb với mik nhé

11 tháng 7 2021

Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được vẻ đẹp thật quyến rũ của dòng sông La. Nhà thơ đã nhân hoá sông La, gọi tên sông một cách trìu mến như gọi một con người. "Sông La ơi, sông La/ Trong veo như ánh mắt". Cách so sánh dòng sông La "trong veo như ánh mắt" làm cho em thấy sắc màu trong xanh của dòng sông cũng đậm đà tình cảm yêu thương. Những hàng tre rủ bóng xuống mặt sông cũng được nhân hoá thành "Bờ tre xanh im mát/Mươn mướt đôi hàng mi". Vẻ đẹp của dòng sông, của bờ tre chẳng khác nào vẻ đẹp của một người con gái. Đọc đoạn thơ em càng yêu mến và tự hào về thiên nhiên đất nước tươi đẹp.

Tham khảo

 Em đang ngồi trên một chiếc bè mảng trôi giữa dòng sông La lịch sử Xung quanh em, tấp nập thuyền bè xuôi ngược. Những chiếc bè lớn được ghép từ nhiều phiến gỗ, trên đó chở biết bao loại gỗ quý: táu mật, muồng đen, trai đất, lát chun, lát hoa,... Bao nhiêu loài gỗ bấy lâu em chỉ đọc trong sách bây giờ được nhìn tận mắt, thật thú vị. Các khúc gỗ đều được pha từ các thân cây cổ thụ nên khá lớn, thịt gỗ rất rắn, mỗi loài lại mang một màu đặc trưng: màu vàng ươm, màu trắng sữa, riêng gỗ lim thì đen bóng khiến ta ngỡ là đồng đen. Các thuyền lớn thì chở nhiều loại lâm sản khác của rừng: những buồng cau lớn, những loại thảo dược như thảo quả, đinh hương,... Điều thú vị nhất là giữa dòng chảy hơi dốc của sông La còn xuất hiện nhiều thân gỗ được thả trôi. Bác lái bè giải thích rằng đó lả những thân gỗ được hạ từ mé thượng nguồn của dòng sông rồi được thả trôi về phía hạ nguồn. Mỗi thân gỗ lại có kí hiệu riêng của chủ nên không lo bị lạc. Quả thực, quan sát kĩ em thấy trên mỗi thân gỗ đều được khắc những tên riêng. Chiếc bè cứ êm đềm trôi đi, biết bao bè gỗ, thuyền câu đã trôi qua trước mắt em. Gương mặt những người lái bè, lái thuyền ai cũng hăm hở, tươi tắn; Họ đều tay đẩy mái chèo khua nước, thỉnh thoảng lại dừng tay lái khẽ lau những giọt mồ hôi lấm tấm trên mặt. Giữa dòng sông La này, muốn nói chuyện phải hét lên thật to để thắng được khoảng cách và tiếng rì rào của nước. Bởi thế, thỉnh thoảng lại bất chợt vang lên tiếng hú chào nhau của các bác lái. Tiếng cười giòn giã sau đó theo mặt nước mà lan ra khắp không gian. Càng đi, càng thấy trong không khí có một mùi hương gì ngọt mát, đó phải chăng là hương cây, hương nước sông La? Ngồi bè trôi trên sông La còn có một cảm giác thú vị nữa là được ngắm dòng nước trong veo cùng những hàng cây rợp bóng hai bên bờ. Nước sông La chẳng những mát lành mà còn vô cùng trong trẻo. Ngồi trên bè, khẽ nghiêng mình xuống, em có thể thấy gương mặt mình in rất rõ trên mặt nước. Trên bờ sông, hai rặng tre mươn mướt bốn mùa, có lẽ đã mấy chục năm nay tre nghiêng nghiêng soi bóng xuống dòng sông. Thỉnh thoảng, dưới khóm tre lại có chú trâu nằm nhởn nhơ nhai lại có. Các chú bình thản nhìn thuyền bè qua lại trên sông như một cảnh tượng quen thuộc. Sông La như ánh mắt trẻ thơ trong vắt mà những hàng tre là những hàng mi cong vút đáng yêu... Bè cứ trôi, nước sông La cứ êm đềm tuôn chảy. Và dẫu đã tỉnh cơn mơ em vẫn mong một ngày được đến với sông La để ngắm những cảnh tượng đầy hấp dẫn nơi này

13 tháng 3 2018

Lời giới thiệu: Thưa hai bác, cháu xin giới thiệu từng người để hai bác biết rõ tên. Bạn này là Nam, lớp trưởng của chúng cháu. Bạn này là Tú, tổ trưởng của chúng cháu. Bạn này là Hoa, tổ phó của chúng cháu. Hôm nay chúng cháu thay mặt các bạn trong lớp đến thăm Hà và mong cho Hà sớm khỏi bệnh để lại đến trường học tập cùng chúng cháu.

 

13 tháng 3 2018

Lời giới thiệu: Thưa hai bác, cháu xin giới thiệu từng người để hai bác biết rõ tên. Bạn này là Nam, lớp trưởng của chúng cháu. Bạn này là Tú, tổ trưởng của chúng cháu. Bạn này là Hoa, tổ phó của chúng cháu. Hôm nay chúng cháu thay mặt các bạn trong lớp đến thăm Hà và mong cho Hà sớm khỏi bệnh để lại đến trường học tập cùng chúng cháu.

Câu ai là j : Bạn này là Nam, lớp trưởng của chúng cháu. Bạn này là Tú, tổ trưởng của chúng cháu. Bạn này là Hoa, tổ phó của chúng cháu

4 tháng 10 2018

Tấm không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Từ nhỏ cô đã phải chịu nhiều thiệt thòi vì mẹ mất sớm, dì ghẻ thì chỉ yêu thương Cám và đối xử bất công với cô. Tấm phải làm việc vất vả từ sáng đến tối do dì ghẻ đầy đọa cùng đứa em ích kỉ đùn đẩy, tuy vậy, cô chẳng bao giờ thở than lấy một lời, cố nén tất cả nhẫn nhịn, uất ức vào trong lòng. Tấm vừa là người con hiếu thảo, vừa là cô gái chăm chỉ,

k mk

4 tháng 10 2018

Cô Tấm trong tâm trí tôi là một người con gái đoan trang, hiền lành, nết na. Cô có dáng người mảnh khảnh như cây mai, khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu như trăng rằm. Làn da của cô thì trắng như trứng gà bóc. Đôi mắt cô đen láy, cái nhìn ánh lên sự dịu dàng, hiền từ, giọng nói nhẹ nhàng, thanh thoát như tiếng chim hót buổi sớm mai. Trên người cô chỉ là bộ quần áo nâu giản dị nhưng không hề làm mất đi vẻ xinh đẹp vốn có.

Hk tốt